Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lòng bi mẫn có phải là viên ngọc như ý?

Lòng bi mẫn có thay đổi được nghiệp?

Các bạn có khái niệm như thế nào về câu truyện Phật sử dưới đây...


Asanga (Vô Trước) là một bậc thánh tăng Ấn Ðộ, sống vào thế kỷ thứ tư. Thầy lên núi nhập thất tu thiền quán về Phật Di Lặc với hy vọng được thấy ngài và được ngài chỉ giáo.


Trong 6 năm thầy thiền định ráo riết mà không bao giờ thấy được một điềm lành. Quá thất vọng, thầy bỏ nhập thất để xuống núi. Khi đi chưa bao xa, thầy trông thấy một người đang dùng một dãi lụa để mài một thỏi sắt khổng lồ. Thầy đến hỏi ông ta đang làm gì, ông trả lời : “Tôi mài cho thành một cây kim”. Thầy kinh ngạc nghĩ, dù trong một trăm năm, ông ta có làm được cây kim đi nữa, thì có lợi ích gì ? Hãy xem con người ta phải khổ nhọc về những việc hoàn toàn phi lý như vậy. Ta đang tu tập một pháp môn thực sự có giá trị tâm linh, vậy mà ta không chuyên tâm được đến thế.

Thầy quay trở lại nơi nhập thất. Ba năm nữa trôi qua, vẫn không có dấu hiệu nào về Phật Di Lặc. Thầy nghĩ : “Bây giờ ta biết chắc chắn ta sẽ không bao giờ thành công”. Bởi vậy, thầy rời chỗ ấy bỏ đi. Thầy gặp một tảng đá khổng lồ nơi một khúc quanh của đường núi, và thấy dưới châng tảng đá ấy có một người đang bận chà xát tảng đá bằng một cái lông chim nhúng trong nước. Thầy hỏi y làm gì vậy, y bảo : “Tảng đá này to quá, ngăn bít mặt trời không chiếu vào nhà tôi được, bởi thế tôi mài cho nó mòn” .


Thầy Asanga lại kinh ngạc trước nghị lực không nao núng của người ấy, và hổ thẹn vì mình không đủ tin tưởng bằng ông ta. Thầy bèn quay trở lại nơi nhập thất. Lại thêm ba năm nữa trôi qua, mà vẫn chưa có được một giấc mơ tốt. Thầy quyết định một lần cuối cùng sẽ bỏ đi không trở lại. Thầy đi trọn một ngày, đến xế chiều thì gặp một con chó nằm bên đường.

chỉ còn hai chân trước, toàn thân sau của nó đã thối rửa và đầy bọ chét. Mặc dù đã rơi vào tình trạng thảm thương như vậy, con chó vẫn sủa người qua đường, cố lê lết hai chân trước tới cắn người ta. Cảm thấy tràn ngập một lòng bi mẫn sâu xa không thể chịu nổi, thầy bèn cắt một miếng thịt nơi thân mình cho chó ăn, rồi cúi xuống bắt bọ chét.

Nhưng thầy nghĩ, có lẽ nó sẽ đau đớn vô cùng nếu thầy dùng ngón tay để bắt. Thầy bèn quỳ gối xuống đất, nhìn vào cái đống thịt thối ghê tởm, và nhắm mắt lại. Thầy cúi sát hơn, thè lưỡi... Ðiều kế tiếp thầy được biết là cái lưỡi thầy chạm xuống đất. Thầy mở mắt nhìn lên, thì con chó đã biến mất, thay vì đức Phật Di Lặc trong hào quang chói lọi đang ở trước thầy.

Thầy Asanga nói : “Có thế chứ. Tại sao trước đây ngài không bao giờ xuất hiện cho con ?” . Ðức Phật Di Lặc nhẹ nhàng bảo : “Không phải ta chưa từng xuất hiện trước con đâu. Ta vẫn ở trước con luôn luôn, nhưng ác nghiệp và chướng ngại ngăn che làm cho con không trông thấy ta mà thôi. Mười hai năm khổ tu của con đã tiêu hao một ít nghiệp chướng, nên cuối cùng con mới thấy được con chó. Rồi nhờ lòng bi mẫn chân thành tha thiết của con mà tất cả nghiệp chướng tiêu tan, và con có thể trông thấy ta.

Nếu không tin, con hãy mang ta lên vai mà đi xem có ai trông thấy ta chăng ?” . Asanga mang đức Phật trên vai đi vào chợ. Thầy hỏi mọi người : “Cái gì trên vai tôi đây ?”. Phần đông đều nói : “Có gì đâu ?” . Chỉ có một bà già đã hơi sạch nghiệp, trả lời rằng : “Thầy đang mang một cái thây chó già thối tha trên vai thầy chứ gì”. Cuối cùng thầy Asanga mới hiểu được năng lực bao la của lòng từ bi đã chuyển hóa ác nghiệp, làm cho thầy trở thành một pháp khí có thể chứa đựng hình ảnh đức Di Lặc và sự chỉ giáo của ngài. Rồi đức Di Lặc, Phật dòng họ Từ, đưa thầy lên cung trời Ðâu Suất, ở đấy thầy nhận được nhiều giáo lý siêu việt, thuộc về phần quan trọng nhất của Phật giáo. http://www.quangduc.com/Taisanh/15tangthu2-12.html


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Bài học này quý báo vô cùng, thật sự chiêm nghiệm sự bi mẫn này tràn ngập không ngằn mé thì sẽ biết được sự hóâ giải nghiệp chướng ntn. tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Trong BẢN thể bao la vô tận hãy dụng tâm tình thương, khắp cùng không giới hạn, trong sự thanh tịnnh củâ tâm. Quý vị ĐH sẽ bước vào Tứ Vô Lượng tâm ntn (trong sự giác tĩnh thình thương vô điều kiện). Từ đó Quý ĐH hữu sẽ bik được trạng thái củâ NB. tuy thời gian đầu chưa đủ định lực quý vị chỉ cẩm nhân nhận nhẹ củâ trạng Thái Niết Bàn mà thôi, sau dần nếu đầy đủ định lực vô sanh quý vị ĐH sẽ cảm nhận tâm vô lượng tâm ntn.

Đây là kinh nghiệm củâ một vị thâm nhập thiền truyền đạt lại... MHBN kiểm nghiệm lại là thấy đúng như vậy.

Quý vị hãy quán sát lúc đó tâm hỷ kiến tam muội thể hiện rõ, một ngọn cỏ, môt cái lá, một tiếng chim hót, một tiếng xe máy cũng đều mà một niềm vui vô tận.

Sau đó, nếu đạt mức cao hơn hãy hướng vào một đối tượng chúng sanh đau khổ, ban sẽ hóâ giải được nghiệp củâ người đó.

Hãy kiểm nghiệm lại xem ntn, chúc quý Đạo hữu đạt được điều ấy... Hãy biến Ta Bà thành cực lạc bạn nhé.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Đây là kinh nghiệm của một vị thâm nhập thiền truyền đạt lại... MHBN kiểm nghiệm lại là thấy đúng như vậy.

Quý vị hãy quán sát lúc đó tâm hỷ kiến tam muội thể hiện rõ, một ngọn cỏ, môt cái lá, một tiếng chim hót, một tiếng xe máy cũng đều mà một niềm vui vô tận.

Sau đó, nếu đạt mức cao hơn hãy hướng vào một đối tượng chúng sanh đau khổ, ban sẽ hóâ giải được nghiệp của người đó.
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trong BẢN thể bao la vô tận hãy dụng tâm tình thương, khắp cùng không giới hạn, trong sự thanh tịnnh của tâm. Quý vị ĐH sẽ bước vào Tứ Vô Lượng tâm ntn (trong sự giác tỉnh tình thương vô điều kiện). Từ đó Quý ĐH hữu sẽ biết được trạng thái của Niết Bàn. tuy thời gian đầu chưa đủ định lực quý vị chỉ cảm nhận nhẹ của trạng thái Niết Bàn mà thôi, sau dần nếu đầy đủ định lực vô sanh quý vị ĐH sẽ cảm nhận tâm vô lượng tâm ntn.
Niết Bàn Diệu Tâm !
Quý vị hãy quán sát lúc đó tâm hỷ kiến tam muội thể hiện rõ, một ngọn cỏ, môt cái lá, một tiếng chim hót, một tiếng xe máy cũng đều mà một niềm vui vô tận.
Chánh Pháp Nhãn Tạng !
Sau đó, nếu đạt mức cao hơn hãy hướng vào một đối tượng chúng sanh đau khổ, bạn sẽ hóa giải được nghiệp của người đó.
Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn.

Xin Huynh MHBN giải thích cho mọi người hiểu, Chúc tất cã thành viên như ý nguyện.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Bài này thiệt là ý nghĩa. tangbong cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Khi ngồi thiền, tâm ta được định tĩnh. Giống như nước vốn hay bị gió thổi nay được bao bọc xung quanh không cho gió thổi nữâ. Cái bao bọc đó là sự nhất tâm.
Tâm ta vốn có đủ các trạng thái tình cảm như: hỷ, từ, bi, ác, sân, tham, si,đau đớn, khó chịu ...v..v.....
Ví như khi ta đang ngồi yên bình, bỗng một con ruồi đậu, bình thường ta chẳng để ý, nhưng lúc này nó lại khiến ta khó chịu, càng để ý vào tình cảm đó, thì cái trạng thái tình cảm đó lại càng lớn mạnh.
Kinh từ bi, kinh rải tâm từ, theo kinh nghiệm Vn dễ khiến cho ta có trạng thái tâm từ, bi, lạc,xả,....
Kính


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Khi ngồi thiền, tâm ta được định tĩnh. Giống như nước vốn hay bị gió thổi nay được bao bọc xung quanh không cho gió thổi nữâ. Cái bao bọc đó là sự nhất tâm.
Tâm ta vốn có đủ các trạng thái tình cảm như: hỷ, từ, bi, ác, sân, tham, si,đau đớn, khó chịu ...v..v.....
Ví như khi ta đang ngồi yên bình, bỗng một con ruồi đậu, bình thường ta chẳng để ý, nhưng lúc này nó lại khiến ta khó chịu, càng để ý vào tình cảm đó, thì cái trạng thái tình cảm đó lại càng lớn mạnh.
Kinh từ bi, kinh rải tâm từ, theo kinh nghiệm Vn dễ khiến cho ta có trạng thái tâm từ, bi, lạc,xả,....
Đó là đ/h đang trong an tịnh, tỉnh giác, tham thiền. Còn khi xả Thiền để hòa đồng với xã hội thì khó vô cùng.

Ví như một người thân trong gia đình đau hay sắp ra đi, thì chúng ta phải làm sao tu tâm bi mẩn đến mứt cảm nhận như đoạn trích dẫn này.
Săn sóc người sắp chết làm cho bạn ý thức thấm thía không những nỗi tử vong của họ mà còn của chính bạn. Bao nhiêu tấm màn ảo tưởng đã ngăn chúng ta với tri kiến rõ rệt phũ phàng là chúng ta đang chết. Bởi thế, khi cuối cùng ta biết được rằng mình đang chết và tất cả hữu tình khác cũng đang chết, thì ta khởi sự có một ý thức nóng bỏng, nát lòng về sự mong manh quý báu của mỗi lúc và mỗi sinh vật, và từ đấy có thể phát sinh một lòng bi mẫn vô hạn, sâu xa, trong sáng đối với tất cả hữu tình. (Trong: Tạng Thư sống chết.)


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

kinhle kinhle kinhle ! Con xin kính lễ Ma Ha Bát Nhã!
kinhle kinhle kinhle ! Đệ xin kính lễ huynh Thiện Nhẫn! Xin huynh hoan hỷ chia sẻ?
Huynh cho đệ hỏi mỗi lần huynh lễ Phật có cảm gì ở tâm vậy? tangbong
Mỗi lần huynh phát nguyện trước Phật có cảm gì ở tâm vậy? tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

VoMinhDaCheMo đã viết:kinhle kinhle kinhle ! Con xin kính lễ Ma Ha Bát Nhã!
kinhle kinhle kinhle ! Đệ xin kính lễ huynh Thiện Nhẫn! Xin huynh hoan hỷ chia sẻ?
Huynh cho đệ hỏi mỗi lần huynh lễ Phật có cảm gì ở tâm vậy? tangbong
Mỗi lần huynh phát nguyện trước Phật có cảm gì ở tâm vậy? tangbong
Mỗi lần tn lễ Phật cảm thấy thân tâm an tịnh. Vì được nương tựa nơi Phật.

Mỗi lần tn Lễ Phật cũng cảm thấy tâm ngã mạn giảm đi được một phần.

Mỗi lần tn phát nguyện trước Phật, Điều nghĩ đến "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" phát nguyện và rất là cảm thấy vui.

Hè. Thì ra Huynh @VoMInhDaCheMo hỏi có phải lòng bi mẩn cho người chính là cho mình, có phải vậy không, xin Huynh cho biết những cái hay, học hỏi nơi Huynh ?


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính chào huynh Thiện Nhẫn!
Theo như ngu đệ nghĩ thì.
Trong số các việc công đức thì công đức lễ kính Phật, lễ kính các bậc Thánh là dễ làm và dễ tạo công đức nhất! Chỉ khời niệm tôn kính trong tâm đã có phước rồi!
kinhle kinhle kinhle : tangbong tangbong tangbong tangbong Bậc Đại Bồ Tát Phổ Hiền vậy mà hạnh tu hành đầu tiên là: Lễ Kính Chưa Phật
Người học cao siêu nói: Không tìm Phật ở hình tướng, không tìm Phật bằng cái gì ảo ảo như Bê tông xi măng cốt thép....Vậy tai sao khi huynh Thiện Nhẫn hay bất kỳ ài thành tâm lễ kính tượng Phật lại có được sự an lạc của tâm, chắc chắn do Phật cảm ứng chứng giám, gia hộ!
Vậy thì việc lễ kính Phật được cảm ứng ở đây là do đâu!
1. Do tâm thành kính, kính ngưỡng bậc giác ngộ
2.Do tâm khởi lòng từ bi mà cảm ứng được thần lực Chư Phật.
Muốn cảm ứng với Phật phải có một hoặc hai tâm cảm ứng trên! Mà người có hai tâm trên càng lớn chắc chắn thể hiện bằng hành động lễ kính chư Phật, hay trông thấy tượng Phật, tượng các vị Thánh A La Hán, Bồ Tát cúi đầu kính ngưỡng hành động xuất phát từ tấm lòng chân thực. Phước lễ Phật dễ làm mà rất lớn. Nếu ai khôn ngoan hơn thì xin Phật gia hộ cho con khởi được tâm đại từ, đại bi đến tất cả chúng sinh các cõi giời....hay những lời nguyện gì đó hay hơn nữa.... tangbong tangbong tangbong !
Tất cả những điều đó đều là những nhân cảm ứng Tâm mười phương Chư Phật! Rất dễ làm, rất dễ tu ,làm bồ đề tâm vững chắc vậy mà chúng ta hình như không để ý đến mà lễ Phật hơi ít thì phải? Cầm gì làm cái cao siêu đâu! Chỉ cần gieo đúng nhân giải thoát sẽ tìm về !

Nếu từ một vị Thánh Tu Đa Hoàn trở nên, các Ngài tôn kính Phật thiết tha lắm, lòng tôn kính Phật chết ngất, xúc động không thể tả được, một lễ kính Phật của ngài bằng vào tận tâm công phu thiền luôn vì các Ngài cảm ứng được với chư Phật lớn lắm. Một lễ của Ngài bằng chúng ta lễ cả hàng trăm lễ. Thậm chí để cho các Ngài lễ cả ngày không biết chán đâu! Lòng tôn kính Phật của các ngài quá lớn, không có gì thay đổi được Đó là lý do tại sao khi một vị chứng Thánh quả Tư Đa Hoàn chắc chắn sẽ giải thoát dù chưa ở quả vị bất thối chuyển.
Còn ai tu có vào công phu thiền sâu, diệu dụng hơn nữa mà chưa có điều đó để chứng Thánh Quả ban đầu luôn hồi ác đạo vẫn luôn trực chờ, bởi vì vị đó tu nên một thời gian vào sâu trong thiền dễ mất lòng từ bi và lòng tôn kính bậc giác ngộ, tôn kính các bậc thánh ( chỗ này cực kỳ nguy hiểm!) vậy nên nhắc đến Phật Pháp ai ai cũng phải nhắc đến Từ, Bi. Đó là nền tẳng cho tất cả các công hạnh, trí tuệ, diệu dụng khác! Đo là sợi dây liên hệ cảm ứng để tâm đồng tâm chư Phật!

Vậy mà ở đây, nhiều người chúng ta hình như cũng lười nhắc lậy Phật.
Huynh lễ Phật cảm ứng như thế vậy từ giờ huynh thử suy tư nhiều hơn về lễ kính chư Phật nhé! tangbong tangbong tangbong

Từ hôm nay huynh thử lễ Phật mà nghĩ ơn đức vô bờ bến ,không cùng của Chư Phật, của chánh Pháp với chúng sinh, vời mình xem sao
Nếu chưa được xin Phật gia hộ luôn cho mình và mọi người gửi trọng lòng tôn kính Phật, tốn kính bậc thánh, tôn kính điều chân lý, cao quý...tôn kính hết cả chúng sinh các cõi....Huynh cư lễ kính Phật gia hộ hoài như thế trong vòng 6 tháng xem sao! Nếu Huynh tu không tiến bộ thì tìm đệ đòi công phu nhé! đệ đòi Phật trả cho huynh cả gốc lẫn lời luồn :D
Còn điều cuối cùng có cái gì hay hay, vi diệu của tâm, hay kiến giải hay, hiểu lý sâu sắc... hãy tác ý con được nương nhờ thần lực Đức Thế Tôn gia hộ, Lậy Phật con còn kém dở nhiều. có câu thần chú trên đạo căn không mất được!

Vậy thì chúng ta cũng hỏi ngược lại, Người lễ Phật không được cảm ứng thì do đâu? cảm ứng ít hay nhiều là do nguyên nhân gì?

Con xin cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn. Người thường nâng bước chúng con đi!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Lòng bi mẫn là viên ngọc như ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

VoMinhDaCheMo đã viết:Kính chào huynh Thiện Nhẫn!
Theo như ngu đệ nghĩ thì.
Trong số các việc công đức thì công đức lễ kính Phật, lễ kính các bậc Thánh là dễ làm và dễ tạo công đức nhất! Chỉ khời niệm tôn kính trong tâm đã có phước rồi!
kinhle kinhle kinhle : tangbong tangbong tangbong tangbong Bậc Đại Bồ Tát Phổ Hiền vậy mà hạnh tu hành đầu tiên là: Lễ Kính Chưa Phật
Người học cao siêu nói: Không tìm Phật ở hình tướng, không tìm Phật bằng cái gì ảo ảo như Bê tông xi măng cốt thép....Vậy tai sao khi huynh Thiện Nhẫn hay bất kỳ ài thành tâm lễ kính tượng Phật lại có được sự an lạc của tâm, chắc chắn do Phật cảm ứng chứng giám, gia hộ!
Vậy thì việc lễ kính Phật được cảm ứng ở đây là do đâu!
1. Do tâm thành kính, kính ngưỡng bậc giác ngộ
2.Do tâm khởi lòng từ bi mà cảm ứng được thần lực Chư Phật.
Muốn cảm ứng với Phật phải có một hoặc hai tâm cảm ứng trên! Mà người có hai tâm trên càng lớn chắc chắn thể hiện bằng hành động lễ kính chư Phật, hay trông thấy tượng Phật, tượng các vị Thánh A La Hán, Bồ Tát cúi đầu kính ngưỡng hành động xuất phát từ tấm lòng chân thực. Phước lễ Phật dễ làm mà rất lớn. Nếu ai khôn ngoan hơn thì xin Phật gia hộ cho con khởi được tâm đại từ, đại bi đến tất cả chúng sinh các cõi giời....hay những lời nguyện gì đó hay hơn nữa.... tangbong tangbong tangbong !
Tất cả những điều đó đều là những nhân cảm ứng Tâm mười phương Chư Phật! Rất dễ làm, rất dễ tu ,làm bồ đề tâm vững chắc vậy mà chúng ta hình như không để ý đến mà lễ Phật hơi ít thì phải? Cầm gì làm cái cao siêu đâu! Chỉ cần gieo đúng nhân giải thoát sẽ tìm về !

Nếu từ một vị Thánh Tu Đa Hoàn trở nên, các Ngài tôn kính Phật thiết tha lắm, lòng tôn kính Phật chết ngất, xúc động không thể tả được, một lễ kính Phật của ngài bằng vào tận tâm công phu thiền luôn vì các Ngài cảm ứng được với chư Phật lớn lắm. Một lễ của Ngài bằng chúng ta lễ cả hàng trăm lễ. Thậm chí để cho các Ngài lễ cả ngày không biết chán đâu! Lòng tôn kính Phật của các ngài quá lớn, không có gì thay đổi được Đó là lý do tại sao khi một vị chứng Thánh quả Tư Đa Hoàn chắc chắn sẽ giải thoát dù chưa ở quả vị bất thối chuyển.
Còn ai tu có vào công phu thiền sâu, diệu dụng hơn nữa mà chưa có điều đó để chứng Thánh Quả ban đầu luôn hồi ác đạo vẫn luôn trực chờ, bởi vì vị đó tu nên một thời gian vào sâu trong thiền dễ mất lòng từ bi và lòng tôn kính bậc giác ngộ, tôn kính các bậc thánh ( chỗ này cực kỳ nguy hiểm!) vậy nên nhắc đến Phật Pháp ai ai cũng phải nhắc đến Từ, Bi. Đó là nền tẳng cho tất cả các công hạnh, trí tuệ, diệu dụng khác! Đo là sợi dây liên hệ cảm ứng để tâm đồng tâm chư Phật!

Vậy mà ở đây, nhiều người chúng ta hình như cũng lười nhắc lậy Phật.
Huynh lễ Phật cảm ứng như thế vậy từ giờ huynh thử suy tư nhiều hơn về lễ kính chư Phật nhé! tangbong tangbong tangbong

Từ hôm nay huynh thử lễ Phật mà nghĩ ơn đức vô bờ bến ,không cùng của Chư Phật, của chánh Pháp với chúng sinh, vời mình xem sao
Nếu chưa được xin Phật gia hộ luôn cho mình và mọi người gửi trọng lòng tôn kính Phật, tốn kính bậc thánh, tôn kính điều chân lý, cao quý...tôn kính hết cả chúng sinh các cõi....Huynh cư lễ kính Phật gia hộ hoài như thế trong vòng 6 tháng xem sao! Nếu Huynh tu không tiến bộ thì tìm đệ đòi công phu nhé! đệ đòi Phật trả cho huynh cả gốc lẫn lời luồn :D
Còn điều cuối cùng có cái gì hay hay, vi diệu của tâm, hay kiến giải hay, hiểu lý sâu sắc... hãy tác ý con được nương nhờ thần lực Đức Thế Tôn gia hộ, Lậy Phật con còn kém dở nhiều. có câu thần chú trên đạo căn không mất được!

Vậy thì chúng ta cũng hỏi ngược lại, Người lễ Phật không được cảm ứng thì do đâu? cảm ứng ít hay nhiều là do nguyên nhân gì?

Con xin cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn. Người thường nâng bước chúng con đi!
Bài Pháp nào của Huynh cũng đầy ý nghĩa, đem lợi ích cho chúng sanh. Nhưng Huynh không viết về mình trong các việc huân tu như thế nào. Thứ nhất tạo thêm năng lượng lòng tin về kinh nghiệm.

Thứ hai xác nhận là mình có lễ bái rồi, nên mới hiểu như thế. Có nói quá đáng! thì xin sám hối, bởi đây là lời thật của tn.

tn còn thắc mắc những điều dưới đây:

Trong Tam tạng kinh điển, lời Phật dạy không có hướng dẫn pháp môn lạy Phật để chứng thánh quả, chỉ có Tham thiền, nhập định, niệm Phật, tu tâm dưỡng tánh, nghĩ cũng lạ ?

Trong khi đó, các thời giảng Pháp, tụng kinh, cử hành lễ, đi kinh hành, tọa thiền điều phải "lễ Phật" trước rồi mới tới việc thứ hai, điều này tại sao Phương pháp lễ Phật không được hoằng hóa khuyến khích Phật tử, như là Pháp Môn Thiền, Pháp môn Niệm Phật ?

Pháp môn Lễ bái có chứng thánh quả không ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách