Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, ngu tui muốn trì giới học hỏi rằng ngu tui có những vấn đề cần được làm sáng tỏ, mong các vị hữu học, A la hán và Như Lai giải thích minh tường và cắt nghĩa, so sánh giữa duyên và nghiệp khác nhau như thế nào?
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
kinhle tangbong


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Mình nghĩ 2 từ này hình như tợ tợ ít có khác biệt cho lắm :)


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, ngu tui thật sự...thật sự chưa hiểu rõ, chưa minh tường, chưa thông suốt giữa Duyên và Nghiệp trong Đạo Phật; một pháp môn mà ngu tui đã nỗ lực và kiên trì đi theo lời giáo huấn của Đức Thế Tôn

Nếu xét trong mối quan hệ giữa Duyên và Nghiệp thì cái nào là nguyên nhân; cái nào là hậu quả?
Trong lý nhân duyên, có minh tường giải thích rằng: một cái hạt gieo xuống là nhân, một cái cây mọc lên là quả. Nhưng không phải cứ gieo hạt xuống là có quả, mà nó cần các điều kiện khác như: ánh sáng, đất đai, khí hậu,...
Và điều kiện để cho ánh sáng, đất đai, khí hậu,..và ý muốn trồng cây của người cùng lúc xuất hiện thì gọi là duyên. Trong nhân gian cũng nói: "Có duyên thì gặp nhau, hết duyên thì chia lìa". Vậy có phải Duyên chính là cái nhân của kết cục "gặp nhau" hoặc "chia lìa" không?.
Chúng ta cũng thường dạy bảo con cái: "Thằng chồng mày nhậu nhẹt hoài! Mày lấy nó làm chồng là cái nghiệp của mày". Vậy, nghiệp chính là cái kết cục "phải lấy thằng chồng đó". Như đã nói, Duyên chính là nhân của kết cục mà kết cục là nghiệp. Vậy chẳng phải Duyên là nguyên nhân của Nghiệp sao?. Một cái là nhân, một cái là quả làm sao giống nhau được.

Thêm nữa, ta lập luận khác đi 1 chút, nếu không có Nghiệp thì làm sao có Duyên. Cũng lại một vòng luẫn quẫn là : "nếu ta không hại hắn thì hắn đâu có trả thù ta". Thực tế, việc ta và hắn gặp nhau là do điều kiện khách quan hay chủ quan đây? Nếu là chủ quan thì chắc chắn là Nghiệp rồi, bọn nó đang gây nghiệp, đứa gây thù, đứa chuốt hận vào nhau. Nếu đó là điều kiện khách quan thì chắc phải là Duyên rồi, mà là Duyên tiền định nữa đấy, không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ ai. Vậy chẳng ai có lỗi khi cầm dao chém người đối diện cả. Vì có thể giải thích là do Duyên Tiền Định. Cho nên, thật sự có duyên không? nếu có duyên thì vị trí của nghiệp sẽ ở đâu trong các lập luận của chúng ta?

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nói thế này thì hiểu rõ hơn:
NHÂN - DUYÊN - NGHIỆP (QUẢ)
Thí dụ:

1. Hột đậu tốt (nhân) gieo xuống đất có nước, không khí (duyên) mọc cây đậu (Nghiệp). Vậy nhờ nhân tốt mà có cây đậu, không thể nói duyên là nhân được.

2. Hột đậu thúi hư (nhân) gieo xuống đất cũng có nước, không khí (duyên) nhưng cây đậu không mọc lên, như vậy nhân thúi hư nên không có cây đậu, mặc dù có đủ duyên, nên không thể nói duyên là nhân của cây đậu.

:D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:19 với 1 lần sửa.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Bạn Hư Danh :)
Mình nói ví dụ, bạn xem có đúng không nhé:

Về sát sanh chẳng hạn.

Như ý bạn nói đại khái:

Nhân là hạt giống, duyên là các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, đất đai v.v... & quả

Thế thì Sát sanh thì sẽ bị đoản mạng (tức là nhân), chết yểu đời sau bị nó giết lại (tức là quả). Nhưng nếu như có 2 người, 1 người suốt đời chỉ giết vài sanh mạng, 1 người khác ví dụ như làm đồ tể chẳng hạn ngày ngày đều giết, vậy thì bạn nghĩ quả báo của 2 người này ai sẽ trổ nhanh hơn? Vì vậy mình nghĩ nghiệp cũng chính là duyên.

Duyên có 4 thứ Duyên:
Thân Nhân Duyên
Sở Duyên Duyên
Vô Gián Duyên
Tăng Thượng Duyên


Vô Đạo
Bài viết: 20
Ngày: 10/04/14 04:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Biết chết liền!

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Đạo »

Hư Danh đã viết:Lành thay, ngu tui muốn trì giới học hỏi rằng ngu tui có những vấn đề cần được làm sáng tỏ, mong các vị hữu học, A la hán và Như Lai giải thích minh tường và cắt nghĩa, so sánh giữa duyên và nghiệp khác nhau như thế nào?
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
kinhle tangbong
Kính bậc ham học! kinhle
Xin hỏi ngu tui không biết thì có được phép tham gia trả lời không vậy?


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

thanhtinhtam đã viết:Bạn Hư Danh :)
Mình nói ví dụ, bạn xem có đúng không nhé:

Về sát sanh chẳng hạn.

Như ý bạn nói đại khái:

Nhân là hạt giống, duyên là các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, đất đai v.v... & quả

Thế thì Sát sanh thì sẽ bị đoản mạng (tức là nhân), chết yểu đời sau bị nó giết lại (tức là quả). Nhưng nếu như có 2 người, 1 người suốt đời chỉ giết vài sanh mạng, 1 người khác ví dụ như làm đồ tể chẳng hạn ngày ngày đều giết, vậy thì bạn nghĩ quả báo của 2 người này ai sẽ trổ nhanh hơn? Vì vậy mình nghĩ nghiệp cũng chính là duyên.

Duyên có 4 thứ Duyên:
Thân Nhân Duyên
Sở Duyên Duyên
Vô Gián Duyên
Tăng Thượng Duyên
Lành thay, về vấn đề này, ngu tui cũng đã từng tham luận kinh điển, thọ giáo học hỏi nhiều thầy và cũng có thể biện giải thế này.

Hạt cũng là nhân
Không khí, đất, nước, khí hậu,...cũng là nhân

Còn duyên chính là điều kiện để chúng gặp nhau. Giống như củi(nhân), lửa(nhân), điều kiện khiến cho củi cháy(duyên). Vậy điều gì khiến cho củi bốc cháy?. Có thể, là do một tàn thuốc lá của ông X nào đó.Rõ ràng, nếu nhìn trên phương diện nhân-quả thì cái duyên này gần như hoạt động độc lập, ngoài tầm kiểm soát của người tạo nhân. Ông X đâu có muốn cho đống củi khô nhà mình bốc cháy?. Trường hợp khác, có thể giả định rằng: củi bốc cháy có thể là hành vi trả thù của ông X, ông X đang muốn đốt nhà của bà Y nên ông đã dùng củi nhà mình để đốt nhà bà Y. Rõ ràng, nếu nhìn trên phương diện nhân-quả thì cái này không phải là duyên nữa, mà là nhân của ông X tạo ra

Câu hỏi tiếp theo, điều gì khiến cho ông X hận bà Y đến nỗi phải đốt nhà bà? Đó là do nghiệp hay do Duyên, thì đến nay vẫn chưa ai trả lời được
-Nếu trả lời là Nghiệp của bà Y thì bà phải chịu nghiệp báo này. Nhà bà Y cháy, bà Y trả xong nghiệp nhưng khổ nỗi, trong tương lai ông X sẽ tiếp tục nhận cái nghiệp báo tương tự như vậy
-Nếu trả lời là duyên thì chẳng ai có lỗi cả. Giống như: duyên tiền định, hai ông bà gặp nhau. Yêu nhau cũng gọi là duyên tiền đinh, giết nhau chắc cũng là duyên tiền định thôi mà!. Vô tình mà ông X giết bà Y, Vô tình mà sân hận trong tâm tưởng của ông X nỗi dậy thôi!

kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hư Danh đã viết:
Còn duyên chính là điều kiện để chúng gặp nhau. Giống như củi(nhân), lửa(nhân), điều kiện khiến cho củi cháy(duyên). Vậy điều gì khiến cho củi bốc cháy?. Có thể, là do một tàn thuốc lá của ông X nào đó.Rõ ràng, nếu nhìn trên phương diện nhân-quả thì cái duyên này gần như hoạt động độc lập, ngoài tầm kiểm soát của người tạo nhân. Ông X đâu có muốn cho đống củi khô nhà mình bốc cháy?. Trường hợp khác, có thể giả định rằng: củi bốc cháy có thể là hành vi trả thù của ông X, ông X đang muốn đốt nhà của bà Y nên ông đã dùng củi nhà mình để đốt nhà bà Y. Rõ ràng, nếu nhìn trên phương diện nhân-quả thì cái này không phải là duyên nữa, mà là nhân của ông X tạo ra

Câu hỏi tiếp theo, điều gì khiến cho ông X hận bà Y đến nỗi phải đốt nhà bà? Đó là do nghiệp hay do Duyên, thì đến nay vẫn chưa ai trả lời được
-Nếu trả lời là Nghiệp của bà Y thì bà phải chịu nghiệp báo này. Nhà bà Y cháy, bà Y trả xong nghiệp nhưng khổ nỗi, trong tương lai ông X sẽ tiếp tục nhận cái nghiệp báo tương tự như vậy
-Nếu trả lời là duyên thì chẳng ai có lỗi cả. Giống như: duyên tiền định, hai ông bà gặp nhau. Yêu nhau cũng gọi là duyên tiền đinh, giết nhau chắc cũng là duyên tiền định thôi mà!. Vô tình mà ông X giết bà Y, Vô tình mà sân hận trong tâm tưởng của ông X nỗi dậy thôi!
Nhân của người này vì người này tạo, nghiệp của người kia vì quả mà họ phải thọ lãnh.
Câu hỏi tiếp theo, điều gì khiến cho ông X hận bà Y đến nỗi phải đốt nhà bà? Đó là do nghiệp hay do Duyên,
Đó là xuất phát Nhân Quả trong quá khứ, tại vì không có chuyện gì tự nhiên xảy ra. Duyên là hôm đó nhà ông X không có ai ở nhà và quanh đó không có ai thì ông X mới ra tay. Ông X đốt nhà bà Y, đó là NHÂN của ông X mới tạo hôm nay, nhưng là NGHIỆP (quả) là Y phải nhận từ nhân bất thiện trong quá khứ.
-Nếu trả lời là Nghiệp của bà Y thì bà phải chịu nghiệp báo này. Nhà bà Y cháy, bà Y trả xong nghiệp nhưng khổ nỗi, trong tương lai ông X sẽ tiếp tục nhận cái nghiệp báo tương tự như vậy
Nghiệp của bà Y thì bà Y phải trả, không bị từ chuyện này, thì cũng bị từ chuyện khác, không do ông X làm, thì cũng có người khác làm hoặc gặp nghịch cảnh để chịu NGHIỆP đó, do bà đã tạo ra.
Nghiệp của bà Y là nghiệp của bả, còn NHÂN của ông X tạo thì trong tương lai ổng phải trả. Mỗi người tự tạo nhân, tự thọ quả, chẳng thể nói do nghiệp đó của bà Y, mà ông X liền vô tội. Bởi vì Nhân Quả đan xen và xoay vần, trong quả có nhân, trong nhân có quả.

Người tu Phật là người đang cố gắng dừng các nghiệp bất thiện để không tiếp tục chịu khổ về sau. Ví dụ trong trường hợp trên, nếu bà Y bả tu Phật chân chánh và thấu rõ lý nhân quả, thì khi bị đốt nhà, bả liền biết đây là nghiệp (quả) mà mình phải chịu trong quá khứ, nên bả đón nhận bình thản, không hận thù ông X, thậm chí bả còn nguyện cho ân oán được hóa giải, nguyện cho ông X gặp Phật Pháp, nguyện từ nay về sau không còn gặp nhau để oán thù, hãm hại nhau nữa. Chính do tâm ý hóa giải hận thù đó, mối hận thù giữa bà Y và ông X từ đó được hóa giải, kiếp sau không còn thù oán nhau, hãm hại nhau nữa. Vì hãm hại, kiếp sau lại gặp lại trả. Bà Y làm như vậy là tự cứu bà, vì nếu kiếp sau bà hại ông X, thì kiếp sau nữa, ông lại hại lại, nhân quả xoay vần mãi. Chính do sự sáng suốt do tu Phật, mà oán thù được hóa giải.

Đó là về phía bà Y, từ lúc đó về sau, không còn chịu cái oán thù đó nữa. Còn về phía ông Y, thì cái NHÂN đốt nhà hôm nọ, ông sẽ phải lãnh cái QUẢ cho cái việc TÁC Ý ÁC và HÀNH ĐỘNG ÁC đó. Dù là kiếp trước họ có ân oán với nhau, nhưng kiếp này ông X có quyền TU để dập tắt NIỆM ác độc, sân hận, khi duyên đến hoặc ông có quyền HÀNH ĐỘNG để hiện thực cái niệm ác đốt nhà đó khi có thời cơ (duyên). Và do ông đã không tu, nên si mê và hành động sai quấy, nên cái quả ông vẫn phải lãnh về sau. Do bà Y có tu, nên không đau khổ, thù oán ông X, nên sau này ông chịu quả nhẹ hơn, nhưng sẽ vẫn có chịu quả.

Câu hỏi đặt ra, là kiếp sau ai sẽ đốt nhà ổng? :D Bà X kiếp trước tu rồi, đâu có thù, nên kiếp này đâu gặp để đốt nữa. Vậy thì có thể ông bị cháy nhà, nhưng vì chính gia đình ông sơ xuất, hoặc không phải cháy nhà mà chập điện gây hỏa hoạn, hoặc bị đau bệnh, hoặc thân thể thường bệnh nóng buốt, hoặc sanh ra không có nhà ở, hoặc khó có một nơi an trú an ổn, ..v...v... có rất nhiều quả tương đương với nhân mà đương sự đã từng tạo tác không sai một li.

DUYÊN mà Qn nghĩ trong trường hợp trên, là hôm đó ông X có việc đi ngang qua nhà bà Y, mà nhà bả không có ai, xung quanh không có ai ==> DUYÊN thuận lợi để ông X thực hiện (NHÂN) đốt nhà, và bà Y chịu quả (NGHIỆP) bị nhà cháy.

Ý riêng của Qn thôi. :D


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Sao ví dụ lửa không vậy, mấy hôm nay thời tiết nóng quá. Cát Tường kể câu chuyện thật xảy ra với chính Cát Tường, các Đạo Hữu cho ý kiến Cát Tường đã gieo nhân gì trong quá khứ. Hè năm rồi, Cát Tường ngủ trưa nằm mơ thấy một chị rất đẹp làm ở Ủy Ban ( chị tên NT, Cát Tường chưa bao giờ gặp chị ở ngoài đời chỉ biết chị tu niệm Phật A Di Đà mà luôn nhìn hình Quán Thế Âm Bồ Tát mà niệm Phật từ nhỏ), chị hỏi Cát Tường sinh ngày mấy và dặn là về nói với mẹ của Cát Tường sắp xếp ngày mai không cho Cát Tường đi xe ra đường vì Cát Tường sẽ bị tai nạn rất nặng có thể chết hoặc hôn mê suốt đời. Cát Tường tỉnh dậy thì thấy trời nắng buổi trưa cũng giống hệt trong mơ, giống như thật nên mới gọi điện nói cho mẹ biết (Cát Tường ở riêng với chị và cả hai chị em ăn chay trường nên hay đi chợ sáng sớm), mẹ không cho Cát Tường đi chợ vào sáng sớm hôm sau nhưng Cát Tường vẫn cứ muốn sáng hôm sau đi chợ vì nghĩ chỉ là mơ thôi, không có xảy ra thật. Sáng hôm sau, Cát Tường định đi chợ thì nguyên con đường bị rải đá cục to nên không đi chợ và còn rau củ ngày trước CT mua còn nên dùng. Cả ngày, ở trong nhà chẳng có chuyện gì xảy ra nên nghĩ nằm mơ chuyện gì đâu không à. Khoảng 3h30 sáng hôm sau, em trai Cát Tường ở nhà mẹ về nhà Cát Tường ngủ. Cái xe máy của CT dựng trước phòng khách, CT mở cửa cho em trai còn đứng trước xe em ấy nói chuyện vì thường ngày em dắt xe vào nhà, hôm nay em chạy xe vào, CT mới đi qua thôi, không hiểu sao em CT không điều khiển được tay láy, vặn ga xe và người bay cái xèo, ghế ngã, cái xe máy của CT xoay mấy vòng. Nhờ mấy cái ghế, cái xe máy của CT chặn lại nên em trai CT không tông vào CT và cầu thang, em trai CT không bị gì hết, tiếng tông xe một cái rầm lớn lắm chị của CT tỉnh giấc chạy xuống cứ tưởng Cát Tường bị gì vì CT hay dậy sớm nấu nước cúng Ông Bà, cúng Phật, niệm Phật và lạy Phật. Lúc đó, mấy chị em giấu mẹ không nói, em trai CT suýt nữa là tông Cát Tường chết nên giấu nhưng sau này mẹ cũng biết vì xe máy của CT bị hư đi sửa nên mẹ biết và mẹ trong ngày đó bị té nặng nhưng chỉ trật ngón tay đau lắm (mẹ CT tin giấc mơ đó nên khấn Bồ Tát Quán Âm cho CT suốt, mẹ kể lại như vậy). CT không thể tránh được tai nạn nên cũng có sự sắp xếp như vậy, CT cũng hoảng lắm.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

