Dĩ hòa vi quý

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Tôi thích "Dĩ Chân-Thiện-Mỹ vi quý" hơn là "Dĩ hòa vi quý"

Hồi giáo họ thích nhất Phật tử nào chủ trương "Dĩ hòa vi quý" đấy. Lạy A-la hết đi, dẹp tượng Phật đi để được "hòa" nhé! :-?

Nhẫn nhục khi đó là ngu si, thỏa hiệp với cái xấu ác, góp phần làm cho Chánh pháp bị diệt vong. Đạo Phật dạy chúng ta con đường trung đạo: Bi phải luôn đi kèm với Trí và Dũng. Từ luôn phải đi kèm với Nghiêm. Hoằng pháp luôn phải đi kèm với Hộ pháp. kinhle

Còn trong cuộc sống, nếu giáo viên không nghiêm với những sai trái của học trò, cha mẹ không nghiêm với những thói hư tật xấu của con cái, nghành an ninh cảnh sát không đấu tranh với tội phạm, người dân không dám đấu tranh với quan chức tham nhũng cửa quyền...thì xã hội này đại loạn!


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

khanh chi đã viết:Tôi thích "Dĩ Chân-Thiện-Mỹ vi quý" hơn là "Dĩ hòa vi quý"

Hồi giáo họ thích nhất Phật tử nào chủ trương "Dĩ hòa vi quý" đấy. Lạy A-la hết đi, dẹp tượng Phật đi để được "hòa" nhé! :-?

Nhẫn nhục khi đó là ngu si, thỏa hiệp với cái xấu ác, góp phần làm cho Chánh pháp bị diệt vong. Đạo Phật dạy chúng ta con đường trung đạo: Bi phải luôn đi kèm với Trí và Dũng. Từ luôn phải đi kèm với Nghiêm. Hoằng pháp luôn phải đi kèm với Hộ pháp. kinhle

Còn trong cuộc sống, nếu giáo viên không nghiêm với những sai trái của học trò, cha mẹ không nghiêm với những thói hư tật xấu của con cái, nghành an ninh cảnh sát không đấu tranh với tội phạm, người dân không dám đấu tranh với quan chức tham nhũng cửa quyền...thì xã hội này đại loạn!
Khanh chi nói hay quá =(( , rất rất hay =((

Còn cái anh Nguyên Chiếu gì gì đó trả lời đúng câu hỏi của em đi :)) Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo ở Miền Nam Việt Nam 1963 cho hòa bình theo Nguyên Chiếu là đúng hay là sai hả ? =))


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

HỎI: Tôi mới tìm hiểu đạo Phật, thấy đạo Phật rất hay nhưng hình như nó tách rời với cuộc sống và không áp dụng được. Đơn cử nếu mọi người đều đi tu hết rồi thì lấy ai bảo vệ quốc gia, ai chăm sóc gia đình. Làm sao tu được trong khi vẫn lấy vợ, lấy chồng. Gặp điều ác mà từ bi thì chỉ nhận thiệt thòi cho bản thân và cho người khác mà thôi. Rất mong quý Báo giải đáp!

ĐÁP:

Bạn Trung Đức thân mến!

Bạn đã tìm hiểu được một vài khía cạnh về đạo Phật và thấy nó “rất hay” là điều đáng mừng. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác của đạo Phật mà bạn có thể chưa cảm nhận được hết nên cần trao đổi thêm. Đây là một thái độ đúng đắn, khoa học của những người tìm hiểu về đạo Phật. Đạo Phật không chủ trương nhắm mắt tin càn mà xác quyết “đến để thấy”. Do đó, người nào phát khởi niềm tin Tam bảo sau khi đã tìm hiểu rõ ràng sẽ bền vững và bất động.

Bạn đưa ra giả thuyết “Nếu mọi người đều đi tu hết rồi thì lấy ai bảo vệ quốc gia, ai chăm sóc gia đình?”. Thiết nghĩ, giả thuyết này vĩnh viễn là giả thuyết, do đó không cần trả lời. Bởi trong thực tế chỉ một số ít người có duyên lành mới đi tu được. Từ bỏ chút ít, chịu thiệt thòi tí ti mà người đời đã không làm được nói chi chuyện xả bỏ hết thảy, kể cả vợ con, gia đình, chay lạt đạm bạc cả đời. Vì thế, chỉ sợ không ai đi tu thêm nữa mà thôi chứ không hề sợ đi tu hết rồi không còn ai sống đời thế tục.

Việc tu học trong đời sống gia đình vốn rất cần thiết và quan trọng. “Lấy vợ, lấy chồng” rồi họ rất cần được hướng dẫn tu tập để xây dựng hạnh phúc gia đình. Đây là pháp tu của hàng Phật tử tại gia. Tu có nghĩa là sửa, sửa cái xấu thành tốt, sửa cái sai thành đúng giúp cho mỗi thành viên trong gia đình ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên, những gia đình nào mà hai vợ chồng đều biết tu, nghĩa là biết quy y Tam bảo và giữ năm giới (không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không nghiện ngập say sưa) thì gia đình ấy trong ấm ngoài êm, an vui và hạnh phúc.

Vấn đề “Gặp điều ác mà từ bi thì chỉ nhận thiệt thòi cho bản thân và cho người khác mà thôi” thực chất là bạn đã hiểu chưa đúng về từ bi đồng thời đây cũng là cái nhìn phiến diện trong bối cảnh xã hội loạn lạc, mất niềm tin. Thực ra, từ là ban vui, bi là cứu khổ. Nên gặp điều ác thì người Phật tử sẵn sàng “ban vui, cứu khổ” bằng tinh thần “bi-trí-dũng” để đem lại lợi ích và bình đẳng cho mình và người chứ không phải bó gối ngồi yên cam chịu thua thiệt. Không nên hiểu “từ bi” như là một sự nhu nhược, yếu kém, ai muốn làm gì mình và người thì cứ mặc sức mà làm. Nên biết, từ bi của Phật giáo luôn đi liền với trí tuệ và uy dũng để lợi mình và lợi người.

Nói chung, nhận thức đạo Phật “tách rời với cuộc sống và không áp dụng được” là chưa đúng với thực chất của đạo Phật. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu sâu hơn nữa để hiểu đúng về đạo Phật, nếu hữu duyên thì đạo Phật sẽ soi sáng cho bạn cùng với những người thân.

Chúc bạn tinh tấn!


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

bandsawsk5 đã viết: Còn cái anh Nguyên Chiếu gì gì đó trả lời đúng câu hỏi của em đi :)) Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo ở Miền Nam Việt Nam 1963 cho hòa bình theo Nguyên Chiếu là đúng hay là sai hả ? =))
Chào bạn bandsawsk5,

Với câu hỏi này thì chắc chắn là duyên của tôi và bạn chỉ đến mức này thôi, nếu duyên của tôi và bạn tiến sâu trong giáo lý của Phật thì câu hỏi này ko có trong diễn đàn này!!!!!! Đạo Phật là đạo mà có thể giải thích mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ mà tất cả các tôn giáo, nhà khoa học ko thể giải thích được trừ những người giác ngộ.

Này bạn bandsawsk5, tôi chỉ tâm sự với bạn qua câu chuyện này và bạn tự hiểu nha :

1)Ngày xưa Phật đi thuyết Pháp đã bị ngoại đạo đánh chảy máu, nhưng Phật vẫn ko giận, ko trách.....và sau đó ngoại đạo bị khuất phục bởi lòng nhân từ của Phật.
2)Ngày xưa Phật đi thuyết Pháp đã có người hỏi những chuyện siêu hình, ko có ích cho tu học thì Phật cũng ko trả lời vì nó ko giúp ích cho chúng ta tu học.

Hẹn gặp bạn trong duyên lành khác.

Chúc bạn an vui.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

Ngọn lửa thiêng và trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức là bằng chứng hùng hồn cho tinh thần Phật giáo nước nhà: Dù bị các thế lực thù địch, hiềm kích tôn giáo hay cố tình dìm “chết” Phật giáo thì Phật giáo vẫn cứ mạnh mẽ vươn lên như tinh thần Bi – Trí – Dũng trong nhà Phật.


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))
Sửa lần cuối bởi bandsawsk5 vào ngày 07/10/14 23:17 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nguyên Chiếu đã viết:
bandsawsk5 đã viết: Còn cái anh Nguyên Chiếu gì gì đó trả lời đúng câu hỏi của em đi :)) Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo ở Miền Nam Việt Nam 1963 cho hòa bình theo Nguyên Chiếu là đúng hay là sai hả ? =))
Chào bạn bandsawsk5,

Với câu hỏi này thì chắc chắn là duyên của tôi và bạn chỉ đến mức này thôi, nếu duyên của tôi và bạn tiến sâu trong giáo lý của Phật thì câu hỏi này ko có trong diễn đàn này!!!!!! Đạo Phật là đạo mà có thể giải thích mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ mà tất cả các tôn giáo, nhà khoa học ko thể giải thích được trừ những người giác ngộ.

Này bạn bandsawsk5, tôi chỉ tâm sự với bạn qua câu chuyện này và bạn tự hiểu nha :

1)Ngày xưa Phật đi thuyết Pháp đã bị ngoại đạo đánh chảy máu, nhưng Phật vẫn ko giận, ko trách.....và sau đó ngoại đạo bị khuất phục bởi lòng nhân từ của Phật.
2)Ngày xưa Phật đi thuyết Pháp đã có người hỏi những chuyện siêu hình, ko có ích cho tu học thì Phật cũng ko trả lời vì nó ko giúp ích cho chúng ta tu học.

Hẹn gặp bạn trong duyên lành khác.

Chúc bạn an vui.
Hề hề, Nhu nhược như vậy, ''giống câu tô màu đỏ đó'' thì ngoài đời chắc cũng không làm được việc gì to tác đâu nhỉ. Muốn không nghĩ mình là người bị chém gió thì phải nêu ra lập trường có lợi đôi bên, phải vậy hông nè ? :)
bandsawsk5 đã viết:Ngọn lửa thiêng và trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức là bằng chứng hùng hồn cho tinh thần Phật giáo nước nhà: Dù bị các thế lực thù địch, hiềm kích tôn giáo hay cố tình dìm “chết” Phật giáo thì Phật giáo vẫn cứ mạnh mẽ vươn lên như tinh thần Bi – Trí – Dũng trong nhà Phật.
Tiểu sử là một tấm gương tốt cho người đời. Nhưng không phải ai cũng điều giống ý như nhau?
Hoàn cảnh giống nhau, và kiến thức tu học cũng không giống nhau đâu nhỉ?

Bạn có xem hình hoạt họa lúc nhỏ chớ gì! Khi thì làm siêu nhân, khi thì làm vua, và cũng có lúc muốn làm kẻ ăn mày, hoàng tử nhái cưới công chúa đẹp. Nhưng càng lớn thì lại càng thấy những điều ước đó không có sự thật.
Vậy bạn đem tiểu sử của Bồ Tát Thích Quảng Đức là sau này tôi tu phải làm như thế, có phải vậy hông ? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

Cảm ơn chú Hỉ đã bình luận :) ê
Tóm lại kết luận 1 câu là dĩ hòa vi quý tốt hay xấu thì là tùy theo trường hợp , không phải lúc nào cũng phải dĩ hòa vi quý như anh Nguyên Chiếu nói :D . Bi phải đi với Trí Tuệ và Uy Dũng . Thanks


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Vô_Ngã_Lão_Ông đã viết:
Nguyên Chiếu đã viết: Chào bạn bandsawsk5,

Mọi đấu tranh trong cuộc sống chỉ làm con người thêm khổ, và chỉ có khổ.
Vậy Phật tổ kêu gọi hàng đệ tử mình học giáo lý để luận đạo và hàng phục tà đạo làm gì ? Đấu tranh với ngoại đạo chi ? Và bản thân Phật nhiều lần làm nhục ngoại đạo khi thảo luận với họ là có đấu tranh hay không đấu tranh để bảo vệ ý kiến của Phật ? :D
Cái ông này khoái lăng xăng vào tọc mạch chuyện của người khác, lại còn lấy Phật này Phật nọ ra khè người ta. Thế ông bảo là Phật kêu gọi hàng đệ tử mình học giáo lý để đấu tranh với ngoại đạo à, đừng lấy lời Phật đang nói với ác ma ra gượng gạo ghán ghép cho rằng Phật đang giảng cho đệ tử nhé. :D Ông là ông chuyên gia cắt xẻo lời Phật, ghán ghép tùm lum rồi cho là mình hay và đi hoạnh họe người khác. Mà tôi nhớ không lầm là khi vừa giác ngộ thì ông Phật ổng muốn "vô vi" luôn chứ đâu có muốn giảng pháp hay đấu tranh với ai làm gì. Ông nổ được với ai chứ gặp Kb cùi bắp tôi thì hết đường làm ăn nhé. Rãnh thì kiếm việc gì làm cho ích nước lợi nhà, còn không thì đi ngủ đi cho khỏe ông nhé! :D

Thân ái !!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

bandsawsk5 đã viết:Chào các hội viên trên diễn đàn :)
Cho em được hỏi về câu dĩ hòa vi quý .
- DĨ có nghĩa là "lấy"
-HÒA có rất nhiều nghĩa, trong câu này HÒA có nghĩa là "cùng hòa hợp với nhau", "không trái ý với nhau"
-VI có nghĩa là "làm"
-QUÝ cũng có nhiều nghĩa, trong câu này có nghĩa là " lấy làm trọng"


Nghĩa toàn câu là "(Hãy) lấy sự hòa hợp với nhau làm trọng"

Như Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ Dĩ hòa vi quý :

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân dĩ hòa vi quý
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.

Thế mà hôm nay em đi học văn , cô giáo dạy là Dĩ hòa vi quý là tiêu cực , câu dĩ hòa vi quý có ý chê bai những con người không dám đấu tranh . Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy lời cô nói không sai , mà cũng không đúng lắm . Nếu như thế thì xã hội sẽ loạn lên mất , chém giết suốt ngày , gia đình sẽ chẳng có hòa thuận :( .

Theo mọi người thì câu dĩ hòa vi quý là tốt hay xấu ?
"Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa" - Tử Lộ

tạm dịch: Người quân tử sống chân tình chan hòa với mọi người nhưng không kết bè đảng, tiểu nhân thì ưa kết bè đảng nhưng sống không chân tình chan hòa.

Bạn lấy lời người khác mà hỏi nên tôi ăn cắp lời người khác mà đáp. Chứ riêng cá nhân tôi thì chỗ nào "Quý" tôi mới Hòa, còn không quý thì cho em xin hai chữ "Bye Bye.." baibaibai

À, hỏi mà biết câu trả lời rồi thì không được trung thực cho lắm đâu nhé :D

Thân ái !


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

binh đã viết:Câu "Dĩ hòa vi quí" cần áp dụng theo từng trường hợp, không phải lúc nào cũng đúng.

Thí dụ hai bên tranh giành nhau về việc gì đó. Thường thì có 2 cách giải quyết :
1) Thuơng lượng, phân chia theo sự thỏa thuận của cả 2 bên.
2) Gây sự, đánh nhau, theo kiểu mạnh được yếu thua.

Nếu giải quyết theo cách hai thì hai bên cùng bị tổn hại, và gây ra thù oán kéo dài về sau (Oan oan tuơng báo)
Nếu giải quyết theo cách thứ nhất thì hai bên đều bằng lòng, không ai bị tổn hại.

Trong trường hợp như vậy thì người ta dùng câu "Dĩ hòa vi quí" để khuyên hai bên dùng cách thứ nhất.
Còn trường hợp trong hai bên có một bên quyết cướp của người bằng được, thì đành phải chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của mình vậy.

Câu này là câu xử thế bình thường, không phải xuất xứ từ đạo Phật.
chuchuyen đã viết:Cái này là của Nho giáo các ông lôi vào đây làm gì ?
Người có trí huệ, đại khái biết bốn mươi lăm việc: 1. Là sửa sang nhà cửa. 2. Là gây không khí hòa hợp trong gia đình. 3. Là giao thân với chính họ. 4. Là tin ở bạn bè. 5. Là theo học với bậc minh sư. 6. Là làm việc gì quyết cho thành tựu. 7. Là tài trí cao rộng. 8. Là mọi hành vi đều hướng về việc lành. 9. Là giàu sang thì lo làm việc ân đức. 10. Là tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng. 11. Là có của phải mở mang sự nghiệp. 12. Là không giao của cải cho con cái nếu chúng còn quá nhỏ. 13. Là kết bạn với người hiền. 14. Là không quá tin những ai vừa mới quen biết. 15. Là tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu. 16. Là mua bán đổi chác phải thật thà, không lường gạt. 17. Là dời ở nơi nào phải đến xem trước. 18. Là đến đâu phải biết đó giàu hay nghèo, quý hay tiện. 19. Là phải giao thiệp thân cận với người lành. 20. Là phải nương tựa vào một thế lực. 21. Là đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo. 22. Là xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng cơ nghiệp. 23. Là nếu bần khổ thì đừng có cao vọng to tát. 24. Là có của quý không keo với người. 25. Là việc bí mật đừng nói cho vợ nghe. 26. Là làm vua phải kính người hiền đức. 27. Là phải ăn ở có hậu, nhất là bậc trung chính. 28. Nếu là thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước. 29. Là gặp việc phải lo lập công. 30. Là trong công cuộc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản. 31. Là phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kính. 32. Là thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm việc trung nghĩa. 33. Là làm thuốc phải hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố. 34. Là đau ốm phải nghe lời thầy thuốc. 35. Là ăn uống phải giữ cho có độ lượng. 36. Là có của ngon vật lạ chia sẻ cho nhau, đừng tiếc. 37. Là cho ai, hoặc cho ai mượn gì, phải tự tay mình trao cho họ. 38. Là làm chứng cớ cho người chính. 39. Là đừng vu oan cho kẻ vô tội. 40. Là khuyên can sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người. 41. Là nhẫn nại và xa lánh việc ác. 42. Là đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người. 43. Là lấy sự thuận hòa làm quý. 44. Là theo đạo phải giữ giới. 45. Là lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả.
(Trích kinh Hiền Nhân)
baibaibai


bandsawsk5
Bài viết: 65
Ngày: 29/07/14 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Nghệ An

Re: Dĩ hòa vi quý

Bài viết chưa xem gửi bởi bandsawsk5 »

Nguyên Chiếu đã viết:
1)Ngày xưa Phật đi thuyết Pháp đã bị ngoại đạo đánh chảy máu, nhưng Phật vẫn ko giận, ko trách.....và sau đó ngoại đạo bị khuất phục bởi lòng nhân từ của Phật.
1 người mẹ khi biết người con giết người , đã báo công an đến để bắt con thì có phải người mẹ đó không thương con ?? Còn nếu người mẹ đó biết con giết người mà còn bao che cho con thì liệu người mẹ đó có làm đúng ??

Từ Bi: Nghĩa là đem vui cứu khổ. Người Phật tử sống theo châm ngôn Bi không thể thản nhiên trước nổi khổ của kẻ khác kể cả loài vật. Cho dù với hành động nhỏ nhặt tầm thường mà diệt trừ được khổ đau, đem an vui cho người và vật thì người Phật tử quyết không chối từ.

Trí Tuệ: Nghĩa là hiểu biết rõ ràng cùng khắp, nhận rõ được chân lý và sự thật. Người Phật tử không cam tâm chịu dốt và u mê mà phải tìm tòi học hỏi đúng chánh pháp và chân lý. Ngoài ra phải giúp đỡ khai sáng cho mọi người cùng học hỏi hiểu biết như mình.

Dũng Mãnh: Nghĩa là can đảm tinh tấn, không yếu đuối sợ sệt, ươn hèn, thối chí. Là đoàn sinh Gia Đình Phật Tử em phải vượt qua mọi chướng ngại để tiến đến giác ngộ. Phải luôn luôn cố gắng kiên trì để thắng mọi thử thách gian lao từ bên trong đến bên ngoài, mỉm cười trước nguy hiểm, tự tại trước thất bại để vững chí tiến bước trên đường tu học và hành đạo.

Trước có topic bác thánh tri bảo là đạo phật không cần trí tuệ , càng có trí tuệ càng khổ là không đúng .

Từ đối tượng là Phật là đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi mà bác sĩ Lê Đình Thám lấy ý này để xây dựng phương châm cho Gia đình Phật tử là Bi, Trí, Dũng, nhưng tất cả chúng ta lập chí tu hành theo phương châm này đều tốt. Tuy nhiên, từ bi mà không có trí tuệ, giống như ngài Huyền Trang không nhận ra yêu ma, nên luôn bị nó hại. Tề Thiên thấy được yêu ma, vì Ngộ Không là tâm bất động, thấy bề ngoài đáng thương, nhưng bên trong là yêu ma.


Nói tóm lại là ba đức tính Bi - Trí - Dũng phải song song phối hợp, hỗ trợ nương tựa nhau, không thể thiếu một. Nếu có Bi (tình thương) mà thiếu Trí (lý trí) xét đoán thì Bi ấy sẽ bị sai lầm, mù quáng. Nếu có Trí mà không có Bi thì Trí ấy nguy hiểm. Khi có Bi và Trí mà thiếu Dũng thì Bi và Trí cũng vô dụng, vì không vượt thắng khó khăn, trở ngại để thực hiện Bi, Trí đạt tới thành công. Có Dũng mà thiếu Bi và Trí thì Dũng ấy dễ sai lạc bởi hành động thiếu suy nghĩ và có khi trở thành độc ác, rơi vào con đường trụy lạc.
Sửa lần cuối bởi bandsawsk5 vào ngày 08/10/14 05:41 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.242 khách