học Phật để làm gì ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hoasenmaimai đã viết:Người học Thiền tông lầm lẫn quá nhiều , hèn gì Thiền tông ngày càng yếu kém so với Tịnh độ tông . Vì sao ? vì chỉ thấy một kiếp ở hiện đời mà nói không thể thấy 3 đời quá khứ vị lai mà nói , vì vậy chỗ giải thích chẳng thể nào rõ ràng , mâu thuẩn trái ngược nhau .
Thánh_Tri và anhshipga cứ ở đó mà ôm mộng Thiền tông đi .
Ông lại vọng tưởng điên đảo.

1. Thời nay hiếm có người đủ căn cơ để nhận ra ý chỉ tham thiền thật sự. Nếu đã thế thì làm sao có nhiều người tham thiền được.

2. Chính do không đủ căn cơ nên thấy thiền khó, còn nghe đồn trì danh thì dễ quá không cần tu tập chi nhiều mà được giải thoát nên ùng ùng theo. Nhưng chẳng biết rằng nếu không thực hành chuyên nhất thì không thể giác ngộ giải thoát dù tu pháp môn nào. Ai đói thì người đó ăn, ai khác thì người nấy uống, không thể ăn uống thay thế cho nhau được. Dù có cầu trời khẩn phật cũng không làm sao mà giác ngộ giải thoát được, bởi không chịu ăn, chịu tu cho chuyên nhất tinh tấn, cứ nghĩ à tôi nghĩ mỗi ngày trì danh phật 3 sâu 10 sâu là được rồi. Hay cứ niệm sao cũng được, miệng nhép ra tiếng Phật mà trong tâm nghĩ đông nghĩ tây, rồi cho là đã xong 3 sâu chuổi, rồi ỷ lại rằng thôi vậy được ròi, chết Phật đến rướt. Đó là sai lầm. Một đồng bạc nhỏ nhoi mà đòi mua một tô hủ tiếu thì sao mà được.

Giác ngộ giải thoát đâu phải là chuyện dễ dàng, cần phải miên mật công phu lắm mới được. Phật, Tổ từ xưa đến nay đều như thế, làm sao có chuyện ngoại lệ dễ dàng cho chúng ta được. Nghiệp lực còn mạnh, đạo lực chẳng có bao nhiêu mà đòi giải thoát thì không được rồi. Nếu giác ngộ giải thoát mà dễ dàng thì chắc ai cũng tu giác ngộ giải thoát hết rồi. Phật xưa cũng dễ dàng tu giải thoát, Tổ cũng thế. Nhưng đâu phải. Phật, Tổ đều phải dụng công miên mật chiến đấu chính thân tâm mình để mới thắng được nghiệp lực mà giác ngộ giải thoát.

Người lâm chung mà có người đến hộ niệm, thì cũng giống như là đến an ủi để tâm người chết không buồn bả, sân hận v.v... và chỉ làm cái duyên để người ta sanh về thiện đạo trời người mà thôi, nếu họ đã gieo trồng cái nhân của trời người. Cái nầy thì tôi còn đồng ý. Chứ mà nói quá là làm thế để giác ngộ giải thoát ấy là sai lầm. Có nhân tu giác ngộ giải thoát đâu mà được quả giác ngộ giải thoát.

3. Chính do không đủ căn cơ tham thiền chánh tông, nên mới bài vẽ ra nhiều lối thiền bậy bạ, theo ý mình mà đi lạc hướng.

4. Vậy thử hỏi ông trách ai? Trách pháp môn thiền hay trách chúng sanh không đủ căn cơ đi làm tầm bậy? Người không hiểu Tịnh độ sau nầy còn bài dẽ quá nhiều việc bậy, bà con nhẹ dạ ùng ùng theo, sai lạc biết bao nhiêu. Đem phật pháp trở thành mê tín tà giáo không trí tuệ. Chỉ vì ham cái quảng cáo dễ giải thoát giác ngộ mà không cần dụng công nhiều đắc lực chi cả.

Thử hỏi Phật pháp suy đồi là do đâu?

Chính là do chúng ta làm biến, không chịu dụng công phu đắc lực.

Giới Định Huệ không có thì làm sao giác ngộ giải thoát?

Hễ nghe nói "Tu giới định huệ" đi. Liền nói trời khó quá, thôi đễ nghĩ ra xem coi cái gì dễ hơn rồi bài vẽ đủ kiểu.

Giới Định Huệ mà không có thì Phật Pháp suy đồi.

Muốn chấn hưng Phật Pháp thì phải siển dương Giới Định Huệ, và con người phải thực hành Giới Định Huệ. Không còn cách nào khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

anhshipga đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:
anhshipga đã viết:Chỉ là "Không chịu tu hành, cả đời tạo nghiệp"
Niệm Phật là chẳng tu hay sao ?
Niệm Phật chẳng là tu hay sao?
Hiểu như thế nào đây ?
anhshipga đã viết:
Giờ tôi mới thấy được đây.

Những kẻ như thế này địa ngục chắc chắn có phần.
Ôm chặt tư kiến của mình, không có cái nhìn thông thoáng thì địa ngục cũng còn chỗ đó.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Đúng thật là có nhầm lẫn, nhầm lẫn quá nhiều khi đem khung tròn gắn vào khung vuông. Tất cả đều là nương nơi nguyện lực Phật A Di Đà, nương nơi nguyện mà phát nguyện vãng sanh. Đạo hữu Thánh_Tri nói cũng đúng, nhưng đúng một phần.

Niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn chắc chắn vãng sanh, vì lúc đó tâm tịnh sẽ cảm được Phật, thấy cõi Cực Lạc. Người niệm Phật cần đạt đến trạng thái đó mới có thể Thượng phẩm thượng sanh. Hoa nở thấy Phật. Còn nói về nghiệp lực tạo lúc sanh tiền mà đến lúc lâm chung niệm Phật để giải nghiệp là có, nhưng rất khó. Đó cũng là nương nơi nguyện Phật A Di Đà. Vô lượng kiếp họ gieo căn lành rồi, nên nay mới được trợ duyên đắc lực như thế.

Như Đức Lục Tổ, chẳng phải chỉ cần nghe qua câu: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm" thì liền khai ngộ đó sao ? Đó không phải do nhân duyên phước đức đời trước thì là gì ? Chẳng phải ngài Sùng Tín vừa thổi tắt nến, ngài Đức Sơn Tuyên Giám đại ngộ đó sao ? Không phải tu từ đời trước thì là gì ? Bây giờ cho dù có đem bao nhiêu lời nói, bao nhiêu cú nghĩa ra mà giải bày cũng vô ích. Vì đó là nguyện lực của Phật Di Đà, nguyện thứ 18 Phật đã nói rất rõ rồi, muốn cãi cũng không được.

Chư Phật có rất nhiều phương tiện độ sanh. Đúng theo lý mà làm, chẳng nên nhìn sự rồi chấp đó. Phật nguyện như thế cũng có nhân duyên, muốn nhìn thấy cái nhìn của Phật làm sao nhìn được ? Nên bây giờ chỉ cần biết như thế thôi, đừng tranh cãi gì nữa.

Mời các đạo hữu cafene


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Lâm Nghĩa đã viết:
anhshipga đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:
anhshipga đã viết:Chỉ là "Không chịu tu hành, cả đời tạo nghiệp"
Niệm Phật là chẳng tu hay sao ?
Niệm Phật chẳng là tu hay sao?
Hiểu như thế nào đây ?
Hãy tự chiêm nghiệm.
anhshipga đã viết:
Giờ tôi mới thấy được đây.

Những kẻ như thế này địa ngục chắc chắn có phần.
Ôm chặt tư kiến của mình, không có cái nhìn thông thoáng thì địa ngục cũng còn chỗ đó.
Hãy thử nói xem còn bao nhiêu chổ?


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Lâm Nghĩa đã viết:Đúng thật là có nhầm lẫn, nhầm lẫn quá nhiều khi đem khung tròn gắn vào khung vuông. Tất cả đều là nương nơi nguyện lực Phật A Di Đà, nương nơi nguyện mà phát nguyện vãng sanh. Đạo hữu Thánh_Tri nói cũng đúng, nhưng đúng một phần.

Niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn chắc chắn vãng sanh, vì lúc đó tâm tịnh sẽ cảm được Phật, thấy cõi Cực Lạc. Người niệm Phật cần đạt đến trạng thái đó mới có thể Thượng phẩm thượng sanh. Hoa nở thấy Phật. Còn nói về nghiệp lực tạo lúc sanh tiền mà đến lúc lâm chung niệm Phật để giải nghiệp là có, nhưng rất khó. Đó cũng là nương nơi nguyện Phật A Di Đà. Vô lượng kiếp họ gieo căn lành rồi, nên nay mới được trợ duyên đắc lực như thế.

Như Đức Lục Tổ, chẳng phải chỉ cần nghe qua câu: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm" thì liền khai ngộ đó sao ? Đó không phải do nhân duyên phước đức đời trước thì là gì ? Chẳng phải ngài Sùng Tín vừa thổi tắt nến, ngài Đức Sơn Tuyên Giám đại ngộ đó sao ? Không phải tu từ đời trước thì là gì ? Bây giờ cho dù có đem bao nhiêu lời nói, bao nhiêu cú nghĩa ra mà giải bày cũng vô ích. Vì đó là nguyện lực của Phật Di Đà, nguyện thứ 18 Phật đã nói rất rõ rồi, muốn cãi cũng không được.

Chư Phật có rất nhiều phương tiện độ sanh. Đúng theo lý mà làm, chẳng nên nhìn sự rồi chấp đó. Phật nguyện như thế cũng có nhân duyên, muốn nhìn thấy cái nhìn của Phật làm sao nhìn được ? Nên bây giờ chỉ cần biết như thế thôi, đừng tranh cãi gì nữa.

Mời các đạo hữu cafene

Tôi thấy rõ ràng là "đúng thật có nhầm lẫn, nhầm lẫn quá nhiều khi đem khung tròn gắn vào khung vuông" khi DH viết cái đoạn tôi bôi đậm. DH nói mà có biết mình đang nói gì không? DH chưa thấu qua nỗi nên gượng ép lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia mà thôi.

Ở đâu ra mà nhân duyên phước đức đời trước có liên quan gì đến chỗ ngộ của Lục Tổ và Đức Sơn? Đem Phật A Di Đà ra đây rồi cùng mọi người chứng minh.

Còn không biết thì mời đọc (hoặc đọc lại) Lục Tổ Đàn Kinh, đọc những lời mắng Phật mạ Tổ của Đức Sơn.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý Đạo Hửu tangbong tangbong tangbong

Tu theo pháp môn Thiền củng hay mà Tịnh củng hay. Kết hợp cả hai củng hay nữa. :D

Mình củng tu theo pháp môn Tịnh Độ nhưng theo mình nghỉ bài thơ gì đó cho rằng pháp môn Thiền tu dể bị lạc thì có vẻ không hợp lý. Tổ tuy giỏi hơn chúng ta rất nhiều nhưng Tổ không phải là Đức Phật. Khi xưa Đức Phật đắc đạo nhờ thiền chỉ và thiền quán trong 7 tuần lể. Bài thơ đó nói cho cùng củng chỉ là phương tiện mà thôi. Theo kinh điển Phật Giáo thì kinh điển giống như chiếc bè đưa người sang bờ giải thoát nhưng đừng vác bè lên vai mà đi. Bài thơ của Tổ củng giống như vậy.

Tạm dùng câu chuyện ngụ ngôn để nói ý mình. Xưa ở xứ nọ có 1 ông thầy thuốc yếu tay nghề, tuy giỏi về tra cứu sách thuốc nhưng lại không biết chút gì về bắt mạch. Hể khi nào con bịnh tới hỏi xin bốc thuốc, ông thường dở sách thuốc do thầy mình để lại đem ra xem và dựa vào đó mà cho thuốc. Một lần nọ có một con bịnh bị tiêu chảy mất nước rất yếu tới xin thuốc. Thầy vì không thông thạo bắt mạch nên phang đại là con bịnh thiếu bổ dưởng và cho uống nhân sâm. Sau khi con bịnh uống thuốc xong phát nặng hơn rồi chết. Người nhà con bịnh liền kiện thầy thuốc ra tòa. Ra tòa, thầy thuốc tự bào chửa nói rằng toa nhân sâm là do sách nói. Quan tòa bèn cho người đi theo thầy thuốc về nhà lấy sách thuốc lên kiểm tra lại. Khi quan tòa mở sách thuốc thì thấy có chép "Phúc thống phục nhâm sâm" nghĩa là "Đau bụng dùng nhân sâm" nhưng bị thiếu mất 1 mảnh bị mọt ăn. Sau đó lật sang trang khác thì thấy rớt ra một góc trang bị mọt ăn lâu ngày nhưng vẩn còn thấy chử. Ghép lại thì thấy nguyên câu "Phúc thống phục nhân sâm tắc tử" nghĩa là "Đau bụng dùng nhân sâm chắc chết.

Kinh "Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện" củng có nói "Công đức tụng kinh cho người chết, người sống hưởng 6 phần, người chết chỉ được hưởng 1 phần mà thôi." Nếu dùng lý này để giải thích thì có phần giống Đạo Hửu Thánh Tri nói niệm Phật hộ niệm cho người chết thì người chết được sanh cỏi lành. Người chết nếu lúc sống suốt đời trì giới niệm Phật tu nhiều hạnh lành thì không cần nói chắc chắn được Đức Phật A Di Đà đến rước. Còn nếu người chết lúc sống làm nhiều chuyện bậy như nói láo, lường gạt, tổn thương người khác chỉ để lợi mình, không tin nhân quả thì không vào địa ngục củng là may mắn lắm rồi chứ nếu nói chỉ cần hộ niệm thì người chết chắc chắn được vãng sanh như 1 vị cư sỉ nào đó ở Úc (mình tạm không nêu tên) hay nói thì không đúng luật nhân quả rồi.

Mình tạm dùng đoạn kinh "Bơ và đá cuội" để nói thêm. Khi xưa lúc Đức Phật Thích Ca đi giảng đạo, có một vị gia chủ có người cha mới qua đời, tới xin Đức Phật làm phép chọc bể xương sọ cho cha anh siêu thoát (vãng sanh) theo phong tục Bà La Môn. Đức Phật bèn bảo người thanh niên nọ đi mua hai cái nồi đất, bơ, và vải để làm phép thay hình thức chọc bể sương sọ. Chàng thanh niên rất sung sướng đi mua ngay lập tức vì nghỉ rằng cha mình chắc được siêu thoát (vãng sanh) vì được Đức Phật độ cho. Khi giờ làm lể tới Đức Phật bèn bảo anh thanh niên bỏ đầy bơ vào một cái nồi đất nhỏ, dùng vải bịt miệng nồi đất và dùng dây thòng xuống đáy hồ nước nhỏ kế bên. Sau đó Đức Phật liền nói với anh thanh niên bỏ đầy đá cuội vào cái nồi đất nhỏ còn lại, dùng vải bịt miệng và dùng dây thòng xuống đáy hồ nước kế bên cái nồi đất đựng đầy bơ. Sau đó Đức Phật bảo anh thanh niên dùng một thanh tre dài nhọn đầu chọc lủng vải bịt miệng hai cái nồi. Không lâu sau đó bơ nổi lênh láng đầy mặt hồ. Đá cuội vì nặng vẩn nằm dưới đáy hồ. Đức Phật bèn bảo như sau: "Này gia chủ, anh đã thấy đó. Bơ nhẹ thì nổi. Đá nặng thì không nổi được. Cha anh củng vậy. Nếu lúc còn sống, ông ta làm nhiều việc thiện tin sâu tam bảo và nhân quả thì chắc chắn cha anh sẻ được siêu giống như bơ nổi trên mặt nước sinh vào cỏi lành. Nhưng nếu ông ta không có chánh tín nơi tam bảo, không tin nhân quả, và làm nhiều việc bất thiện thì củng giống như đá cuội vậy sẻ phải chìm đáy hồ như đá cuội thôi."

Theo mình thì cả hai không gì chống trái cả. Mình tuy theo Tịnh Độ nhưng rất thích ngồi thiền. Lợi ích của việc ngồi thiền thì kinh Đại Niệm Xứ hay Tứ Niệm Xứ đã có nói rất rỏ rồi. Quý Đạo Hửu nào muốn hiểu rỏ có thể vào Thư Viện Hoa Sen hay trang Buddhasasana của chú Bình Anson đọc thêm nhé :)

Mong quý vị Đạo Hửu luôn được nhiều lợi lạc trên đường học đạo và hành đạo tangbong :) Vậy nhé :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Lâm Nghĩa"]

Niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn chắc chắn vãng sanh, vì lúc đó tâm tịnh sẽ cảm được Phật, thấy cõi Cực Lạc. Người niệm Phật cần đạt đến trạng thái đó mới có thể Thượng phẩm thượng sanh. Hoa nở thấy Phật. Còn nói về nghiệp lực tạo lúc sanh tiền mà đến lúc lâm chung niệm Phật để giải nghiệp là có, nhưng rất khó. Đó cũng là nương nơi nguyện Phật A Di Đà. Vô lượng kiếp họ gieo căn lành rồi, nên nay mới được trợ duyên đắc lực như thế.
Chẳng hiểu Nghiệp Lực và Đạo Lực là gì cả.

Nghiệp Lực tôi nói ở đây là cái tâm phan duyên hay bám cảnh trần suy nghĩ phân biệt lung tung, cũng còn gọi là Ý Thức. Chính do ý thức tối ngày Phân Biệt Chấp Trước nên tào thành dòng Samsara (Luân hồi), thức tuôn chảy không thôi từ vô thủy đến nay không dừng được nên mới thành một cái lực mạnh mẽ nhại bén, không cần học mà ý thức cũng phân biệt được. Hể đưa lên cái ly thì phân biệt cái ly, đưa cô gái hay anh chàng trai liền phân biệt ngay rất tự nhiên và nhại bén. Đó chính là nghiệp lực. Nghiệp lực như dòng thác đổ không ngừng.

Đạo Lực là công phu tu hành của mình để xóa tan ý thức hưng khởi phân biệt chấp trước. Đạo Lực mà thắng nghiệp lực tức là công phu tu hành miên mật không gián đoạn, ý thức không có chỗ xen vào để khởi phân biệt chấp trước, tới đây chẳng cần khởi nghi tình mà nghi tình cũng tự có, muốn bỏ cũng bỏ không được. Vì tới đây đạo lực mạnh rồi, ý thức dường như yếu hẳng không còn hưng khởi. Khi đến thời tiết nhân duyên thì tự nhiên một tiếng ve kêu cũng làm cho người ta triệt ngộ, vỡ thùng sơn đen, hay vỡ nghi tình.

Thành ra muốn dùng phương pháp nào thì dùng miễn là đập nát ý thức và mạt na thức thì mới minh tâm kiến tánh giác ngộ giải thoát được. Nhưng nên nhớ chỉ có phương pháp nào đập nát ý thức thì mới được. Còn phương pháp nào mà cứ dùng ý thức, và ý thức không bao giờ chết được thì phương pháp đó không thể đưa đến giác ngộ giải thoát.

Trì Danh Phật Hiệu là phương pháp dung ý thức mà niệm, tức là lấy danh hiệu để buộc ý thức lại, nhưng chính ý thức vẫn còn sống vì ý thức vẫn là Năng Niệm, cái danh tên của Phật là sở niệm. Đấy chính là chỗ tôi thường nói "muốn tránh cái bóng mà đứng giữa mặt trời". Không bao giờ giác ngộ giải thoát được. Chẳng qua chỉ là đem nhiều niệm, nhiếp lại chỉ còn một niệm A Di Đà Phật mà thôi. Đây thiền tông gọi là "nhất niệm vô minh". Đâu có giải thoát được.

Muốn tịnh tâm, mà niệm niệm không dừng thì làm sao mà tịnh tâm được! Thế thì làm sao có Tịnh Độ được! Bởi Kinh nói "Muốn được Tịnh Độ phải Tịnh Tâm mình. Tùy theo tâm mình tịnh mà quốc độ tịnh."

Thiền tông là phải vượt qua Nhất Niệm Vô Minh, rồi kế vượt qua Vô Thủy Vô Minh, rồi đến đầu sào trăm thước, rồi nhảy qua chết đi sống lại (sát na lìa ý thức) mới gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.

Trì danh thì bị kẹt mãi ở Nhất Niệm Vô Minh, không bao giờ giải thoát được. Tổ gọi là "Ngập nước chết".

Do vậy chư Tổ Thiền Tông đã Minh Tâm Kiến Tánh thấy người trì danh lầm lạc kẹt nơi chỗ ấy bèn dạy tham câu "Ai Đang Niệm Phật?" để cho người được thoát nước chết, trực thẳng tự tâm, minh tâm kiến tánh.

Bởi không hiểu ý Kinh A Di Đà dạy nên bài ra pháp Trì Danh cho là dễ, mà đâu phải thật dễ. Phải câu phật hiệu miên mật tuần hoàn không kẻ hở thì mới được. Mà dù làm được thế thì cũng còn gọi là Nhất Niệm Vô Minh, không thể giác ngộ giải thoát. Chỉ uổng công nhọc sức mà thôi.

Nếu hiểu Ý Kinh A Di Đà thật sự thì phải tu Thật Tướng Niệm Phật. Cái gì là Thật Tướng Niệm Phật? Tức là Niệm Vô Niệm.

Tôi sẽ nói về "Nhất Tâm Bất Loạn" sau. Nhiều người cũng hiểu lầm rằng "câu niệm phật có trong tâm miên mật không kẻ hở đó là nhất tâm bất loạn". Đó là sai lầm.
Như Đức Lục Tổ, chẳng phải chỉ cần nghe qua câu: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm" thì liền khai ngộ đó sao ? Đó không phải do nhân duyên phước đức đời trước thì là gì ? Chẳng phải ngài Sùng Tín vừa thổi tắt nến, ngài Đức Sơn Tuyên Giám đại ngộ đó sao ? Không phải tu từ đời trước thì là gì ? Bây giờ cho dù có đem bao nhiêu lời nói, bao nhiêu cú nghĩa ra mà giải bày cũng vô ích. Vì đó là nguyện lực của Phật Di Đà, nguyện thứ 18 Phật đã nói rất rõ rồi, muốn cãi cũng không được.
Ngài Đức Sơn vốn là người giỏi về Giáo Môn, có sớ giải Kinh Kim Cang, nghe ngài Long Đàm Sùng Tín ở phương nam giảng về thuyết "Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật, chẳng cần 3 đại a tăng kỳ kiếp", vì ngài Đức Sơn học theo Giáo Môn, mà giáo môn thì nói phải trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật, nhưng ngài chỉ hiểu theo trên danh từ, không hiểu ý nghĩa (Kinh nói ba đại a tăng kỳ kiếp nghĩa là phải trải qua nhiều ý thức vọng tưởng, hết sạch ý thức nhiều vô số đó mới thành Phật) ngài Đức Sơn mang cái thúng đựng kinh Kim Cang định đi tranh luận cùng ngài Long Đàm. Nhưng tới chân núi bị bà lão bán quán hỏi một câu trong Kinh Kim Cang mà ngài Đức Sơn đáp không được. Bởi Phật Pháp đâu thể dùng thức mà hiểu được. Dùng thức thì chẳng đến được Pháp Thân Phật Tánh. Nên ngài Đức Sơn không thể trả lời. Bèn đến tham vấn ngài Long Đàm. Tu hành ở đó vài năm miên mật, nhân duyên đến, ngài Long Đàm thỏi đèn mới giác ngộ, vỡ nghi tình.

Vậy thì chính ngài Đức Sơn cũng phải dụng công miên mật tham thiền mới giác ngộ giải thoát được, học một mớ kinh, giải được thật hay cũng đâu có ý nghĩa gì, đâu thể giác ngộ giải thoát.

Phước đức nhiều có nghĩa là công phu tham thiền miên mật nhiều. Chứ không phải phước đức là theo cái kiểu bố thí tiền cúng chùa vv... đâu.

Bởi làm thiện cúng chùa bố thí v.v... đó là gieo cái nhân hữu lậu để được quả hữu lậu giả tạm đời sau.

Còn tham thiền là gieo cái nhân vô lậu giải thoát, thì được cái quả giác ngộ giải thoát về sau.

Không có gieo nhân vô lậu mà đòi quả vô lậu thì không thể được. Cũng thế người gieo nhân vô lậu mà cho rằng họ sẽ được quả hữu lậu về sau là không đúng. Bởi không hiểu lẽ nầy người tịnh độ hay nói càng bậy rằng do tu thiền đời nầy không ngộ đạo, cái đời sau chỉ được quả tốt, hưởng phước hết thì đọa. Đó là sai lầm.

Dẫu cho đời trước có từng trì danh hiệu Phật thì đời nầy nghe danh hiệu Phật liền vui, liền muốn trì danh và tiếp tục đó thôi. Nhưng trì danh chớ bảo rằng được giải thoát đi đâu. Vì đó vẫn không phải là cái nhân giác ngộ giải thoát, bởi còn ý thức thì làm sao mà thoát được, thức trì danh, thức chấp danh, thì thức còn đấy làm sao mà dứt được. Không dứt được thức thì không giải thoát.

Câu kinh "Chấp Trì Danh Hiệu", chấp trì là nắm giữ không buông. Danh hiệu là Tự Tánh Di Đà, chứ không phải Danh Tự tên Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Lịch sử, chứng cứ rành rành. Không cần tranh cãi.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

ý thức vẫn còn sống vì ý thức vẫn là Năng Niệm
ý thức vẫn còn sống vì ý thức vẫn là Năng Nghi
cái danh tên của Phật là sở niệm
Cai nghi là sở nghi.
Đấy chính là chỗ tôi thường nói "muốn tránh cái bóng mà đứng giữa mặt trời". Không bao giờ giác ngộ giải thoát được.
Vẫn còn nghi thì làm sao mà giải thoát được.
Trì danh thì bị kẹt mãi ở Nhất Niệm Vô Minh, không bao giờ giải thoát được. Tổ gọi là "Ngập nước chết".
Nghi tình cũng vậy.
Niệm Phật cho tới chỗ không niệm nhưng vẫn niệm ứng với nghi tình là không cần khởi nghi nhưng vẫn nghi(đúng không Thanhtri)
Vì đó vẫn không phải là cái nhân giác ngộ giải thoát, bởi còn ý thức thì làm sao mà thoát được, thức trì danh, thức chấp danh, thì thức còn đấy làm sao mà dứt được. Không dứt được thức thì không giải thoát.
Thức khởi nghi, thức chấp nghi thì làm sao giải thoát được Thanhtri. Đúng là nắm giữ không buông


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tu hành Phật Pháp là muốn giác ngộ giải thoát.

Muốn giác ngộ giải thoát thì phải minh tâm kiến tánh. Còn không minh tâm kiến tánh thì không thể giác ngộ giải thoát được.

Muốn minh tâm kiến tánh thì chỉ có một cách duy nhứt là tham thiền thôi, không có pháp nào khác.

ĐH Dieungo:

Trì Danh là dùng cái biết của bộ não để tu. Chỉ là như tôi thường nói "muốn tránh cái bóng mà đứng giữa mặt trời".

Khán thoại đầu khởi nghi tình là dùng cái không biết của bộ não để tẩy sạch mọi cái biết của bộ não. Khi mọi cái biết của bộ não bị cái không biết của nghi tình tẩy sạch thì đến vô thủy vô minh, tới lúc đó thì chính cái không biết của bộ não cũng sạch, sát na lìa ý thức nhào lộn lại thì kiến tánh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Trì Danh là dùng cái biết của bộ não để tu. Chỉ là như tôi thường nói "muốn tránh cái bóng mà đứng giữa mặt trời"
Nghi tình cũng vậy thôi!
Khán thoại đầu khởi nghi tình là dùng cái không biết của bộ não để tẩy sạch mọi cái biết của bộ não. Khi mọi cái biết của bộ não bị cái không biết của nghi tình tẩy sạch thì đến vô thủy vô minh
Niệm Phật cũng vậy, niệm cho đến khi không niệm mà niệm, niệm mà không niệm có phải là vô thủy vô minh không Thanhtri?
sát na lìa ý thức nhào lộn lại thì kiến tánh.
Niệm phật tam muội cũng kiến tánh vậy! đúng không Thanhtri!
Cho lên mới nói nghi tình chẳng qua cũng là bóc từng lớp mà thôi, chưa thể ngay đấy nhận ra bản tánh lên không thể gọi là tổ sư thiền được!


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: học Phật để làm gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Thánh_Tri đã viết:Tu hành Phật Pháp là muốn giác ngộ giải thoát.

Muốn giác ngộ giải thoát thì phải minh tâm kiến tánh. Còn không minh tâm kiến tánh thì không thể giác ngộ giải thoát được.

Muốn minh tâm kiến tánh thì chỉ có một cách duy nhứt là tham thiền thôi, không có pháp nào khác.
May mắn thay................. khi... ĐH TT không theo đạo Hồi. Thiệt cực đoan dã man. Cứ như Phật giáo có mỗi Thiền Tông là đưa đến giải thoát vậy. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.106 khách