Thất hứa có tội hay không ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Tôi xin được nói rõ thêm. Vì tâm là nguồn ác, thân là rừng tội. Nếu ta cố tình thất hứa với người khác với tâm vị kỷ, bị chi phối bởi Bát phong và tâm tham, sân, si thì tội ngang với tội nói dối. Còn vô tình chúng ta trở thành người thất hứa vì những nguyên nhân khác (ở thế bị động) thì không thể là có tội được. Vì ý tội mới là quan trọng, không cố ý tạo tội thì sao kết tội được. Còn bất đắc dĩ chúng ta phải thất hứa với người khác vì mục đích cao cả, với lòng bi mẫn, bồ đề tâm... Tâm hoàn toàn thanh tịnh thì cũng không có tội. Bởi vậy tôi mới nói động cơ của hành động mới là quan trọng. "TRƯỚC KHI CÓ CÁC HÀNH ĐỘNG PHÁP, KHẢ NĂNG CỦA TÂM (CÓ NGHĨA LÀ ĐỘNG CƠ, LÀ TÂM NGUYỆN) LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. NẾU MỘT NGƯỜI NÓI HAY LÀM VỚI MỘT TÂM BẤT THIỆN, NGƯỜI ẤY SẼ CHUỐC LẤY KHỔ ĐAU TỪ HÀNH ĐỘNG ĐÓ. CÒN NẾU MỘT NGƯỜI NÓI HAY LÀM VỚI MỘT TÂM AN LÀNH, NGƯỜI ẤY SẼ NHẬN ĐƯỢC HẠNH PHÚC TỪ HÀNH ĐỘNG ĐÓ" - Trích từ cuốn Cánh cửa mãn nguyện, Lama Thubten Zopa Rinpoche, nhà xuất bản tôn giáo.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết:Vì không chịu học kinh điển nên chúng ta cứ phiêu diêu bền bồng, thả sức suy luận, tha hồ cho tưởng triển khai, cứ như đi trên mây ấy. Một vấn đề nhỏ như thế này, trăm người trăm ý, chẳng có cơ sở, chẳng có nơi quy tụ, ta đang tu pháp của ta chứ chẳng pháp pháp Phật!
Lành thay, này Hiền hữu! Lành thay, này Hiền hữu! khi Hiền hữu khéo có trí quán sát như vậy.

Thời nay người ta tu học mà không tỏ rõ mình tu học theo ai, tu học theo cái gì, nhân duyên từ đâu xuất khởi? mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy chạy mà chẳng có lấy 1 người vẽ đường cho

Này Hiền hữu ! gánh Pháp thời nay đà quá nặng, gánh Luật thời yếu ớt mỏng manh; bè Chánh Pháp đã bị cong vênh quá nhiều, sắp đến thời không còn chịu nổi với Luân hồi sóng lớn. Hiền hữu hãy tinh cần tinh tấn, chớ nên phóng dật !

Kính chúc Hiền hữu an lạc và được nhiều tăng thịnh !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hễ còn suy nghĩ, lời nói và hành động thì còn Nhân Quả.

Do vậy cái nhân như thế nào thì cái quả sẽ như thế ấy thôi.

Muốn vượt ngoài Nhân Quả chỉ còn cách tu Bát Nhã Ba La Mật Đa, tẩy sạch cái tâm hay suy nghĩ tính toán, trở về với Thể Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên, lãnh hội được Pháp Thân Thật Tướng mình.

Một ngày chưa đập nát mối đầu niệm, thì ngày ấy chưa thoát được Nhân Quả của Nghiệp Thức, thì ngày ấy vẫn còn trong luân hồi sanh tử, theo nhân quả của nghiệp thức lên xuống trong ba cõi sáu đường.

Ai cũng vậy thôi.

Do vậy giải thoát không phải dễ dàng được. Cần phải miên mật dụng công, bởi thế nói "Bồ Tát hành Thâm Bát Nhã". Nếu không "hành thâm" thì không thể chiếu kiến ngũ uẩn giai không mà giải thoát được.

Và cũng do vậy mà Phật dạy tránh ác làm lành, giữ tâm trong sạch.

Người đời khó tu đạo giải thoát được thì nên cố gắng, tránh ác làm lành. Thì nhân ác ít quả khổ ít, nhân lành nhiều quả vui nhiều. Cái nầy ai cũng có thể làm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

binh đã viết:Xin hỏi các đạo hữu :Thất hứa được xếp vào tội nào ?
Khi hứa thì việc chưa đến, không thể nói là vọng ngữ (nói sai)
Khi đến kỳ hạn thì không làm. Không làm (bất tác) thì có tạo nghiệp (tội) không ?
Vậy thất hứa có tội hay không ?
Nếu có thì xếp vào khẩu nghiệp hay thân nghiệp ?
èo....Nếu anh hứa lấy một cô gái, nhưng anh đi tu, anh sẽ làm người ấy bùn nhiều, tuyệt vọng á, thì anh đã gây nên nghiệp chướng rùi...mà có nghiệp câu dẫn là có luân hồi nghe chưa? :-w ...hic...hic...Vậy đó anh, hứa mà không làm thì cũng gây nghiệp chớ chẳng chơi đâu.... :D Vòng đi vòng lại, kiếp này hay kiếp khác gì nữa thì cuối cùng bản thân anh cũng phải trả lại à, anh cũng phải làm những việc mà anh đã từng hứa...Bởi dậy, Phật mới nói "Khẩu nghiệp" là dậy đó =P~ ...Ai biểu anh nói mà không làm! hi... ;;)


evan
Bài viết: 91
Ngày: 25/08/12 02:15
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ú dè...

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi evan »

vậy chứ hứa vs Phật mà ko làm thì có là tội chăng ???


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Bác hứa gì vậy ?

Mà bác đến từ "Tây Sa - Nam Sa" là có ý nghĩa gì vậy bác ? Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm đặt tên thành Tây Sa và Nam Sa. 2 địa danh đó không được chấp nhận mà bác nói bác đến từ đó ?

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
minhphạm
Bài viết: 157
Ngày: 07/06/11 16:19
Giới tính: Nam
Đến từ: tôi đến từ nước mỹ

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi minhphạm »

Thấy ai củng nói thất hứa là có tội . vậy tôi xin hỏi một câu cho vui , nếu ai đó đả hứa mà chưa đến ngày hứa thì bị vô thường mà qua đời trước ngày thực hiện lời hứa , như vậy có tội không ? có phải thất hứa không ? hay bị cả hai thứ vừa thất HỨA vừa thất THỌ luông ?


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

binh đã viết:Xin hỏi các đạo hữu :Thất hứa được xếp vào tội nào ?
Khi hứa thì việc chưa đến, không thể nói là vọng ngữ (nói sai)
Khi đến kỳ hạn thì không làm. Không làm (bất tác) thì có tạo nghiệp (tội) không ?
Vậy thất hứa có tội hay không ?
Nếu có thì xếp vào khẩu nghiệp hay thân nghiệp ?
Lành thay, hãy căn cứ trên hành vi tạo nghiệp để giải thích


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
@@@Vấn_Đạo@@@
Bài viết: 91
Ngày: 23/07/12 05:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Sóng bắt đầu từ gió,Ta bắt đầu từ đâu ?

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi @@@Vấn_Đạo@@@ »

Thánh_Tri đã viết:Hễ còn suy nghĩ, lời nói và hành động thì còn Nhân Quả.

Do vậy cái nhân như thế nào thì cái quả sẽ như thế ấy thôi.
:) HIhiih Lời của hiền hữu Thánh Trí quả nhiên là xuất chúng, ý nghĩa xúc tích , lời văn rõ ràng, nêu bật lên cái tinh hoa của giáo pháp, rất ngắn gọn và tuyệt hảo. Nhưng đọc qua câu trên xong vd nảy ra 1 câu hỏi :

Nếu cho rằng có suy nghĩ, lời nói , hành động =====> thì có nhân quả . Vậy 1 chúng sinh sống đời sống thực vật họ đâu có suy nghĩ được gì ? họ đâu có nói được gì ? Họ đâu có hành động được gì ? Vậy do nhân không nói, không suy nghĩ, không hành động thì kiếp sau họ sẽ lãnh quả gì ? Cục đá chăng ? :D hiihiiii

Muốn vượt ngoài Nhân Quả chỉ còn cách tu Bát Nhã Ba La Mật Đa, tẩy sạch cái tâm hay suy nghĩ tính toán, trở về với Thể Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên, lãnh hội được Pháp Thân Thật Tướng mình.

Một ngày chưa đập nát mối đầu niệm, thì ngày ấy chưa thoát được Nhân Quả của Nghiệp Thức, thì ngày ấy vẫn còn trong luân hồi sanh tử, theo nhân quả của nghiệp thức lên xuống trong ba cõi sáu đường.
Xét theo lý thuyết trên ta có thể hiểu sơ qua rằng hiền hữu Thánh Trí muốn tu đạt đến 1 trình độ KHÔNG CÒN BIẾT SUY NGHĨ GÌ NỮA CẢ, không còn nói, không còn hành động gì cả =====> sẽ vượt qua nhân quả ? Vậy trong cuộc sống hiện nay chiếu theo lời Thánh Trí diễn đạt thì chỉ có đất với đá là đủ điều kiện vượt nhân quả chăng ? :D hihihiih

:D Chúc hiền hữu an lạc


Niềm tin đúng hay sai không quan trọng.Quan trọng nó là sự cản trở hay là động lực thúc đẩy bản thân tự hoàn thiện mình tốt hơn trong cuộc sống này.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vấn_Đạo@@@"]

Nếu cho rằng có suy nghĩ, lời nói , hành động =====> thì có nhân quả . Vậy 1 chúng sinh sống đời sống thực vật họ đâu có suy nghĩ được gì ? họ đâu có nói được gì ? Họ đâu có hành động được gì ? Vậy do nhân không nói, không suy nghĩ, không hành động thì kiếp sau họ sẽ lãnh quả gì ? Cục đá chăng ? :D hii
Vấn Đạo khỏe không. Mạnh như ngày nào chứ? Ra Vào diễn đàn bao năm nay, chết đi sống lại nhiều lần mong rằng sẽ rút được nhiều kinh nghiệm và trưởng thành hơn xưa.

Theo tôi được biết thực vật như cây cỏ tuy là sinh vật, nhưng theo Phật Giáo thì chúng không phải là loài hữu tình.

Nhưng dù vô tình cũng vẫn nằm trong nhân quả. Cây cỏ mọc ra cũng đều có nhân có quả cả. Phải có hạt giống để nẩy nầm, do các duyên hòa hợp như ánh sáng, đất, nước, thời tiết v.v... mới mọc lên và sinh trưởng, rồi già chết hay dị diệt. Cứ thế mãi tuần hoàn nếu còn đủ nhân duyên.

[/quote]
Xét theo lý thuyết trên ta có thể hiểu sơ qua rằng hiền hữu Thánh Trí muốn tu đạt đến 1 trình độ KHÔNG CÒN BIẾT SUY NGHĨ GÌ NỮA CẢ, không còn nói, không còn hành động gì cả =====> sẽ vượt qua nhân quả ? Vậy trong cuộc sống hiện nay chiếu theo lời Thánh Trí diễn đạt thì chỉ có đất với đá là đủ điều kiện vượt nhân quả chăng ? :D hihihiih[/quote]

Không phải thế đâu.

Ta cứ sống bằng cái tâm hư vọng sanh diệt vô thường, nhận cái hư vọng làm mình, đi theo cái tâm ấy mà hành động tạo nghiệp, thế nên bị tâm ấy dẫn dắt lên xuống ba cõi sáu đường từ vô thủy đến nay. Không biết chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh nơi mình.

Chân Tâm Thường Trụ Thể Tánh Tịnh Minh ấy vừa thanh tịnh không nhiễm một trần, mà vừa sáng soi chiếu khắp muôn vật.

Nếu trở về được chân tâm ấy mà mình đã lãng quên, thì sống bằng con người thật bằng tâm tánh chân thật, chứ không bằng tâm giả, người giả.

Do vậy, bỏ và rời xa cái tâm hư vọng sanh diệt vô thường, trở về với cái chân tâm không sanh không diệt.

Ta cứ ngở rằng bỏ tâm hư vọng thì ta không còn có tâm trở thành gỗ đá, và do vậy ta sợ nên cứ nắm lấy không buông cái tâm hư vọng, và nhận nó làm mình, nên mới không thể giải thoát.

Chẳng biết rằng buông cái tâm hư vọng, thì mây mù sẽ tan, ánh mặt trời sẽ sáng tỏ. Chính do không buông mà bị che lấp sống trong vô minh. Buông ra thì tự tánh sẽ sáng tỏ hiện bài. Mọi việc làm đều do tự tánh chiếu soi, gọi là Chánh Biến Tri, là Phật là Giác. Thế thì chánh biến tri và giác đâu phải là gỗ đá vô tri.

Do vậy người xưa nói: "Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri".

Bát nhã là không biết gì, mà không gì là không biết.

Muốn được thế thì phải đến đó rồi mới rõ được, bây giờ có giải thích cũng đâu ai hiểu ai tin.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
@@@Vấn_Đạo@@@
Bài viết: 91
Ngày: 23/07/12 05:46
Giới tính: Nam
Đến từ: Sóng bắt đầu từ gió,Ta bắt đầu từ đâu ?

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi @@@Vấn_Đạo@@@ »

Thánh_Tri đã viết:
Không phải thế đâu.

Ta cứ sống bằng cái tâm hư vọng sanh diệt vô thường, nhận cái hư vọng làm mình, đi theo cái tâm ấy mà hành động tạo nghiệp, thế nên bị tâm ấy dẫn dắt lên xuống ba cõi sáu đường từ vô thủy đến nay. Không biết chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh nơi mình.
:) Hay thay, giải đáp của hiền hữu , giúp ích rất nhiều cho những môn đệ thiền tông qua bài thảo luận này :D hihi Giờ vd phân tích câu trả lời vừa rồi của hiền hữu:

Giả thuyết mà hiền hữu vừa đưa ra:

1./ Ta cứ sống bằng cái tâm hư vọng sanh diệt vô thường : Tạm gọi đây là sự kiện A

2./Không biết chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh nơi mình: tạm gọi chân tâm là sự kiện B mà sự kiện A không nhận biết được

Vậy ta thấy gì qua giả thuyết hiền hữu Thánh Trí đưa ra ? TT cho rằng phải dùng cái sự kiện A đi tìm về sự kiện B, tức là dùng vọng tâm tìm chân tâm ? Điều này toàn thể đại chúng tư duy kịp đến đây không ? Giờ đoạn này có chỗ này rất hay:

Nếu chân tâm là cái DO VỌNG TÂM TÌM THẤY THÌ NÓ CÓ HỢP LÝ hay không với những định nghĩa về Chân Tâm của các tổ ?
Chân Tâm Thường Trụ Thể Tánh Tịnh Minh ấy vừa thanh tịnh không nhiễm một trần, mà vừa sáng soi chiếu khắp muôn vật.
Đoạn này hiền hữu TT tiếp tục mâu thuẫn với chính mình. Khi cho rằng cái Chân Tâm sáng soi chiếu khắp muôn vật. Vậy tại sao nó lại bị ngăn che bởi vô minh ? Vì sao Vọng tâm không thấy nó, KHI NÓ CHIẾU KHẮP MUÔN VẬT ? Cái gì ngăn cách giữa vọng tâm và chơn tâm làm cho vọng tâm không thấy được chơn tâm ? :D Hihiiihihih
Do vậy, bỏ và rời xa cái tâm hư vọng sanh diệt vô thường, trở về với cái chân tâm không sanh không diệt.
PP thực tế nào để rời bỏ vọng tâm , sống với chân tâm TRÊN THẾ GIAN NÀY ?
Ta cứ ngở rằng bỏ tâm hư vọng thì ta không còn có tâm trở thành gỗ đá, và do vậy ta sợ nên cứ nắm lấy không buông cái tâm hư vọng, và nhận nó làm mình, nên mới không thể giải thoát.
Vọng tâm là cái đi tìm chân tâm, nay ta bỏ nó là bỏ luôn kẻ đi tìm kiếm thì SỰ KIỆN NÀO SẼ LÀ SỰ KIỆN TÌM KIẾM CHÂN TÂM ? Ví dụ ta nói ta đi tìm chiếc xe, nay TT cho rằng bỏ luôn kẻ đi tìm thì có thể thấy chiếc xe ? vậy sau khi loại bỏ luôn kẻ đi tìm cũng là chủ sở hữu xe thì làm sao biết cái cái xe hiện hữu và xe đó của ai ?
Chẳng biết rằng buông cái tâm hư vọng, thì mây mù sẽ tan, ánh mặt trời sẽ sáng tỏ. Chính do không buông mà bị che lấp sống trong vô minh. Buông ra thì tự tánh sẽ sáng tỏ hiện bài. Mọi việc làm đều do tự tánh chiếu soi, gọi là Chánh Biến Tri, là Phật là Giác. Thế thì chánh biến tri và giác đâu phải là gỗ đá vô tri.
10 người học thiền đến 11 người nói được câu này nhưng pp thực tế nào để xác định hiểu thế nào là vọng tâm ? Và khi hiểu được vọng tâm là gì, bản chất nó ra sao thì pp nào là buông bỏ hoàn toàn vọng tâm ? Và trên con đường buông bỏ vọng tâm thì ta sống với tâm gì khi chưa tìm ra chân tâm ? :D hihihih

Đây là những câu hỏi khiến các thiền sinh tỉnh ngộ khỏi những thế giới vọng tâm do chính họ bày ra cho mình đấy :D hihihih

:D Chúc bạn luôn an lạc


Niềm tin đúng hay sai không quan trọng.Quan trọng nó là sự cản trở hay là động lực thúc đẩy bản thân tự hoàn thiện mình tốt hơn trong cuộc sống này.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thất hứa có tội hay không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Người có nhân duyên với đạo thì nghe liền hiểu, nếu không hiểu thì dù nói dày thêm cũng không lợi ích gì.

2. Muốn vượt thoát vọng tình phải mượn cái bẩy để vọng tâm hướng vào. Tham Thoại Đầu là phương tiện để thâu đa niệm về một niệm "Không Biết", bởi không biết thì tâm không có chỗ bám, tự nhiên xóa tan bao tâm niệm. Thoại Đầu như là Black Hole vậy, vật nào vào cũng bị xóa hết. Do vậy hằng đề khởi thoại đầu thì hằng xóa vọng tâm. Rồi từ chỗ thâu đa niệm về một niêm, rồi từ một niệm lại đến vô niệm, từ vô niệm lại tiến thêm một bước té chết hẳng cái tâm ý thức, thì chân tâm tự nhiên hoàn nguyên sáng tỏ.

3. Mặt trời vẫn chiếu soi, dù trong lúc trời mưa mây đen che phủ.

4. Ta cứ ở trong trái đấy nầy, đi Mỹ, Đi Việt, Đi Pháp, Đi Phi Châu vòng quanh cũng không ngoài trái đất. Cũng Thế sống bằng vọng tâm cũng thế, dù có làm gì thì cũng không thoát được vọng tâm. Chỉ trừ khi ta vượt ngoài trái đấy bằng phi thuyền. Vào trong vũ trụ mới thấy trái đất nhỏ bằng hạt bụi. Cũng thế nếu không vượt thoát được biển nghiệp thức thì cứ mãi xoay vần sanh tử luân hồi trong biển nghiệp thức. Dù đi đến Mỹ, dù sang Việt Nam cũng không ngoài được biển nghiệp trái đất.

Thôi mỗi người đều có nhân duyên khác nhau. Không cần phải nói gì thêm.

An Vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách