Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

25- HÓA ĐỘ VÀ KHÔNG CHỖ HÓA ĐỘ

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Các ông chớ nên bảo rằng Như Lai có ý nghĩ : Ta phải độ chúng sinh.

Tu-bồ-đề ! Chớ nên có ý nghĩ như vậy. Bởi vì sao ? Vì thật chẳng có chúng sinh nào Như Lai độ. Nếu nói có chúng sinh Như Lai độ, tức Như Lai có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả.”


Tu-bồ-đề có ý nghĩ cho rằng Như Lai có tâm niệm độ chúng sinh. Phật muốn phá bỏ tâm nghi ngờ đó, nên nói chớ nghĩ như vậy. Tất cả chúng sinh vốn tự là Phật, nếu nói Như Lai độ chúng sinh thành Phật, tức vọng ngữ. Vì vọng ngữ cho nên tức là ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Câu này là để trừ cái tâm niệm có ngã sở. Tuy tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng nếu không nhân chư Phật thuyết pháp, không do đâu giác ngộ được, không dựa vào đâu tu hành thành tựu Phật đạo.

“Tu-bồ-đề ! Như Lai nói có ngã, tức chẳng phải có ngã, mà phàm phu cho là có ngã.

Tu-bồ-đề ! Phàm phu, Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu, đó gọi là phàm phu.”


Như Lai nói có ngã, ngã đó là tự tính thanh tịnh, là ngã của thường, lạc, ngã, tịnh, không như cái ngã tham sân, vô minh, hư vọng không thật của phàm phu. Cho nên nói phàm phu cho là có ngã. Có ngã, nhân, là phàm phu. Không sinh ngã, nhân, tức chẳng phải phàm phu. Tâm có sinh diệt là phàm phu. Tâm không sinh diệt tức chẳng phải phàm phu. Không hiểu ngộ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là phàm phu. Hiểu ngộ Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức chẳng phải phàm phu. Tâm có năng sở là phàm phu. Tâm không năng sở tức chẳng phải phàm phu.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

26- PHÁP THÂN KHÔNG HÌNH TƯỚNG

“Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao ? Có thể lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai không ?

Tu-bồ-đề nói : –Đúng như vậy, đúng như vậy ! Có thể lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai.

Phật bảo : Tu-bồ-đề ! Nếu lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai, thì Chuyển luân thánh vương tức là Như Lai.

Tu-bồ-đề bạch Phật : –Thưa Thế Tôn ! Theo chỗ con hiểu nghĩa Phật nói, thì không thể lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai.”


Thế Tôn đại từ sợ Tu-bồ-đề chưa trừ được bệnh chấp tướng nên hỏi thế. Tu-bồ-đề chưa hiểu ý Phật nên đã trả lời như vậy. Nói đúng như vậy, là tâm mê từ trước, lại nói lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai, là thêm một tầng mê tâm nữa, rời tâm chân thật càng xa, cho nên Như Lai nói để trừ mê tâm này. Nếu lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai thì Chuyển luân thánh vương tức Như Lai sao ? Chuyển luân thánh vương tuy có ba mươi hai tướng, lẽ nào được đồng với Như Lai. Thế Tôn đưa ra câu nói này để trừ cái bệnh chấp tướng của Tu-bồ-đề, để cho chỗ hiểu ngộ được triệt để. Tu-bồ-đề bị hỏi như vậy, tâm mê liền lập tức được cởi mở. Cho nên nói : Như chỗ con hiểu ý nghĩa Phật nói, thì không nên lấy ba mươi hai tướng quan sát Như Lai.
Tu-bồ-đề là bậc Đại A-la-hán đã hiểu ngộ sâu sắc, được phương tiện không sinh vào đường mê là nhờ Thế Tôn tẩy trừ các mê hoặc vi tế, làm cho chỗ thấy của chúng sinh đời sau không sai lầm.

“Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ rằng :

Trông ta bằng sắc tướng,

Cầu ta bằng âm thanh,

Là người tu tà đạo,

Không thấy được Như Lai.”


Sắc là hình tướng. Nhìn thấy là nhận thức. Ngã là nói cái tự tính thanh tịnh trong thân tất cả chúng sinh, là cái thể chân thường vô vi vô tướng. Không thể cất tiếng lớn niệm Phật mà được thành Phật. Niệm phải chính niệm rõ ràng mới được hiểu ngộ. Nếu dùng sắc tướng âm thanh để tìm Phật, ắt không thể gặp được. Phải biết quán tưởng Phật bằng sắc tướng, cầu pháp Phật trong âm thanh, là tâm còn sinh diệt, không liễu ngộ Như Lai.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

27- KHÔNG ĐOẠN KHÔNG DIỆT

“Tu-bồ-đề ! Nếu ông nghĩ rằng Như Lai không tu đầy đủ các tướng tịnh hạnh mà được Bồ-đề, thì này Tu-bồ-đề, ông chớ nên nghĩ như vậy. Chớ nghĩ rằng Như Lai không tu đầy đủ các tướng thanh tịnh mà được Bồ-đề.

Tu-bồ-đề ! Nếu ông nghĩ rằng người phát tâm Vô thượng Bồ-đề nói tướng các pháp là diệt mất, thì chớ nghĩ như vậy ! Bởi vì sao ? Vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề không nói tướng các pháp là diệt mất.”


Tu-bồ-đề nghe nói chân thân là lìa tướng, liền cho rằng không tu ba mươi hai tịnh hạnh cũng được Bồ-đề. Phật bảo Tu-bồ-đề chớ nên nói Như Lai không tu ba mươi hai tịnh hạnh cũng được Bồ-đề. Nếu ông nói không tu ba mươi hai tịnh hạnh cũng được Bồ-đề, tức làm dứt mất chủng tính Phật, không có chỗ như vậy.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

28- KHÔNG NHẬN, KHÔNG THAM

“Tu-bồ-đề ! Nếu Bồ-tát đem bảy báu đầy khắp thế giới như cát sông Hằng ra bố thí, và lại có người biết tất cả các pháp là vô ngã, thành tựu nhẫn lực, thì công đức vị Bồ-tát sau hơn vị Bồ-tát trước.

Bởi vì sao ? Tu-bồ-đề ! Vì chư Bồ-tát không nhận phúc đức.

Tu-bồ-đề bạch Phật : –Thưa Thế Tôn ! Vì sao Bồ-tát không nhận phúc đức ?

Tu-bồ-đề ! Bồ-tát làm các phúc đức mà không tham đắm nên nói không nhận phúc đức.”


Thấu triệt tất cả pháp, không có tâm năng sở, gọi là nhẫn. Người như vậy được phúc đức hơn phúc đức người bố thí bảy báu ở trước. Bồ-tát làm việc phúc đức không vì mình, vì lợi ích tất cả chúng sinh nên nói không nhận phúc đức.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

29- UY NGHI VẮNG LẶNG

”Tu-bồ-đề ! Nếu có ai nói Như Lai nào đến, đi, ngồi, nằm, người đó không hiểu ý nghĩa ta nói.

Bởi vì sao ? Như Lai nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi đâu, mới là Như Lai.”


Như Lai là chẳng phải đến, chẳng phải chẳng đến, chẳng đi, chẳng phải chẳng đi, chẳng ngồi, chẳng phải chẳng ngồi, chẳng nằm, chẳng phải chẳng nằm. Trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng vắng lặng, tức là Như Lai.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

30- LÝ TƯỞNG VỀ HỢP NHẤT

“Tu-bồ-đề ! Nếu có thiện nam thiện nữ đem ba ngàn đại thiên thế giới nghiền nát thành vi trần, ý ông nghĩ sao, các vi trần ấy nhiều không ?

–Rất nhiều, thưa Thế Tôn ! Bởi vì sao ? Nếu các vi trần ấy là thật có, Phật đã chẳng nói là các vi trần.

Bởi vì sao ? Phật nói các vi trần, tức chẳng phải vi trần, đó mới là vi trần.”


Phật nói ba ngàn đại thiên thế giới để ví dụ cho tính của tất cả chúng sinh như số vi trần trong ba ngàn thế giới. Vi trần vọng niệm trên tính của tất cả chúng sinh, tức chẳng phải vi trần. Nghe kinh pháp hiểu ngộ đạo lý, trí tuệ giác ngộ thường chiếu soi, thẳng đến Bồ-đề mỗi niệm không dừng trụ, thường ở trong thanh tịnh. Như thế là vi trần thanh tịnh, gọi là các vi trần.

“ –Thưa Thế Tôn ! Ba ngàn đại thiên thế giới Như Lai nói, tức chẳng phải thế giới, đó gọi là thế giới.”

Nói ba ngàn là ước về lý mà nói, tức là vọng niệm tham sân si mỗi thứ đều đủ ba ngàn. Tâm là gốc của thiện ác, có thể là phàm, cũng có thể trở thành thánh. Động tĩnh của tâm không thể lường được, rộng lớn vô biên, nên gọi đại thiên thế giới.

“Bởi vì sao ? Nếu thế giới là thật có, đó là tướng hợp nhất. Như Lai nói tướng hợp nhất, tức chẳng phải tướng hợp nhất, đó gọi là tướng hợp nhất.”

Trong tâm sáng rõ, không gì hơn hai pháp từ bi và trí tuệ. Do hai pháp này được Bồ-đề. Nói tướng hợp nhất, là tâm còn sở đắc. Tức chẳng phải tướng hợp nhất, là tâm không có sở đắc. Đó là tướng hợp nhất. Tướng hợp nhất , là không được lấy giả danh mà luận bàn thật tướng.

“Tu-bồ-đề ! Tướng hợp nhất, là chân lý không thể dùng ngôn ngữ giảng nói, mà kẻ phàm phu thì tham đắm vào sự tướng.”

Thành tựu Phật quả Bồ-đề do hai pháp từ bi và trí tuệ. Đây là chân lý không thể nói hết, vi diệu không thể diễn tả bằng ngôn từ. Thế nhưng phàm phu tham đắm vào văn tự, sự tướng, không tu hai pháp từ bi trí tuệ. Nếu
không thực hành hai pháp này mà cầu Vô thượng Bồ-đề, làm sao đạt được ?


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

31- TRI KIẾN KHÔNG SINH

“Tu-bồ-đề ! Nếu có ai bảo rằng Phật nói ngã kiến nhân kiến chúng sinh kiến thọ giả kiến, Tu-bồ-đề ! Ý ông nghĩ sao, người ấy có hiểu nghĩa ta nói không ?

–Không, thưa Thế Tôn ! Người ấy không hiểu ý nghĩa Như Lai nói.

Bởi vì sao ? Thế Tôn nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, tức chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thế gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh, kiến thọ giả kiến.”


Như Lai nói kinh này là để khiến chúng sinh tự giác ngộ trí tuệ Bát-nhã, tự tu hành quả Bồ-đề. Phàm phu không hiểu ý Phật liền cho rằng Như Lai nói có ngã kiến, nhân kiến v.v…, không biết Như Lai nói pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa vô tướng vô vi. Cái ngã kiến, nhân kiến, v.v…Như Lai nói, không như cái ngã kiến, nhân kiến v.v…của phàm phu nói. Như Lai nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đó là tri kiến về chân ngã. Nói tất cả chúng sinh có trí tuệ vô lậu, tính vốn đầy đủ, đó là tri kiến về nhân. Nói tất cả chúng sinh vốn tự không phiền não, đó là tri kiến về chúng sinh. Nói tất cả chúng sinh, tính vốn không sinh không diệt, đó là tri kiến về thọ giả.

“Tu-bồ-đề! Người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, đối với các pháp phải biết như vậy, thấy như vậy, tin hiểu như vậy, mà không sinh pháp tướng.

Tu-bồ-đề ! Như Lai nói pháp tướng, tức chẳng phải pháp tướng, đó là pháp tướng.”

Người phát tâm Bồ-đề phải thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tính, phải thấy tất cả chúng sinh vốn tự đầy đủ giống trí vô lậu, phải tin rằng tất cả chúng sinh tự tính vốn không sinh diệt. Tuy thực hành tất cả trí tuệ phương tiện lợi ích chúng sinh mà không có tâm phân biệt năng sở. Miệng nói pháp vô tướng mà tâm có năng sở, tức chẳng phải pháp tướng. Miệng nói pháp vô tướng, tâm thực hành hạnh vô tướng, mà tâm năng sở diệt, đó là pháp tướng.


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Hình đại diện của người dùng
123456789
Bài viết: 170
Ngày: 06/06/09 21:16
Giới tính: Nam

Re: Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã

Bài viết chưa xem gửi bởi 123456789 »

32- ỨNG HÓA CHẲNG PHẢI CHÂN THẬT

“Tu-bồ-đề ! Nếu có người đem bảy báu đầy cả vô lượng vô số thế giới ra bố thí, và nếu có thiện nam thiện nữ phát tâm Bồ-đề thụ trì đọc tụng kinh này, vì người khác giảng nói, dù chỉ bốn câu kệ, phúc của người này hơn người trước.

Sao gọi là vì người diễn nói ? Là diễn nói mà không chấp tướng, y nhiên vững vàng chẳng chút động tâm.”


Phúc bố thí bảy báu tuy nhiều, nhưng không bằng người phát tâm Bồ-đề thụ trì bốn câu kinh này và vì người giảng nói. Phúc này hơn phúc bố thí kia trăm ngàn vạn ức, không thể ví dụ. Khéo léo dùng phương tiện thuyết pháp, quán sát căn cơ, ứng theo tâm lượng tùy trường hợp, đó gọi là vì người diễn nói. Với người nghe pháp, có rất nhiều đối tượng khác nhau, không nên đem tâm phân biệt, chỉ cần hiểu rõ cái tâm y nhiên vắng lặng, tâm không sở đắc, tâm không hơn thua, tâm không trông mong điều gì, tâm không sinh diệt, đó gọi là y nhiên bất động.

“Bởi vì sao ? Vì tất cả pháp hữu vi, như giấc mộng, như ảo hóa, như bọt nước, như bóng hình, như sương mai, như điện chớp. Phải có cái nhìn như vậy.”

Mộng là cái thân dối giả, huyễn là vọng niệm, bọt nước là phiền não, bóng hình là nghiệp chướng. Các nghiệp trên đây là pháp hữu vi. Chân thật thì lìa bỏ danh nghĩa hình thức. Giác ngộ thì không còn các nghiệp.

“Phật nói kinh này xong, trưởng lão Tu-bồ-đề cùng các Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả trời, người, A-tu-la trong thế gian được nghe những điều Phật nói đều rất vui mừng tin tưởng, lĩnh thụ phụng hành.”


HẾT


QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách