Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h Thế gian vô thường đã viết:
đh binh không nên gán ghép ngay cái chuyện tông phái,Bắc Nam... cho doccoden
doccoden không liên quan. Chỉ vì tôi sợ rằng lý giải việc này, các đ/h bên Nam tông không đồng ý, nên tôi phải nhận là "theo Bắc tông"
đ/h Thế Gian Vô Thường thông cảm.

Theo Ấn giáo thì Đại ngã là Brahman và cái ngã của mỗi người gọi là tiểu ngã hay Atman.
Quan niệm này còn các điểm yếu sau:

1) Nếu Đại ngã chia ra thành các tiểu ngã, và các tiểu ngã đó có thể hòa nhập vào Đại ngã thì đã có sự biến đổi. Thí dụ như trái núi do các vi trần hợp lại mà thành, dù rằng cùng một thể, nhưng đã có sự biến đổi về hình dáng, kích thước, đạo Phật nói "do nhân duyên mà thành". Do có sự biến đổi nên nó không thường hằng.

2) Từ Đại ngã chia thành các tiểu ngã, làm ra các ngã khác biệt nhau, lọt vào nhị nguyên đối đãi.

3) Dù Đại ngã hay Tiểu ngã cũng là chấp ngã. Còn chấp ngã thì còn luân hồi.

Điều này hoàn toàn khác biệt với đạo Phật. Đạo Phật nói "Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh" mà tánh thì không thể chia ra được, cho nên mỗi chúng sinh vẫn ở trong "tự tánh thanh tịnh bổn nhiên". Cho nên kinh Tinh Danh nói "Chúng sinh vốn đã Niết bàn, không thể lại Niết bàn nữa". Chỉ vì do mê lầm, chấp tự ngã nên mới không thể thấy "Bổn tánh thanh tịnh" của mình. Chỉ cần một niệm khai ngộ, kiến tánh thì mình vẫn là một với Phật.

Rõ ràng 2 quan niệm của đạo Phật và Ấn giáo khác hẳn nhau, nhưng doccoden chỉ căn cứ vào bề ngoài thấy giống nhau mà nói rằng đạo Phật vay mượn tư tưởng của Ấn giáo. Do vây tôi mới nói doccoden không hiểu gì về đạo Phật (Bắc tông)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Các hệ kinh điển viết về Bát Nhã, Phật Tính, Vô Ngã, Chân Tâm đều do Phật thuyết; khác nhau ở đây là về mặt người nghe, người nghe nghe Tánh Không thì phù hợp, người nghe nghe Phật tính thì phù hợp, ... Lời dạy nào đức Phật cũng nhấn mạnh tính tối thượng của lời dạy ấy. Như vậy, các lời dạy ấy hoàn toàn tối thượng, và chỉ khác biệt là lời dạy ấy tối thượng đối với người nghe phù hợp với lời dạy ấy. Điều quan trọng là người đọc, người nghe phải hiểu chính xác lời dạy ấy, đừng hiểu một cách mông lung, đừng hiểu một cách hời hợt, vì rất quan trọng lúc hành trì, lúc truyền đạt đến người khác. Không khéo sẽ dẫn người khác rơi vào các kiến chấp của ngoại đạo.

Bạn doccoden chỉ muốn giúp đỡ mọi người trong việc hiểu chính xác cơ bản các lời dạy của Thế Tôn rằng đừng hiểu các lời dạy của Phật theo cái cách hướng đến Ngã mà Ấn Giáo xác định.

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Chào đh Lu,
phuoctuong đã viết:Trong triết lý Phật Giáo, Phật Tánh liên hệ đến bản chất tự nhiên nền tảng căn bản, vi tế nhất của tâm. Thể trạng này của tâm hiện hữu trong mỗi chúng sinh, mỗi con người, hoàn toàn không bị nhiễm ô bởi những cảm xúc hay tư tưởng tiêu cực. Phật Tánh, đôi khi gọi là "Linh Quang nguyên sơ của tâm", là điều ban cho mỗi chúng sinh khả năng để giác ngộ.

In Buddhist philosophy, "Buddha Nature" refers to the underlying, basic, most subtle nature of mind. This state of mind, present in all human beings, is completely untainted by negative thoughts or emotions. Buddha Nature, sometimes called the "original clear light of mind," is given every human being the potential for enlightenment.

trang 119 The Art of Happiness in a Troubled World - The Dalai Lama and Howard Cutler

Trong Kinh Lăng Già, Bồ tát Đại Huệ cũng đã hỏi đức Phật về vấn đề Chân tâm,Như Lai Tạng.... có khế hợp với Vô ngã,Tính Không hay không,và Ngài đã giải đáp tất cả những vướng mắc ấy. :)

Theo ý hiểu chủ quan của bản thân mình thì đại khái là:ngoại đạo chấp tự tánh(tức là ngã) có thật không sanh, không biến đổi.

Trái lại, Phật nói lìa: có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, như mộng, như huyễn, nên không có thật tánh, tất cả đều từ tự tâm biến hiện.

Tức là bản thân trong nội tại chân tâm vốn không có ý niệm chấp ngã,chấp pháp.

Còn về ngoại tại-tức là nhìn từ góc độ tâm của chính chúng ta - những người đang bàn luận về chân tâm,Phật tanh... thì cũng không nên chấp trước,bởi "chân tâm" cũng là 1 pháp ,1 khái niệm được tâm thức ta gán cho 1 sự tồn tại cố hữu, cái "nhãn" là chân tâm (tức là cái ngã).Do vậy cũng không nằm ngoài duyên khởi.

Như đoạn kinh đã trích dẫn,Đức Phật nói :"Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trước."

Các cấp độ của duyên khởi đã được đức Dalai Lama trình bày
------

(1)Một ý nghĩa khác của duyên khởi là sự tồn tại của các sự vật trong mối liên hệ[tương quan] lẫn nhau.Ví dụ như khi ta nói về một bộ phận của toàn bộ thân thể ,ta gọi nó là một bộ phận của tổng thể.Tương tự,một tổng thể chỉ là tổng thể trong mối liên hệ với các bộ phận của nó.Từ quan điểm này,bộ phận và tổng thể là tương quan và phụ thuộc lẫn nhau.Cũng vậy,các tính chất như dài và ngắn có ý nghĩa tương quan bởi vì chúng ta dùng những từ ngữ này để mô tả các đối tượng trong mối quan hệ với những đối tượng khác.(2)

Ở một cấp độ khác,các pháp cũng được gọi là duyên khởi bởi vì chúng khởi sinh phụ thuộc vào cơ sở của sự định danh và chúng phụ thuộc vào tâm thức định danh chúng.(3)

Ý nghĩa (1) của duyên khởi chỉ áp dụng với các pháp hữu vi,trong khi hai ý nghĩa (2) và (3) áp dụng với tất cẩ các pháp,pháp vô thường hữu vi cũng như pháp thường hằng vô vi.

Trích từ bài giảng Ba Điểm Tinh Yếu Trên Đường Tu Tập - Đức Dalai Lama chú giải bài kệ của ngài Tsongkhapa
Mình nghĩ rằng chính Vô ngã-tính không và lý duyên khởi tách biệt đạo Phật với tất cả ngoại đạo. :)

------------------

Ngay cả thời của ngài Vô trước,khi ngài truyền bá Duy thức thì các phái Trung Quán cũng có nhiều người phản đối rất dữ dội.Chính là bởi các khái niệm Chân tâm,Như Lai Tạng,A lại da thức....

Trí tuệ của Phật quả thực không thể nghĩ bàn!Ngài biết căn tánh,chấp thủ của từng hạng người mà lại thuyết giảng cho họ theo các hướng khác nhau.Có những trường hợp không nên nói ra vì sẽ gây chấp trước cho người nghe,thì ngài sẽ không nói.Trong Kinh ta có thể dễ dàng nhận ra điều này.

Thời đại hiện nay,do phương tiện truyền thông phát triển nên người ta dễ dàng tiếp cận được những giáo lý này.Tuy nhiên do chúng ta trí tuệ chưa có,còn chấp trước rất dễ hiểu sai.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Hieule đã viết:Nếu nóng thì tìm quạt để quạt. Việc này bình thường :D Nhưng đừng chấp vào cái có cái quạt hay không mà sinh phiền não. Tìm gốc cây tránh nắng thì không sao. Nhưng đừng chấp vào nó. Kinh sách PG cả hai bên Nguyên Thủy và Phát Triển hay nói Tỳ Khưu không được ngủ quá 3 đêm một chổ để tránh phiền não chính là ý này.

Quán Tự Tại (Quán Thế Âm) Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Thời chiếu kiến "ngũ uẩn" giai không độ nhất thiết khổ ách. Giải thích rộng ra thì phải biết chiếu kiến ngũ uẩn giai không, biết thân này là không, khổ, vô thường, vô ngã, trống không (tánh không), vô vị, vô ý nghĩa, thì mới bớt khổ. Đạo Phật là con đường thoát khổ.

Sắc tức là không; không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức củng đều như vậy. Sắc tức là không (thân sinh lý chỉ là cấu tạo của một thứ chất đặc (đất) lỏng (nước) nhiệt lượng (lửa) và gió (còn gọi là không). Phẩm Danh trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo (kinh Mi Tiên Vấn Đáp) ở trên đã giải thích rỏ rồi.
Chổ in đậm có vấn đề.

Đã "không" thì "khổ" ở đâu mà tới vậy kìa?, "bớt" để làm gì?

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức.
Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý ; vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; vô nhãn giới ,nãi chí vô ý thức giới.
Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật--đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào Đạo Hửu Anhshippga :D

Thưa Đạo Hửu nói rất đúng tangbong :D

Dỉ nhiên nếu "sống" được với cái "tánh không" như thẩy rỏ tờ một xấp 100 US dollar chỉ là mực in, vải, giấy, ánh nắng mặt trời, công sức của người chạy máy, nhiệt lượng, nước, gió, lửa etc...để đem cúng dường tăng, ni, bố thí cho người nghèo, trẻ mồ côi, bịnh viện, trường học hàng tuần, hàng tháng mà không cầu phước báo thì chắc chắn là "độ nhất thiết khổ ách" :D

Thí dụ: Giai thoại lúc ngài Marpa lúc đến học đạo với ngài Naropa thì ngài Naropa hỏi rằng "Ông có gì cúng dường cho ta không? Pháp Phật trị giá liên thành đâu phải than, củi ngoài chợ mà dể dàng mua lấy." Ngài Marpa bèn ra về và trở lại với rất nhiều rổ vàng lá để cúng dường. Ngài Naropa nhận lấy nhưng ngay lúc đó vứt hết xuống sông và nói rằng "Ta đâu cần mấy miếng kim loại này làm gì" :D

Đối với phần lớn mọi người thì thân ngủ uẩn này không phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà là cái ta và tất cả những cái của ta. Ý mình ở đây là "thấy rỏ và hiểu rỏ từ trực nghiệm" để hiểu được cái thân này là vô ngã, ngã đã không có làm gì có ngã sở hửu như ngài Naropa trong giai thoại ở trên thì việc này không phải ai củng làm được 24/7 cả :D

Đa số những người học đạo chúng ta trong đó có cả mình nữa hiểu được cái "tánh không" chỉ bằng "nghe (văn)" và "tư duy (tư)". Còn phần "sống và thực hành (tu hành)" thì vẩn còn mày mò (struggle) ở giai đoạn này trừ các vị thiền sư và cao tăng. Mình tạm dùng từ mày mò vì không biết từ tương đương trong tiếng Việt. Mình không phải Bồ Tát Long Thọ nên cách giải về tánh không không được rỏ ràng Đạo Hửu thông cảm vậy :D Hy vọng đạo hửu hiểu ý :D tangbong
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 22/02/13 10:19 với 2 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cách đây vài tuần mình có đi nghe giảng pháp với một Thầy từ châu Âu sang. Ban tổ chức mướn một hội trường khá khang trang với sức chứa trên 350 chổ ngồi của nhà thờ Tin Lành gần chổ mình ở để bà con được nghe giảng pháp thoải mái. Lúc mình đến mình có để ý hai hộp tiền 1 ) Cúng dường Tăng 2) Trang trải tiền mướn chổ, điện, nước, parking, etc... Cái này là méo mó nghề nghiệp vì việc mình làm thuộc ngành tài chánh kế toán :D :D :D

Đa số bà con đi nghe pháp đều có phương tiện nhưng mình thấy rải rác chỉ có tờ $5 USD $10 USD. Lâu lâu mới thấy tờ $20 USD. Tuyệt đại đa số $1 USD. Từ đó mình hiểu được nghe và tư duy về vô ngã thì tương đối dể nhưng để thực tập việc phá cái ngã và ngã sở hửu hay nói cách khác để "sống" với cái vô ngã và vô ngã sở hửu, chuyện đó không phải là dể làm và ai củng làm được cả :D

Theo mình biết được từ ban Tổ Chức thì trong thính chúng nghe giảng pháp nếu ai củng bỏ chừng $ 2 USD thì dư sức trang trải tiền mướn chổ và còn có dư để làm bửa cơm thân mật cúng dường các Thầy, các Sư nhưng lần nào ban Tổ Chức củng phải bù lổ $200 USD hay hơn. Mình biết ban Tổ Chức rất hoan hỉ vì họ phát tâm cúng dường pháp. Nhưng Đạo Hửu có thử nghỉ đối với thính chúng nghe pháp thường xuyên mà còn khó xã cái ngã và ngã sở hửu thì những người không biết Phật, Pháp, Tăng là gì thì làm sao họ hiểu được "Vô Ngã" và "Tánh Không" chứ.... :D :D tangbong

Theo ban Tổ Chức thì tiền mướn chổ xấp xỉ $400 USD. Đạo Hửu chỉ cần làm một bài toán nhỏ thì thấy :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Giai thoại về Ô Sào Thiền Sư:

Một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường tới hỏi Ô Sào Thiền Sư về đại ý Phật Pháp. Ô Sào Thiền Sư bèn dùng kinh Pháp Cú để nói Pháp:

Không làm một việc ác.
Luôn làm các việc lành.
Giử thân tâm trong sạch (Xa rời tham, sân, si)
Đó là lời dạy của chư Phật.

Nhà thơ mới nói rằng: "Tưởng gì kinh Pháp Cú ai lại không biết, ngay cả con nít 3 tuổi củng biết nữa là" :D

Sư bèn đáp lại: "Ngài nói đúng. Tuy vậy không phải ông già 80 tuổi nào củng làm được cả" :D

Hy vọng đạo hửu hiểu ý mình tangbong :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="Hieule"]Nếu nóng thì tìm quạt để quạt. Việc này bình thường :D Nhưng đừng chấp vào cái có cái quạt hay không mà sinh phiền não. Tìm gốc cây tránh nắng thì không sao. Nhưng đừng chấp vào nó. Kinh sách PG cả hai bên Nguyên Thủy và Phát Triển hay nói Tỳ Khưu không được ngủ quá 3 đêm một chổ để tránh phiền não chính là ý này.

Quán Tự Tại (Quán Thế Âm) Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa Thời chiếu kiến "ngũ uẩn" giai không độ nhất thiết khổ ách. Giải thích rộng ra thì phải biết chiếu kiến ngũ uẩn giai không, biết thân này là không, khổ, vô thường, vô ngã, trống không (tánh không), vô vị, vô ý nghĩa, thì mới bớt khổ. Đạo Phật là con đường thoát khổ.

Sắc tức là không; không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức củng đều như vậy. Sắc tức là không (thân sinh lý chỉ là cấu tạo của một thứ chất đặc (đất) lỏng (nước) nhiệt lượng (lửa) và gió (còn gọi là không). Phẩm Danh trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo (kinh Mi Tiên Vấn Đáp) ở trên đã giải thích rỏ rồi.
ĐH Hieule không thể đem giáo lý Nhị Thừa mà giải thích giáo lý Bát Nhã được.

"Chiếu kiến ngũ uẩn giai không" là lời người sau khi đã minh tâm kiến tánh nói. Ý nói khi minh tâm kiến tánh rồi thì ngũ uẩn, vạn pháp thẩy đều biến thành Phật Tánh cùng khắp mười phương. Do vậy sắc không bất nhị. Bởi sắc không cũng biến thành Phật Tánh, một thể tánh tương đồng. Do vì trở về với một thể tánh tương đồng nên không có các tướng tương đối mà sanh khổ nữa. Sở dĩ có khổ là còn vướn trong thế giới tương đối.

Chứ chẳng phải đem ngũ uẩn ra, đem sắc ra phân tích nó là do nhân duyên sinh nên nó vô thường, giả không thật, rồi thì cho đó là "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không".

Lâu quá không gặp, chúc an vui nhé.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào Đạo Hửu Thánh Tri tangbong

Chúc Thánh Tri năm mới nhiều sức khỏe, ít phiền nảo, thường xuyên vào diển đàn để giúp đở các Đạo Hửu mới học đạo.

:)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Theo Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, Đại Trí Độ Luận, Trí tuệ bát nhã là chỉ có chư Phật chứng được. Để chứng được Trí tuệ bát nhã, hành giả ấy có Tâm làm lợi lạc, nhớ nghĩ toàn thể chúng sinh. Đồng thời, vị Bồ-tát này hành trì Bát nhã ba la mật tương ưng, tức là quán chiếu tính chất không tự tính, giả danh. Sự quán chiếu này song hành cùng Tâm làm lợi lạc chúng sinh đến khi thành tựu các phẩm tính của một vị Phật, lúc đó gọi là Bát Nhã Ba La Mật.

Đối với hành giả trên con đường Bồ-tát hạnh, hoàn toàn không thấy người tạo nhân, quả để thọ, Niết Bàn để an trú; với một vị Bồ-tát luôn lấy sự tăng trưởng bi mẫn, trí tuệ Tánh không tột cùng, thấy thực tướng vạn pháp vô tướng để đi. Với một vị Bồ-tát, không có phân biệt giữa Bi mẫn và trí tuệ Tánh không. Đó gọi là Bát nhã ba la mật. Tất cả đều vô tự tính, ngay cả Bát Nhã Ba La Mật cũng không tự tính.

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

ThegianVothuong đã viết:tangbong tangbong
Hỏi: Khác với Phật giáo, các tôn giáo Tây phương sử dụng danh từ "Thượng đế". Tính không và niết-bàn có thể nào được xem là Thượng đế? Nếu tất cả các phiền não chướng với kiến giải chấp vào tồn tại bởi tự tính được tận diệt — có thể nào nhận ra tất cả đều là Thượng đế?

Đáp: Nếu Thượng đế được diễn giảng như một chân lí, một hiện thật tuyệt đối thì ta có thể xem tính vô ngã là Thượng đế, thậm chí là một Đấng tạo tác trong ý nghĩa vạn vật hình thành và hoại diệt trong phạm vi Tính không cơ bản của chúng. Theo nghĩa này thì Tính không là cơ sở của tất cả sự vật; vì Tính không nên sự vật mới có thể biến chuyển, có thể xuất hiện và có thể hoại diệt.

.......

Đức Dalai Lama ở Harvard http://quangduc.com/triet/52dalai07.html#_ftnref1
kinhle
:)

Bát nhã ba la mật: "Khi sinh ra các vật đều trống rỗng. Vì trống rỗng nên các vật được sinh ra"

Long Thọ: "Nhờ có Không mà các pháp thành tựu và hợp lý"


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Thánh_Tri đã viết: Tôi nghĩ chúng ta phải hiểu các danh từ Ngã, Vô Ngã, Phật Tính, Tự Tính cho rõ ràng. Nếu không dễ hiểu lầm.
ĐÚng vậy, chẳng những hiểu lầm mà con tưởng là người khác cũng hiểu giống như mình thành ra sinh chuyện "ông nói gà bà nói vịt" :D
Thánh_Tri đã viết:Theo Phật Giáo Căn Bản (gồm Nguyên Thủy và Đại Thừa) đều chấp nhận rằng cái "ngã" là một tập hợp của ngũ uẩn, mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì luôn luôn thay đổi, cho nên chúng là vô thường, khổ, vô ngã. Do vậy "Cái Ngã" "Cái Tôi" chỉ là một sự giả hợp tạm bợ.

Mà danh từ "Vô Ngã" không có nghĩa là "Không có ngã" mà chỉ có nghĩa là Chẳng Phải Là Ta!
:)) Câu trên đá câu dưới chan chát: (1) "Cái Ngã" "Cái Tôi" chỉ là một sự giả hợp tạm bợ (2) Mà danh từ "Vô Ngã" không có nghĩa là "Không có ngã" mà chỉ có nghĩa là Chẳng Phải Là Ta!
Ví dụ: "vô thường" tức là không phải, không có thường.
Cũng vậy, ""Vô Ngã" tức là không phải, không có ngã. Ở (1) Cái Ngã" "Cái Tôi" chỉ là một sự giả hợp tạm bợ -> không có ngã, không có ta. Vậy mà ở (2) "Vô Ngã" không có nghĩa là "Không có ngã" mà chỉ có nghĩa là Chẳng Phải Là Ta! -> nghe không lọt lỗ tai nổi :D

Nếu "ngã" có nghĩa là "cái ta" như TT suy diễn thì hóa ra Phật thành ra "nói hố" khi cho rằng "vạn pháp đều vô ngã". Bắc tông phân ra "nhị vô ngã" gồm nhân vô ngã và pháp vô ngã. Ai cũng biết "ta" chỉ áp dụng cho con người chứ như cục đá thì làm gì có "ta" để cho rằng "cục đá vô ngã". Thấy sai chưa TT? :)

Thánh_Tri đã viết: Như vậy thì theo Phật giáo, "Cái Ngã" là một tập hợp của "ngũ uẩn", mà ngũ uẩn thì giả hợp sanh diệt vô thường, cho nên nói nó là Vô Ngã. Và rõ ràng trong bài Kinh trên, Phật không phủ nhận rằng "không có ngã" mà chỉ phủ nhận "không phải là ta". Bởi người đời lậm nhận Ngũ uẩn là mình, cho nên đó là điên đảo. Nếu thật là mình thì không có vô thường, khổ.

Rõ ràng bài kinh trên chỉ giới hạn "Cái Ngã ở trong phạm vi Ngũ Uẩn".

Không phải Phật Thích Ca nói là KHÔNG CÓ NGÃ, mà chỉ nói rằng Ngã không thể tìm trong phạm vi Ngũ Uẩn. Do vậy thuyết vô ngã chỉ dùng để đánh đổ sự chấp thật cho rằng Tôi/Ta chính là Ngũ Uẩn.
:)) Vedanta cũng khẳng định "ngươi không phải cái đó", mà "cái đó" tức là thân tâm (5 uẩn)


Thánh_Tri đã viết:
Không có gì khác mâu thuẫn giữa thuyết Vô Ngã Nguyên Thủy và Chân Ngã Đại Thừa cả.

Bởi Vô Ngã nghĩa là không phải là Ta, chứ không phải không có Chân Ngã. Và hơn nữa, rõ ràng Kinh nói sắc, thọ tưởng hành thức là vô thường, khổ nên nó không phải là ta. Ngay cái câu ấy biển hiện ý Phật muốn nói rằng, cái gì là mình thật sự thì phải Thường và Lạc. Và Thường và Lạc là đặc tính của Chân Ngã Đại Thừa.
TT có tà kiến về thường kiến khi cho rằng mình là Chân Ngã, mình thật sự thì phải Thường và Lạc...Khuyên bạn nên học thuộc lòng câu nói bất hủ của Phật sau đây :D

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"


Thánh_Tri đã viết: Ngoại Đạo cho Linh Hồn là Ngã. Nhưng cái Ngã Linh Hồn của họ chẳng phải Thật Ngã vì đó là tâm hư vọng.
Đã nói rồi, Linh Hồn không phải là tâm hư vọng.
Thánh_Tri đã viết:
Ngoại đạo nói Ngã, thì cho rằng hễ Phật Giáo nói Ngã là thành Ngoại Đạo, vì Phật Giáo chỉ có VÔ Ngã thôi. Đó là kiến chấp sai lầm. Mà chẳng biết cái Ngã của ngoại đạo, khác với cái Ngã trong Phật Pháp.

Nhưng cái Chân Ngã Thường Lạc Ngã Tịnh của Đại Thừa thì hoàn toàn khác hẳng những cái ngã của ngoại đạo, của người đời.
Khác chỗ nào hở TT?
Thánh_Tri đã viết:Tu theo Thiền Tông với mục đích là Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật. Bởi Phật dạy rằng Tất Cả Chúng Sanh đều có Phật Tính, Ai cũng là Phật sẽ thành. Do vậy chỉ cần nhận ra Tâm Tánh nơi mình thì giác ngộ thành Phật.

Theo Đại Thừa thì Tự Tính tức là Tính Không. Nhưng theo Thiền Tông, Tự Tính được dùng để chỉ cho Phật Tính. Mà Phật Tính thì không phải Tiểu Ngã hay Đại Ngã mà Ấn Độ Giáo đề cập.
:)) Mời bạn xem lại bài trước tôi trích kinh Phật nói về kẻ "ngụy biện vô tận" xem có phải mình giống vậy hay không nhá. TT cứ chối rằng "Phật Tính thì không phải Tiểu Ngã hay Đại Ngã" nhưng khi vặn hỏi nó là gì thì lại giả lơ!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]195 khách