Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

phi ngã đã viết:Thiện - Ác đều nằm trong bốn cái vô minh. Cái không rõ ràng tức là vừa thiện, vừa ác.
Nói như vậy, chẳng nhẽ, càng tu thì mình càng trở thành kẻ THIỆN ÁC BẤT PHÂN hay sao? Thật là kỳ lạ.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Ngã Không đã viết:
phi ngã đã viết:Thiện - Ác đều nằm trong bốn cái vô minh. Cái không rõ ràng tức là vừa thiện, vừa ác.
Nói như vậy, chẳng nhẽ, càng tu thì mình càng trở thành kẻ THIỆN ÁC BẤT PHÂN hay sao? Thật là kỳ lạ.
Bạn Ngã Không đặt lại câu hỏi này đúng lắm. Càng tu, càng bàn luận riết không biết thế nào là ác và thế nào là thiện. Có ngày họa mang. Và đi ngược lại với chánh pháp, phá hoại luôn cả lý nhân quả, và hành thập thiện nghiệp.

Bạn Hư Không, Huệ Minh, Phi Ngã. Nói "Thiện không thật, ác không thật...
Vậy Chú Hỉ xin hỏi cái sân có thật không, cái si, cái ngu, cái tri tuệ có thật không?
Cứ thật lòng suy nghĩ kỹ rồi chúng ta mổ sẽ tiếp.

Có những điều lưu ý chung là:
Vấn đề học giáo lý dễ thì rất là dễ, còn khó thì thật là khó. Tại sao?
- Bởi có những điều các tổ thiền tôn nói được, mà chúng ta (chú hỉ) không thể nói được.
- Có những cái Chư Phật, Bồ tát làm được mà chúng ta không thể làm được.

Dầu cho có nói ra thì không khác chi thùng rõng kêu to. Còn làm không được thì còn bị người đời khi dễ hay gọi là 'đạo đức giả'. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Ngã Không đã viết:
phi ngã đã viết:Thiện - Ác đều nằm trong bốn cái vô minh. Cái không rõ ràng tức là vừa thiện, vừa ác.
Nói như vậy, chẳng nhẽ, càng tu thì mình càng trở thành kẻ THIỆN ÁC BẤT PHÂN hay sao? Thật là kỳ lạ.
Không phải càng tu càng trở thành thiện ác bất phân mà trở thành không phân thiện ác.
Thiện ác bất phân, có nghĩa là có thiện -ác nên mới phải phân ra cho rõ ràng
Không phân thiện ác, có nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt niệm phân biệt

Giống như dòng nước chảy, gió thổi trên đầu là thiện hay ác?-Thưa, nó là bản tánh tự nhiên của vũ trụ

kính tangbong


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Hư Danh đã viết: Tôi giết giặc ngoài sa trường. Có người bảo tôi làm vậy là Đúng, là Thiện vì bảo vệ tổ quốc. Có người thì lại bảo giết người là xấu, là ác.

Tôi thấy một người bệnh ung thư, đau đớn, muốn chết đi cho đỡ chịu cảnh này. Tôi chích một liều thuốc độc cho ông ta. Có người bảo làm vậy là Đúng, là Thiện. Có người bảo làm vậy là sai, là giết người, là Ác
Thiện hữu Hư Danh, cafene
QT trả lời cho thiện hữu 2 ví dụ này, trên tinh thần có Thiện có ác, và 2 hành động ở trên sẽ thuộc về phía nào.
Dựa vào đâu để phân biệt một hành động là thiện hay ác, theo Phật dạy phải dựa vào ý.
  • "1. Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý ô nhiễm,
    Nói lên hay hành động,
    Khổ não bước theo sau,
    Như xe, chân vật kéo.

    2. Ý dẫn đầu các pháp,
    Ý làm chủ, ý tạo;
    Nếu với ý thanh tịnh,
    Nói lên hay hành động,
    An lạc bước theo sau,
    Như bóng, không rời hình."

    (Pháp Cú)

Ví dụ 2: "Tôi thấy một người bệnh ung thư, đau đớn, muốn chết đi cho đỡ chịu cảnh này. Tôi chích một liều thuốc độc cho ông ta. Có người bảo làm vậy là Đúng, là Thiện. Có người bảo làm vậy là sai, là giết người, là Ác"

À, mắc chi làm khó mình khó người vậy ĐH, người ta muốn chết thì kệ, để vài bữa người đó không thèm ăn uống thì tự chết, hơi đâu mà suy nghĩ. :D
Còn nếu chích theo ý người đó, người đó muốn chết bảo anh chích thuốc độc, nếu bạn có làm thì cũng không có tội. Vì khi làm ý của bạn không vì tham mà làm, không vì sân mà làm, không vì si mà làm.

Ví dụ 1:"Tôi giết giặc ngoài sa trường. Có người bảo tôi làm vậy là Đúng, là Thiện vì bảo vệ tổ quốc. Có người thì lại bảo giết người là xấu, là ác."

Nếu là một người đã xuất gia, Phật dạy buông bỏ đao kiếm, gậy gộc, võ khí xuống, thì không thể giết giặc nên không bàn tới.

Chúng ta nói về người cư sĩ có ông bà, cha mẹ, vợ con, anh em, thân bằng quyến thuộc, tài sản, nhà cửa,... Nay cướp tới nhà giết hại người nhà bạn, đốt nhà cướp tài sản bạn. Bạn cầm vũ khí đánh đuổi chúng.
Khi giết chúng, bạn có tâm gì làm chủ đạo? Bạn dám đem thân mạng mình ra để đánh nhau, chắc gì bạn giết được nó, hay nó làm gỏi bạn ?

Khi đánh bọn cướp đó là bạn muốn cứu người thân của bạn, đuổi kẻ cướp, việc giết chúng là bất đắc dĩ, không phải do bạn muốn. Vậy cái tâm của bạn là ác hay thiện ? Đó là câu trả lời.
---


_()_
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Đăng Nhiên đã viết:
Ngã Không đã viết:
phi ngã đã viết:Thiện - Ác đều nằm trong bốn cái vô minh. Cái không rõ ràng tức là vừa thiện, vừa ác.
Nói như vậy, chẳng nhẽ, càng tu thì mình càng trở thành kẻ THIỆN ÁC BẤT PHÂN hay sao? Thật là kỳ lạ.
Không phải càng tu càng trở thành thiện ác bất phân mà trở thành không phân thiện ác.
Thiện ác bất phân, có nghĩa là có thiện -ác nên mới phải phân ra cho rõ ràng
Không phân thiện ác, có nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt niệm phân biệt

Giống như dòng nước chảy, gió thổi trên đầu là thiện hay ác?-Thưa, nó là bản tánh tự nhiên của vũ trụ

kính tangbong
Một đám đông đánh đập dã man, sau đó thiêu sống thiếu nữ 16 tuổi vì nghi cô này sát hại một tài xế taxi ở một ngôi làng Guatemala. Vào ngày 22/5, một đám đông gồm 25 người đã bao vây, đánh đập dã man và sau đó thiêu sống thiếu nữ 16 tuổi vì nghi cô này cùng đồng bọn đã sát hại một tài xế taxi.

Hình ảnh
Cô gái bị giật tóc, bị đánh hội đồng.

Đoạn video dài gần 5 phút quay lại cảnh này cho thấy, thiếu nữ bị giật tóc, mặt bê bết máu bị đám đông bao vây đánh đập dã man và bị tưới xăng lên người. Một người đàn ông châm lửa khiến cơ thể cô gái bốc cháy dữ dội. Cô hét lên đau đớn bất lực mà không nhận được sự giúp đỡ của bất kì ai. Đám đông chứng kiến reo hò và lấy điện thoại ghi lại hình ảnh thiếu nữ bị đánh đập và bị thiêu sống đến chết.

Hình ảnh
Đám đông kéo lê cô gái xấu số.Trước đó, cô gái trẻ cùng hai người đàn ông khác bị tình nghi sát hại tài xế taxi

Carlos Enrique González Noriega (68 tuổi) bằng súng, sau đó cướp tài sản và bỏ trốn. Hai người đàn ông chạy thoát, còn cô gái bị dân làng bắt lại. Phát ngôn viên sở cảnh sát địa phương cho biết, cảnh sát đã cố gắng can thiệp nhưng bị đám đông ngăn cản.

Hình ảnh
Cô gái đau đớn cầu cứu nhưng không ai giúp đỡ.

Đoạn clip ghi lại cảnh cô gái trẻ bị đánh và thiêu sống tới chết được đăng tải lên YouTube thu hút hàng trăm ngàn lượt xem trước khi nó bị gỡ. Theo trang tin tức Tiempo, phía cảnh sát chưa cung cấp danh tính cô gái trẻ xấu số bởi lo ngại điều này sẽ gây căng thẳng trong khu vực. Vụ việc đang trong quá trình điều tra làm rõ. Theo Vương Giang/Báo Giao thông
*****
Chào bạn Đăng Nhiên,
Có phải những người trong bài báo này xem cô gái 16 tuổi đó...
Giống như dòng nước chảy, gió thổi trên đầu là thiện hay ác?-Thưa, nó là bản tánh tự nhiên của vũ trụ.
Ừ, ở VN thì không có tình trạng này, mà thỉnh thoảng cũng có tình trạng dân làng đánh người trộm chó đến bị thương, đến chết thì có phải là bản tánh tự nhiên của vũ trụ hay không. Con vật và con người cũng tự nhiên chớ?

Không phân thiện ác, có nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt niệm phân biệt
Hi hi, nếu không phải ý đó, để đừng hiểu lầm, bạn có thể cho biết chấm dứt niệm phân biệt là thế nào?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thật lành thay, thật đau xót thay...Cầu mong cho cô gái được siêu thoát...

Thời, này thiện hữu Chú Hỉ. Sở dĩ, đám đông có hành động trên là vì họ luôn cho rằng, hành động của họ là chính nghĩa, là đúng, là lẽ phải.Nhưng thực chất, đó chỉ là sự vô minh. Giữa tin tưởng và thực tế có sự trái ngược. Lòng tin vào lẽ phải là đúng, nhưng hành động tạo tác ấy là sai

Thời, này thiện hữu Chí Hỉ. Tâm phân biệt đó nằm ở chỗ này. Khi ta nghĩa rằng, ta là thiện thì ta sẽ tự cho mình cái quyền phán xét người khác. Đức Thế Tôn không dạy ta như thế. Bao dung nằm ở đâu khi có sự phân biệt giữa thiện và ác? vì sự phân biệt thiện và ác nên mới có những hành động tàn nhẫn, thiếu từ bi trên.

Lại nữa, nếu ta đăng bài báo đó thì ta cũng đang phán xét người khác. Chúng ta lại đứng về phía Thiện, rồi lên án người trong cuộc. Vì chưa hiểu được vì sao người trong cuộc lại hành động tàn nhẫn như trên. Cuối cùng, cái vòng xoay điên cuồng của sự vô minh, giữa khen và chê, giữa đúng và sai, giữa thiện và ác đang ngăn trở con đường giải thoát của chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta hiểu ra, sở dĩ có chiến tranh, bởi vì mỗi quốc gia tự cho mình là Thiện, cuộc chiến của mình là chính nghĩa. Còn phía bên kia là Ác


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Hư Danh đã viết:Thật lành thay, thật đau xót thay...Cầu mong cho cô gái được siêu thoát...

Thời, này thiện hữu Chú Hỉ. Sở dĩ, đám đông có hành động trên là vì họ luôn cho rằng, hành động của họ là chính nghĩa, là đúng, là lẽ phải.Nhưng thực chất, đó chỉ là sự vô minh. Giữa tin tưởng và thực tế có sự trái ngược. Lòng tin vào lẽ phải là đúng, nhưng hành động tạo tác ấy là sai

Thời, này thiện hữu Chí Hỉ. Tâm phân biệt đó nằm ở chỗ này. Khi ta nghĩa rằng, ta là thiện thì ta sẽ tự cho mình cái quyền phán xét người khác. Đức Thế Tôn không dạy ta như thế. Bao dung nằm ở đâu khi có sự phân biệt giữa thiện và ác? vì sự phân biệt thiện và ác nên mới có những hành động tàn nhẫn, thiếu từ bi trên.

Lại nữa, nếu ta đăng bài báo đó thì ta cũng đang phán xét người khác. Chúng ta lại đứng về phía Thiện, rồi lên án người trong cuộc. Vì chưa hiểu được vì sao người trong cuộc lại hành động tàn nhẫn như trên. Cuối cùng, cái vòng xoay điên cuồng của sự vô minh, giữa khen và chê, giữa đúng và sai, giữa thiện và ác đang ngăn trở con đường giải thoát của chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta hiểu ra, sở dĩ có chiến tranh, bởi vì mỗi quốc gia tự cho mình là Thiện, cuộc chiến của mình là chính nghĩa. Còn phía bên kia là Ác
Để đi sâu vào lảnh vực ''Thiện ác, chánh tà phân minh'' Chú Hỉ trích dẫn lại một tập kinh A-Hàm, sau đó mới quí vị đi vào cuộc, nhé. Hi hi. :)

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có người ở trong nhóm tà thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe rồi sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

- Các Thầy khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn dạy:

- Người ở nhóm tà sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này ở nhóm tà. Thế nào là năm? Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà. Nếu có chúng sinh ở nhóm tà, nên dùng năm việc mà biết.

Lại nữa, có chúng sinh ở trong nhóm chính, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy:

- Các Thầy khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Người ở nhóm chính, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chính. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành thì để ý. Nên biết người này đã ở nhóm chính, trụ ở nhóm chính. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tà tư, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.357)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Lục tổ Huệ Năng “không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục...?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hòa mình, thâm nhập với Chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải ác, tức là còn nhị biên.

Giải thích vì sao:
“NHỮNG KẺ YÊU HÒA BÌNH LẠI TẠO NÊN VŨ KHÍ CHO CHIẾN TRANH” đó là mâu thuẫn không có lời giải ở cả thế giới siêu anh hùng và thế giới thực tại.

Con người thật lạ lùng. Họ nghĩ rằng trật tự và hỗn loạn là hai mặt đối lập và cố gắng kiểm soát thứ họ không thể.Bởi lẽ, họ không thể tự mình bao dung kẻ đối lập. Tinh thần từ bi của Phật dạy không có trong suy nghĩ của họ. Họ dựa vào kinh điển, câu chữ, rồi chấp vào đó, uống nắn cho sự u mê của mình bằng lập luận của nguỵ biện. Vì vậy, trong Thiền tông, lấy tuệ giác làm căn bản tu hành, bất lập văn tự.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy "người ngu tưởng là ngọt khi ác chưa chín mùi, khi ác chín mùi rồi thì người ngu chịu khổ đau". Cũng như chúng ta thấy rằng có những người đi câu cá, họ thấy điều này vui họ cảm thấy thích thú, nhưng đâu biết rằng là lúc đó người ta đang tạo nghiệp rất lớn.Cũng vậy, chúng ta cứ nghĩ điều chúng ta làm là Thiện, nhưng thực chất đang tạo ác. Chỉ khi nào đốt bỏ cái niệm Thiện -Ác thì may ra mới minh tâm kiến tánh thành Phật.

Người ta nhầm lẫn giữa thiện và bất thiện, đó là do tâm của con người chúng ta nhầm lẫn chứ không thề nào mà đối với thiện và bất thiện pháp mà nó được trộn lẫn. Cần làm rõ chỗ đó! Phật có nói thiện và ác, nhưng tâm của con người lẫn lộn giữa thiện và ác


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Duyên Khởi đã viết:Lục tổ Huệ Năng “không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục...?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hòa mình, thâm nhập với Chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải ác, tức là còn nhị biên.
Trong vấn đề từ đầu câu chuyện, lập luận chưa đi đến chổ này, có nghĩa rằng muốn giết ruồi thì chưa đến chổ cần phải dùng dao mổ trâu!? Hi hi.
Nếu Duyên khởi thích dùng chữ nhị biên thì hỏi bài pháp kinh A-hàm Phật đà dạy cũng là nhị biên phải vậy không?
Chào bạn, hiện tại thì chưa đủ duyên khởi để luận bàn đến tổ, bởi thời gian chúng ta còn đang học làm người. Mà học làm người tốt cũng chưa xong thì chưa đến lúc phải nói nhị biên, tức không bôi xấu mình thì cũng bôi xấu kinh điển Nam Tông. Kế đến bôi luôn cả cội nguồn thì người học Phật có trí thức họ sẽ nghĩ thế nào? Ha ha.

Cội nguồn: có con trước thì mới có cha, tại sao? con hơn cha nhà có phước, tại sao? - Đây là lời cổ đức dạy cho hàng hậu nhơn. Rồi chúng ta tưởng nói vậy thì mới gọi là Bất Nhị Biên.

Muốn hiểu ý về chổ nhị biên, bất nhị thì mời đ/h Duyên khởi cùng Quí vị đây quay lại nghĩa pháp từ ý của ''Chân không, diệu hữu'' là gì?
Còn vị nào chuyên đề về Nam Truyền Diệu Hữu hãy tham khảo sách ''Hiện tại hiện tiền của HT. Viên Minh. Thì mới thấy thế nào là việc đáng học trước rồi hãy nói sau cũng chưa muộn.
Giải thích vì sao:
“NHỮNG KẺ YÊU HÒA BÌNH LẠI TẠO NÊN VŨ KHÍ CHO CHIẾN TRANH” đó là mâu thuẫn không có lời giải ở cả thế giới siêu anh hùng và thế giới thực tại.

Con người thật lạ lùng. Họ nghĩ rằng trật tự và hỗn loạn là hai mặt đối lập và cố gắng kiểm soát thứ họ không thể.Bởi lẽ, họ không thể tự mình bao dung kẻ đối lập. Tinh thần từ bi của Phật dạy không có trong suy nghĩ của họ. Họ dựa vào kinh điển, câu chữ, rồi chấp vào đó, uống nắn cho sự u mê của mình bằng lập luận của nguỵ biện. Vì vậy, trong Thiền tông, lấy tuệ giác làm căn bản tu hành, bất lập văn tự.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy "người ngu tưởng là ngọt khi ác chưa chín mùi, khi ác chín mùi rồi thì người ngu chịu khổ đau". Cũng như chúng ta thấy rằng có những người đi câu cá, họ thấy điều này vui họ cảm thấy thích thú, nhưng đâu biết rằng là lúc đó người ta đang tạo nghiệp rất lớn.Cũng vậy, chúng ta cứ nghĩ điều chúng ta làm là Thiện, nhưng thực chất đang tạo ác. Chỉ khi nào đốt bỏ cái niệm Thiện -Ác thì may ra mới minh tâm kiến tánh thành Phật.

Người ta nhầm lẫn giữa thiện và bất thiện, đó là do tâm của con người chúng ta nhầm lẫn chứ không thề nào mà đối với thiện và bất thiện pháp mà nó được trộn lẫn. Cần làm rõ chỗ đó! Phật có nói thiện và ác, nhưng tâm của con người lẫn lộn giữa thiện và ác
Vậy, mặt chữ tô màu đỏ đó, đ/h Duyên khởi đã biết thế nào là không nhầm lẫn thiện và bất thiện, là thế nào, xin thể hiện. Thân ái :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Không phân thiện ác, có nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt niệm phân biệt
Hi hi, nếu không phải ý đó, để đừng hiểu lầm, bạn có thể cho biết chấm dứt niệm phân biệt là thế nào?
Cái Ác sinh ra do tham-sân-si, và tham-sân-si sinh ra bởi “duy ngã độc tôn” hay tâm phân biệt nhân ngã , theo liên hệ nhân quả như sau:
Tâm Phân Biệt (nhị nguyên)
(Phân biệt Nhân-Ngã)
(Duy Ngã Độc Tôn)

Tham, sân , kiêu mạn, ganh tị

Tranh giành, xung đột, thủ đoạn

được/mất, hơn/thua, thắng/bại, thiện/ ác (nhị nguyên)

vui/buồn, thương/ghét, ân/oán, giàu/nghèo, thân/sơ, khinh trọng … (nhị nguyên)
Nơi tâm con người đầu tiên (như ông Adam), cũng giống như tâm đứa trẻ thơ, vốn không có THIỆN hay ÁC (chỉ sau khi ăn trái cây biết phân biệt thiện ác, ông Adam mới biết phân biệt thiện và ác…, là một cách diễn giải trong Kinh Thánh cựu ước). Ta cứ tưởng tượng một cách đơn giản, trước khi có bà Eve, ông Adam đâu có va chạm với ai mà vướng vào cái ÁC.

Nay, con người ai cũng có khuynh hướng cho rằng, hay muốn rằng TA hơn NGƯỜI khác, TA cần bảo vệ cái TA trước NGƯỜI khác, nên tranh giành, xung đột, và từ đó mới sinh cái ÁC. Có ý niệm ÁC thì mới có ý niệm THIỆN, và hình thành tâm phân biệt THIỆN/ÁC, một cặp “nhị nguyên” đối đãi.

Cái tâm ban đầu ấy gọi là “bản tâm”. Và như vậy cái “bản tâm” ấy vốn không có THIỆN không có ÁC (cũng không phân biệt Ta/Người, không được/mất, không hơn/thua, không thiện/ác, không thương/ghét...). Tính chất của “bản tâm” là trống không, tĩnh lặng, thanh tịnh.

Cùng với Thiện/ác, các cặp phân biệt nhị nguyên khác cũng hình thành theo, đó là được/mất, hơn/thua, thắng/bại và tiếp theo là vui/buồn, yêu/ghét, ân/oán, giàu/nghèo, thân/sơ, khinh/trọng… làm mất đi cái tính tĩnh lặng thanh tịnh, trống vắng của bản tâm. Từ đây con người vướng mắc đối phó với những tình cảm nhị nguyên ấy trong suốt đời sống của mình: Vì phân biệt ta/người, yêu/ghét, giàu/nghèo, thân/sơ, sang/hèn ... nên con người có những thái độ cư xử, đối phó khác nhau với người khác, với mỗi hoàn cảnh, theo hướng có lợi cho mình… hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng năm….

Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói nhất nhất đều qua sự uốn nắn thiên lệch của tâm "nhị nguyên", dần dần ta quên mất cái “bản tâm” của ta thời xưa, như bị rêu phong, bụi bậm, mây mờ phủ kín... giống như hình ảnh nụ bông sen bị che phủ bởi bùn ao vậy.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Đăng Nhiên đã viết:
Không phân thiện ác, có nghĩa là đã hoàn toàn chấm dứt niệm phân biệt
Hi hi, nếu không phải ý đó, để đừng hiểu lầm, bạn có thể cho biết chấm dứt niệm phân biệt là thế nào?
Cái Ác sinh ra do tham-sân-si, và tham-sân-si sinh ra bởi “duy ngã độc tôn” hay tâm phân biệt nhân ngã , theo liên hệ nhân quả như sau:
Tâm Phân Biệt (nhị nguyên)
(Phân biệt Nhân-Ngã)
(Duy Ngã Độc Tôn)

Tham, sân , kiêu mạn, ganh tị

Tranh giành, xung đột, thủ đoạn

được/mất, hơn/thua, thắng/bại, thiện/ ác (nhị nguyên)

vui/buồn, thương/ghét, ân/oán, giàu/nghèo, thân/sơ, khinh trọng … (nhị nguyên)
Nơi tâm con người đầu tiên (như ông Adam), cũng giống như tâm đứa trẻ thơ, vốn không có THIỆN hay ÁC (chỉ sau khi ăn trái cây biết phân biệt thiện ác, ông Adam mới biết phân biệt thiện và ác…, là một cách diễn giải trong Kinh Thánh cựu ước). Ta cứ tưởng tượng một cách đơn giản, trước khi có bà Eve, ông Adam đâu có va chạm với ai mà vướng vào cái ÁC.

Nay, con người ai cũng có khuynh hướng cho rằng, hay muốn rằng TA hơn NGƯỜI khác, TA cần bảo vệ cái TA trước NGƯỜI khác, nên tranh giành, xung đột, và từ đó mới sinh cái ÁC. Có ý niệm ÁC thì mới có ý niệm THIỆN, và hình thành tâm phân biệt THIỆN/ÁC, một cặp “nhị nguyên” đối đãi.

Cái tâm ban đầu ấy gọi là “bản tâm”. Và như vậy cái “bản tâm” ấy vốn không có THIỆN không có ÁC (cũng không phân biệt Ta/Người, không được/mất, không hơn/thua, không thiện/ác, không thương/ghét...). Tính chất của “bản tâm” là trống không, tĩnh lặng, thanh tịnh.

Cùng với Thiện/ác, các cặp phân biệt nhị nguyên khác cũng hình thành theo, đó là được/mất, hơn/thua, thắng/bại và tiếp theo là vui/buồn, yêu/ghét, ân/oán, giàu/nghèo, thân/sơ, khinh/trọng… làm mất đi cái tính tĩnh lặng thanh tịnh, trống vắng của bản tâm. Từ đây con người vướng mắc đối phó với những tình cảm nhị nguyên ấy trong suốt đời sống của mình: Vì phân biệt ta/người, yêu/ghét, giàu/nghèo, thân/sơ, sang/hèn ... nên con người có những thái độ cư xử, đối phó khác nhau với người khác, với mỗi hoàn cảnh, theo hướng có lợi cho mình… hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng năm….

Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói nhất nhất đều qua sự uốn nắn thiên lệch của tâm "nhị nguyên", dần dần ta quên mất cái “bản tâm” của ta thời xưa, như bị rêu phong, bụi bậm, mây mờ phủ kín... giống như hình ảnh nụ bông sen bị che phủ bởi bùn ao vậy.
Bài toán này cũng hay. Còn thực hành tánh Bất Nhị (Bát Nhã) để ứng dụng vào đời sống thực tại, có được hay không được. Đó là cái chúng ta cần thiết hơn. Làm chúng sanh hay thánh nhân là ở chỗ này.
Vậy đó, Chú Hỉ chỉ muốn biết làm cách nào, tu tập thế nào để trở thành hiền thánh nhân ?

Về cách giải trên mà không thực tánh để hành ứng dụng thì cũng giống như chúng ta nói theo sách vở, và =D> những nhà tâm lý học cũng giải được. Hoặc ngàn năm trước Đức Khổng Tử cũng đã dạy trong Tam Tự Kinh. Nhân chi sơ tánh bổn thiện. :">


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Tử vì Đạo, tốt hay xấu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Chú Hỉ đã viết: Bài toán này cũng hay. Còn thực hành tánh Bất Nhị (Bát Nhã) để ứng dụng vào đời sống thực tại, có được hay không được. Đó là cái chúng ta cần thiết hơn. Làm chúng sanh hay thánh nhân là ở chỗ này.
Vậy đó, Chú Hỉ chỉ muốn biết làm cách nào, tu tập thế nào để trở thành hiền thánh nhân ?

Về cách giải trên mà không thực tánh để hành ứng dụng thì cũng giống như chúng ta nói theo sách vở, và =D> những nhà tâm lý học cũng giải được. Hoặc ngàn năm trước Đức Khổng Tử cũng đã dạy trong Tam Tự Kinh. Nhân chi sơ tánh bổn thiện. :">
Thời, thật lành thay..thưa Chú Hỉ thật lành thay.
Thời, này thiện hữu, cái này chẳng phải là "nhân chi sơ tánh bổn thiện". Chính xác là "không gì cả"
Chuyện nhân quả giống như việc khi ta hét vào mõm đá, tùy vào cường độ âm thanh, tiếng vọng sẽ tương ưng như thế.

Khi con người nắm bắt được phương pháp tạo quả thiện bằng cách gieo nhân thiện, tránh gây nhân ác để cuộc sống được tốt đẹp hơn.Tuy nhiên, đó chỉ là phước hữu lậu, bắt đầu từ sự cân đo, đong đếm, tính toán của mình.Nói đúng hơn, đó là lòng tham của con người.Rõ hơn nữa, là sự vô minh.Cái lòng tham vô đáy này ngày càng lớn, khiến họ phải gieo thật nhiều nhân thiện, để gặt hái thật nhiều quả thiện, chỉ để sống sướng hơn, ở lại gian trần lâu hơn. Họ vốn không có ý định giải thoát nên vẫn còn trong đau khổ


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách