="khai nhụy"]
Khi tâm khởi vọng, cái chi biết vọng là trí (tánh==tuệ), vọng quên thì tâm hiện! câu này đúng ra phải viết như vầy : vọng mất thì tánh hiện (trí==tuệ), bởi trí mới biết trước đó là vọng phóng, nên phóng diệt do phóng diệt nên vọng không sanh khởi được (lìa vọng), nếu tâm không có trí thì vọng là chủ (ngã), nếu tâm không vọng thì trí làm chủ (tứ chánh cần) trí có mặt trong sát na hiện tại đang là, tức là đã phá tâm si phóng (vô minh) rồi, do phóng không được thành tụ nên, không làm duyên cho tâm vọng sanh khởi, phải nên biết rằng nhiều tâm phóng (si) hợp thành gọi là vô thủy vô minh,
Muốn đi mà không có bản đồ để thấy rõ ràng mình hiện đang ở đâu, phải đi đường nào, và tới chỗ nào, thì làm sao đi? Có đi cũng là vòng quanh chẳng có định hướng đúng đắng. Muốn đi về đông mà lại đi về tây, nam, bắc. Đó là lỗi ban đầu hấp tấp vọi vàng, nghe người khác dạy lầm đường theo tri kiến của họ mà bởi do lòng tôn kính bậc thượng mà chẳng dám suy xét hỏi hang, rồi tin theo mà đi lầm đường, không có trạch pháp. Chẳng biết rằng Phật dạy chớ vọi tin, dù cho người đó có là bậc thầy ở trên của mình. Mà phải chính chắn suy xét và thực nghiệm lấy mình xem vị ấy có nói đúng không. Do vậy cái quan trọng là tâm cầu thiện tri thức khắp nơi và nhờ thiện tri thức chỉ bài rõ ràng đường lối của mình hư thực thế nào.
1a. Biết vọng tức lìa vọng, vọng quên tâm hiện.
Biết vọng tức còn vọng chứ sao gọi là lìa được. Khi biết vọng thì biết là năng, vọng là sở. Vừa biết vọng thì năng sở ngập đầy cả hư không. Rồi dẫu cho rằng khi vừa biết vọng thì cái vọng ấy không còn nhưng cái biết (năng) vẫn còn để chờ đón một niệm vọng khác. Ôm giữ lấy cái năng niệm ấy mãi thì mãi ở trong nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô minh còn chẳng thể đục phá, nói gì đến vô thủy vô minh, và nói gì đến minh tâm kiến tánh! Vì thế nói muốn tránh cái bóng mà đưa lưng ra đứng giữa mặt trời, chình ình nguyên vẹn đâu tránh khỏi được.
Lại nữa, kẻ quán và vật bị quán, người biết và vật bị biết cũng đồng là tâm. Mà Tâm thì không thể nắm bắt vì vô tướng, vô niệm, vô sở y. Chư Phật chẳng thấy tâm quá khứ, hiện tại, vị lai, mà đã không thấy được thì làm sao quán niệm? Mà có quán niệm cũng chỉ là quán niệm những sự sinh diệt vô thường của các đối tượng tâm ý thôi.
1b. Khi tâm khởi vọng, cái chi biết vọng chẳng phải là Trí thanh tịnh của Tự Tánh mà chính là Tri thức của Bộ Não. Nếu cho cái biết đó là trí của tự tánh thì sai lầm, bởi trí của tự tánh chỉ có thể sáng tỏ khi nào minh tâm kiến tánh rồi. Còn hiện sống bằng thức phần của Bộ Não phân biệt chấp trước thì làm sao mà cho rằng đã có trí tự tánh? Vả lại Trí Phật không thể suy lường, nên ví dụ là Vô Kiến Đảnh Tướng. Kinh Pháp Hoa lại nói rằng dù thế gian có nhiều người như Xá Lợi Phất trong vô lượng kiếp suy lường trí Phật cũng chẳng thể được. Bởi Trí Phật tức Trí Huệ của Tự Tánh vượt ngoài suy lường, hình dung, tưởng tượng, cảm nhận của làng sóng Võ Não. Nay các vị hình dung suy lường cảm nhận "biết" là "Trí" thì đã sai lầm, chẳng qua là bị cái tri thức của Bộ Não đánh lừa.
Không bao giờ rời khỏi được thức tâm nếu không một lần đập nát nó! Dù cho có tu thiền quán tịnh, hay tri vọng cho tâm tịnh đến cực vi cực tế thì vẫn là thức ngấm ngầm, góc rễ còn đó chưa hề bứng được thì vẫn chịu cái khổ của luân hồi ở trong cái rọ gương ngàn đời.
nếu đem những lời dạy của những vị thiền sư chân chánh thì sẽ hiểu thôi, chẳng lẻ các vị này dạy sai ? hay chưa kiến tánh ? nếu mình tu tập chưa tới thì đừng cho rằng người khác sai, nếu mình chưa kiến tánh thì đừng vội cho các vị này là sai, vì người chưa kiến tánh thì không thể nào biết được cảnh giới của các vị đã kiến tánh, coi chừng phạm vào giới thiếu chân thật đó, đạo hữu Vanthuy-dochanh đầy đủ pháp hành, nhưng bởi chưa viết đúng văn tự nên người chấp thủ văn tự theo kinh văn đưa cái ta ra để đè bẹp người khác, trong khi miệng cứ nói là không chấp văn tự, tự gạt mình và gạt người thôi,
Thiền Sư theo Tổ Sư Thiền ai mà đi dạy Tri Vọng Lìa Vọng? Xin nêu ra vị nào Kiến Tánh mà dạy thế? Chẳng qua là do vì không nhận ra nên mới lập riêng một pháp cho mình bằng vọng thức của mình nên đi sai đường mà thôi. Do không hiểu ý tổ sư còn lôi tổ sư vào để biện minh cho cái tri kiến lầm lạc của mình, thì đó gọi là lấy cành ông nầy gắm sừng bà nọ mà thôi.
người chân thật tùy theo trình độ học của mình mà viết, ví như Ngài Huệ Năng vậy, vậy kiến tánh nghĩ là gì ? kiến tức là thấy, tánh tức là cái tâm chân thật, nghĩa là thấy cái tâm chân thật, dể quá phải không ? dể quá mà tại sao người khác kiến tánh được, mình thì ngược lại không làm được, có khi nào tự mình quán xét lại mình (kiến tánh)
Tánh chẳng thể thấy. Nếu chấp cho kiến tánh là thấy tánh thì tánh thành ra sở kiến. Nếu Tánh mà là sở kiến tức chẳng phải chính mình.
Đã biết Ai ở diễn đàn nầy cũng đang ở trên đường tu, tức chưa có kiến tánh, tại sao lại lôi kiến tánh vào đây?
Tôi tự nghĩ chỉ là mình may mắn có được bản đồ rành rẽ để đi từ điểm A đến điểm B nên mới chia sẽ vài điều. Còn tôi có đi hay không đi là do chính tôi, bạn có đi hay không đi là do chính bạn.
Nếu giác ngộ giải thoát mà dễ làm thì ai ai cũng đã giác ngộ giải thoát hết rồi, chư tổ sư cũng chẳng cần 30 năm rách mấy chục Bồ Đoàn, Phật cũng chẳng 6 năm khổ hạnh tham thiền.
Dù là tôi chưa minh tâm kiến tánh, nhưng nếu đi và đi mãi thì cũng có ngày tới đích, bởi tôi đã có bản đồ rành rẽ để đi mà không sợ bị sai đường lạc lối nữa. Cửa đạo đã mở, tôi đã thấy đường đi, thì tôi chỉ việc là đi thôi. Bởi muốn chia sẽ cái bản đồ nầy mà tôi không sợ ngu hèn mà đưa ra chia sẽ. Dĩ nhiên bản đồ nầy cũng chẳng phải là do tôi tự vẽ, mà là chư tổ sư đã từng minh tâm kiến tánh đến nhà vạch lối. Nếu cho bản đồ người đã từng tới đích là sai, lại đi tin vào lời của người chưa từng tới đích là đúng thì đâu còn gì để nói. Mọi việc tùy duyên. Bởi pháp nầy không phải ai cũng có thể theo, thể hiểu, thể hành.
Khởi niệm đã là vọng thức, mà không khởi một niệm cũng thuộc vọng thức!
Cái trí nơi tự tánh đáng lý là thường tịch chiếu.
mà không khởi một niệm (vọng) tức là
thường tịch chiếu rồi còn gì !
rỏ ràng là mình hiểu sai chứ nào lỗi kinh văn hay lỗi của người khác.
Há chẳng nghe Tổ Sư dạy
"Không khởi một niệm lỗi bằng núi tu di!"
Chấp cho chỗ không khởi một niệm là thường tịch chiếu là sai lầm.
Thường Tịch Chiếu là lời dùng để diễn tả Tự Tánh, vừa tịch mà vừa chiếu, hay vừa thanh tịnh mà vừa sáng suốt. Đó là trạng thái của người đã minh tâm kiến tánh, cho nên Kinh Pháp Hoa nói
"Chỉ có Phật cùng Phật mới rõ". Còn là chúng sanh phàm phu sống nương nhờ vọng thức mà lại suy tưởng cái hay biết ấy là thường tịch chiếu của tự tánh. Chẳng khác nào như Kinh Viên Giác nói:
"Chưa thoát luân hồi mà bàn về tánh viên giác thì tánh viên giác cũng đồng luân hồi".
Kinh Viên Giác nói:
Thiện nam tử! Theo cảnh giới sở chứng của hàng Thanh Văn, thân tâm ngôn ngữ đều đã đoạn diệt còn chẳng thể đến chỗ Niết Bàn của tự mình chứng, huống là dùng tâm suy tư để đo lường cảnh giới Viên Giác của Như Lai; ví như lấy lửa đom đóm để đốt núi Tu Di thì làm sao cháy được! Nay dùng tâm luân hồi, sanh tri kiến luân hồi mà muốn vào biển Đại Tịch Diệt của Như Lai thì làm sao đến được! Cho nên ta nói tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp, trước tiên phải đoạn dứt cội gốc luân hồi từ vô thỉ.
Mình chẳng tự biết lại cho rằng cái tâm năng biết không khởi vọng là Thường Tịch Quang. Chẳng qua chỉ là tịch mà chẳng có quang, chẳng có trí tuệ.
Như Lai là Chánh Biến Tri, tức trong thể tánh thanh tịnh không một mẫy trần mà trong mười phương không gì là không rõ biết. Do vậy gọi là Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri.
Chứ đâu phải là cái tâm trầm lặng không khởi một niệm hiện giờ của tình thức hư vọng vô minh đâu!