Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Có lẽ chủ đề này đến đây cũng là nơi kết rồi.

Qua lần tìm hiểu này có lẽ về văn tự alpha cũng đã hiểu tạm đủ. Điều này có được nơi các hiền hữu cũng nhiệt tình tham gia, giảng giải giúp.

Nếu quý vị nào chưa biết điều này có thể suy nghĩ thêm: hàng thế học khi tìm hiểu về Phật giáo họ liền nói đến Tứ Đế. Trong các giáo trình giảng dạy, ta thấy được một điều rằng họ chỉ hiểu sơ sài trên văn tự, trình bày giảng giải cho người học cũng trên văn tự sơ sài. Hậu quả để lại là họ đánh giác nhầm lẫn về con đường giải thoát giác ngộ vi diệu mà Phật đã từ bi chỉ dạy.

Bởi thế, nếu là đệ tử Phật, không kể là tại gia hay xuất gia, bất luận là tông môn nào đều nên hiểu cho được cái diệu của Tứ Đế. Thế học có thể vì thiếu duyên thiếu phước đối với Kinh điển của Phật, nhưng thân là đệ tử Phật thì không thể học hiểu sơ sài Kinh này.

Một lần nữa, cảm ơn tấm lòng chia sẻ quý báu của quý đạo hữu.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
Chào quý đạo hữu,
chào đạo hữu Alphatran,

Câu hỏi của đạo hữu Alphatran rất hay, và các câu trả lời của quý đạo hữu cũng rất hay,
trong tứ diệu đế, pháp nào cũng diệu, pháp nào cũng có cái diệu riêng của nó, đối với kn cái diệu nhất chính là khổ diệu đế,
vâng chính là khổ mới đưa một chúng sanh tầm phương hướng tu tập để thoát khỏi nó.
do nhân duyên với bài này nên kn đã viết ra một ít sự hiểu biết để chia sẽ cùng chư vị đạo hữu :
viewtopic.php?f=41&t=8619&p=64011#p64011

chúc quý đạo hữu an lạc. tangbong
kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
minhphạm
Bài viết: 157
Ngày: 07/06/11 16:19
Giới tính: Nam
Đến từ: tôi đến từ nước mỹ

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi minhphạm »

CHÀO TẤT CẢ CÁC ĐẠO HỮU !

Bài viết của mình không nhằm hướng dẫn hay chỉ bảo ai, nhưng chỉ mang tín chất chia sẻ là chính, nên có sự sai sót mong được bỏ qua !

Giáo lý TỨ ĐẾ được gọi nhiều tên khác nhau :
- TỨ CHÂN ĐẾ
- TỨ DIỆU ĐẾ
- TỨ THÁNH ĐẾ
nhưng thường được gọi chung là giáo lý TỨ ĐẾ , nó được triển khai dựa vào BỐN ĐẾ :
- KHỔ ĐẾ
- TẬP ĐẾ
- DỆT ĐẾ
- ĐẠO ĐẾ
Bốn đế này là bốn nền tảng , bốn trụ cột ,là bốn điểm tựa vững chắc cho người con phật dựa vào đó mà xây dựng ngôi nhà niết bàn của mình ,
Người con phật dựa theo đó mà tư duy , quáng chiếu , mà thiền định ,mà thực hành , sẻ nhận thức được chân lý tột cùng của vủ trụ.

1 / Tu theo giáo lý TỨ ĐẾ nó có thể đưa người tu từ tiểu thừa lên đến tư tưởng đại thừa là điều có thật , bởi vì ta thường được học , thường được nghe và thường bàn luận là loại giáo lý ( SANH DIỆT TỨ ĐẾ ) cho nên cứ nhằm tưởng đó là loại giáo lý căn bản , là giáo lý phổ thông, là tiểu thừa nhưng thật sự không phải vậy.

