Trung Chánh là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

KIM CO MAT TICH
Bài viết: 116
Ngày: 22/11/11 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi KIM CO MAT TICH »

Cái cậu duyên khởi này còn nhỏ tuổi phải không? Tự nhiên đang nói Trung Chánh mà cậu bảo:

"Tin vào Trung Chánh thì cũng chưa là trung chánh đâu ạ! =P~
Vì tâm còn phân biệt giữa một bên Trung Chánh và một bên Không Trung Chánh ạ"

Thì tôi mới nói, nói như thế là lạc đề của chủ Topic rồi cậu nhỏ ạ. :D , Thôi, đến đây thôi.


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Dạ, em là đàn bà con gái ạ kinhle
chú nì, nói chiện giống mí sếp của em quá :D
Hùi đầu, mí xin việc làm, vào phòng nhưn sự, xưng hô là : "chú-cháu". Sếp bảo có bà con gì hông? thía, phải xưng em thui ạ.
Em bực mình quá xá, mí bảo: người việt nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh đâu có họ hàng thân thuộc gì đâu mà phải xưng là :" bác-cháu", em gọi sếp là "chú" là để bài tỏ lòng kính trọng, giống như gọi chủ tịch HCM là "bác" vậy. Đối với em, chú là lãnh đạo của công ty, có quyền bính đáng để em tôn trọng...
Từ đó, em được tuyển vào phòng kinh doanh, cũng nhờ Phật Bà phù hộ. Nhưng mí sếp cứ đì em, hở một cái là vặn vẹo...chán gê... :))


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Nhưng Đồng Nát nhận thấy thiện hữu nhân duyên không sanh tâm phân biệt là người có tâm hòa hợp, vậy cũng tốt!
Nhưng nên học sâu vào kinh và hành mỗi ngày. Chúc an lạc. tangbong


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

tangbong Dạ, em dễ gần lém ạ...Khổ nổi, em có anh chàng ng yêu hay ghen. Tại vì em ưa tiếp xúc và năng động, đôi lúc phải dàn xếp chiện tình cảm giữa nhiều người. Em cũng ráng tu để cho tốt hơn ạ :D


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Duyên Khởi đã viết:tangbong Dạ, em dễ gần lém ạ...Khổ nổi, em có anh chàng ng yêu hay ghen. Tại vì em ưa tiếp xúc và năng động, đôi lúc phải dàn xếp chiện tình cảm giữa nhiều người. Em cũng ráng tu để cho tốt hơn ạ :D
Đó đó, nếu không biết đâu là Trung Chánh thì mới sinh chuyên bị nghi ngờ. Ví dụ trong các mối quan hệ nếu không giữ Trung chánh thì sẽ sinh ra nhiều hiểu lầm, thị phi... thấy chưa..thấy chưa..hay vẫn chưa thấy? tangbong
Chánh ngữ , Chánh nghiệp, Chánh mạng trong Bát chánh đạo đó đó...giữ cho Trung đạo :)

Xin trích dẫn các đoạn ngắn để thiện hữu xem:

Chánh ngữ
‘Kinh Ví Dụ Cái Cưa’ (Kakacupamasuttam), đức Phật tường tận giải thích như sau:

“Chư Tỳ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Người có thể dùng khi nói với các người khác: (1). đúng thời hay phi thời, (2). chơn thực hay không chơn thực, (3). nhu nhuyến hay thô bạo, (4). có lợi ích hay không lợi ích, (5). với từ tâm hay với sân tâm.”

“Chư Tỳ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói đúng thời hay phi thời. Chư Tỳ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời chơn thực hay nói lời không chơn thực. Chư Tỳ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời nhu nhuyến hay nói lời thô bạo. Chư Tỳ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Chư Tỳ-kheo, khi nói với các người khác, các Người có thể nói với từ tâm hay với sân tâm.”

“Chư Tỳ-kheo, ở tại đây, các Người cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân". Chư Tỳ kheo, như vậy các Người cần phải học tập.


(...)
“Cũng vậy, này Vương tử, (1) lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.”

“(2) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, thời Như Lai không nói lời nói ấy.”

“(3) Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai ở đây biết thời giải thích lời nói ấy.”

“(4) Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.”

“(5) Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy.”

“(6) Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.”

“Vì sao vậy? Này Vương tử, Như Lai có lòng thương tưởng đối với các loài hữu tình"


Chánh mạng
có nghĩa là cuộc sống chân chánh hay còn gọi là chánh mạng.

Trong ‘Kinh Phân Biệt Về Sự Thật’ (Saccavibhangacittasuttam) đức Phật định nghĩa về chánh mạng như sau:

“Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.”11

Hay trong ‘Đại Kinh Xóm Ngựa’ (Maha ssapura suttam) đức Phật giải thích từ chánh mạng như sau:

"Sanh mạng chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì sanh mạng thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập”


Chánh niệm
Chi thứ 7 trong Bát chánh đạo là ‘chánh niệm’. Tiếng Pali là Samma sati. Samma là chánh; Sati có nghĩa là niệm, ức niệm, chánh niệm. Hay nói một cách khác là cột tâm, dán tâm hay chú tâm vào một đối tượng nào đó, được gọi là chánh niệm. Liên quan ý nghĩa này, trong ‘Đại Kinh Xóm Ngựa’ (Maha ssapura suttam) đức Phật giải thích như sau:

“Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa?" Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.”
Nguồn http://www.quangduc.com/coban-2/334batchanhdao.html
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 25/11/11 05:56 với 3 lần sửa.


KIM CO MAT TICH
Bài viết: 116
Ngày: 22/11/11 21:07
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi KIM CO MAT TICH »

Duyên Khởi đã viết:Dạ, em là đàn bà con gái ạ kinhle
chú nì, nói chiện giống mí sếp của em quá :D
Hùi đầu, mí xin việc làm, vào phòng nhưn sự, xưng hô là : "chú-cháu". Sếp bảo có bà con gì hông? thía, phải xưng em thui ạ.
Em bực mình quá xá, mí bảo: người việt nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh đâu có họ hàng thân thuộc gì đâu mà phải xưng là :" bác-cháu", em gọi sếp là "chú" là để bài tỏ lòng kính trọng, giống như gọi chủ tịch HCM là "bác" vậy. Đối với em, chú là lãnh đạo của công ty, có quyền bính đáng để em tôn trọng...
Từ đó, em được tuyển vào phòng kinh doanh, cũng nhờ Phật Bà phù hộ. Nhưng mí sếp cứ đì em, hở một cái là vặn vẹo...chán gê... :))
À, thế con gái hử, sinh năm bao nhiêu đấy?
Sao hồ sơ dám để "Nam", vào sửa hồ sơ đi cô bé. :D


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Không nên hỏi sinh năm bảo nhiêu rồi bị kêu là hỏi sao giống sếp hỏi lý lịch vậy, chỉ nên hỏi tu học được bao lâu rồi? :)


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

KIM CO MAT TICH đã viết:
Duyên Khởi đã viết:Dạ, em là đàn bà con gái ạ kinhle
chú nì, nói chiện giống mí sếp của em quá :D
Hùi đầu, mí xin việc làm, vào phòng nhưn sự, xưng hô là : "chú-cháu". Sếp bảo có bà con gì hông? thía, phải xưng em thui ạ.
Em bực mình quá xá, mí bảo: người việt nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh đâu có họ hàng thân thuộc gì đâu mà phải xưng là :" bác-cháu", em gọi sếp là "chú" là để bài tỏ lòng kính trọng, giống như gọi chủ tịch HCM là "bác" vậy. Đối với em, chú là lãnh đạo của công ty, có quyền bính đáng để em tôn trọng...
Từ đó, em được tuyển vào phòng kinh doanh, cũng nhờ Phật Bà phù hộ. Nhưng mí sếp cứ đì em, hở một cái là vặn vẹo...chán gê... :))
À, thế con gái hử, sinh năm bao nhiêu đấy?
Sao hồ sơ dám để "Nam", vào sửa hồ sơ đi cô bé. :D
em đâu có để ý lúc đăng ký nó là vậy rùi timeeeout


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Gặp người giàu không trọng, gặp người nghèo không khinh: Trung Đạo!

Hợp tình, hợp lý: Trung đạo!

hữu chấp hoặc vô chấp: không trung đạo!
Quán nội pháp và quán ngoại pháp để làm gì? Chánh niệm là con đường Trung đạo.

Phật pháp chẳng ngoài thế gian pháp! tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trung Chánh là gì?
Gặp người giàu không trọng, gặp người nghèo không khinh: Trung Đạo!
Gặp người giàu không trọng, gặp người nghèo không khinh: Đối sử bình đẳng, Trong Lục Hòa. Không hẳng là trung đạo.
Hợp tình, hợp lý: Trung đạo!
Hợp tình, hợp lý: Hành động, khẩu ý cho hợp tình, hợp lý với người chung quanh, với xã hội. Chớ không phải là trung đạo.
Hữu chấp hoặc vô chấp: không trung đạo!
Là Pháp nhị biên, là thế gian Pháp cũng không phải trung đạo hay không trung đạo.
Quán nội pháp và quán ngoại pháp để làm gì? Chánh niệm là con đường Trung đạo.
Có phải đ/h ĐN viết: Nội pháp ( là quán Căn trần thức trong Duy thức Tôn), Ngoài là ngũ dục (Tiền, tài, tình, ăn ngũ.v.v.).

Chánh niệm là một pháp trợ đạo trong 37 phẩm trợ đạo. Là con đường đi đến Trung Đạo.

Do đó, nghĩa Trung đạo rất dể nói, nhưng ví dụ với Pháp thế gian thì điều không hẳng đúng.

Trung Đạo của kinh điển, lời Phật dạy thì hoàn toàn là Pháp Chân Đế (xem Vi Diệu Pháp).

Vì vậy, Chúng ta dùng Trung Chánh là tốt hơn. Bởi Trung là sự kết hợp của tất cả các Pháp (không thiện, không ác về mặt tâm linh; Về khoa học thì chính giữ, trung tâm của vủ trụ. Về mặt phát lý Trung là trung thực, thật thà...).

Chánh là sự đối nghịch của tà (Ví dụ trong các kiến chấp: thân kiến, Biên kiến, tà kiến, kiến thủ, Giới cấm thủ. Còn gọi là ngũ lợi sử. Người học kinh điển biết phân biệt thiện ác. Thì 5 loại tà kiến sẽ diệt.)

Tóm lại: Chữ Trung chánh là sự tốt đẹp để diễn tả lên tất cã thiện Pháp. Và có rất nhiều nghĩa phải hòa hợp về một đề tài (Ví dụ như làm từ thiện, mở phòng hốt thuốc, giúp đở người nghèo.v.v.), hoặc vào mục đích của Pháp thiện thì mới hoàn toàn có ý nghĩa.

tn, kính


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hey dà!!! Thiên Nhân nhìn thấy có ...hai, cho nên chưa Trung Quán... kinhle

"Bớt chỗ dư bù chỗ thiếu" chính là Trung Chánh - trung đạo: tu hành chỉ là lập lại cái trạng thái này đây, cái trạng thái "như như" đây là trạng thái không sinh tâm phân biệt chấp trước tức Trung đạo, chứ gì gì nữa nữa chi chi... :D
Trọng giàu khinh nghèo đo là tâm phân biệt do tham ái mà ra, thích giàu ham giàu nên trọng nhà giàu -Tâm tham! Tu là tu cái này chứ tu cái gì... ghét nghèo cũng là do cái Tâm phân biệt tham ái mà ra...

Nội pháp là các pháp gì? ngoại pháp là các pháp gì? quán là quán cái chi chi? để thấy con đường trung đạo? con đường trung đạo là con đường trải "thảm đỏ và rải hoa hồng" phải không? :D
Người tu hành do khong chịu liên hệ thế gian pháp chỉ biết đối đãi trong lời nói chữ nghĩa nên chỉ thich cái gì cao siêu thì mới cho là Đạo giải thoát, còn chỉ ra trong thực tế nó gần gũi như vậy thì "chê không phải", vì nghĩ rằng nếu nó tầm thường như vậy thì ai cung biết ai cung thành Phật cả, nhưng kỳ thật nó diễn ra trước mắt mỗi ngày và trong Thân-Tâm của mỗi người, bởi thế mới có câu "cõng Phật mà đi tìm Phật"... nên mới dễ bị lừa phỉnh bằng những "pháp cao siêu"... kinhle
tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Trung Chánh là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hey dà!!! Thiện Nhẫn nhìn thấy có ...hai, cho nên chưa Trung Quán...
Hì hì, thì chưa Trung Quán, còn nhị biên mà Thầy ĐN, Toa thầy viết là cho y tá đọc, còn em viết là cho mấy anh nông dân, tay lắm, chân bùn. Nên tìm chữ nào cần thiết, chữ nào thực dụng, chữ nào dể sài, đó mà.

tn, thân kính tangbong

(Nhiều kinh dạy, như là Kinh Du Lan, để diển tả về sự "Hiếu". Như Kinh Thiện sanh, Dạy làm người.v.v.)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.206 khách