TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Nếu chị quyết chí muốn đi tu, vậy chắc chị đã tìm thầy và tìm chùa thích hợp rồi nhỉ! Nếu chưa thì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm cầu ngài gia bị nhé.

:)


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Năm trước, CT đặt vé máy bay về thăm Bà xong rồi định đi xuất gia, từ nhà lên taxi, máy bay, xe buýt về đến nhà Bà là 9h30 tối CT niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT không thôi và trên chuyến bay đó CT quen một Ni tuy mới gặp mà giống như là bạn thân thiết từ lâu (Ni còn nhỏ tuổi lắm, chỉ xưng tên là Pháp Danh với nhau thôi). CT đi mưa không được, không biết sao nữa chỉ cần hạt mưa rớt xuống đầu là sốt, ướt đâu cũng được nhưng không được để nước mưa rớt xuống đầu, lạ lắm xuống Đà Nẵng thì mưa nhưng CT ra đón taxi thì hết mưa, lên xe thì mưa, đón xe khách thì không mưa, lên xe thì mưa lớn, xuống bến xe đón xe buýt là chiều rồi thì mưa tạnh hẳn và ánh nắng chiều vàng nhẹ nhàng, lên xe buýt thì có người phụ xách hành lý lên xuống khi đến nhà Bà luôn, Bà nói mọi năm mùa này mưa dữ lắm sao con về chơi nắng đẹp vậy ne. Về nghỉ ngơi, ngủ ngon thiệt, không khí trong lành mát rượi à, sáng đi chợ nấu cơm chay cúng Tổ Tiên (Không biết nấu phụ Bà thôi) và mua trái cây cúng Bồ Tát Quán Thế Âm vì Bà của CT thờ Bồ Tát, lúc dọn dẹp bàn thờ mới thấy Kinh Nhật Tụng trên bàn thờ Bồ Tát, Bà nói của Thầy cho lâu rồi mà Bà không hiểu gì hết con biết thì thỉnh về, CT xin thỉnh. Vì Bà dặn khi nào Bà qua đời CT mới được xuống tóc nên CT mới còn tu tại gia, cũng muốn cuối đời làm cho Bà vui và để Bà đừng nghĩ về con cháu nhiều quá rồi lại luân hồi lại nhưng khó mà khuyên Bà lắm, CT muốn về ở với Bà cuối đời để khuyên Bà niệm Phật nguyện về Cực Lạc nhưng không thể, Bà thương CT lại muốn để tài sản lại, các Cậu, Dì đã nói xa gần về thừa kế, CT sợ quá cảnh tranh giành nên quay về Tp.HCM và gia đình muốn đem Bà về chăm sóc (chỉ cần Bà đi tay không, tài sản hãy di chúc lại hết cho Cậu, các Dì) nhưng Bà quyết định chỉ ở lại mảnh đất quê hương, có chết cũng chết ở đó. Cát Tường từ nhỏ nhìn hình Bồ Tát Quán Âm mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT không thôi, ngu lắm cứ nghĩ là Bà Phật không biết gì hết trơn, lớn lên học Phật pháp mới biết. Cát Tường sắp làm xong hình Bồ Tát rồi, hi vọng tặng Mẹ trước ngày vía Bồ Tát. Cát Tường đã tìm chùa thích hợp để xuất gia rồi, Ni đó sẽ giúp Cát Tường đến chùa đó!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Như ý Cát Tường đã viết:Cát Tường sắp làm xong hình Bồ Tát rồi, hi vọng tặng Mẹ trước ngày vía Bồ Tát. Cát Tường đã tìm chùa thích hợp để xuất gia rồi, Ni đó sẽ giúp Cát Tường đến chùa đó!
Chị tính đi tu Chùa nào vậy?

Từ từ rồi đi, khi nào chị Cát Tường với chị Ánh Trăng Trí Tuệ rủ nhau đi xuất gia chung cho rồi. :D QN thấy 2 chị chắc hợp tính đó, cũng thích Tịnh Độ, tu Tịnh Độ, muốn vãng sanh. :D

Dù sao có người trò chuyện, sách tấn nhau cũng... ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

pucaquynhnga22 đã viết:
Như ý Cát Tường đã viết:Cát Tường sắp làm xong hình Bồ Tát rồi, hi vọng tặng Mẹ trước ngày vía Bồ Tát. Cát Tường đã tìm chùa thích hợp để xuất gia rồi, Ni đó sẽ giúp Cát Tường đến chùa đó!
Chị tính đi tu Chùa nào vậy?

Từ từ rồi đi, khi nào chị Cát Tường với chị Ánh Trăng Trí Tuệ rủ nhau đi xuất gia chung cho rồi. :D QN thấy 2 chị chắc hợp tính đó, cũng thích Tịnh Độ, tu Tịnh Độ, muốn vãng sanh. :D

Dù sao có người trò chuyện, sách tấn nhau cũng... ./..,.,
Ánh Trăng Trí Tuệ quyết định tu ở Tịnh Thất Quan Âm rồi, mà Cát Tường đâu có biết mặt Ánh Trăng đâu chỉ biết tên tuổi của Đạo Hữu đó. Không có duyên xuất gia chung rồi vì Cát Tường tu ở chùa khác, Cát Tường có gặp một cô gái ở lễ Vu Lan trước kia là theo đạo Chúa giờ theo đạo Phật cũng bằng tuổi Ánh Trăng, ai biết được cô gái đó có duyên tu chung với Đạo Hữu Ánh Trăng thì sao? Quỳnh Nga nói "muốn vãng sanh", theo Cát Tường nghĩ nguyện thiết tha về cõi Cực Lạc là NGUYỆN nha không có mong cầu nên không phải muốn vãng sanh là được, tu Tịnh Độ không phải vì thích mà phải TIN, niềm tin chắc thật, và việc trì niệm mỗi ngày tuy ít cũng được nhưng thật chân thật (nhớ Phật niệm Phật, như con nhớ mẹ, mẹ thì luôn nhớ con rồi, giống Ngài Đại Thế Chí niệm Phật đó), lúc lâm chung thật sự ghê gớm lắm ..., thôi Cát Tường không thể nói được, Cát Tường có hứa chỉ khi nào xuất gia mới dám nói Pháp, không có ước mơ làm Thầy giảng Pháp chỉ ước mơ dịch Kinh Sách thôi mà điều này rất khó, một Bộ Kinh dịch cả 10 năm có thể chưa xong (Cát Tường bị em cười nghiêng ngửa vì không thông minh mà có ước mơ dịch Kinh Sách, chị nằm mơ hả!). Tặng hoa cho tất cả Đạo Hữu! tangbong tangbong tangbong baibaibai


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Như ý Cát Tường đã viết:Cát Tường có hứa chỉ khi nào xuất gia mới dám nói Pháp, không có ước mơ làm Thầy giảng Pháp chỉ ước mơ dịch Kinh Sách thôi mà điều này rất khó, một Bộ Kinh dịch cả 10 năm có thể chưa xong (Cát Tường bị em cười nghiêng ngửa vì không thông minh mà có ước mơ dịch Kinh Sách, chị nằm mơ hả!). Tặng hoa cho tất cả Đạo Hữu! tangbong tangbong tangbong baibaibai
Em nhắm thì thấy hợp, hai chị cũng sêm sêm nhau. Mà... có khác là chắc thích khác Chùa... :D

Thì ước mơ dịch Kinh thì cứ ước thôi. Biết đâu sau này xuất gia thì bỗng dưng... caunguyen! Đôi khi ước mơ là chuyện mình đang làm dang dở trong kiếp trước. Kiếp này, tự dưng ước mơ, đam mê một cách lạ lùng, mặc dù... có thể hiện tại chưa phù hợp. Nhưng sau này có kì tích xuất hiện biết đâu đủ duyên để làm. Ước thì ước, đam mê thì cứ đam mê thôi. :)

Con người có nhiều khả năng tiềm ẩn chưa được khám phá lắm. Hii..


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Ánh Trăng Trí Tuệ thật sướng nhá đi xuất gia được thích ghê! Cát Tường chưa được đâu hôm qua mới gọi điện cho Bà, dĩ nhiên là muốn Bà sống thọ với con cháu vì cũng muốn cho Bà hiểu chút về Phật niệm Phật, Cát Tường còn phải đi con đường dài, lúc trước Ni có nói Cư Sĩ dịch Kinh cũng được nhưng phải học. Không biết Quỳnh Nga có phải là cô bé học đại học ngành truyền thông cũng muốn đi xuất gia nhưng chưa được mà năm rồi chị Cát Tường gặp và em tặng chị chữ TÂM viết thư pháp trên giấy vàng còn nói chị 22 tuổi phải không, chị kêu em nâng lên hoài mới đúng tuổi (bị lầm khi nhìn bề ngoài), em ấy nói tốt nghiệp sẽ làm ở đài truyền hình Phật Giáo, còn sợ chị quấn làm cong chữ TÂM, chị rất quý mấy câu thư pháp về chữ TÂM đó về là ép nhựa để chung với Kinh tụng hằng ngày!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Chắc Bồ Tát không muốn chị sốt không chừng :D .
Mà chị nói làm xong hình Bồ Tát là sao vậy chị, em khó hiểu! Chị vẽ phải không, nếu vậy thì chụp hình hay scan lên, cho quý đh ở đây xem :D :)


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Như ý Cát Tường đã viết:Ánh Trăng Trí Tuệ thật sướng nhá đi xuất gia được thích ghê! Cát Tường chưa được đâu hôm qua mới gọi điện cho Bà, dĩ nhiên là muốn Bà sống thọ với con cháu vì cũng muốn cho Bà hiểu chút về Phật niệm Phật, Cát Tường còn phải đi con đường dài, lúc trước Ni có nói Cư Sĩ dịch Kinh cũng được nhưng phải học. Không biết Quỳnh Nga có phải là cô bé học đại học ngành truyền thông cũng muốn đi xuất gia nhưng chưa được mà năm rồi chị Cát Tường gặp và em tặng chị chữ TÂM viết thư pháp trên giấy vàng còn nói chị 22 tuổi phải không, chị kêu em nâng lên hoài mới đúng tuổi (bị lầm khi nhìn bề ngoài), em ấy nói tốt nghiệp sẽ làm ở đài truyền hình Phật Giáo, còn sợ chị quấn làm cong chữ TÂM, chị rất quý mấy câu thư pháp về chữ TÂM đó về là ép nhựa để chung với Kinh tụng hằng ngày!
Hở, #-o

Không phải đâu chị ơi, em chưa từng gặp chị. Hiii... :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

thanhtinhtam đã viết:Chắc Bồ Tát không muốn chị sốt không chừng :D .
Mà chị nói làm xong hình Bồ Tát là sao vậy chị, em khó hiểu! Chị vẽ phải không, nếu vậy thì chụp hình hay scan lên, cho quý đh ở đây xem :D :)
Ờ hôm lễ Vu Lan thắp hương cho Bồ Tát có mưa lất phất rớt xuống đầu mà chẳng sao cả, hihi... Làm hình Bồ Tát tặng Mẹ thôi vì Mẹ của Cát Tường kính Bồ Tát lắm! Chị Cát Tường chỉ nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Âm một lần duy nhất, Ngài hiện ra trong tôn ảnh mà Mẹ thờ từ lâu, đẹp lắm hào quang vàng rực toả khắp, Ngài mặc y trắng đẹp như thiếu nữ mà là mỹ nhân đó mặc dù Ngài là nam, mà dùng từ tả không sao nói cho rõ được và hình chị làm cũng không sánh được chỉ là lòng chị tôn kính Ngài và thấy Mẹ và Ngài sao giống nhau nên làm bức tranh đó (Không phải khoe mà có sao nói vậy, cũng chỉ là mộng nên không bỏ cũng không lấy chỉ biết là như vậy). Làm xong hễ tính không hứa trước! :">

Chị Cát Tường không thích giữ tài sản mà hay được cho tài sản nên chạy né, đợt này Bà di chúc tài sản cho Dì xong Cát Tường mới dám về quê! Hôm qua, có việc đi trên đường mà nơi đó hay có cướp mà không biết dừng lại mua hoa về cho Mẹ trồng để dâng cúng Phật, Bồ Tát nên dựng xe và treo túi trên xe (Nhìn bề ngoài vậy thôi chứ Cát Tường chẳng có tiền bạc gì trong túi chỉ có cuốn sổ, sách, viết), chị bán cây cảnh nói con đường này cướp không thôi em gan quá cẩn thận xe, đeo túi vào, Cát Tường niệm Phật suốt nên lòng thấy an lắm về nhà an toàn!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

pucaquynhnga22 đã viết:
Như ý Cát Tường đã viết:Ánh Trăng Trí Tuệ thật sướng nhá đi xuất gia được thích ghê! Cát Tường chưa được đâu hôm qua mới gọi điện cho Bà, dĩ nhiên là muốn Bà sống thọ với con cháu vì cũng muốn cho Bà hiểu chút về Phật niệm Phật, Cát Tường còn phải đi con đường dài, lúc trước Ni có nói Cư Sĩ dịch Kinh cũng được nhưng phải học. Không biết Quỳnh Nga có phải là cô bé học đại học ngành truyền thông cũng muốn đi xuất gia nhưng chưa được mà năm rồi chị Cát Tường gặp và em tặng chị chữ TÂM viết thư pháp trên giấy vàng còn nói chị 22 tuổi phải không, chị kêu em nâng lên hoài mới đúng tuổi (bị lầm khi nhìn bề ngoài), em ấy nói tốt nghiệp sẽ làm ở đài truyền hình Phật Giáo, còn sợ chị quấn làm cong chữ TÂM, chị rất quý mấy câu thư pháp về chữ TÂM đó về là ép nhựa để chung với Kinh tụng hằng ngày!
Hở, #-o

Không phải đâu chị ơi, em chưa từng gặp chị. Hiii... :D cafene
:D tangbong


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Chị nói em thấy cũng kì ha, nếu vậy thì hằng ngày chị gọi đầu thì sao. Chắc chị kị riêng nước mưa thôi. :)

Tiền, tài sản gì, ai cho thì mình tùy duyên lấy. Có tiền là phước, dùng tiền là trí huệ mà. Lấy rồi dùng hết để in kinh, tạo tượng, phóng sanh, cứu tế ... Hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sanh đều an lạc, em làm như vậy không à. Mà gặp trường hợp nào tranh giành thì thôi không đụng vào, như trường hợp của chị thì nên chạy lẹ thì hơn :D .

Tốt nhất là đi đường thì đừng đem theo vật gì quý giá chị nhé, khi gặp ăn trộm thì niệm danh hiệu Bồ Tát, mà thường nhật phải thường kiêm niệm, thì đến lúc đó mới dễ cảm ứng.

Mơ thì có nhiều cảnh giới lắm chị ạ. Ừ thì chị nói “cũng chỉ là mộng nên không bỏ cũng không lấy chỉ biết là như vậy” em cũng thấy an tâm cho chị.

Xưa kia có người đem giấc mộng của mình thuật cho đại sư Ấn Quang nghe, thì được ngài dạy những lời bên dưới, chị đọc nhé cafene:
Thơ đáp Cư Sĩ Hà Huệ Chiêu
Được thơ, biết ngươi túc căn rất sâu, hiện hạnh lại tinh thuần nên mới có những cảnh tượng lạ ấy. Nhưng người đời nay phần nhiều hay ưa danh vọng, có được nửa phần một phần, liền nói đến trăm ngàn muôn phần. Như trong quyển ký lục của vị cư sĩ nọ, những cảnh giới của y đều do tự ý vẽ vời ra khác hẳn với sự thật. Ngươi đã không nói dối, nhưng e hoặc khi có tập quán đó thì lầm lỗi rất nhiều! Đức Phật đem tội nói dối liệt vào trong năm giới căn bản, chính là để phòng ngừa mối tệ ấy. Như về việc thường, không thấy nghe nói thấy nghe, tội hãy còn nhẹ. Nếu cố ý muốn xây dựng lâu các giữa hư không, dối nói những cảnh giới nhiệm mầu, chưa chứng đắc bảo rằng chứng đắc, tức là đại vọng ngữ, tội này nặng hơn giết, trộm, dâm trăm ngàn muôn ức lần. Người đã phạm, nếu không hết sức sám hối, tất sẽ bị đọa vào ngục A Tỳ, vì lời nói ấy làm cho chúng sanh nghi lầm, có thể phá hoại Phật Pháp. Vậy ngươi cần phải thận trọng với những cảnh đã thấy, chớ nên nói thêm bớt một mảy ly. Nếu thêm bớt tức là có lỗi, vì bậc tri thức chưa chứng được tha tâm đạo nhãn, chỉ dùng lời nói làm bằng cớ để phán đoán mà thôi. Đem những cảnh giới như thế tỏ với bậc trí thức để cầu quyết trạch sự chơn, giả, chánh, tà thì không lỗi. Nếu không vì việc chứng minh quyết trạch, ý muốn tự khoe cũng có lỗi. Lại, chỉ nên tỏ cùng bậc tri thức cầu xin chứng minh, ngoài ra chớ nên nói với ai, nếu lộ bày thì có hại, vì về sau không còn được thấy cảnh giới ấy nữa. Đây là điều quan hệ thứ nhất của người tu hành, mà trong Thai giáo thường nói đến.
Cho nên người niệm Phật đời nay phần nhiều hay bị ma dựa, đều do dùng tâm vọng động mong được những cảnh lạ thường. Đừng nói cảnh ấy là ma, dù có thắng cảnh, nếu sanh lòng vui mừng tham trước cũng bị tổn hại, huống chi vị tất quả thật là thắng cảnh ư? Nếu người có công hàm dưỡng, dứt hẳn tâm vọng động, khi thấy các cảnh giới, không vui mừng, tham trước, sợ hãi, nghi ngờ, thì dù gặp ma cảnh cũng được lợi ích, nói gì là cảnh nhiệm mầu? Sở dĩ được như thế, là bởi không bị ma chuyển nên có thể tiến triển thêm. Những điều trên đây ta ít hay đem nói với người, nay nhân vì ngươi có việc ấy nên phải dẫn bày chỉ rõ.
Trước tiên, ngươi lễ Phật, bỗng thấy tượng Quán Âm Đại Sĩ hiện ra là không đích xác. Nếu quả đúng cảnh Phật thì không đến đỗi nhân khi suy nghĩ: “Tượng cùng Quán Kinh không hợp” liền ẩn hình. Nhưng do đó lòng tin của ngươi càng tha thiết thì cũng là nhân duyên tốt. Song chẳng nên thường muốn thấy hình tượng, chỉ thành tâm lễ bái mà thôi. Như thế mới khỏi lo có sự rủi ro khác.
Khi ngươi sắp ngủ, thấy trước mắt có ánh sáng trắng và lúc lễ Phật thấy hình Phật đứng lơ lửng giữa hư không, tuy thuộc về cảnh tốt, song chớ nên tham trước mong cầu, vì nếu thế, về sau cảnh ấy không còn hiện nữa. Xem căn tánh của ngươi dường như kiếp trước đã từng tu tập Thiền Ðịnh, nên mới thường có những tướng ấy. Đời nhà Minh, ông Ngu Thuần Hy tịnh tu ở núi Thiên Mục, chỗ tử quan của Cao Phong Diệu Thiền Sư thuở xưa, lâu ngày tự biết việc quá khứ, vị lai, hay nói trước những cơn mưa nắng và sự họa phước của người. Liên Trì Đại Sư nghe được việc ấy, gửi thơ cực lực bài xích, cho rằng đó là lưới ma. Thuần Hy tỉnh ngộ, quả nhiên về sau không còn đoán trước được nữa. Cho nên người học đạo phải để tâm lo việc lớn, nếu chẳng thế tất sẽ bị việc nhỏ làm tổn hại. Đừng nói chi những cảnh giới ấy, dù cho được ngũ thông cũng phải gác bỏ bên ngoài, mới có thể chứng lậu tận thông. Nếu một bề tham trước thì công phu khó tiến, hoặc có khi thối lui, điều nầy cần phải biết.
Ngươi nằm mơ thấy vào điện Phật, nhớ hai câu kinh, cũng thuộc về cảnh lành. Song hai câu ấy nghĩa lý rất rõ ràng không chi khó. “Phản hư y giác lộ. Quy chơn ngộ thường không” (Bỏ giả theo đường giác. Về chơn ngộ thường không), là ý nói: Chúng sanh vì nhận lầm sự vật giữa đời đều có thật, nên mới mê man xoay vần trong nẻo luân hồi. Nếu có thể quán sát biết sự vật đương thể vốn không thì liền ra khỏi lối mê, nương theo đường giác, trở về bản tánh, ngộ được lý Thật Tướng, Chơn Không, Chơn Thường. Hai câu ấy chưa thấy ở đâu, cũng có khi đó là câu văn đã ghi nhớ đời trước, chưa chắc chính thực văn kinh. Muốn phân biệt ma cảnh hay thánh cảnh, phải xét lại cảnh ấy xem có hợp với lời dạy trong kinh chăng? Và như quả là thánh cảnh thì khiến cho người khi trông thấy tâm liền thanh tịnh, không vọng động chấp trước; nếu là ma cảnh thì tâm liền vọng động, chấp trước, không được thanh tịnh. Lại nữa, quang minh của Phật tuy sáng ngời song không làm xót con mắt, nếu không đúng thế, tức là ma trá hình. Khi Phật hiện, dùng lý: “Các tướng hữu vi đều là giả dối” mà gạn thì càng hiện rõ. Nếu ma trá hiện, dùng lý ấy xét gạn thì liền ẩn hình. Đây là phương châm rất vững chắc để khán nghiệm sự chơn giả vậy. Ban đêm, ngươi thấy ánh sáng trắng và cảnh trong ngời giữa hư không đó là do tâm thanh tịnh hiện ra, đâu nên cho là tướng pháp giới tịch chiếu không hai? Nếu nghĩ như thế là đem phàm lạm thánh, tội lỗi chẳng ít. Người tu Tịnh nghiệp như chẳng lấy các cảnh giới làm mong cầu thì cũng không có hiện cảnh chi nhiều. Nếu trong lòng chuyên muốn thấy cảnh, tất cảnh giới hiện ra phức tạp. Lúc ấy, như không khéo dụng tâm, hoặc có khi bị tổn hại, phải để ý nhớ kỹ điều này.
Pháp môn Tịnh Độ dùng Tín, Nguyện, Hạnh làm tông. Có tín nguyện, không luận công hạnh nhiều ít, cạn sâu, đều được vãng sanh. Không tín nguyện, dù cho tu đến cảnh quên cả năng sở, thoát hẳn căn trần, cũng khó hy vọng được về Cực Lạc. Bởi vì, nếu quả chứng được thật lý của cảnh ấy, có thể dùng tự lực để thoát sanh tử thì không cần luận. Như chỉ có công phu dẹp trừ vọng chấp tỏ thấy lý ấy, chưa được thật chứng, tất nhiên khó vãng sanh khi thiếu Tín Nguyện. Nhà tham thiền khi bàn luận Tịnh Độ đều bỏ tín nguyện đem về tông Thiền. Như y theo đó mà tu cũng có thể khai ngộ, nhưng nói đến sự thoát sanh tử, e cho mộng tưởng không thành bởi vì chưa dứt hoặc nghiệp. Nên biết phàm phu được về Tịnh Độ đều do lòng tín nguyện cảm Phật, nên nương nhờ từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Nếu không phát tín nguyện, lại dẫn câu niệm Phật đem về tự tâm, thì làm sao cảm được Phật? Đạo cảm ứng đã không hợp, tất chúng sanh cùng Phật riêng cách, dùng môn hoành siêu làm pháp thụ xuất, sự lợi ích cạn mà tổn thất lại sâu. Lợi ích là tu y theo nhà Thiền nói cũng có thể tỏ ngộ; tổn thất là bỏ tín nguyện nên không được tiếp dẫn vãng sanh. Vì thế người chơn thật tu Tịnh Độ không dùng được lời khai thị của nhà tu Thiền bởi pháp môn và tông chỉ đều riêng khác.
Vậy ngươi nên xét kỹ lại. Như chẳng cho lời ta là phải thì cứ thỉnh cầu nơi bậc đại thông gia, hoặc may có thể hợp với tâm chí của ngươi. Về việc ấy, Ấn Quang này vẫn không chấp trước chi cả.
:)


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: TRỘM PHÁP LÀ THẾ NÀO?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

thanhtinhtam đã viết:Chị nói em thấy cũng kì ha, nếu vậy thì hằng ngày chị gọi đầu thì sao. Chắc chị kị riêng nước mưa thôi. :)

Tiền, tài sản gì, ai cho thì mình tùy duyên lấy. Có tiền là phước, dùng tiền là trí huệ mà. Lấy rồi dùng hết để in kinh, tạo tượng, phóng sanh, cứu tế ... Hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sanh đều an lạc, em làm như vậy không à. Mà gặp trường hợp nào tranh giành thì thôi không đụng vào, như trường hợp của chị thì nên chạy lẹ thì hơn :D .

Tốt nhất là đi đường thì đừng đem theo vật gì quý giá chị nhé, khi gặp ăn trộm thì niệm danh hiệu Bồ Tát, mà thường nhật phải thường kiêm niệm, thì đến lúc đó mới dễ cảm ứng.

Mơ thì có nhiều cảnh giới lắm chị ạ. Ừ thì chị nói “cũng chỉ là mộng nên không bỏ cũng không lấy chỉ biết là như vậy” em cũng thấy an tâm cho chị.

Xưa kia có người đem giấc mộng của mình thuật cho đại sư Ấn Quang nghe, thì được ngài dạy những lời bên dưới, chị đọc nhé cafene:
Thơ đáp Cư Sĩ Hà Huệ Chiêu
Được thơ, biết ngươi túc căn rất sâu, hiện hạnh lại tinh thuần nên mới có những cảnh tượng lạ ấy. Nhưng người đời nay phần nhiều hay ưa danh vọng, có được nửa phần một phần, liền nói đến trăm ngàn muôn phần. Như trong quyển ký lục của vị cư sĩ nọ, những cảnh giới của y đều do tự ý vẽ vời ra khác hẳn với sự thật. Ngươi đã không nói dối, nhưng e hoặc khi có tập quán đó thì lầm lỗi rất nhiều! Đức Phật đem tội nói dối liệt vào trong năm giới căn bản, chính là để phòng ngừa mối tệ ấy. Như về việc thường, không thấy nghe nói thấy nghe, tội hãy còn nhẹ. Nếu cố ý muốn xây dựng lâu các giữa hư không, dối nói những cảnh giới nhiệm mầu, chưa chứng đắc bảo rằng chứng đắc, tức là đại vọng ngữ, tội này nặng hơn giết, trộm, dâm trăm ngàn muôn ức lần. Người đã phạm, nếu không hết sức sám hối, tất sẽ bị đọa vào ngục A Tỳ, vì lời nói ấy làm cho chúng sanh nghi lầm, có thể phá hoại Phật Pháp. Vậy ngươi cần phải thận trọng với những cảnh đã thấy, chớ nên nói thêm bớt một mảy ly. Nếu thêm bớt tức là có lỗi, vì bậc tri thức chưa chứng được tha tâm đạo nhãn, chỉ dùng lời nói làm bằng cớ để phán đoán mà thôi. Đem những cảnh giới như thế tỏ với bậc trí thức để cầu quyết trạch sự chơn, giả, chánh, tà thì không lỗi. Nếu không vì việc chứng minh quyết trạch, ý muốn tự khoe cũng có lỗi. Lại, chỉ nên tỏ cùng bậc tri thức cầu xin chứng minh, ngoài ra chớ nên nói với ai, nếu lộ bày thì có hại, vì về sau không còn được thấy cảnh giới ấy nữa. Đây là điều quan hệ thứ nhất của người tu hành, mà trong Thai giáo thường nói đến.
Cho nên người niệm Phật đời nay phần nhiều hay bị ma dựa, đều do dùng tâm vọng động mong được những cảnh lạ thường. Đừng nói cảnh ấy là ma, dù có thắng cảnh, nếu sanh lòng vui mừng tham trước cũng bị tổn hại, huống chi vị tất quả thật là thắng cảnh ư? Nếu người có công hàm dưỡng, dứt hẳn tâm vọng động, khi thấy các cảnh giới, không vui mừng, tham trước, sợ hãi, nghi ngờ, thì dù gặp ma cảnh cũng được lợi ích, nói gì là cảnh nhiệm mầu? Sở dĩ được như thế, là bởi không bị ma chuyển nên có thể tiến triển thêm. Những điều trên đây ta ít hay đem nói với người, nay nhân vì ngươi có việc ấy nên phải dẫn bày chỉ rõ.
Trước tiên, ngươi lễ Phật, bỗng thấy tượng Quán Âm Đại Sĩ hiện ra là không đích xác. Nếu quả đúng cảnh Phật thì không đến đỗi nhân khi suy nghĩ: “Tượng cùng Quán Kinh không hợp” liền ẩn hình. Nhưng do đó lòng tin của ngươi càng tha thiết thì cũng là nhân duyên tốt. Song chẳng nên thường muốn thấy hình tượng, chỉ thành tâm lễ bái mà thôi. Như thế mới khỏi lo có sự rủi ro khác.
Khi ngươi sắp ngủ, thấy trước mắt có ánh sáng trắng và lúc lễ Phật thấy hình Phật đứng lơ lửng giữa hư không, tuy thuộc về cảnh tốt, song chớ nên tham trước mong cầu, vì nếu thế, về sau cảnh ấy không còn hiện nữa. Xem căn tánh của ngươi dường như kiếp trước đã từng tu tập Thiền Ðịnh, nên mới thường có những tướng ấy. Đời nhà Minh, ông Ngu Thuần Hy tịnh tu ở núi Thiên Mục, chỗ tử quan của Cao Phong Diệu Thiền Sư thuở xưa, lâu ngày tự biết việc quá khứ, vị lai, hay nói trước những cơn mưa nắng và sự họa phước của người. Liên Trì Đại Sư nghe được việc ấy, gửi thơ cực lực bài xích, cho rằng đó là lưới ma. Thuần Hy tỉnh ngộ, quả nhiên về sau không còn đoán trước được nữa. Cho nên người học đạo phải để tâm lo việc lớn, nếu chẳng thế tất sẽ bị việc nhỏ làm tổn hại. Đừng nói chi những cảnh giới ấy, dù cho được ngũ thông cũng phải gác bỏ bên ngoài, mới có thể chứng lậu tận thông. Nếu một bề tham trước thì công phu khó tiến, hoặc có khi thối lui, điều nầy cần phải biết.
Ngươi nằm mơ thấy vào điện Phật, nhớ hai câu kinh, cũng thuộc về cảnh lành. Song hai câu ấy nghĩa lý rất rõ ràng không chi khó. “Phản hư y giác lộ. Quy chơn ngộ thường không” (Bỏ giả theo đường giác. Về chơn ngộ thường không), là ý nói: Chúng sanh vì nhận lầm sự vật giữa đời đều có thật, nên mới mê man xoay vần trong nẻo luân hồi. Nếu có thể quán sát biết sự vật đương thể vốn không thì liền ra khỏi lối mê, nương theo đường giác, trở về bản tánh, ngộ được lý Thật Tướng, Chơn Không, Chơn Thường. Hai câu ấy chưa thấy ở đâu, cũng có khi đó là câu văn đã ghi nhớ đời trước, chưa chắc chính thực văn kinh. Muốn phân biệt ma cảnh hay thánh cảnh, phải xét lại cảnh ấy xem có hợp với lời dạy trong kinh chăng? Và như quả là thánh cảnh thì khiến cho người khi trông thấy tâm liền thanh tịnh, không vọng động chấp trước; nếu là ma cảnh thì tâm liền vọng động, chấp trước, không được thanh tịnh. Lại nữa, quang minh của Phật tuy sáng ngời song không làm xót con mắt, nếu không đúng thế, tức là ma trá hình. Khi Phật hiện, dùng lý: “Các tướng hữu vi đều là giả dối” mà gạn thì càng hiện rõ. Nếu ma trá hiện, dùng lý ấy xét gạn thì liền ẩn hình. Đây là phương châm rất vững chắc để khán nghiệm sự chơn giả vậy. Ban đêm, ngươi thấy ánh sáng trắng và cảnh trong ngời giữa hư không đó là do tâm thanh tịnh hiện ra, đâu nên cho là tướng pháp giới tịch chiếu không hai? Nếu nghĩ như thế là đem phàm lạm thánh, tội lỗi chẳng ít. Người tu Tịnh nghiệp như chẳng lấy các cảnh giới làm mong cầu thì cũng không có hiện cảnh chi nhiều. Nếu trong lòng chuyên muốn thấy cảnh, tất cảnh giới hiện ra phức tạp. Lúc ấy, như không khéo dụng tâm, hoặc có khi bị tổn hại, phải để ý nhớ kỹ điều này.
Pháp môn Tịnh Độ dùng Tín, Nguyện, Hạnh làm tông. Có tín nguyện, không luận công hạnh nhiều ít, cạn sâu, đều được vãng sanh. Không tín nguyện, dù cho tu đến cảnh quên cả năng sở, thoát hẳn căn trần, cũng khó hy vọng được về Cực Lạc. Bởi vì, nếu quả chứng được thật lý của cảnh ấy, có thể dùng tự lực để thoát sanh tử thì không cần luận. Như chỉ có công phu dẹp trừ vọng chấp tỏ thấy lý ấy, chưa được thật chứng, tất nhiên khó vãng sanh khi thiếu Tín Nguyện. Nhà tham thiền khi bàn luận Tịnh Độ đều bỏ tín nguyện đem về tông Thiền. Như y theo đó mà tu cũng có thể khai ngộ, nhưng nói đến sự thoát sanh tử, e cho mộng tưởng không thành bởi vì chưa dứt hoặc nghiệp. Nên biết phàm phu được về Tịnh Độ đều do lòng tín nguyện cảm Phật, nên nương nhờ từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Nếu không phát tín nguyện, lại dẫn câu niệm Phật đem về tự tâm, thì làm sao cảm được Phật? Đạo cảm ứng đã không hợp, tất chúng sanh cùng Phật riêng cách, dùng môn hoành siêu làm pháp thụ xuất, sự lợi ích cạn mà tổn thất lại sâu. Lợi ích là tu y theo nhà Thiền nói cũng có thể tỏ ngộ; tổn thất là bỏ tín nguyện nên không được tiếp dẫn vãng sanh. Vì thế người chơn thật tu Tịnh Độ không dùng được lời khai thị của nhà tu Thiền bởi pháp môn và tông chỉ đều riêng khác.
Vậy ngươi nên xét kỹ lại. Như chẳng cho lời ta là phải thì cứ thỉnh cầu nơi bậc đại thông gia, hoặc may có thể hợp với tâm chí của ngươi. Về việc ấy, Ấn Quang này vẫn không chấp trước chi cả.
:)
Hay quá! Chị Cát Tường sáng mắt ra luôn! :"> . Cảm ơn em! tangbong tangbong tangbong


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]219 khách