SANH DIỆT TỨ ĐẾ thì người tu phải thấy cho được KHỔ , TẬP , DIỆT ,DẠO là điều có thật của kiếp con người phải chiệu đượng ,phải chảy qua mà không sao tránh khỏi.
VD: KHỔ KHỔ thì phải thấy cho được là có thật, trong đó có khổ THÂN và khổ TÂM .
- KHỔ THÂN : thì phải tư duy quáng chiếu NGỦ QUẨN cho thật sâu sắc,phải thấy cho được sự sanh diệt của ngủ quẩn , thấy cho được sư vô thường của ngủ quẩn ....v v..
- KHỔ TÂM : thì phải thấy cho được là khổ vì chồng con,khổ vì sự ngiêp,,vì bệnh tử,khổ vì tiền tài ,của cải ....v v . chỉ nói đại khái thôi còn nhiều, nhiều món nửa không thể nói hết cùng một lúc được . nói tóm lại người tu theo hệ tư tưởng SANH DIỆT TỨ ĐẾ này thì phải nhận thức cho rỏ nó là điều có thật là '' thật có '' dựa theo 37 phẩm trợ đạo mà tư duy mà quáng chiếu , rồi triển khai

- KHỔ ĐẾ là điều có thật của kiếp con người
- TẬP ĐẾ là điều có thật của kiếp con người
- DIỆT ĐẾ là điều có thật của kiếp con người
- ĐẠO ĐẾ là điều có thật của kiếp con người




2 / Những bật GIÁC NGỘ cũng dựa trên nền tảng giáo lý TỨ ĐẾ SANH DIỆT này mà tư duy, mà quáng chiếu và đi sâu vào tu tập , mà phát triển trí tuệ và nhận thấy rằng nó vượt qua ngoài giáo lý SANH DIỆT TỨ ĐẾ , khi đó họ thấy giáo lý này trở thành ( VÔ SANH TỨ ĐẾ ) cái thấy của họ lúc này là VẠN PHÁP BẤT SANH BẤT DIỆT, họ không hề thấy nó có sanh , và củng thấy nó không hề có diệt.
VÔ SANH TỨ ĐẾ thì phải thấy cho được :

- KHỔ ĐẾ vô sanh vô diệt ( bất sanh bất diệt )
- TẬP ĐẾ vô sanh vô diệt
- DIỆT ĐẾ vô sanh vô diệt
- ĐẠO ĐẾ vô sanh vô diệt

3 / Củng dựa theo giáo lý SANH DIỆT TỨ ĐẾ mà người tu phát triển nó lên thành ( VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ ) người tu tập theo tư tưởng này cái thấy củ họ ĐÂU ĐÂU củng có đối tượng để tu tập ,họ nhìn đâu củng thấy có hoàn cảnh , môi trường để tu.để làm phước , để giáo hóa .

VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ thì phải thấy cho được đâu đâu củng có vô lượng pháp môn tu :


- KHỔ ĐẾ vô lượng pháp môn tu
- TẬP ĐẾ vô lượng pháp môn tu
- DIỆT ĐẾ vô lượng pháp môn tu
- ĐẠO ĐẾ vô lượng pháp môn tu

4 / Củng dựa trên SANH DIỆT TỨ ĐẾ mà người tu triển khai nó thành thêm một loại giáo cao tột đỉnh của hệ giáo lý TỨ ĐẾ đó là ( VÔ TÁC TỨ ĐẾ ) người tu theo hệ tư tưởng này , ho tư duy quáng chiếu thấy được CHI PHÁP TÙNG BẢN LAI THƯỜNG TỰ TỊCH DIỆT TƯỚNG , các pháp từ xưa nay tánh, tướng nó tự TỊCH DIỆT, VẮN LẶNG như vậy . họ thấy được cuộc đời này nói khổ mà chẳng có gì khổ, khổ là do tại mình,họ thấy vạn pháp vô tác,không có tác giả ,không ai tạo tác , bởi vậy trong kinh TỨ THẬP NHỊ TRƯƠNG nói :

TU VÔ TU TU, HÀNH VÔ HÀNH HẠNH
NGÔN VÔ NGÔN NGÔN, TRỨNG VÔ TRỨNG
Qua đó họ thấy không có gì để tạo tác , nên nói tu mà coi như không có tu gì cả ,nói hành mà chằng có gì để hành gì cả,nói mà coi như không có nói gì cả, trứng mà coi như không có gì để chứng cả.

Họ thấy : - KHỔ ĐẾ không ai tạo tác
- TẬP ĐẾ không ai tạo tác
- TẬP ĐẾ không ai tạo tác
- ĐẠO ĐẾ không ai tạo tác

Gáo lý tứ đế là hệ giáo lý thậm thâm vi diệu không thể nói chỉ có vài trang gấy hay vài cuốn sách mà mà hết được, càng không thể nói tu vài ba năm hay một đời người mà biết hết được , vì nó quá vi diệu nên người tu có thể TỰ PHÁT TRIỂN thành bốn cấp bật khác nhau , bốn loại khác nhau, tùy theo sư chúng đắc của họ mà họ có thể đạt được đến cấp bật nào , còn những người căn cơ thấp thì chỉ dừng lại hệ tư tưởng SANH DIỆT TỨ ĐẾ thôi hoặc thậm chí không được cái gì của tư tưởng SANH DIỆT TỨ ĐẾ ,người học theo tư tưởng giáo lý này phải tu ,phải học theo từng dai đoạn một, chưa biết SANH DIỆT TỨ ĐẾ mà đòi lên VÔ SANH TỨ ĐẾ là điều không thể làm.
Nói tóm lại TỨ DIỆU ĐẾ nó có diệu dụng là người tu có thể tự phát triển thành nhiều hệ tư tưởng khác nhau tùy thuộc vào căn cơ của mỗi người, có tất cả bốn hệ tư tưởng đó là:

1 / SANH DIỆT TỨ ĐẾ
2 / VÔ SANH TỨ ĐẾ
3 / VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ
4 / VÔ TÁC TỨ DẾ
Ở đây tô chỉ chia sẻ sơ lược để nắm cho được để cái đại ý của hệ tư tưởng TỨ ĐẾ qua đó cho thấy hệ tư tưởng này nó quá lớn , nó quá nhiều cấp bật khác nhau không thể bàn luận hết trên diển đàn này .

Tôi thì chẳng có chứng đắc gì cả, chỉ có thể chia sẻ vài điều cùng các đạo hửu vậy thôi !
Chúc an lạc!


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khai nhụy đã viết:tangbong
Chào quý đạo hữu,
chào đạo hữu Alphatran,

Câu hỏi của đạo hữu Alphatran rất hay, và các câu trả lời của quý đạo hữu cũng rất hay,
trong tứ diệu đế, pháp nào cũng diệu, pháp nào cũng có cái diệu riêng của nó, đối với kn cái diệu nhất chính là khổ diệu đế,
vâng chính là khổ mới đưa một chúng sanh tầm phương hướng tu tập để thoát khỏi nó.
do nhân duyên với bài này nên kn đã viết ra một ít sự hiểu biết để chia sẽ cùng chư vị đạo hữu :
viewtopic.php?f=41&t=8619&p=64011#p64011

chúc quý đạo hữu an lạc. tangbong
kính,kn
Cảm ơn đạo hữu Khai Nhụy đã hoan hỉ tham gia chia sẻ cùng chủ đề này.
Qua bài viết của đạo hữu, chúng ta hiểu thêm về cái diệu nơi KHỔ ĐẾ. Và theo đó, KHỔ với đạo hữu Khai Nhụy là diệu nhất. Alpha thì chưa từng suy nghĩ về việc so sánh đế nào diệu nhất, mà chỉ thấy đế nào cũng diệu, alpha ấn tượng nhất vẫn là Đạo đế. Chẳng hay trong một hoàn cảnh các tôn giáo Ấn Độ như thế, Phật phát minh ra một nơi hết khổ (Niết Bàn) lại chỉ cả con đường đi. Không rõ sau khi biết pháp tứ đế này ngoại đạo nghĩ thế nào, chứ mà là alpha thì sẽ lập tức đặt câu hỏi là làm sao Sa môn Cồ Đàm lại tìm ra con đường đó.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

minhphạm đã viết:CHÀO TẤT CẢ CÁC ĐẠO HỮU !

Bài viết của mình không nhằm hướng dẫn hay chỉ bảo ai, nhưng chỉ mang tín chất chia sẻ là chính, nên có sự sai sót mong được bỏ qua !

Giáo lý TỨ ĐẾ được gọi nhiều tên khác nhau :
- TỨ CHÂN ĐẾ
- TỨ DIỆU ĐẾ
- TỨ THÁNH ĐẾ
nhưng thường được gọi chung là giáo lý TỨ ĐẾ , nó được triển khai dựa vào BỐN ĐẾ :
- KHỔ ĐẾ
- TẬP ĐẾ
- DỆT ĐẾ
- ĐẠO ĐẾ
Bốn đế này là bốn nền tảng , bốn trụ cột ,là bốn điểm tựa vững chắc cho người con phật dựa vào đó mà xây dựng ngôi nhà niết bàn của mình ,
Người con phật dựa theo đó mà tư duy , quáng chiếu , mà thiền định ,mà thực hành , sẻ nhận thức được chân lý tột cùng của vủ trụ.

..............................

Tôi thì chẳng có chứng đắc gì cả, chỉ có thể chia sẻ vài điều cùng các đạo hửu vậy thôi !
Chúc an lạc!
Kính đạo hữu minhpham,

Cảm ơn đạo hữu đã cùng chia sẻ với chủ đề này,

Cảm nhận của đạo hữu về Tứ Đế cũng là lạ và ngộ nữa. Chúc đạo hữu sớm liễu đạt sâu sắc Tứ Đế.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

alphatran đã viết:
khai nhụy đã viết:tangbong

trong tứ diệu đế, pháp nào cũng diệu, pháp nào cũng có cái diệu riêng của nó, đối với kn cái diệu nhất chính là khổ diệu đế,
vâng chính là khổ mới đưa một chúng sanh tầm phương hướng tu tập để thoát khỏi nó.(alpha ấn tượng nhất vẫn là Đạo đế)
(để thoát khỏi nó==diệt đế)
chúc quý đạo hữu an lạc. tangbong
kính,kn
Và theo đó, KHỔ với đạo hữu Khai Nhụy là diệu nhất== Cái diệu của khổ đế làm sống hiện tai đang là nơi thân và tâm tức là danh và sắc
đang khổ trong từng sát na, là thực hành tập sống thực với mình, lấy căn bản trung đạo làm gốc tức là đang đi trên con đường để chấm dứt khổ (đang đi trên con đường==Đạo diệu đế, để chấm dứt khổ ==Diệt diệu đế) tức là thực sống trong khổ mà không có người hay ai khổ, từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ (diệu==sự thực==chân lý) nhận được thực tế chân lý cái khổ này chính là khổ diệu đế.
Alpha hãy đọc bài tâm kinh : Quán tự tại(danh,sắc) Bồ Tát hành thâm(trung đạo) Bát Nhã Ba la mật đa thời(trí tuệ qua bên kia bờ), chiếu kiến ngủ uẩn giai không (do nghiệp lực (nhân quả) tạo thành tức không có ta hay cái ta (vô ngã) độ nhứt thiết khổ ách (khổ và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ )...................
Alpha thì chưa từng suy nghĩ về việc so sánh đế nào diệu nhất, mà chỉ thấy đế nào cũng diệu, alpha ấn tượng nhất vẫn là Đạo đế.
Alpha hảy xem lời kn giải thích ở trên.
Chẳng hay trong một hoàn cảnh các tôn giáo Ấn Độ như thế, Phật phát minh ra một nơi hết khổ (Niết Bàn) lại chỉ cả con đường đi. Không rõ sau khi biết pháp tứ đế này ngoại đạo nghĩ thế nào, chứ mà là alpha thì sẽ lập tức đặt câu hỏi là làm sao Sa môn Cồ Đàm lại tìm ra con đường đó.

Đức Phật không phát minh, Ngài đã tìm ra, do nguyện hạnh Bồ Tát cao cả của Ngài, do đó trời người (chư thiên, chư phạm thiên (ngủ tịnh cư)
hoan hô ân đức sâu dày này nên đã gọi Ngài là ĐỨC PHẬT do ơn đức đã trãi qua 2 a tăng kỳ và 200.000 đại kiếp đi tìm kiếm con đường giải thoát khỏi khổ khó có người đi.
tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khai nhụy đã viết:
Và theo đó, KHỔ với đạo hữu Khai Nhụy là diệu nhất == Cái diệu của khổ đế làm sống hiện tai đang là nơi thân và tâm tức là danh và sắc
đang khổ trong từng sát na, là thực hành tập sống thực với mình, lấy căn bản trung đạo làm gốc tức là đang đi trên con đường để chấm dứt khổ (đang đi trên con đường==Đạo diệu đế, để chấm dứt khổ ==Diệt diệu đế) tức là thực sống trong khổ mà không có người hay ai khổ, từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ (diệu==sự thực==chân lý) nhận được thực tế chân lý cái khổ này chính là khổ diệu đế.
Nhờ đạo hữu phân tích thế này, alpha hiểu thêm bản kinh Tứ Diệu Đế, trong kinh Phật nói, gọi là (bát) chánh đạo vì đây là con đường giải thoát đối diện trực tiếp với khổ đau. Hai chữ đối diện trực tiếp (không trốn tránh) này trong kinh tưởng chừng như đơn giản mà giờ đây chúng ta hiểu ra đó là cả một pháp tu. Như đạo hữu Khai Nhuỵ phân tích trên đây, quán chiếu cái khổ trong từng sát na chính tại nơi thân tâm mình.

Theo alpha hiểu, sau bước định tâm, hành giả đi sâu vào tuệ tri thực tại sâu sắc mới thấy được cái khổ trong từng sát na sanh diệt. Trải qua các tầng tuệ cao hơn sau đó thì thể nhập Niết Bàn. Như vậy, thật là vi diệu khi ta đi tìm nơi thoát khổ mà không chạy trốn thực tại, ngược lại bằng chính cách thấu hiểu rõ thực tại, đối diện thực tại thì thoát khỏi khổ đau của thực tại. Như một cách tự nhiên, alpha nghĩ đến những câu nói quen thuộc: phiền não tức bồ đề, niết bàn ngay thực tại.
khai nhụy đã viết:
Alpha hãy đọc bài tâm kinh : Quán tự tại(danh,sắc) Bồ Tát hành thâm(trung đạo) Bát Nhã Ba la mật đa thời(trí tuệ qua bên kia bờ), chiếu kiến ngủ uẩn giai không (do nghiệp lực (nhân quả) tạo thành tức không có ta hay cái ta (vô ngã) độ nhứt thiết khổ ách (khổ và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ )...................
Alpha thì chưa từng suy nghĩ về việc so sánh đế nào diệu nhất, mà chỉ thấy đế nào cũng diệu, alpha ấn tượng nhất vẫn là Đạo đế.
Alpha hảy xem lời kn giải thích ở trên.
tangbong Thật hoan hỉ, thưa đạo hữu Khai Nhuỵ,

Alpha từng nghe giảng Bát nhã Tâm kinh, có hiểu về vô ngã và tinh thần ngủ uẩn giai không. Nay alpha mới hiểu rõ, tại sao nói Lăng Nghiêm nhập đạo, Bát Nhã thành Phật! Bởi lẽ, thấu triệt cái trí tuệ bát nhã, chẳng khác nào đó là Niết Bàn hay sao, chẳng phải là chân như bổn tánh hay sao!

Nhưng thật bất ngờ khi xem cái cách mà đạo hữu phân tích Bát nhã Tâm Kinh bằng cách soi từ Tứ Đế (có lẽ nói từ Tứ Niệm Xứ thì chính xác hơn). Alpha chưa thấy ai phân tích như thế. Nhưng thật sự cách này rõ ràng và có lý lắm.

Vậy là tuệ tri sâu sắc từng sát na của cái khổ, nhưng không thấy ai khổ vì có được cái tuệ thấu triệt SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC giai không (vô ngã)
khai nhụy đã viết: Chẳng hay trong một hoàn cảnh các tôn giáo Ấn Độ như thế, Phật phát minh ra một nơi hết khổ (Niết Bàn) lại chỉ cả con đường đi. Không rõ sau khi biết pháp tứ đế này ngoại đạo nghĩ thế nào, chứ mà là alpha thì sẽ lập tức đặt câu hỏi là làm sao Sa môn Cồ Đàm lại tìm ra con đường đó.

Đức Phật không phát minh, Ngài đã tìm ra, do nguyện hạnh Bồ Tát cao cả của Ngài, do đó trời người (chư thiên, chư phạm thiên (ngủ tịnh cư)
hoan hô ân đức sâu dày này nên đã gọi Ngài là ĐỨC PHẬT do ơn đức đã trãi qua 2 a tăng kỳ và 200.000 đại kiếp đi tìm kiếm con đường giải thoát khỏi khổ khó có người đi.
tangbong
Cảm ơn đạo hữu đã đính chánh giúp alpha. Nếu được, đạo hữu Khai Nhuỵ có thể giải thích giúp alpha là Phật tìm ra con đường đó bằng cách nào?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Nếu được, đạo hữu Khai Nhuỵ có thể giải thích giúp alpha là Phật tìm ra con đường đó bằng cách nào?
Ái chà ! sao đạo hữu alphatrang hỏi kn điểm này ! chẳng lẻ cuộc đời lịch sử Đức Phật đ/h chưa từng đọc qua !
kn nghe và đọc qua đại khái là vua trời Đế Thích khải đàn, rồi lên dây đàn....ái chà quên rồi, nhờ đạo hữu nào nhớ kể lại dùm.
hi.hi...về lịch sử thì kn kém trí nhớ lắm, chỉ nắm đại khái để mà hành thôi! cái đầu nhỏ quá không nhớ hết được.....hi.hi.
Sau khi dùng xong bát sửa của Nàng Tu Già Ða xong rồi Bồ Tát ra bờ sông thả cái bát xuống dòng sông rồi phát lời nguyện...
sau khi tắm rửa xong Ngài hướng tiến về cây bồ đề. Trên đường đi, sa môn gặp một người đang mang cỏ tươi và sa môn xin ông ta một bó nhỏ. Ngài dùng cỏ này để lót làm chỗ ngồi. Ngài ngồi ngồi trong tư thế kiết già vững chắc với hai bàn tay đặt trên đầu gối. Rồi Ngài phát lời thệ nguyện đầy dũng cảm và quyết tâm: “Ta sẽ không rời khỏi nơi này cho đến chết, nếu ta chưa chứng đạo quả giác ngộ”.