pucaquynhnga22 đã viết:
DUYÊN mà Qn nghĩ trong trường hợp trên, là hôm đó ông X có việc đi ngang qua nhà bà Y, mà nhà bả không có ai, xung quanh không có ai ==> DUYÊN thuận lợi để ông X thực hiện (NHÂN) đốt nhà, và bà Y chịu quả (NGHIỆP) bị nhà cháy.

Ý riêng của Qn thôi. :D
Lành thay, ngu tui vô cùng sung sướng khi có bậc hữu học như thiện hữu Qn, đã hiểu rõ được câu hỏi của ngu tui. =D>
Thiện hữu có minh tường giải thích như trên rằng: "Duyên là điều kiện thuận lợi...để ông X thực hiện hành vi đốt nhà". Vậy đạo hữu Qn có thể hoan hỷ giải thích thêm "Nguyên nhân vì đâu mà có điều kiện thuận lợi như vậy?". Đó là do phước đức từ tiền kiếp của ông X hay là quả báo của bà Y đã ảnh hưởng đến điều kiện thuận lợi như trên :-?

Nếu xem "điều kiện thuận lợi để ông X đốt nhà bà Y" là kết quả của một quá trình nào đó thì cái Duyên này chính là quả của một hành vi khác. Với lập luận như vậy thì có quá mâu thuẫn với định đề của 2 bậc hữu học vừa trả lời: "Nhân-Duyên-Nghiệp(Quả)" ở phía trên hay không?. Vì 2 bậc hữu học này đã giải thích minh tường và cho mọi người thấy rằng: giữa Duyên và Nghiệp có sự tách bạch rõ ràng. Trong khi đó, theo lời biện giả của thiện hữu Qn lại cho thấy Duyên là kết quả của một quá trình khác. Vậy, Duyên có phải là Nghiệp không? kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Qn có nói phía trên là:
DUYÊN mà Qn nghĩ trong trường hợp trên, là hôm đó ông X có việc đi ngang qua nhà bà Y, mà nhà bả không có ai, xung quanh không có ai ==> DUYÊN thuận lợi để ông X thực hiện (NHÂN) đốt nhà, và bà Y chịu quả (NGHIỆP) bị nhà cháy.
Cái chữ NGHIỆP màu đỏ phía trên, là Qn đang nói theo ý mọi người thường hiểu: Nghiệp tức là NGHIỆP (QUẢ BÁO). Tức là từ nghiệp trên được hiểu là quả mà mình phải gánh chịu từ một NHÂN nào đó mà mình đã từng gây ra. Trong trường hợp này, nghiệp chính là NGHIỆP QUẢ.

Nhưng nếu ĐH Hư Danh hỏi tiếp, thì Qn nói rõ ý Qn luôn. :D Thực ra, ý Qn khác các ĐH khác chút chút, theo Qn thì:
NGHIỆP là một ông đạo diễn tài ba, ông ta chi phối và điều khiển toàn bộ quá trình NHÂN-DUYÊN-QUẢ. Tức là DUYÊN vẫn nằm trong sự điều khiển của NGHIỆP. Và nói đúng ra, có thể nói đầy đủ quá trình là:" NGHIỆP NHÂN - NGHIỆP DUYÊN - NGHIỆP QUẢ". Tức là trong nhân cũng có nghiệp chi phối, trong duyên cũng có nghiệp chi phối, trong quả cũng có nghiệp chi phối.

Ví dụ trong trường hợp đốt nhà trên. Phân tích sẽ là như thế này:
Hư Danh đã viết: Lành thay, ngu tui vô cùng sung sướng khi có bậc hữu học như thiện hữu Qn, đã hiểu rõ được câu hỏi của ngu tui. =D>
Thiện hữu có minh tường giải thích như trên rằng: "Duyên là điều kiện thuận lợi...để ông X thực hiện hành vi đốt nhà". Vậy đạo hữu Qn có thể hoan hỷ giải thích thêm "Nguyên nhân vì đâu mà có điều kiện thuận lợi như vậy?". Đó là do phước đức từ tiền kiếp của ông X hay là quả báo của bà Y đã ảnh hưởng đến điều kiện thuận lợi như trên :-?
Cả 2, tức là vừa là do ông X có phước nên được gặp điều kiện thuận lợi để được thỏa mãn tâm ý, nhưng cũng chính là nghiệp của ổng nặng quá nên gặp DUYÊN XẤU thuận lợi để tạo nghiệp xấu. Vừa là nghiệp quả của Bà Y đã đến thời chín muồi nên gặp điều kiện thuận lợi để quả bị trổ.
Nếu xem "điều kiện thuận lợi để ông X đốt nhà bà Y" là kết quả của một quá trình nào đó thì cái Duyên này chính là quả của một hành vi khác. Với lập luận như vậy thì có quá mâu thuẫn với định đề của 2 bậc hữu học vừa trả lời: "Nhân-Duyên-Nghiệp(Quả)" ở phía trên hay không?. Vì 2 bậc hữu học này đã giải thích minh tường và cho mọi người thấy rằng: giữa Duyên và Nghiệp có sự tách bạch rõ ràng. Trong khi đó, theo lời biện giả của thiện hữu Qn lại cho thấy Duyên là kết quả của một quá trình khác. Vậy, Duyên có phải là Nghiệp không?
Không cần phải phân tích quả của quá trình nào đó, vì QUẢ cũng nằm trong NGHIỆP rồi, tức là: "điều kiện thuận lợi để ông X đốt nhà bà Y" chính là DUYÊN thuận lợi để ông X tạo NHÂN (đốt nhà) và là DUYÊN thuận lợi để Bà Y thọ QUẢ bị nhà cháy. Nhưng nếu nhìn sâu xa hơn, thì đúng là không cần phải nói thêm Duyên này chính là quả của một hành vi khác, bởi vì như Qn nói: chẳng có chuyện gì tự nhiên xảy ra. Và cái DUYÊN THUẬN LỢI nói trên cũng chính là do NGHIỆP chi phối, DUYÊN trong trường hợp này gọi là NGHIỆP DUYÊN.
Vậy, Duyên có phải là Nghiệp không?
Nói duyên là nghiệp thì chưa đúng, phải nói là DUYÊN được chi phối bởi nghiệp ( gọi là NGHIỆP DUYÊN), không những duyên bị chi phối bởi nghiệp, mà cả nhân và quả đều chi phối bởi nghiệp (gọi là NGHIỆP NHÂN và NGHIỆP QUẢ).

Nhưng nói cho cùng, thì trong nhân có quả, trong quả có nhân, trong duyên có nhân, trong nhân có duyên, và trong NHÂN-DUYÊN-QUẢ đều có NGHIỆP chi phối.

Vậy nên, NGHIỆP là ông chủ chi phối điều khiển toàn bộ quá trình NHÂN-DUYÊN-QUẢ.
Qn nghĩ vậy. :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách