Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Kiến An đã viết:Vào kỷ Gjura, toàn bộ loài khủng long đã bị tuyệt diệt. Nhân quả của sự kiện này là thế nào? Những loài khủng long ăn thịt thì còn bảo là do quả báo sát sinh quá nhiều, thế còn các loài khủng long chỉ ăn thực vật thì sao?

Có lẽ là do để nuôi sống tấm thân khổng lồ của mình, những loài khủng long ăn thực vật đã phá rừng quá nhiều, dẫn đến quả báo phải bị tuyệt chủng chăng? :-?
:D Bộ làm kiếp khủng long sướng lắm hay sao mà tiếc?

Sao không nghĩ, những loài khủng long ăn thịt nên bị đọa lạc địa ngục, ngạ quỷ, hoặc súc sanh. Còn loài khủng long ăn thực vật thì không tạo nhiều ác nghiệp nên làm kiếp khủng long đã trả nghiệp đủ nên được đầu thai làm người, làm trời...v..v...! Vậy tại sao không còn khủng long nữa? Vì về sau không ai giết khủng long, ăn thịt khủng long, nên không có nhiều người đầu thai làm khủng long. Vì 3 nguyên do trên nên khủng long tuyệt chủng. :D Đó chỉ là suy luận sơ sơ cho có cái là mà giải thích cho vừa tâm thức nghi ngờ thôi. Chứ thực ra, cái gì cũng có nhân duyên hết. Hành tinh này khủng long không còn, không có nghĩa cõi giới khác nó đã hết.

Lại nghĩ đến chuyện có những loài càng giết càng nhiều, càng ăn càn đầy khắp địa cầu? :-?

P/s: Bạn Bất Đắc ơi, QN đã nói đủ ý cái vụ sát sanh đó rồi bạn, nên không muốn tranh cãi thêm nữa. Đủ ý rồi, không muốn nói thêm. B-)


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

1) Đã mắc nghiệp sống trong Tam giới thì hễ ăn, dù là ăn mặn hay ăn chay, chúng sinh đều đã nợ thân mạng nhau để có thể tồn tại. Tàn sát quá nhiều, dù là tàn sát động vật hay tàn sát thực vật đều gây ra ác nghiệp.

2) Trâu bò là loài ăn chay trường. Đức Phật thì chủ trương tu sĩ phải thiểu dục dù được ăn Tam tịnh nhục. Đề-Bà-Đạt-Đa đã từng đề nghị tu sĩ phải ăn chay trường nhưng Đức Phật không chấp nhận. Ngày nay, các tín đồ của đạo Hin-đu và giáo phái của Thanh Hải đều ăn chay.

Như vậy, ăn chay không phải là phước nghiệp, càng không phải là pháp tu giúp chúng sinh giác ngộ giải thoát. >:P


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các Phật Tử về vấn đề này. Cho nên chúng tôi chỉ xin trình bày những luận chứng của những người tin rằng "Ăn Chay" là cần thiết cho các Phật tử và của những người không tin điều đó. Ăn chay không phải là một phần truyền thống Phật Giáo nguyên thủy, và chính Ðức Phật cũng không phải là người ăn chay. Ðức Phật sử dụng thực phẩm hàng ngày do Ngài đi khất thực hay do những người ủng hộ mời Ngài đến nhà dùng bữa, và trong cả hai trường hợp, Ngài đã ăn những gì được dâng cúng cho Ngài. Trước khi giác ngộ, Ðức Phật đã thử dùng nhiều loại thức ăn khác nhau, kể cả loại thức ăn không có thịt. Nhưng cuối cùng Ngài đã bỏ không dùng các loại thức ăn đó vì Ngài tin rằng chúng chẳng giúp gì cho việc phát triển tâm linh.

Kinh Tập, thuộc Tiểu Bộ, đã nhấn mạnh điểm này, cho rằng chính sự phóng đãng đã khiến cho người ta trở nên ô uế (cả về đạo đức lẫn tinh thần), chứ không phải là việc ăn thịt. Ðức Phật thường mô tả là người sử dụng thịt. Ngài đã giới thiệu nước sốt thịt như là một phương thuốc chữa được một số bệnh tật và khuyên các vị tăng ni dùng thịt vì những lý do thực tiển, tránh một số loại thịt, hiểu ngầm là những loại thịt khác được chấp nhận cho sử dụng.

Tuy nhiên về sau này, một số Phật tử dần dà cảm thấy khó chịu về việc ăn thịt. Vào năm 257 trước Tây lịch, vua Asoka (A-dục) phán rằng trái với trước đây, từ nay chỉ có hai con công và một con nai được giết thịt để cung cấp thực phẩm trong nhà bếp của hoàng gia và cuối cùng ngay cả việc này cũng đã được bãi bỏ. Vào thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên Ky-tô Giáo, ăn thịt đã trở thành điều không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với những người theo phái Bắc Tông mặc dù những cuộc bút chiến chống lại điều này trong các tác phẩm như Kinh Lăng Già cho thấy ăn thịt vẫn còn rất phổ biến hay ít nhất cũng vào thời điểm của những tranh luận đó. Các bản văn phái Mật tông có niên đại từ thế kỷ thứ 7 và 8 Tây lịch trở đi, thường khuyến khích cả việc uống rượu lẫn ăn thịt, và cả hai đều thích hợp để dâng cúng các vị thần. Rất có thể đây là để bầy tỏ sự tự do không ràng buộc vào quy ước mà phái Mật tông đã dạy, để chống đối lại các người Bắc tông vốn thực hành việc kiêng uống rượu và ăn thịt như là để thay thế cho sự thay đổi tâm linh thật sự.

Ngày nay, người ta thường cho rằng những người theo Bắc tông thì "ăn chay trường" còn những người theo Nam tông thì không. Tuy nhiên, thực tế lại có phần phức tạp hơn. Thường thì các Phật tử Nam tông không có bất kỳ hạn chế nào trong chế độ ăn uống, mặc dù chúng ta vẫn thường thấy nhiều vị tăng ni hay cư sĩ ở Sri Lanka ăn toàn rau đậu. Một số khác kiêng thịt nhưng lại ăn cá. Các vị tăng ni Trung Hoa và Việt Nam thì "ăn chay trường" rất nghiêm khắc và cộng đồng cư sĩ tại đó noi gương họ, mặc dù cũng có nhiều người không làm như thế. Tuy nhiên, trong số các Phật tử Tây Tạng và Nhật Bản, rất ít khi thấy họ ăn chay.

Những nguời tu ăn chay chỉ dựa trên lý luận đơn giản, đầy thuyết phục là để hỗ trợ cho lý tưởng tu hành của họ. Vì theo họ, ăn thịt khuyến khích một công nghiệp tạo ra những hành động tàn ác và gây ra cái chết cho hàng triệu súc vật. Một người có lòng từ bi nhân hậu muốn làm dịu đi tất cả những đau khổ đó. Bằng cách từ chối ăn thịt, chúng ta sẽ làm được điều đó.

Những người tin rằng việc ăn chay là không cần thiết đối với Phật tử cũng có các lý luận không kém phần thuyết phục, mặc dù phức tạp hơn, để hỗ trợ cho quan điểm của họ: (1) Nếu như Ðức Phật cảm thấy các thức ăn không thịt là hợp với các Giới Luật thì ắt hẳn Ngài đã tuyên bố và ít ra cũng đã được ghi chép trong Tam tạng Pali, nhưng đàng này lại không thấy Ngài đề cập đến. (2) Trừ phi chính chúng ta thực sự giết con vật (ngày nay điều này ít khi xảy ra) để lấy thịt sử dụng, thì chúng ta không có trách nhiệm trực tiếp về cái chết của con vật đó; và hiểu như vậy thì người ăn chay và không ăn chay cũng không khác biệt gì cả. Những người ăn chay chỉ có thể ăn rau quả vì có người nông dân cày cấy ruộng (như vậy họ cũng đã sát hại biết bao nhiêu sinh vật) và phun thuốc trừ sâu (lại giết thêm nhiều sinh vật nữa) (3) Cho dù những người ăn chay không ăn thịt, họ cũng phải dùng rất nhiều sản phẩm khác dẫn đến việc sát hại thú vật (như sà-phòng, đồ da thuộc, huyết thanh, tơ tằm, v.v...). Tại sao chúng ta kiêng không dùng một thứ sản phẩm này, song lại sử dụng các thứ khác? (4) Các đức tính tốt như cảm thông, nhẫn nại, quảng đại, và trung thực, và các tính xấu như ngu dốt, kiêu hãnh, đạo đức giả, ganh tị và lãnh đạm thờ ơ không tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn vào miệng, và như vậy thì thức ăn không phải là nhân tố quan trọng để phát triển tâm linh.

Một số người sẽ chấp nhận quan điểm này, nhưng số người khác thì lại chấp nhận quan điểm kia. Như vậy, mỗi người phải tự quyết định lấy cho mình.

Tỳ kheo S. Dhammika


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Trên diễn đàn nầy tôi biết có một số người ăn chay. Là một người có nhiều quan tâm về sức khỏe, tôi hầu như cũng thích ăn rau đậu. Tuy nhiên, tôi nhận thấy là có một số người hình như bám víu lấy một quan điểm mà theo ý tôi cần phải được nghiêm túc cứu xét lại -- nghĩa là quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay.

Ðối với những ai có quan điểm như thế, xin đọc những gì tôi viết dưới đây:

Như các bài kinh đã chỉ rõ, chính Ðức Phật - với trí tuệ rộng lớn - đã không bao giờ đòi hỏi các môn đệ của mình, tu sĩ hay cư sĩ, phải "ăn chay". Và như vậy, bạn nên xét lại quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay.

Chính Ðức Phật cũng không phải là người "ăn chay." Và như vậy, bạn nên xét lại quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay.

Một số người có thể tranh luận cho là qua dòng thời gian, ai đó đã sửa đổi một số chi tiết trong các kinh điển. Ðiều đó khó lòng có thể xảy ra, vì các bài kinh (ít nhất là theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông) được truyền lại cho đến ngày nay qua một nhóm rất đông các vị tăng ni, chứ không phải do một vài cá nhân nào cả. Như vậy họ có thể kiểm tra lẫn nhau về các sai sót, nếu có. Không một có nhân nào có thể thay đổi điều gì nếu không có sự đồng ý của những người khác. Trong khoảng 500 năm, sự tinh tuyền trong các bộ kinh được duy trì qua truyền thống truyền khẩu do một nhóm rất đông các vị tăng ni tụng đọc. Cuối cùng, khi kinh tạng được ghi chép vào đầu thế kỷ Tây lịch vì các cuộc nội chiến, các vị tăng với lòng thành tín và quý kính Ðức Phật chắc chắn đã phải cố gắng hết sức để bảo đảm được tính chính xác.

Giả sử rằng, mặc dù tất cả những sự kiện đó là như vậy, vẫn có vài người đã cố tình sửa đổi các bài kinh, thì điều đó hoàn toàn không thể xảy ra được vì "không" hề có "một mảy may" dấu vết nào trong Tam tạng kinh điển dầy cộm như thế (gồm các tạng Luật, tạng Kinh, và tạng Vi Diệu Pháp) đã gợi ý cho thấy là Ðức Phật đã khuyên chúng ta nên "ăn chay". Và như vậy, bạn nên xét lại quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay.

Ngay cả những điều vừa nêu trên vẫn chưa thuyết phục được bạn, thì bạn hãy tự hỏi chính mình điều này xem sao, "Tại sao tôi lại cho rằng người ăn chay là có được một tâm linh cao thượng gì đó?" Bạn có thể nói là, "Nếu tôi ăn thịt, tôi có thể gián tiếp ủng hộ sự sát hại các thú vật"; hoặc giả, "Nếu tôi ăn thịt, tôi có thể gián tiếp trở thành kẻ chém giết," hoặc hơn thế nữa, "Nếu tôi là người 'ăn chay trường', có nghĩa là có ít thú vật hơn sẽ bị giết hại."

Tôi phải công nhận mối quan tâm của bạn thật đáng khâm phục. Nhưng chúng ta hãy xem xét thêm về điều này để có được một tầm nhìn tốt hơn. Bạn hãy cố gắng tự hỏi mình xem: "Những thứ rau đậu bạn sử dụng ở đâu mà ra?" Bạn có thể trả lời ngay, "Từ các nông trại". Ðể sửa soạn trồng tỉa, đất cát cần phải được cầy sới lên, có phải không? Và khi cây cỏ mọc lên, chắc hẳn thuốc trừ sâu cũng được sử dụng để xịt cho cây cỏ, có phải không? Làm như vậy chẳng phải là đã giết hại biết bao nhiều sinh vật, cho dù chúng có thể rất nhỏ, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng không phải chịu đau khổ?

Một số người vẫn có thể biện minh cho là chúng ta có thể có được rau đậu từ các nông trại trồng rau trong nước (hydroponic farms). Thật là một biện luận tuyệt vời. Tôi phải công nhận như vậy. Nhưng chúng ta hãy xem xét kỹ hơn, để có một tầm nhìn tốt hơn. Những nông trại kiểu đó cần sử dụng rất nhiều nước - vì để nuôi dưỡng các loại rai cải, vì việc cần giữ vệ sinh cho chỗ trồng tỉa, và dùng nước vào nhiều thứ khác nữa. Phải chăng việc sử dụng nước như vậy chẳng giết hại biết bao nhiêu sinh vật là gì, cho dù chúng có thể rất nhỏ bé, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng chúng không phải chịu đau khổ?

Và chúng ta hãy xem xét nhưng chiếc hộp và đường ống nhựa mà công việc trồng trọt phải lệ thuộc rất nhiều vào đó, và cả những nguyên vật liệu để dựng lên các nhà kính. Các vật liệu đó cần được chế tạo. Và như vậy một cách gián tiếp các xưởng máy cũng rất cần thiết. Như vậy, một số đất đai cũng phải bị giải tỏa, khai quang để dọn mặt bằng. Làm như vậy chẳng phải là đã giết hại biết bao nhiều sinh vật, cho dù chúng có thể rất nhỏ, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng không phải chịu đau khổ?

Máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong nhà máy cũng cần phải được chế tạo. Và như vậy gián tiếp nhiều nhà máy khác cũng phải được dựng lên và nhiều đất hơn nữa cũng phải được giải phóng mặt bằng. Làm như vậy chẳng phải là đã giết hại biết bao nhiều sinh vật, cho dù chúng có thể rất nhỏ, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng không phải chịu đau khổ?

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn nữa về việc cung cấp điện, nước, các dịch vụ viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác. Chỉ cần xem xét những gì cần phải được thi hành để cung cấp những hoạt động đó thôi. Làm như vậy chẳng phải là đã giết hại biết bao nhiều sinh vật, cho dù chúng có thể rất nhỏ, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng không phải chịu đau khổ?

Và hãy xem xét sự vận chuyển tất cả những nguyên vật liệu đó đến chỗ này chỗ kia để thiết lập những nhà máy đó, các kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho các nhà máy đó. Ðể các nguyên vật liệu được cung cấp cho các nhà máy, để cho các hộp trồng rau, ống nhựa và các nguyên vật liệu dùng để dựng lên các nhà kính đó, thiết lập các nông trại "trồng rau trong nước", và tất cả những thứ đó cũng phải được vận chuyển đến các nông trại để có thể thực hiện công tác "trồng rau quả trong nước", và cuối cùng để bạn có thể đến mua và ăn chúng. Làm như vậy chẳng phải là đã giết hại biết bao nhiều sinh vật, cho dù chúng có thể rất nhỏ, và hình như không nghĩa lý gì đối với con người chúng ta, có phải không? Chả lẽ chúng không phải chịu đau khổ?

Như thế, có thích đáng chăng nếu ta cho rằng, "Nếu tôi chỉ dùng toàn là rau quả, thì tôi cũng đã gián tiếp ủng hộ việc sát hại hàng loạt các sinh vật;" hoặc giả, "Nếu tôi không dùng thịt, tôi cũng đã gián tiếp trở thành một kẻ giết hại;" và hoặc giả "Nếu tôi không dùng thịt, điều đó không có nghĩa là số sinh vật bị giết hại sẽ ít hơn. Và trên thực tế, có lẽ chúng còn bị sát hại nhiều hơn nữa là đàng khác".

Tôi có thể tiếp tục như thế, nhưng tôi đoán chừng giờ đây thì bạn đã nắm bắt được một thông điệp. Và vì thế, rất có thể bạn sẽ muốn xét lại quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay. Chúng ta phải hiểu rằng: chúng ta đang sống trong "cõi Ta-bà" và cõi nầy gọi là "Ta-bà" không phải là không có lý do. Trên trần gian này, sự đau khổ lúc nào cũng có mặt. Ðó là điều Ðức Phật đã công bố. Căn nguyên của sự đau khổ chính Ðức Phật cũng đã công bố. Ngài cũng công bố về sự kết thúc đau khổ, cũng như con đường đưa đến tận diệt đau khổ.

Sau khi đã đưa ra những luận cứ hợp lý như vậy, một số người "vẫn" nhấn mạnh thêm là kiêng ăn thịt có thể làm giảm lòng ham muốn (tanha) của chúng ta, và như vậy có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay. Tôi xin hỏi lại: "Ai nói thịt ngon hơn rau?" Bạn đã từng nếm thử thịt mà không cần thêm một số gia vị nào chưa? Một củ cà-rốt sống còn ngon hơn rất nhiều. Chính tôi dễ dàng thèm ăn sô-cô-la hơn là thèm ăn thịt. Tôi có thể nói trái Sầu riêng còn ngon hơn thịt biết bao nhiêu lần. Thế nên cho là kiêng ăn thịt có thể giảm thiểu thèm muốn là không thích hợp mấy. Bên cạnh đó, có ác cảm với một sự vật "trung hòa", như thịt chẳng hạn, xem ra không cần thiết mà còn có thể gây cản trở cho sự phát triển tâm linh của chúng ta nữa. Và như vậy, bạn nên xét lại quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay.

Hãy xét đến điều Ðức Phật đã dạy: "Tác ý (cetana) chính là nghiệp (kamma)". Khi chúng ta ăn thịt chúng ta đâu có suy nghĩ là: "Ôi, chớ gì họ giết thêm nhiều thú vật nữa đi, để tôi có nhiều thịt hơn mà sử dụng. Không hề gì nếu như một số sinh vật phải chịu đau khổ hay bị giết." Khi chúng ta ăn rau, quả và các thực phẩm không phải là thịt, chúng ta đâu có nghĩ: "Ôi, chớ gì họ trồng thêm nhiều hơn các loại thực phẩm như vậy. Không hề gì nếu như một số sinh vật phải chịu đau khổ hay bị giết." Khi chúng ta ăn, ý định của chúng ta chỉ là ăn, thế thôi.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hành thêm nhiều điều sau đây:

- Chúng ta nên ăn uống có điều độ. Ðừng bao giờ ham muốn nhiều hơn những gì ta thực sự cần đến. Ðó chính là điều Ðức Phật khuyên chúng ta, và có một sự cao thượng trong tâm linh về điều này, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện không ăn thịt.

- Bạn có thể chọn chỉ dùng bữa "đúng giờ mà thôi" (từ sáng đến trưa). Ðây cũng là điều cần được khuyến khích cho cả hàng cư sĩ trong một vài ngày nào đó trong tháng. Ðó chính là điều Ðức Phật khuyên chúng ta, và có một sự cao thượng trong tâm linh về điều này, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện không ăn thịt.

- Khi chúng ta ăn, chúng ta nên ăn với chánh niệm, nhai với chánh niệm, nếm với chánh niệm, và nuốt với chánh niệm. Làm như thế sẽ giúp ta ăn mà không thèm khát, đồng thời tăng cường năng lực chánh niệm của ta. Ðó chính là điều Ðức Phật khuyên chúng ta, và có một sự cao thượng trong tâm linh về điều này, chứ không phải chỉ đơn giản là chuyện không ăn thịt.

Nếu bạn chọn "ăn chay trường", cũng tốt thôi, và bạn hãy tiếp tục như thế. Hãy kiểm tra lại với những người "ăn chay trường" có nhiều hiểu biết, để có được một sự cân bằng trong các khẩu phần chay. Bạn cần bảo đảm thức ăn đó có đủ chất đạm, vitamin B-12, và chất kẽm.

Nhưng vì lợi ích của chính bạn, xin đừng bám thủ vào quan điểm cho rằng có được một tâm linh cao thượng gì đó khi là một người ăn chay. Lại nữa, chắc hẳn là không khôn ngoan chút nào khi chúng ta nghĩ là chúng ta sẽ trổi vượt hơn người khác do việc chúng ta lựa chọn thứ thực phẩm để ăn. Hãy tự kiểm lại phản ứng trong tâm mình mỗi khi bạn thấy người khác ăn thịt. Thêm vào đó, thật là một điều hoàn toàn không thích hợp chút nào nếu ta áp đặt quan điểm sai lệch như vậy lên người khác.

Bài viết này nhằm cung cấp thông tin, chứ không hề nhằm phê phán hoặc xúc phạm đến bất kỳ ai. Mong rằng nó sẽ được đọc với một thái độ đúng đắn.

Tỳ kheo Kumara

(http://www.budsas.org/uni/u-anchay/anchay05.htm)
Sửa lần cuối bởi Kiến An vào ngày 07/02/15 05:02 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính đạo hữu Kiến Ân,

Chiếu theo nội qui của diễn đàn, thỉnh cầu đạo hữu cung cấp nguồn link chính xác của hai bài viết do đạo hữu đã đăng vào.

Kính. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

- Chặt phá rừng cũng là một hình thức sát sanh vì phá hoại môi trường sống của động vật, đây được gọi là sát sanh gián tiếp.
- Ăn chay không thể thành Phật nhưng muốn thành Phật không thể không ăn chay. Ăn chay chỉ là trợ duyên cho sư tu hành mau thành tựu.
- Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật khẳng định muốn đắc Chánh Định phải ăn chay và dứt bỏ ái dục.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:- Chặt phá rừng cũng là một hình thức sát sanh vì phá hoại môi trường sống của động vật, đây được gọi là sát sanh gián tiếp.
- Ăn chay không thể thành Phật nhưng muốn thành Phật không thể không ăn chay. Ăn chay chỉ là trợ duyên cho sư tu hành mau thành tựu.
- Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật khẳng định muốn đắc Chánh Định phải ăn chay và dứt bỏ ái dục.
Ăn chay là gì? Như thế nào mới được gọi là ăn chay đạo hữu? kinhle


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Bạn Không biết đã viết một bài về chủ đề "ăn chay" trong topic viewtopic.php?f=35&t=4120#p29011 mà tôi rất tâm đắc như sau (xin phép bạn Không biết cho tôi được trích ra đây cho mọi người cùng tham khảo, xin cảm ơn!):
Không biết đã viết:Con cảm ơn các Thầy đã chia sẻ những điều thật hữu ích. Cho con được nói lên quan điểm của mình vế vấn đề này. Thầy Đỗ Hoài Nam đã đặt ra vấn đề rất là hay mà con nghĩ cần phải nhìn lại để hiểu. Thứ nhất là cần hiểu về thuật ngữ “ăn chay, sát sanh”. Thời Phật còn tại thế, Người và chúng tăng đi khất thật thực thì tùy hỷ, tùy duyên mà thọ trai cúng dường. Nghĩa là khi đó có người cúng gà, thịt…Phật và chúng tăng đều dùng chứ không chấp nhặc. Sau này, Đại Đức Đề Bà Đạt Đa nắm vào yếu điểm đó để công kích Phật. Đai Đức đã kiến nghị rằng, chúng tăng khi đi khất thực chỉ nên ăn những đồ ăn không có mùi gà, thịt…để biểu dương tinh thần từ bi của nhà Phật. Nhưng Phật đã bác quan điểm đó. Vì Ngươi cho rằng đã xuất gia ăn cơm của đàn na tín thí thì tùy duyên không nên chấp trước. Thứ nữa là nếu làm như vậy chúng tăng sẽ gặp nhiều trở ngại trên đường khất thực. Thế là Phật đã bị Đại Đức Đề Bà Đạt Đa công kích là không từ bi (ĐĐ đã tính trước điều này). Chính vì vậy mà sau này nhiều chùa tu theo Nam Tông vẫn ăn thịt, cá bình thường. Họ cho rằng rằng ăn chay là làm theo lời xảo ngôn của Đại Đức Đề Bà Đạt Đa, không phải theo đúng bản nguyện của Đức Phật.


Sau này nhiều người tu theo Chánh Pháp của Phật, vì lấy từ bi, yêu thương tất cả chúng sinh làm trọng nên họ mới lập ra vấn đề “ăn chay”. Với ý nghĩa là nhắc họ luôn tỉnh thức về mạng sống của chúng sinh, nhắc họ luôn nhớ tới lòng từ bi trong “lòng” mình.
Con kể ra những chuyện này là để thấy khái niệm “ăn chay” và hành theo là tùy theo quan niệm của mỗi người và “đích đến” mà họ muốn hướng về. Các sư “Nam Tông” thì giữ nguyên bản nguyện không chấp của Phật. Người đời sau thì muốn tịnh tâm, tăng trưởng từ bi.
Như vậy con thấy chúng ta nên khế lý khế cơ mà quán xét sự việc. Nếu chấp vào bên nào thì cũng sẽ kẹt. Nếu ai cũng “ăn chay” thì ngành đánh bắt cá, thủy hài sản sẽ như thế nào ? Nền kinh tế, công ăn việc làm người dân sẽ ra sao ? Chúng ta sẽ “nhìn” chúng sinh, trụ, dị, diệt theo lẻ tự nhiên như vậy có hợp lý chăng? Hay là mắc cái tội lãng phí, không trí tuệ ? Ngược lại, không ý thức “sinh mạng” của chúng sinh sẽ nuôi dưỡng “tà tâm”, nghiệp sát tăng trưởng kéo theo nhiều hệ lụy. Khai thác cạn kiệt tài nguyên Trái Đất ? Chặt phá rừng gây lũ lụt, hạn hán thiên tai. Dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng thú nuôi, vật nuôi…Và có thể sau này chặt 1 cái cây trên rừng sẽ mang tội hơn là giết 1 con chó (vì gây hậu quả nặng nề hơn, thời gian tái tạo 1 cái cây lâu hơn là sản sinh ra 1 con chó).
Như vậy hiểu về “sát sinh” nên hiểu như thế nào ? Giết hại 1 cái cây cũng là bằng với giết hại 1 con người (xét trên khía cạnh từng “sự sống” của chúng sinh). Nhưng nếu xét đến hậu quả của nó thì mới dẫn đến phúc hay tội. Thí dụ đối với 1 “tội nhân” ác độc đã phạm tội “tử hình” thì nên giết hay không nên giết ? Nếu giết thì phạm tội “sát sinh”, nhưng được cái là “ngăn cản” tội phạm tràn làn, giữ được “công bằng” đạo lý cho cuộc đời. Như vậy giết “1 người” để lợi nhiều người thì vẫn có phúc hơn. Còn như chúng ta vì “từ bi” không giết tên “tử tội” ấy để cho “tôi phạm” tràn lan, cán cân công bằng không giữ được, gây hại cho nhiều người thì cái “từ bi, ăn chay” của chúng ta có được lòng người ? Cái đó là “từ bi” hay là “nhát đảm”? Hoặc giả như giết các loài “chuột, ốc bưu vàng…” làm hại lúa của người nông dân chẳng hạng. Nếu chúng ta vì thương yêu chúng sinh không giết “chúng” thì sao, để chúng sinh sôi nảy nở tự nhiên thì sao? Có phải là chúng ta đã “giết” người nông dân. :D


Cho nên nói đi cũng phải nói lại. Chúng ta “ăn chay” cũng phải hiểu việc mình làm, “sát sinh” cũng phải hiểu được ý nghĩa của nó. Ấy mới gọi là “ăn chay” đích thực vậy.

Chúng ta đến với cuộc đời này là đã mang theo Vô Lượng Nghiệp từ quá khứ. Chúng ta mắc nợ “cái thân, cái nghiệp” của chúng ta. Phải cho nó “ăn”, cho nó “mặc”, phải có nhà che mưa che gió cho nó,…lại còn bao nhiêu tật đố, ô trược của “cái tâm” này nữa, như là tham, sân, si...Đứng trên khía cạnh đó, “tất cả” chúng sinh đến với cõi Ta Bà này là để trả “nghiệp” mà mình đã gây, rồi lại tạo thêm những “nghiệp” mới để sau này phải trả. Cứ như vậy mà tạo thành bánh xe Luân Hồi. Như chúng ta đã có “thân” này thì phải lo cho nó, không lo cho nó thì “nó” sẽ chết, như vậy thì “vẫn mắc tội” sát sinh mà đâu đã trả hết “nghiệp”. Còn như để lo cho nó chúng ta phải chạy vạy, hơn thua, giành giật nhiều về cho mình, ăn uống thiếu tiết độ…thì chúng ta vì trả cái “nghiệp” này lại tạo bao nhiêu là “nghiệp” khác để sau này thọ lãnh. Chính vì vậy mà rất cần Chánh Pháp để cứu độ chúng sinh, để chúng sinh có thể trả hết “nghiệp” mà không gây thêm “nghiệp” để sau này phải thọ báo. Thí dụ như để không phải “sát hại” sinh mạng của “cái thân” này, chúng ta phải cho nó ăn : rau, cá…chẳng hạn. Bao nhiêu đó chưa đủ để xác đinh là “chay” hay “mặn”. Mà phải xem là “hành động” đó đem đến kết quả gì ?
Chặt rau, giết cá…thì những người nông dân đã phải gánh cái “nghiệp” đó rồi. Chúng ta “bỏ tiền” ra mua “bó rau, con cá…” đó về đã không còn "sự sống". Vậy là chúng ta đâu có mang tội “sát sanh” ? Nhưng thử hỏi nếu không có những người ăn như chúng ta, thì người nông dân kia có phải mang những tội đó ? Vậy nói chúng ta không có tội là không thỏa đáng. Bây giờ lỡ “mang tội” rồi thì phải làm sao ? Cái mang tội đó vẫn có cái giá xứng đáng là nuôi sống được “cái thân” này, sự “ra đi” của chúng sinh khác đã lợi ích được cho chúng sinh này (nếu không thì chúng cũng đâu sống hoài). Âu cũng là điều an ủi. Cái quan trong là “cái thân” này được nuôi sống rồi nó làm gì ? Nó biết lao động, đem lại lợi ích cho đời, nó biết thương người, phóng sanh… hay là chỉ biết tham lam, hơn thua giành giật về cho mình. Tùy theo “hành trạng” của chúng sinh đó mà “tôi, nghiệp” được tẩy trừ, gia tăng phước báu hay là “tội” chồng thêm “tội”. Không chỉ đơn giản là mình ăn “cơm” với rau, củ mà gọi là ăn “chay”. “Ăn chay” như vậy mà vẫn cứ sân hận, tật đố (cái này trong thực tế còn nhiều) thì cũng không đúng ý của Phật. Những người vẫn ăn “thịt, cá” để sống nhưng biết nghĩ đến người nông dân, vẫn thương cho những chúng sinh mình ăn, vẫn biết mình đang vay mượn để trả “nợ”, làm nhiều điều lợi ích đời. Ấy cũng gọi là “ăn chay” vậy.

Vài thiển ý non, cạn của con. Mong các Sư Cô, Sư Thầy…bổ khuyết dùm cho con ạ !!! kinhle kinhle

Nguyện chúng sinh khắp Pháp Giới bao la đều trọn thành Phật Đạo.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Chúng ta cần nên hiểu biết một thực tế khác về vấn đề ăn mặn và ăn chay. Ðó là các thứ nông phẩm dùng để ăn hằng ngày của chúng ta như cơm gạo, rau cải, hoa quả, trái cây… tất cả đều không phải tự nhiên có được. Tất cả đều thu hoạch được từ mồ hôi, nước mắt của người nông phu, phải trải qua quá trình trồng trọt, tưới tẩm, bón phân và trừ khử các loại sâu rầy phá hoại mùa màng. Khi dùng các nông phẩm đó, chúng ta đã không tránh được sát giới, một cách hoàn toàn, dù không trực tiếp, cũng là gián tiếp, cũng chịu cộng nghiệp với các những người nông phu. Cho nên, người Phật tử tại gia hay xuất gia, mỗi khi thọ thực, cần phát tâm từ bi, thương xót những người đã tạo ra những thức ăn cho chính mình, và cũng nên hướng về những người đang trong cảnh cơ hàn không có miếng cơm manh áo, những người chưa thể ăn chay được, với bất cứ lý do gì, hoặc là các nông gia phải phạm sát giới, để làm nên các nông phẩm chúng ta đang dùng. Bằng mọi cách trước khi ăn, chúng ta hãy hướng tâm đến những người nông phu để hồi hướng phước báu cho họ, hay công đức trì giới của mình, đến tất cả chúng sinh, trong khắp pháp giới. Hoặc chúng ta chắp tay cầu nguyện cho tất cả chúng sinh, ít ra cũng đều có những bữa cơm đạm bạc, có cuộc sống thanh bình, cầu chúc cho mọi sinh linh trên hành tinh luôn được thái bình hạnh phúc.
(http://www.phathoc.net/PrintView.aspx?L ... &ID=57C018)


Cách tiếp cận vấn đề của Ðức Phật được minh chức nơi học thuyết Darwin. Ông Darwin cho rằng muôn loài vạn vật đều xung đột liên tục với nhau và chỉ có loài nào mạnh nhất mới tồn tại được. Theo học thuyết này thì sự sống còn của bất kỳ một chủng loại nào đều gây ra sự hủy hoại cho bất kỳ chủng loại nào khác đang tranh dành lấy cùng một không gian sinh học có giới hạn. Sự sống còn và sự sinh sôi nảy nở của nhân loại cần thiết phải dính líu đến sự hủy diệt của vô số sinh vật khác, bất kể chế độ ăn uống của nhân loại có tên là ăn chay hay ăn mặn.


(http://www.budsas.org/uni/u-anchay/anchay09.htm)

Tóm lại:

1) Thời Phật còn tại thế thì bản thân Ngài và Tăng đoàn không ăn chay, được phép ăn động vật theo luật Tam tịnh nhục. Có thể coi việc chấp chặt ăn chay trường là một "Giới cấm thủ" vì Đức Phật đã không chấp nhận đề xuất của Đề-bà-đạt-đa buộc tu sĩ phải ăn chay. Ngày nay, Phật giáo nguyên thủy Nam tông vẫn giữ nguyên truyền thống này. Kim cang thừa và Phật giáo Nhật Bản tuy thuộc Bắc tông nhưng cũng không ăn chay. Kim cang thừa cho rằng người tu hành ăn thịt chúng sinh tức là kết duyên với chúng sinh bị ăn thịt, ăn thịt của chúng sinh mà lại tu trì Phật pháp, thịt của chúng sinh ấy tuy bị ăn, nhưng thần thức thì nhờ đó mà được siêu thoát.Tất nhiên đây không phải là lý do để người ta có thể vin vào mà vô tư ăn thịt. Họ chỉ được ăn Tam tịnh nhục và phải luôn ý thức rằng "miếng ăn là miếng nợ". Nếu ăn thịt mà không tu hành tốt thì "tội chồng thêm tội". Nếu ăn thịt để có sức khỏe mà tu hành tốt thì ác nghiệp sẽ giảm trừ, chúng sinh đã hy sinh thân xác cũng lấy được một phần phước.

2) Ăn động vật hay ăn thực vật đều là sự vay mượn thân xác của chúng sinh khác để có thể tồn tại trong cõi Ta-bà này. Do đó một khi đã "ăn" là chúng ta đều mang ác nghiệp. Người Phật tử phải hiểu rõ sự thật này để xác định rằng: Dù ăn chay hay ăn mặn, tất cả chúng ta đều đang gánh trên vai một món nợ. Phải làm thế nào để sự tồn tại của mình trên cõi đời và sự hy sinh thân xác của chúng sinh không trở nên vô nghĩa, thậm chí là tội lỗi và nợ nần oan oan tương báo ngày càng chồng chất, con đường giải thoát khỏi đau khổ và luân hồi ngày càng xa xăm vời vợi.


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »



LỜI THÌ THẦM CỦA CỎ CÂY
LINK:
https://www.youtube.com/watch?v=l4LMDVmdqBM


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường đi siêu thị mua đồ ăn cho cả nhà vì nhà có người ăn chay và ăn mặn nên dùng 2 loại bột nêm (Ăn chay là bột nêm làm từ rau nấm, ăn mặn là bột nêm làm từ xương ống). Tối hôm đó về đi ngủ ai mà nằm mơ như Cát Tường chắc không dám ăn mặn, nằm mơ thấy Ông Bà, bà con toàn là người mất rồi ngồi ăn tiệc mấy bàn, ai cũng kêu Cát Tường đến, Cát Tường đến gần nhìn thấy ai cũng đen sì lì tối thui sao ghê quá nên lùi lại thì cả nhóm kêu tên Cát Tường và dùng tay kéo vào bữa tiệc, Cát Tường sợ quá niệm Phật vì nghi bà con gì chết hết lâu rồi mà sao đen tối như ma vậy nên niệm Phật cũng có nghe tiếng niệm Phật của Thầy Thích Trí Thoát nữa thì bà con biến thành xương ống không mà cũng còn níu Cát Tường, Cát Tường niệm Phật thì xương ống biến mất rồi tỉnh giấc, biết là mơ nhưng từ hôm đó nói Mẹ của Cát Tường nghe nên chuyển cho cả nhà ăn bột nêm chay hết. Cát Tường có trồng cây để dùng hoa của cây dâng cúng Phật (Hoa đẹp nhưng không dám ngửi vì hái cúng Phật, Ông Bà), trồng cà chua để ăn, mà không hiểu sao cây hoa trồng có chút xíu đã có rất nhiều nụ mà nụ nhỏ xíu cũng nở hoa nữa, cà chua thì mới trồng khoảng 2 tuần là lớn có hoa (Em trai trồng cho chị Cát Tường ăn vì 2 chị em thích ăn cà chua), vườn trước phòng thờ Phật hoa nào Cát Tường hái vào được thì hái dâng cúng Phật còn hoa không hái được cũng để trên cành cũng dâng cả vườn hoa cúng Phật, Cát Tường làm vậy cũng sát sanh nữa sao. Ai cũng biêt "Rừng là lá phổi xanh", ai chặt phá rừng thì bị pháp luật xử thôi còn xét về sát sanh hóa ra Cát Tường trồng cây che bóng mát lọc không khí chữa bệnh, hái hoa cúng Phật, hái quả ăn mắc tội sát sanh luôn rồi chẳng lẽ chết đói sao tu sửa.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tặng Cát Tường:
  • Bữa ăn quán tưởng nguồn công đức
    Giấc ngủ hằng gìn cội tánh linh
    . tangbong
Trong nhà thiền có câu chuyện Tổ Bách Trượng với câu bất hủ: "Bất tác bất thực", (không làm, không ăn), Tổ cũng tăng chúng ra vườn cuốc đất trồng rau đậu để có thức ăn trong chùa. Thử hỏi: cuốc đất nhằm mấy con trùng nó chết, có tội không? Trồng rau đậu, tới lúc thu hoạch hái đem vào dùng, có tội không? Trong chùa bây giờ đều có mấy công ruộng để trồng lúa, tới mùa thu hoạch cả chùa kéo ra đồng cắt lúa về trữ trong kho ăn lần. Như vậy có tội không? Nhiều chuyện lắm, chứ có phải dùng sự hiểu biết của mình mà quyết đoán mọi việc đều như vầy, thế nọ... được sao?
Kiến An đã viết:
Tóm lại:
phải luôn ý thức rằng "miếng ăn là miếng nợ"
Ý thức được như vầy là tốt rồi! Trái lại có người quá coi trọng miếng ăn, như trong câu tục ngữ:
  • Miếng ăn là miếng tồi tàn
    Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.120 khách