Trích một đoạn trong quyển Đức Phật Và Phật Pháp của Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 do Phạm Kim Khánh dịch:
Con Đường "Trung Đạo"
Sau sáu năm tự bản thân kinh nghiệm, Đạo Sĩ Gotama đã nhận thức chắc chắn rằng lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích, mặc dầu các triết gia và các tu sĩ thời bấy giờ quả quyết rằng đó là nếp sống tối cần thiết để đạt đến cứu cánh. Thấy rằng khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi tinh thần, Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia đã từ bỏ lối sống lợi dưỡng, chỉ làm chậm trễ tiến bộ khoa học, và chọn con đường "Trung Đạo" mà sau sẽ trở thành một trong những đặc điểm của Giáo Lý Ngài. Hồi tưởng lại khi còn thơ ấu, vào một buổi lễ Hạ Điền kia, trong lúc vua cha và mọi người đang chăm chú cử hành các cuộc vui, thì Ngài đã ngồi thế nào dưới tàng bóng mát mẻ của một cây trâm, tham thiền, nhập định và đắc Sơ Thiền.
Đó mới thật là con đường dẫn đến Giác Ngộ.
Ngài nhận định rằng vơí tấm thân mòn mỏi không thể hoàn toàn sáng suốt, một sức khỏe thích nghi rất cần thiết để thành đạt tiến bộ tinh thần, nên quyết định không nhịn đói nữa mà dùng những vật thực thô sơ.
Lấy căn bản trung đạo làm gốc, là không tu khổ hạnh và dẻ vui lối sống lợi dưỡng tức là làm đúng lúc, đúng thời, làm vừa phải,
ví dụ : ngồi chẳng hạn, tại sao có tư thế (oai nghi) ngồi ? là do đi và đứng đã quá mõi (khổ) làm duyên cho oai nghi ngồi sanh, tức là làm để diệt khổ của oai nghi đứng đã hoại, tức là không do muốn lợi dưỡng mà làm (không tham ái), ăn cũng vậy, do khổ đói nơi bụng làm duyên qua hành
động ăn (nhai vật thực) để diệt khổ đói, cho nên ăn vật gì không làm tổn hại đến thân và tâm, tức là không ăn vật gì không hợp với cơ thể hay sức khỏe và sát sanh hay trộn cắp để mà ăn tức là phạm giới để làm tổn hại, uống cũng vậy do khổ khát nên mới hành động để diệt khổ khát v.v...
Nếu có người hỏi : tại sao đạo hữu thiền phải ngồi ? đứng, đi, nằm cũng thiền được vậy ? ngồi để ngó chơi hay sao ?
Xin thưa, không phải ngồi mới thiền, đứng, đi, nằm, ăn, uống, tắm rửa, làm việc v.v... đều có thể thiền được cả nếu tâm chuyên nhất (định) trên mỗi hành động, mỗi oai nghi, cho nên ngồi thiền để dể tạo thêm sự chú tâm tập trung hơn dù là oai nghi đi hay đứng chưa hoại, nếu như ngồi thiền dể sanh tâm ưa thích thì cũng phải nên biết rõ, nếu thường hay ưa thích oai này nhiều thì nên đổi oai nghi nào ít làm nhất, để loại bỏ cái tâm ưa thích muốn lợi dưỡng, làm để diệt khổ cũng là đang thiền đó!

Lời dạy của chư Tổ Nam hay Bắc truyền chân chính đều dạy Trung đạo, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo v.v….

Alpha nên đọc và tư duy cho kỷ sẽ nhận ra dù là dùng từ ngữ có khác biệt nhưng đại ý vẫn như nhau.
tangbong
Chúc quý đạo hữu an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khai nhụy đã viết:
Nếu được, đạo hữu Khai Nhuỵ có thể giải thích giúp alpha là Phật tìm ra con đường đó bằng cách nào?
Ái chà ! sao đạo hữu alphatrang hỏi kn điểm này ! chẳng lẻ cuộc đời lịch sử Đức Phật đ/h chưa từng đọc qua !.................................

Lời dạy của chư Tổ Nam hay Bắc truyền chân chính đều dạy Trung đạo, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo v.v….

Alpha nên đọc và tư duy cho kỷ sẽ nhận ra dù là dùng từ ngữ có khác biệt nhưng đại ý vẫn như nhau.
tangbong
Chúc quý đạo hữu an lạc.
Đạo hữu Khai Nhuỵ à,

Alpha không hỏi về mặt lịch sử, mà hỏi về pháp hành. Tức là từ cái lúc Sa môn Cồ Đàm hạ quyết tâm sống chết cho đến lúc giác ngộ thì Ngài hành trì pháp gì mà giác ngộ. Trong khi mới chỉ nhận ra một điều là không nên ép xác cũng không nên rơi vào dục lạc.

- Nếu nói là Phật dùng Trung đạo == Bát chánh đạo thì mâu thuẩn, vì lúc này chưa biết sao dùng pháp này.

Mong đạo hữu hoan hỉ giải bày giúp alpha!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

alphatran đã viết:
Trong khi mới chỉ nhận ra một điều là không nên ép xác cũng không nên rơi vào dục lạc.

- Nếu nói là Phật dùng Trung đạo == Bát chánh đạo thì mâu thuẩn, vì lúc này chưa biết sao dùng pháp này.

Mong đạo hữu hoan hỉ giải bày giúp alpha!
Những bài viết trên đều bao gồm Bát chánh, vì đạo diệu đế là do 8 chánh gôm lại trong lúc ngộ đạo (kiến tánh=thánh đạo), từ một phàm nhân cho đến khi thành Phật (A La Hán) chỉ có 4 lần,
kn đã viết bài này rồi, đạo hữu hãy xem tại đây :
Khổ thánh đạo, khổ thánh quả :
viewtopic.php?f=19&t=5763
Như kn đã viết trên, Diệu nằm chỗ Khổ đế tức là Khổ diệu đế == Khổ thánh đế.
Phải thực hành sống trung thực trên trung đạo, dù là tâm mong cầu ngộ đạo hay kiến tánh đều phải diệt, vì tâm này cũng là tâm khổ.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Alpha không hỏi về mặt lịch sử, mà hỏi về pháp hành.


Theo tôi học trong bản đồ học Phật của PHPT. Thì Tứ Diệu Đế là pháp hành rất diệu dụng từ đời tới đạo. Từ đạo tiến và chứng đạo là giải thoát, rất đơn giản.


Hiện tại thì tôi đang thực hành pháp "Nhân" của Tứ Diệu Đế đây, Nếu nói về phiền não thì phải nói là 84.000, nhưng Duy Thức Tông thì tóm lược lại là 100 phiền não nhận định. Và nói cho gọn lại là 10 Kết sử của căn bản phiền não. Được chia ra làm 2 bộ là, Ngũ độn sửNgũ lợi sử.


Người có trí tuệ về Lý Nhân Quả, hay lý Tứ Thánh Đế này. Ngũ lợi sử rất dể trừ. Nếu pháp hành không hiểu rõ nguồn gốc, thì Hành giả không thể nào trừ được (Tu hành).

Còn nữa, phải có lợi khí và trợ khí của việc tu hành nữa. Các bạn muốn biết thì hãy tìm sâu vào các Tông phái mình, và pháp môn mình chọn. Rất là dể.
Tức là từ cái lúc Sa môn Cồ Đàm hạ quyết tâm sống chết cho đến lúc giác ngộ thì Ngài hành trì pháp gì mà giác ngộ. Trong khi mới chỉ nhận ra một điều là không nên ép xác cũng không nên rơi vào dục lạc.
Không thể trả lời dù có hiểu kinh sử, và cũng không được trả lời sẽ làm tăng thượng mạn. Bởi ta còn học Pháp thế gian (tục đế). Thì không nên lạm bàn pháp xuất thế của Đức Phật Cồ Đàm (Chân đế).


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

khai nhụy đã viết:
Ái chà ! sao đạo hữu alphatrang hỏi kn điểm này ! chẳng lẻ cuộc đời lịch sử Đức Phật đ/h chưa từng đọc qua !
kn nghe và đọc qua đại khái là vua trời Đế Thích khải đàn, rồi lên dây đàn....ái chà quên rồi, nhờ đạo hữu nào nhớ kể lại dùm.
Phật hỏi Văn Nhị Bách Ức:

- Lên dây đàn quá căng thì sao?
- Dây bị đứt.
- Còn quá chùng thì sao?
- Tiếng đàn không kêu.

Tình tang, tích tịch, tình tang,
Con đường Trung Đạo
Tránh hai cực đoan.

Kính mời quý vị nghe tiếng đàn... <=== Bấm vào.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách