THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM


Sư THÍCH PHỔ AN họ Quách, người Kinh Dương, Kinh Triệu.

Thuở nhỏ, Sư lễ thiền sư Viên cầu xuất gia.

Sau khi vào đạo, Sư giữ vững tiết tháo, xả bỏ việc đời, tính tình nhu hòa, nhẫn nại, không gây oán.

Sư thường thay chúng làm các việc nặng nhọc, nhận lãnh những điều khó khổ mà lòng vẫn vui vẻ, lại còn sợ không có việc để làm.

Khi lớn tuổi, Sư tham học nơi pháp sư Ái.

Thời gian sau, Sư THÍCH PHỔ AN đã tinh thông Tam tạng[161], nhưng thường tu tập theo Kinh Hoa Nghiêm.

Sư đọc tụng suy gẫm, và lấy Kinh Hoa Nghiêm này làm mục đích tu hành.
--
Đến khi nhà Chu hủy diệt Phật pháp, Sư ẩn cư nơi rừng sâu tại Tây Kì ở hang Tiện Tử, núi Chung Nam.

Sư sống nơi rừng sâu, thoát ngoài trần thế.
Đức hạnh của sư trong sạch như suối, tiết tháo vững chắc như đá.

Và hành tung của Sư cũng như dấu chim, bóng cá.
---
Về sau, Sư mời pháp sư Tĩnh Uyên về ở chung nơi rừng vắng, chọn lấy yếu chỉ sâu kín, thể nhận được lý vi diệu, lại hành trì khổ hạnh, xả thân cho muôn vật.

Có lúc bày thân nơi cỏ rậm cho các loài ruồi muỗi đến đốt, máu chảy khắp thân, nhưng Sư không hề sợ hãi.

Có khi nằm như thây chết để thí thân cho loài hổ sói, mong chúng được sống mà mình xả thân để hợp bản nguyện, nhưng chúng đến ngửi mà không ăn.

Do đó, trong lòng luôn bất an, hận rằng chẳng tròn tâm nguyện.
--
Gặp lúc đất nước loạn lạc, đạo pháp mịt mờ, lệnh nước lại nghiêm ngặt, không cho tăng ni trốn thoát.

Bấy giờ, hơn 30 vị tăng danh đức ở Kinh đô lánh nạn tại Chung Nam, nhưng chưa có nơi an ổn.

Sư bèn mời tất cả các vị này đến ở yên tại một nơi sâu kín, chủ yếu ở các vùng bờ bãi.
Riêng mình thì lộ diện đi khất thực mà không sợ bị bắt giết.

Cho nên, thức ăn và y phục cung cấp cho chúng tăng đều đầy đủ, việc tu hành cũng không ngưng trệ.

“Thời loạn mới biết kẻ sĩ” đúng là Sư đó ư?

Lại có lệnh hễ ai bắt được một vị tăng sẽ được thưởng 10 xấp lụa.

Có người bằng lòng đi tìm và muốn bắt Sư.

Sư an ủi họ:

“Xem ông là người nghèo khổ, ta xin giao mạng sống cho ông để ông được thưởng”.

Thế là, cả hai cùng vào Kinh đô.

Bấy giờ, vua bảo người kia:
“Phép của nước ta nghiêm cấm đạo nhân ở trong nhân gian, ngươi lại không cho ở trong núi.

Nếu vậy thì họ sống nơi nào?

Trẫm thấy vị Đạo nhân này thần thái chí khí phi thường, không mong cầu được sống, nên thả ông ta vào núi, cũng không cần tra xét”.

Sau này, nhiều lần bị bắt nhưng Sư cũng được thả như trước.

Lúc đó, pháp sư Ái đang lánh nạn tại một nhà giàu có tên là Đỗ Ánh ở Nghĩa Cốc.

Ông đào một cái hang để giấu Pháp sư.

Sau khi được thả về, nghe tin này, Sư đến thăm Pháp sư.

Pháp sư nói:

- An Công thần thái chí khí hơn người, không sợ phép cấm nghiêm ngặt, có lẽ khó ai sánh kịp.

Sư thưa:

- “Nay tôi được Thoát Nạn là nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM. Tất cả Sở Nguyện được Thành Tựu cũng đều nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM này.”

Nhân đó, Sư thỉnh pháp sư Ái về núi, tự mình lo liệu mọi thứ.

Bấy giờ, người khắp nơi rầm rộ kéo về.
Sư cùng pháp sư Ái mở rộng trụ xứ.
Điều này được ghi đầy đủ trong Biệt truyện.
--
Đầu đời Tùy Văn Đế (Dương Kiên, 581-604), Phật giáo lại hưng thịnh.
Vua cho tìm khắp các vị tăng hiện còn và y theo phép xưa mà định đặt sắp xếp.

Lúc ấy, hơn 30 vị ở hang Tiện Tử vâng chiếu xuất gia trở lại và ở tại Quan tự[162].

Tuy Sư rất vui với việc Phật pháp phục hưng, nhưng không chạy theo danh lợi, vẫn sống chốn núi rừng.

Khi ấy, bên khe nước giữa 2 hang Tí Ngọ và Báo Lâm, có vị cư sĩ đào một cái hang, làm am thất mời Sư về ở.

Nơi này, vốn có một tảng đá lớn nằm ngay bên trên.

Sợ rơi xuống làm sụp am thất, nên Sư muốn dời tảng đá đi nơi khác.

Sư nghĩ: “Xin dời tảng đá đi nơi khác, đừng để hư hoại thất này”.

Bỗng nhiên, tảng đá lăn đi nơi khác.
Khiến ai nấy đều khen là lạ.

Sư bảo: “Đó là nhờ NĂNG LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM”.

Bên trái khe Thạch Bích phía Đông của am, có Tố đầu-đà là người hung dữ nhất xóm làng, quậy phá cùng khắp, hắn ta ngầm ghét Sư, nên toan tính giết hại.

Ông ta cùng với ba người bạn, cầm cung, mang kiếm đến sát hại.

Khi ông vừa giương cung lên bắn thì mũi tên không rời khỏi dây. Cung thì dính chặt nơi tay.
Mắt trợn ngược, lưỡi cứng đơ, cứ đứng thừ ra suốt đêm, chỉ biết kêu la mà thôi.

Nghe vậy, người đi đường loan truyền, xa gần đều tụ tập. Bấy giờ, người trong làng đến chí thành đảnh lễ, sám hối.

Sư bảo:
“Tôi hoàn toàn không biết. Chắc là do THẦN LỰC của Kinh HOA NGHIÊM.

Nếu muốn khỏi nạn, chỉ cần bảo ông ấy sám hối!”

Tố đầu-đà liền làm theo lời dạy, mới thoát khỏi.
----
Lại ở thôn Ngụy phía Tây của am, có ông Trương Huy sống bằng nghề trộm cướp.

Đêm nọ, ông ta vào thất của Sư, lén lấy bình dầu cúng Phật khoảng 5 lít, rồi vác trên lưng đi ra.

Vừa ra đến cửa, bỗng ông ta thấy đầu óc mờ mịt, như bị trói chặt, không thể cử động.

Thấy vậy, họ hàng, làng xóm đều đến tạ lỗi.

Sư bảo:

“Tôi không biết gì. Có lẽ là do THẦN LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM.
Hãy bảo ông ta sám hối, trả lại bình dầu”.

Huy làm đúng theo lời dạy, mới thoát khỏi nạn.
--
Lại có một hôm, ông Trương Khanh ngụ tại phía Nam của am, đến trộm tiền của Sư, giấu vào tay áo.

Về đến nhà, ông ta lấy ra không được, lại bị cấm khẩu.

Thấy vậy, thân tộc, hàng xóm dẫn đến Sư, theo KINH HOA NGHIÊM mà sám hối, ông ta mới thoát nạn.
---
Tại thôn Trình Quách, có ông Trình Huy Hòa rất kính tin Tam bảo, thường đến chỗ Sư để nghe pháp yếu.

Có lần, ông ta bị bệnh nặng, chết đã 2 đêm, người ta bó thây, định đưa vào quan tài.

Bấy giờ, trên đường trở về từ huyện Hộ, Sư đến chùa Đức Hạnh ở phía Tây Nam, cách thôn ấy 5 dặm về phía Đông.

Từ xa, Sư gọi:

- Trình Huy Hòa, sao không ra đón ta?

Sư gọi nhiều lần như thế, những người làm ruộng thưa:

- Ông Hòa đã chết lâu rồi! Làm sao ra nghênh đón!

Sư bảo:

- Nói bậy, ta không tin!

Lát sau, Sư đến thôn ấy, lớn tiếng gọi, ông Hòa liền cử động.

Thấy thế, người thân đứng bên cạnh cắt đứt dây.

Sư bước vào nhà, lại gọi to lần nữa, ông Hòa liền ngồi dậy, chầm chậm bò đến Sư.

Sư bảo người nhà dẹp bỏ quan tài và những đồ tẩm liệm. Đồng thời, đặt tượng Phật lên cái sọt tre lật úp.

Rồi bảo ông Hòa nhiễu quanh.

Thế là ông Hòa bình phục như xưa, sống thêm khoảng 20 năm.

Sau đó, ông ta lại mắc bệnh, lại đến đảnh lễ sư, cầu cứu.

Sư bảo:

- Ông ấy đi đâu thì mặc. Ta không cần biết!

Sư vừa dứt lời. Ông ấy liền mạng chung.

Từ đó, Sư được nhiều người biết đến, xin theo học đạo rất đông.

Sư mở phước hội[163], thường có nhiều điềm cảm ứng.
--
Lại nữa, tại thôn Bạch phía Bắc ao Cô Minh, có một bà lão bị bệnh nằm liệt giường, câm cả trăm ngày, nên ra dấu cho con là muốn gặp Sư.

Con hiểu ý mẹ, thỉnh Sư về nhà.

Vừa trông thấy Sư, người mẹ bất giác bước xuống đảnh lễ, thưa hỏi, tới lui giống như ngày thường.

Ngay đó, bà liền khỏi bệnh.
--
Bấy giờ, danh tiếng Sư càng vang xa, xóm làng tụ tập, trỗi nhạc, rao khắp thôn xóm, muốn mở đại hội bố thí.

Tại thôn nọ, gia đình ông Bạch Di Sanh vô cùng nghèo khó, lại có 4 người con gái.

Người vợ chỉ được một tấm vải thô quấn quanh người, các người con gái thì không mảnh vải che thân.

Riêng người con cả tên là HOA NGHIÊM, tuổi đã 20, có được 2 thước vải thô, định đem cúng dường.

Lúc đó, Sư dẫn những người trong thôn, lần lượt đến nhà cô ta, nhưng xót thương cho cảnh nghèo khổ, mọi người đi ngang mà không vào nhà.

Cô ta suy nghĩ:

“Do nghèo khổ, nên ta không dự hội được. Nay lại không làm thiện, đời sau nghèo khổ gấp bội phần”.

Nghĩ thế xong, đi xin đồ vật khắp nơi, nhưng không ai cho cả, cô ta ngữa mặt lên trời than khóc.

Bấy giờ, thấy một nắm rơm dùng để bít lỗ trống trong nhà, cô kéo lấy, giũ ra thì được hơn 10 hạt lúa, rồi bóc thành gạo.

Cô đem hơn 10 hạt gạo này cùng với mảnh vải trước đây, vui vẻ đến phước hội.

Nhưng vì thân không y phục, nên phải chờ đến đêm tối, cô mới rón rén đi đến chỗ cúng dường.

Đến nơi, từ xa, cô ném mảnh vải vào trong đống đồ bố thí, riêng 10 hạt gạo xin dâng để nấu cơm.

Ngay đó, cô phát nguyện:

“Nghiệp khốn cùng của con là do gieo trồng từ nhiều đời trước.

Nghèo cùng mà hành bố thí là để mong cầu quả báo đời sau.

Nay đem 10 hạt gạo này bỏ vào nồi, với tâm chí thành, nguyện cho con thoát cảnh nghèo khổ.

Nếu cơm nấu xong biến thành màu vàng thì đúng như lời nguyện.

Nếu không cảm ứng thì thân này biết làm sao?”

Phát nguyện xong, cô gạt lệ trở về.

Thế là cả một nồi cơm 5 thạch[164] đều biến thành màu vàng.

Đại chúng thấy thế vô cùng kinh ngạc, nhưng không rõ lý do.

Họ tìm hỏi khắp nơi.

Sư bảo:

“Đó là do nguyện lực của con gái nhà Bạch Di Sanh”.

Lúc đó, trong phước hội thu được 10 hộc[165] lúa, liền đem trợ giúp cho cô.

Về sau, Sư đem việc này trình lên vua, vua cho phép độ cho cô Hoa Nghiêm xuất gia, vào chùa trì KINH HOA NGHIÊM cho đến trọn đời.
--
Tuy Sư ở ẩn, nhưng thường cứu người giúp vật.

Mỗi năm, vào mùa Xuân và Thu, xóm làng đều có cúng tế, sanh vật bị giết quá nhiều, Sư đi khắp nơi để chuộc các con vật.

Đồng thời khuyến hóa dân chúng thực hành tín nghĩa, đạo đức, làm cho 9/10 hội cúng tế trong thôn không sát sanh, hại vật.
--
Lần nọ, trong thôn bên cạnh thất của Sư, người dân bắt 3 con heo, định mổ thịt.

Nghe tin này, Sư đến chuộc lại.

Người dân sợ không giết được, nên ra giá 10.000 lượng.

Sư bảo:
“Bần đạo hiện có 3.000 lượng, có chịu bán không?”
Mọi người không đồng ý, lại còn phẫn nộ.

Bỗng có một đứa bé quấn tấm da dê, đi đến tế đàn giúp Sư mua heo.

Thấy cảnh tranh cãi, đứa bé xin rượu, vừa ăn uống vừa nhảy múa, phát ra ánh sáng rực rỡ xoay chuyển quanh thân, khiến những người tại tế đàn đều lóa mắt.

Phút chốc, đứa bé biến mất, nhưng không rõ đi đâu.

Sau đó, Sư cầm dao cắt thịt mình, rồi bảo:

“Người và vật cũng đều là thịt.
Nhưng heo ăn những thứ nhơ uế, mà các ông lại ăn thịt nó. Còn con người ăn cơm, lẽ nào không cao quý hơn sao?”

Nghe Sư nói vậy, họ đồng loạt thả heo.

Sau khi được cứu thoát, heo nhiễu quanh Sư 3 vòng, mũi miệng chạm vào Sư để tỏ ý vui mừng cảm tạ.

Vì vậy, cho đến nay, trong vòng 50 dặm phía Tây Nam Kinh đô, các loài heo gà đều không bị giết để cúng tế.

Những chuyện Sư hành từ khuyến thiện có cảm ứng đại loại đều như thế.
----
Sư tính vốn thành tín, ưa thích đọc KINH HOA NGHIÊM.
Suốt đời chỉ một bát ba y, trải bao năm tháng lại càng thêm tinh tấn.

Vào năm Khai Hoàng thứ 8 (588), Tùy Văn đế nhiều lần ban sắc mời Sư vào Kinh đô để dạy cho Hoàng thái tử[166].

Khi ấy, Công chúa trưởng xây dựng chùa Tĩnh Pháp và thỉnh Sư về trụ trì.

Tuy mang danh ở chốn kinh thành, nhưng Sư vẫn thường sống nơi vùng rừng núi.

Vào ngày 5 tháng 11 năm Đại Nghiệp thứ 5 (609), Sư viên tịch tại chùa Tĩnh Pháp, thọ 80 tuổi.

Di hài sư được an táng tại núi Chung Nam.
Sau đó xây tháp tôn thờ bên cạnh chùa Chí Tướng.
------

“TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”
-Sa môn Pháp Tạng
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 10/05/23 21:56 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

MỖI NGÀY ĐỌC 10 TRANG KINH HOA NGHIÊM, PHƯỚC TĂNG- NGHIỆP GIẢM


Thoa gần 40 tuổi, là chủ một cửa hàng bán đồ trang trí nội thất và sở hữu một ngôi nhà cha mẹ để lại.
Trước đây, cửa hàng nội thất của Thoa rất đắt hàng, khách đông lắm, nhưng dạo gần đây, nhất là sau dịch Corona 2019 thì trở nên ế ẩm, doanh thu không đủ bù cho chi phí, tình trạng này kéo dài như vậy rất nhiều tháng trời.
Thoa bị lỗ nặng vì tiền thuê mặt bằng mở tiệm ở khu trung tâm thành phố. Thêm nữa thì Thoa đầu tư chơi chứng khoán cũng bị thua lỗ với số tiền lớn.
Tổng số nợ mà Thoa đang mắc là hơn 1 tỷ đồng.
Ngày nào Thoa cũng như ngồi trên đống lửa. Thêm căn bệnh viêm xoang sàng mãn tính luôn làm cô đau đầu thống khổ.
Thoa đã có ý định bỏ trốn nhưng thấy không ổn nên cô ấy lại nghĩ tới việc bán căn nhà mà cha mẹ để lại cho cô.
Căn nhà ở trong hẻm của trung tâm thành phố, cũng sạch sẽ nhưng hẻm này khá hẹp, xe hơi không vào được, giấy tờ của căn nhà này lại chưa hoàn thiện.
Khi Thoa rao bán, mà chỉ vài người khách đến coi, nhưng hỏi tới tình trạng, giấy tờ nhà thì họ bỏ đi, không trả giá, thương lượng.

Trong lúc Thoa đang bế tắc, căng thẳng, sầu lo thì nghe bác Biện- người cũng có một cửa hàng trang trí nội thất gần cửa tiệm của Thoa- chỉ cho cô rằng:

“ Nên đọc kinh Hoa Nghiêm mỗi ngày. Vì kinh này dài quá, thì mỗi ngày đọc to 10 hoặc 20 trang kinh thôi thì cũng giúp làm tăng phước và giảm nghiệp chướng rồi.
Cháu cứ thử một lần xem sao, biết đâu nhờ oai lực nhiệm màu của Phật pháp mà giúp ta thoát khỏi bế tắc.
Người xưa thường hay đọc kinh Hoa Nghiêm để cầu phước và để tiêu nghiệp chướng đó cháu.”


Thoa cũng hay đọc kinh Đại thừa, nhưng cuốn kinh đại thừa dày nhất mà cô từng đọc với mẹ là kinh Pháp Hoa. Cô thấy Kinh PHáp Hoa cũng là dày lắm rồi. Vậy mà kinh Hoa Nghiêm còn dày hơn gấp 4 lần kinh Pháp Hoa nữa nên cô cũng ngán.

Tuy nhiên nghĩ đến tình trạng bi đát của mình lúc này nên cô phải thử cố gắng một lần xem sao.

Vậy là mỗi tối, sau khi dọn hàng, đóng cửa tiệm xong, Thoa về nhà ăn cơm, tắm rửa xong là cô lấy bộ kinh Hoa Nghiêm ra đọc.
Ban đầu, cô dự tính mỗi ngày sẽ đọc to 10 trang kinh này rồi đi ngủ. Vì như vậy cũng đủ mệt lắm rồi, sau một ngày kinh doanh mệt mỏi.

Nhưng sau đó thì cô tăng dần số trang đọc mỗi ngày lên.

Có ngày cô đọc to 50 trang kinh. Có khi tiệm nghỉ vào ngày Chủ Nhật thì cô đọc gần cả trăm trang một ngày.
Còn ngày mệt thì cô chỉ đọc khoảng 30 trang thôi.

Mỗi tối, đọc xong vài trang kinh Hoa Nghiêm thì Thoa lại hồi hướng, cầu nguyện cho tình trạng nợ nần của mình được cải thiện, ngôi nhà của mình sớm bán được.

Bán xong nhà này thì sau khi trả hết nợ, Thoa sẽ mua 1 ngôi nhà nhỏ ở khu vực Thủ Đức – nơi có nhiều cây xanh và thoáng đãng hơn.

Vậy là ròng rã 3 tháng sau, thì Thoa cũng đọc xong hết bộ kinh Hoa Nghiêm 4 cuốn. Mà đọc to thành tiếng, chứ không phải đọc thầm.
Hai ngày sau khi Thoa đọc xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tình cờ hôm đó Thoa nhận được cuộc điện thoại của một ông cò nhà đất hẹn dẫn khách tới coi nhà.
Thoa cũng nghĩ như mọi lần, là khách sẽ ghé coi rồi bỏ đi, không trao đổi, thương lượng gì thêm.
Vì vậy cô cũng không hào hứng gì.

Tuy nhiên lần này ông khách coi nhà rất kĩ, hỏi và đòi xem giấy tờ nhà.
Sau khi Thoa trình bày thì ông khách có vẻ đăm chiêu một chút.
Hôm sau, ông khách lại hẹn Thoa để trao đổi về căn nhà. Thoa đòi giá 6 tỷ hai ( Sáu tỷ hai trăm triệu đồng).
Ông khách trả 5 tỷ tám (Năm tỷ tám trăm triệu đồng). Thoa không chịu.
Một tuần sau, ông khách lại gọi điện trả lên 6 tỷ. Thoa đòi 6 tỷ mốt ( Sáu tỷ một trăm triệu đồng).
Ông ta nói rằng ông ta có thể lo được giấy tờ cho căn nhà này nên chuyện giấy tờ căn nhà hiện nay không quan trọng lắm đối với ông.
Sau đó thì căn nhà cũng được chốt với giá 6 tỷ mốt, cả hai bên cùng ra công chứng, chuyển tiền, rồi đi nộp thuế cho nhà nước.
Bác Biện bảo trong thời điểm khó khăn này mà Thoa bán được căn nhà với giá như vậy là quá tốt rồi.
Căn bệnh viêm xoang sàng vốn làm Thoa đau đầu kinh khủng, tuy không cầu nguyện, nhưng nay bỗng dưng bệnh này đã tự hết.
Sau khi trả nợ cũ và bù lỗ cho cửa tiệm, tổng cộng khoảng 1 tỷ rưỡi, thì Thoa còn khoảng 4 tỷ rưỡi.
Cô mua một căn nhà nhỏ, trên đường hẻm ở quận 9.
Ngôi nhà có nhiều cây xanh và thoáng như nguyện vọng của cô.
Cô dời cửa tiệm trang trí nội thất của mình về một con đường lớn ở quận 9 thì khách cũng đông và doanh thu, lợi nhuận rất tốt.
Giá thuê mặt bằng lại thấp nên cô rất vui.

Thoa cũng không quên cúng tạ lễ cho chùa 30 bộ kinh Hoa Nghiêm và 30 kí gạo.
Tin Phật thì Phật độ.
Nghĩa lý của kinh đại thừa Hoa Nghiêm là rất nhiệm màu, không thể tưởng tượng nổi.
Lúc này, đầu óc Thoa trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn.
Cô dành nhiều thời gian để nghiên cứu, đọc các kinh đại thừa của Phật dạy.
Cô càng tin sâu vào những kinh sách Phật dạy là không hề sai dối.
Đó là một chân lý tối thắng mà con người nên học hỏi và thực hành theo.



Người ghi lại câu chuyện: GT-MLS


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

NÚI THANH LƯƠNG, TRÚ XỨ CỦA BỒ TÁT VĂN THÙ

(Phẩm 32, kinh Hoa Nghiêm).

Thuở xưa, vào năm Thái Ninh[52] thứ 1 (561) đời Bắc Tề (550-577), Hoàng tử thứ ba của Vũ Thành Đế (Cao Trạm, 561-565) đã đốt thân cúng dường ở núi Thanh Lương[53] để cầu nguyện bồ tát Văn Thù sư lợi gia trì.
Hoạn quan của Hoàng tử tên là LƯU KHIÊM CHI đã từng than mình là người vô tích sự, đồng thời thấy Hoàng tử đốt thân cầu pháp, nên xin vua vào núi tu đạo.
Vua xuống chiếu chấp thuận.
Bấy giờ, ông ta đem theo một bộ kinh Hoa Nghiêm, ngày đêm tinh cần, lễ sám đọc tụng, một lòng khẩn cầu bồ tát VănThù thầm gia hộ.
Trải qua 21 ngày như vậy, thân hình ông tuy gầy yếu nhưng tinh thần minh mẫn.
Bỗng nhiên, ông thấy tóc mai mọc đủ, trở lại tướng trượng phu. Tâm trí sáng tỏ lạ thường, thông suốt yếu chỉ sâu mầu của kinh.
Từ đó, ông nghiên cứu tinh tường, soạn luận Hoa Nghiêm có hệ thống rõ ràng.
Về sau, việc này được tâu lên vua, Cao tổ (Văn Tuyên Đế-Cao Dương, 550-560) càng tin kính hơn.
Từ đây, bộ kinh Hoa Nghiêm được lưu truyền rộng rãi.
--
] Pháp sư HUỆ VIỄN (523-592) chùa Tịnh Ảnh[54], đời Tùy (581-618), khi về già, mới soạn Hoa Nghiêm Kinh Sớ.
Đến phẩm Hồi Hướng, bỗng thấy tim đau nhói, Sư nhìn vào ngực thì thấy những lỗ chân lông ngay tim chảy máu.
Một hôm, Sư mộng thấy mình cầm liềm leo lên núi cao lần lượt cắt cỏ, được phân nửa thì sức suy kiệt, không thể đứng dậy.
Tỉnh mộng, Sư bảo đệ tử:
“Hồi hôm, ta thấy điềm chẳng lành, e rằng bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ này không thể hoàn thành”.
Vì vậy, Sư dừng lại ở phẩm này.
--
Pháp sư Hưu ở Tương Châu nghe kinh Hoa Nghiêm đã hơn 50 lần.
Càng đọc tụng, nghiền ngẫm nghĩa lý thì càng mờ mịt.
Bấy giờ, Sư suy nghĩ:
Đây vốn là lời dạy chí thiết của bậc Thượng thánh, hàng phàm phu đâu thể suy lường.
Rõ ràng hai bậc Hiền này là người thông thái, kiến thức sâu rộng, nổi tiếng xưa nay, ít ai bì kịp.
Các Ngài đã nỗ lực nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm, nhưng không thể thấu hiểu cùng tột.
Còn Lưu Khiêm Chi xem đọc chưa đầy mấy tuần, đã chú thích được bộ luận Hoa Nghiêm.
Sao mà tài giỏi thế! Đây chính là sự thầm truyền của chư Phật,
Chẳng lạ lắm sao?
Phẩm 32: “CHƯ BỒ TÁT TRỤ XỨ” của kinh Hoa Nghiêm ghi:
“Ở phía Đông Bắc có núi Thanh Lương là trú xứ của Bồ-tát, bồ-tát Văn-Thù-sư-lợi[55] thường ở đây thuyết pháp cho 10.000 vị Bồ-tát”.
Cho nên, ngày nay, dưới chân núi này có hang Thanh Lương.
Trên ngọn núi nhỏ ở phía Nam núi Thanh Lương này có chùa Thanh Lương[56].
Núi THANH LƯƠNG còn gọi là núi NGŨ ĐÀI.
Vì năm ngọn núi này cao chót vót, trên đỉnh không có rừng cây, giống như đống đất, cho nên gọi là Ngũ Đài.
Chu vi núi hơn 400 dặm. Phía Đông giáp với Hằng sơn[57].
Trên Trung Đài có ao Đại Hoa, nước ao trong lặng, hơi nước bốc lên hiện ra nhiều điều linh cảm; lại có tinh xá, tháp đá bên trong.
Trên Bắc Đài có hai ngôi bảo tháp tôn trí Xá-lợi Phật và tượng bồ-tát Văn-thù.
Cách phía Đông Nam Trung Đài hơn 30 dặm có chùa Đại Phù[58] do vua Hán Minh Đế (58-76)[59] sáng lập.
Trải qua nhiều năm, ngôi chùa này đã bị hoang phế, chỉ còn lại di tích nền móng của toàn chùa.
Trong đó, vẫn còn Đông đường, Tây đường[60] và các tôn tượng.
Phía trước chùa có vườn hoa khoảng 2-3 khoảnh[61], sắc hoa đủ màu đan xen lẫn nhau, trăm giống nghìn tên, rực rỡ như gấm hoa, ửng đỏ như ráng chiều, vô cùng lộng lẫy.
Có những loài kỳ hoa ít được nghe thấy ở thế gian; vào ngày Rằm tháng 7, chúng đua nhau nở rộ muôn màu muôn vẻ.
Cách núi Ngũ Đài về phía Bắc khoảng 8-9 dặm là nơi Hoàng tử xả thân cầu pháp trước đây, hiện còn ngôi tháp ở đó.
Đời Bắc Tề (550-577), chùa chiền xây dựng rất nhiều.
Trên núi Ngũ Đài này có hơn 200 ngôi chùa, triều đình cắt thuế ở tám châu, như Hằng châu, Định châu v.v…
dùng để cúng dường Tứ sự (như y phục, thuốc men…) cho Tăng chúng.
Nay Thánh địa nhà Phật vẫn còn.
BIỆT TRUYỆN ghi:
Bồ tát VĂN THÙ SƯ LỢI thường giảng KINH HOA NGHIÊM ở đây.
Nên từ xưa cho đến đời Đường, các vị tăng Ấn Độ không ngại đường xa vạn dặm vẫn đến đây chiêm bái.
Tăng tục Trung Quốc cũng rầm rộ kéo đến.
Có khi gặp được Thần tăng, Thánh chúng;
Có lúc thấy gác tiên, đài báu, ánh sáng rực rỡ, hương thơm ngào ngạt.
Có khi nghe tiếng chuông ngân, có lúc vọng về lời kệ.
Âm điệu trầm bổng thoáng chốc biến chuyển muôn vàn.
Điều này được ghi đầy đủ trong Thanh Lương Sơn Ký.
Núi Ngũ Đài thuộc địa phận Đại Châu, cách Kinh đô khoảng 1.600 dặm, là vùng biên địa, vô cùng lạnh giá.
Cho nên, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau, băng tuyết đóng cứng, trải một lớp trắng xóa.
Nếu không phải là ngày giữa Hạ thì không thể đặt chân lên đó được.
Hỡi những ai thiết tha mến đạo, lẽ nào chẳng một lần đến đó ư?
==
“TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”
-Sa môn Pháp Tạng
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

53 teachers of Sudhana in chapter 39, the Avatamsaka sutra.


The Gandavyuha, often referred to as an independent sutra, is the last chapter of the larger Avatamsaka Sutra.


Manjushri, Male, bodhisattva
Sudhana, Male, boy

The Fifty-three Teachers:
1. Meghashri, Male, monk,
2. Sagaramegha, Male, monk, Sagaramukha
3. Supratishthita, Male, monk, Lanka
4. Megha, Male, grammarian, Vajrapura,
5. Muktaka, Male, meditation community, Vanavasin
6. Saradhvaja, Male, monk,
7. Asha, Female, lay devotee, Samudravetali,
8. Bhishmottaranirghosha, Male, seer, Nalayur
9. Jayoshmayatana, Male, brahmin, Jayoshmayatana
10. Maitrayani, Female, girl, Simhavijurmbhita

11. Sudarshana, Male, mendicant, Trinayan
12. Indriyeshvara, Male, boy, Sumukha
13. Prabhuta, Female, laywoman, Samudrapratishthana
14. Vidvan, Male, householder, Mahasambhava
15. Ratnachuda, Male, householder, Simhapota
16. Samantanetra, Male, perfumer, Vetramulaka
17. Anala, Male, King, Taladhvaja
18. Mahaprabha, Male, King, Suprabha,
19. Achala, Female, Sthira
20. Sarvagamin, Male, mendicant, Tosala

21. Utpalabhuti, Male, perfumer, Prthurashtra
22. Vaira, Male, mariner, Kutagara
23. Jayottama, Male, city elder, Nandihara,
24. Sinhavijurmbhita, Female, Nun, Kalingavana
25. Vasumitra, Female, lay woman, Durga Land,
26. Veshthila, Male, householder, Shubhaparmgama
27. Avalokiteshvara, Male, bodhisattva
28. Ananyagamin, Male, universal traveller
29. Mahadeva, Male, deva
30. Sthavara, Female, Earth Goddess

31. Vasanti, Female, Night Goddess, Kapilavastu
32. Samantagambhira Shrivimalaprabha, Female, Night Goddess,
33. Pramuditanayana Jagadvirocana, Female, Night Goddess,
34. Samantasattvatranojahshri, Female, Night Goddess,
35. Prashantarutasagaravati, Female, Night Goddess,
36. Sarvanagararakshasambhavatejahshri, Female, Night Goddess,
37. Sarvavrikshapraphullanasukhasamvasa, Female, Night Goddess,
38. Sarvajagadrakshapranidhanaviryaprabha, Female, Night Goddess,
39. Sutejomandalaratishri, Female, Night Goddess, Lumbini

40. Gopa, Female, girl, Kapilavastu,
41. Maya, Female, mother of the Buddha,
42. Surendrabha, Female, Goddess, Thirty-three Heaven,
43. Vishvamitra, Male, Kapilavastu, teacher
44. Shilpabhijna, Male, Kapilavastu, (Letters)
45. Bhadrottama, Female, lay woman,
46. Muktasara, Male, goldsmith, Bharukaccha
47. Suchandra, Male, householder, Bharukaccha,
48. Ajitasena, Male, householder, Roruka
49. Shivaragra, Male, Brahmin, Dharma village
50. Shrisambhava & Shrimati, Male & Female, boy and girl, Sumanamukha,
51. Maitreya, Male, bodhisattva
52. Manjushri, Male, bodhisattva
53. Samantabhadra, Male, bodhisattva.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

1.TÔN TƯ MẠC : « KINH HOA NGHIÊM LÀ KINH LỚN NHẤT. »

Vào niên hiệu Thượng Nguyên (674-676), Tôn Tư Mạc nhờ uống Lưu châu đan và Vân mẫu phấn (thuốc luyện đơn của các đạo sĩ) nên thọ đến 150 tuổi, mà tướng mạo trông giống như một đồng tử.

Lần nọ, ông đến Trường An, nói về những chuyện xảy ra trong các đời Tề, Ngụy rõ ràng như tận mắt trông thấy.
Ông còn chép bảy trăm năm mươi bộ KINH HOA NGHIÊM.
Vua Thái Tông muốn đọc kinh Phật, nên hỏi Tôn Tư Mạc:
- Kinh nào là lớn nhất?
Tôn Tư Mạc tâu:
- KINH HOA NGHIÊM là kinh lớn nhất.
Vua lại hỏi:
- “Gần đây có bộ ĐẠI BÁT-NHÃ 600 quyển do tam tạng Huyền Tráng dịch nhưng sao không cho là lớn. Còn KINH HOA NGHIÊM chỉ có 80 quyển mà lại cho là lớn ư?”
Tôn Tư Mạc thưa:
- “Pháp giới Hoa Nghiêm đầy đủ tất cả.
Trong một môn, có thể diễn thành quyển kinh lớn bằng đại thiên thế giới.
Còn KINH BÁT-NHÃ chính là một môn trong KINH HOA NGHIÊM mà thôi.”
Nghe vậy, vua Thái Tông tỏ ngộ.
Ngài phát tâm thụ trì HOA NGHIÊM NHẤT THỪA BÍ GIÁO, cũng gọi là ĐẠI BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT KINH.

***Vì kinh này có công năng lớn, nên sự cảm ứng cũng lớn.
Người học đạo muốn tu tập theo tâm tuệ của Phật, thấu rõ cảnh giới Phật, chứng đắc quả vị Phật.
Cứ y theo biển pháp tính Nhất thừa này mà tu hành, thì không cần trải qua các giai vị.
Khi vừa phát tâm liền thành Chánh Giác ngang bằng với các đức Như Lai trong ba đời.
Ví như giọt nước từ các dòng sông vừa chảy vào biển, liền được gọi là nước biển.
Cũng vậy, nếu người nương theo Đại Thừa, Nhị Thừa, Quyền Giáo mà tu đủ muôn hạnh, thì dù trải qua nhiều kiếp dài lâu cũng không bằng nghe Kinh Hoa Nghiêm này.
Chỉ dùng một chút phương tiện, liền sớm chứng quả Bồ-đề.
======
Trích sách « NHỮNG TRUYỆN CẢM ỨNG VỀ KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM”
-Biên Soạn: Cư Sĩ Hồ U Trinh, ở núi Tứ Minh
-Việt Dịch: Chúc Giải-Huệ Hạnh-Diệu Tuyền
-Hiệu Đính: Định Huệ - Biên tập: Thích Quảng An.
====
2.“THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM”

Sư THÍCH PHỔ AN họ Quách, người Kinh Dương, Kinh Triệu.
Thuở nhỏ, Sư lễ thiền sư Viên cầu xuất gia.
Sau khi vào đạo, Sư giữ vững tiết tháo, xả bỏ việc đời, tính tình nhu hòa, nhẫn nại, không gây oán.
Sư thường thay chúng làm các việc nặng nhọc, nhận lãnh những điều khó khổ mà lòng vẫn vui vẻ, lại còn sợ không có việc để làm.
Khi lớn tuổi, Sư tham học nơi pháp sư Ái.
Thời gian sau, Sư THÍCH PHỔ AN đã tinh thông Tam tạng[161], nhưng thường tu tập theo Kinh Hoa Nghiêm.
Sư đọc tụng suy gẫm, và lấy KINH HOA NGHIÊM này làm mục đích tu hành.
--
Đến khi nhà Chu hủy diệt Phật pháp, Sư ẩn cư nơi rừng sâu tại Tây Kì ở hang Tiện Tử, núi Chung Nam.
Sư sống nơi rừng sâu, thoát ngoài trần thế.
Đức hạnh của sư trong sạch như suối, tiết tháo vững chắc như đá.
Và hành tung của Sư cũng như dấu chim, bóng cá.
---
Về sau, Sư mời pháp sư Tĩnh Uyên về ở chung nơi rừng vắng, chọn lấy yếu chỉ sâu kín, thể nhận được lý vi diệu, lại hành trì khổ hạnh, xả thân cho muôn vật.
Có lúc bày thân nơi cỏ rậm cho các loài ruồi muỗi đến đốt, máu chảy khắp thân, nhưng Sư không hề sợ hãi.
Có khi nằm như thây chết để thí thân cho loài hổ sói, mong chúng được sống mà mình xả thân để hợp bản nguyện, nhưng chúng đến ngửi mà không ăn.
Do đó, trong lòng luôn bất an, hận rằng chẳng tròn tâm nguyện.
--
Gặp lúc đất nước loạn lạc, đạo pháp mịt mờ, lệnh nước lại nghiêm ngặt, không cho tăng ni trốn thoát.
Bấy giờ, hơn 30 vị tăng danh đức ở Kinh đô lánh nạn tại Chung Nam, nhưng chưa có nơi an ổn.
Sư bèn mời tất cả các vị này đến ở yên tại một nơi sâu kín, chủ yếu ở các vùng bờ bãi.
Riêng mình thì lộ diện đi khất thực mà không sợ bị bắt giết.
Cho nên, thức ăn và y phục cung cấp cho chúng tăng đều đầy đủ, việc tu hành cũng không ngưng trệ.
“Thời loạn mới biết kẻ sĩ” đúng là Sư đó ư?
Lại có lệnh hễ ai bắt được một vị tăng sẽ được thưởng 10 xấp lụa.
Có người bằng lòng đi tìm và muốn bắt Sư.
Sư an ủi họ:
“Xem ông là người nghèo khổ, ta xin giao mạng sống cho ông để ông được thưởng”.
Thế là, cả hai cùng vào Kinh đô.
Bấy giờ, vua bảo người kia:
“Phép của nước ta nghiêm cấm đạo nhân ở trong nhân gian, ngươi lại không cho ở trong núi.
Nếu vậy thì họ sống nơi nào?
Trẫm thấy vị Đạo nhân này thần thái chí khí phi thường, không mong cầu được sống, nên thả ông ta vào núi, cũng không cần tra xét”.
Sau này, nhiều lần bị bắt nhưng Sư cũng được thả như trước.
Lúc đó, pháp sư Ái đang lánh nạn tại một nhà giàu có tên là Đỗ Ánh ở Nghĩa Cốc.
Ông đào một cái hang để giấu Pháp sư.
Sau khi được thả về, nghe tin này, Sư đến thăm Pháp sư.
Pháp sư nói:
- An Công thần thái chí khí hơn người, không sợ phép cấm nghiêm ngặt, có lẽ khó ai sánh kịp.
Sư thưa:
- “Nay tôi được Thoát Nạn là nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM. Tất cả Sở Nguyện được Thành Tựu cũng đều nhờ năng lực trì tụng KINH HOA NGHIÊM này.”
Nhân đó, Sư thỉnh pháp sư Ái về núi, tự mình lo liệu mọi thứ.
Bấy giờ, người khắp nơi rầm rộ kéo về.
Sư cùng pháp sư Ái mở rộng trụ xứ.
Điều này được ghi đầy đủ trong Biệt truyện.
--
Đầu đời Tùy Văn Đế (Dương Kiên, 581-604), Phật giáo lại hưng thịnh.
Vua cho tìm khắp các vị tăng hiện còn và y theo phép xưa mà định đặt sắp xếp.

Lúc ấy, hơn 30 vị ở hang Tiện Tử vâng chiếu xuất gia trở lại và ở tại Quan tự[162].
Tuy Sư rất vui với việc Phật pháp phục hưng, nhưng không chạy theo danh lợi, vẫn sống chốn núi rừng.
Khi ấy, bên khe nước giữa 2 hang Tí Ngọ và Báo Lâm, có vị cư sĩ đào một cái hang, làm am thất mời Sư về ở.
Nơi này, vốn có một tảng đá lớn nằm ngay bên trên.
Sợ rơi xuống làm sụp am thất, nên Sư muốn dời tảng đá đi nơi khác.
Sư nghĩ: “Xin dời tảng đá đi nơi khác, đừng để hư hoại thất này”.
Bỗng nhiên, tảng đá lăn đi nơi khác.
Khiến ai nấy đều khen là lạ.
Sư bảo: “Đó là nhờ NĂNG LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM”.
Bên trái khe Thạch Bích phía Đông của am, có Tố đầu-đà là người hung dữ nhất xóm làng, quậy phá cùng khắp, hắn ta ngầm ghét Sư, nên toan tính giết hại.
Ông ta cùng với ba người bạn, cầm cung, mang kiếm đến sát hại.
Khi ông vừa giương cung lên bắn thì mũi tên không rời khỏi dây. Cung thì dính chặt nơi tay.
Mắt trợn ngược, lưỡi cứng đơ, cứ đứng thừ ra suốt đêm, chỉ biết kêu la mà thôi.
Nghe vậy, người đi đường loan truyền, xa gần đều tụ tập. Bấy giờ, người trong làng đến chí thành đảnh lễ, sám hối.
Sư bảo:
“Tôi hoàn toàn không biết. Chắc là do THẦN LỰC của Kinh HOA NGHIÊM.
Nếu muốn khỏi nạn, chỉ cần bảo ông ấy sám hối!”
Tố đầu-đà liền làm theo lời dạy, mới thoát khỏi.
----
Lại ở thôn Ngụy phía Tây của am, có ông Trương Huy sống bằng nghề trộm cướp.
Đêm nọ, ông ta vào thất của Sư, lén lấy bình dầu cúng Phật khoảng 5 lít, rồi vác trên lưng đi ra.
Vừa ra đến cửa, bỗng ông ta thấy đầu óc mờ mịt, như bị trói chặt, không thể cử động.

Thấy vậy, họ hàng, làng xóm đều đến tạ lỗi.
Sư bảo:
“Tôi không biết gì. Có lẽ là do THẦN LỰC CỦA KINH HOA NGHIÊM.
Hãy bảo ông ta sám hối, trả lại bình dầu”.
Huy làm đúng theo lời dạy, mới thoát khỏi nạn.
--
Lại có một hôm, ông Trương Khanh ngụ tại phía Nam của am, đến trộm tiền của Sư, giấu vào tay áo.
Về đến nhà, ông ta lấy ra không được, lại bị cấm khẩu.

Thấy vậy, thân tộc, hàng xóm dẫn đến Sư, theo KINH HOA NGHIÊM mà sám hối, ông ta mới thoát nạn.
---
Tại thôn Trình Quách, có ông Trình Huy Hòa rất kính tin Tam bảo, thường đến chỗ Sư để nghe pháp yếu.
Có lần, ông ta bị bệnh nặng, chết đã 2 đêm, người ta bó thây, định đưa vào quan tài.
Bấy giờ, trên đường trở về từ huyện Hộ, Sư đến chùa Đức Hạnh ở phía Tây Nam, cách thôn ấy 5 dặm về phía Đông.
Từ xa, Sư gọi:
- Trình Huy Hòa, sao không ra đón ta?
Sư gọi nhiều lần như thế, những người làm ruộng thưa:
- Ông Hòa đã chết lâu rồi! Làm sao ra nghênh đón!
Sư bảo:
- Nói bậy, ta không tin!
Lát sau, Sư đến thôn ấy, lớn tiếng gọi, ông Hòa liền cử động.
Thấy thế, người thân đứng bên cạnh cắt đứt dây.
Sư bước vào nhà, lại gọi to lần nữa, ông Hòa liền ngồi dậy, chầm chậm bò đến Sư.
Sư bảo người nhà dẹp bỏ quan tài và những đồ tẩm liệm. Đồng thời, đặt tượng Phật lên cái sọt tre lật úp.
Rồi bảo ông Hòa nhiễu quanh.
Thế là ông Hòa bình phục như xưa, sống thêm khoảng 20 năm.
Sau đó, ông ta lại mắc bệnh, lại đến đảnh lễ sư, cầu cứu.
Sư bảo:
- Ông ấy đi đâu thì mặc. Ta không cần biết!
Sư vừa dứt lời. Ông ấy liền mạng chung.
Từ đó, Sư được nhiều người biết đến, xin theo học đạo rất đông.
Sư mở phước hội[163], thường có nhiều điềm cảm ứng.
--
Lại nữa, tại thôn Bạch phía Bắc ao Cô Minh, có một bà lão bị bệnh nằm liệt giường, câm cả trăm ngày, nên ra dấu cho con là muốn gặp Sư.
Con hiểu ý mẹ, thỉnh Sư về nhà.
Vừa trông thấy Sư, người mẹ bất giác bước xuống đảnh lễ, thưa hỏi, tới lui giống như ngày thường.
Ngay đó, bà liền khỏi bệnh.
--
Bấy giờ, danh tiếng Sư càng vang xa, xóm làng tụ tập, trỗi nhạc, rao khắp thôn xóm, muốn mở đại hội bố thí.
Tại thôn nọ, gia đình ông Bạch Di Sanh vô cùng nghèo khó, lại có 4 người con gái.
Người vợ chỉ được một tấm vải thô quấn quanh người, các người con gái thì không mảnh vải che thân.
Riêng người con cả tên là HOA NGHIÊM, tuổi đã 20, có được 2 thước vải thô, định đem cúng dường.
Lúc đó, Sư dẫn những người trong thôn, lần lượt đến nhà cô ta, nhưng xót thương cho cảnh nghèo khổ, mọi người đi ngang mà không vào nhà.
Cô ta suy nghĩ:
“Do nghèo khổ, nên ta không dự hội được. Nay lại không làm thiện, đời sau nghèo khổ gấp bội phần”.
Nghĩ thế xong, đi xin đồ vật khắp nơi, nhưng không ai cho cả, cô ta ngữa mặt lên trời than khóc.
Bấy giờ, thấy một nắm rơm dùng để bít lỗ trống trong nhà, cô kéo lấy, giũ ra thì được hơn 10 hạt lúa, rồi bóc thành gạo.
Cô đem hơn 10 hạt gạo này cùng với mảnh vải trước đây, vui vẻ đến phước hội.
Nhưng vì thân không y phục, nên phải chờ đến đêm tối, cô mới rón rén đi đến chỗ cúng dường.
Đến nơi, từ xa, cô ném mảnh vải vào trong đống đồ bố thí, riêng 10 hạt gạo xin dâng để nấu cơm.
Ngay đó, cô phát nguyện:
“Nghiệp khốn cùng của con là do gieo trồng từ nhiều đời trước.
Nghèo cùng mà hành bố thí là để mong cầu quả báo đời sau.
Nay đem 10 hạt gạo này bỏ vào nồi, với tâm chí thành, nguyện cho con thoát cảnh nghèo khổ.
Nếu cơm nấu xong biến thành màu vàng thì đúng như lời nguyện.
Nếu không cảm ứng thì thân này biết làm sao?”
Phát nguyện xong, cô gạt lệ trở về.
Thế là cả một nồi cơm 5 thạch[164] đều biến thành màu vàng.
Đại chúng thấy thế vô cùng kinh ngạc, nhưng không rõ lý do.
Họ tìm hỏi khắp nơi.
Sư bảo:
“Đó là do nguyện lực của con gái nhà Bạch Di Sanh”.
Lúc đó, trong phước hội thu được 10 hộc[165] lúa, liền đem trợ giúp cho cô.
Về sau, Sư đem việc này trình lên vua, vua cho phép độ cho cô Hoa Nghiêm xuất gia, vào chùa trì KINH HOA NGHIÊM cho đến trọn đời.
--
Tuy Sư ở ẩn, nhưng thường cứu người giúp vật.
Mỗi năm, vào mùa Xuân và Thu, xóm làng đều có cúng tế, sanh vật bị giết quá nhiều, Sư đi khắp nơi để chuộc các con vật.
Đồng thời khuyến hóa dân chúng thực hành tín nghĩa, đạo đức, làm cho 9/10 hội cúng tế trong thôn không sát sanh, hại vật.
--
Lần nọ, trong thôn bên cạnh thất của Sư, người dân bắt 3 con heo, định mổ thịt.
Nghe tin này, Sư đến chuộc lại.
Người dân sợ không giết được, nên ra giá 10.000 lượng.
Sư bảo:
“Bần đạo hiện có 3.000 lượng, có chịu bán không?”
Mọi người không đồng ý, lại còn phẫn nộ.
Bỗng có một đứa bé quấn tấm da dê, đi đến tế đàn giúp Sư mua heo.
Thấy cảnh tranh cãi, đứa bé xin rượu, vừa ăn uống vừa nhảy múa, phát ra ánh sáng rực rỡ xoay chuyển quanh thân, khiến những người tại tế đàn đều lóa mắt.
Phút chốc, đứa bé biến mất, nhưng không rõ đi đâu.
Sau đó, Sư cầm dao cắt thịt mình, rồi bảo:
“Người và vật cũng đều là thịt.
Nhưng heo ăn những thứ nhơ uế, mà các ông lại ăn thịt nó. Còn con người ăn cơm, lẽ nào không cao quý hơn sao?”
Nghe Sư nói vậy, họ đồng loạt thả heo.
Sau khi được cứu thoát, heo nhiễu quanh Sư 3 vòng, mũi miệng chạm vào Sư để tỏ ý vui mừng cảm tạ.
Vì vậy, cho đến nay, trong vòng 50 dặm phía Tây Nam Kinh đô, các loài heo gà đều không bị giết để cúng tế.
Những chuyện Sư hành từ khuyến thiện có cảm ứng đại loại đều như thế.
----
Sư tính vốn thành tín, ưa thích đọc KINH HOA NGHIÊM.
Suốt đời chỉ một bát ba y, trải bao năm tháng lại càng thêm tinh tấn.
*Vào năm Khai Hoàng thứ 8 (588), Tùy Văn đế nhiều lần ban sắc mời Sư vào Kinh đô để dạy cho Hoàng thái tử[166].
Khi ấy, Công chúa trưởng xây dựng chùa Tĩnh Pháp và thỉnh Sư về trụ trì.
Tuy mang danh ở chốn kinh thành, nhưng Sư vẫn thường sống nơi vùng rừng núi.
Vào ngày 5 tháng 11 năm Đại Nghiệp thứ 5 (609), Sư viên tịch tại chùa Tĩnh Pháp, thọ 80 tuổi.
Di hài sư được an táng tại núi Chung Nam.
Sau đó xây tháp tôn thờ bên cạnh chùa Chí Tướng.
------
Trích “TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”
-Sa môn PHÁP TẠNG
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn.
=====
3.Pháp sư VIÊN TỊNH THƯỜNG vãng sanh.
(Do niệm Phật & chép phẩm kinh Hoa Nghiêm)
Pháp sư Viên Tịnh Thường sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường, xuất gia từ năm bảy tuổi.
Vào khoảng niên hiệu Thuần Hóa, Đại sư ở chùa Nam Chiêu Khánh, rất mến mộ đạo phong của Đại sư Tuệ Viễn nơi Lô Sơn trước đây.
Ngài phát tâm trích huyết chép một phẩm “TỊNH HẠNH”, trong kinh HOA NGHIÊM để tỏ lòng thành, hồi hướng vãng sinh Tây phương Cực Lạc.
Ngài lập Hội niệm Phật [giống như Đại sư Tuệ Viễn trước đây,] các quan đại phu tham gia vào Hội đều tự xưng là đệ tử Tịnh Hạnh.
Trong số đó, Văn Chính Công Vương Đán là người đứng đầu.
Có lúc, các vị công khanh quan chức tham gia Hội lên đến 120 người, các vị tỳ-kheo nhiều đến cả ngàn người.

Quan Hàn lâm là Tô Dị Giản viết bài tựa cho phẩm kinh 11 :”Tịnh Hạnh” (trong kinh Hoa Nghiêm), có đoạn rằng:
“Tôi sẵn lòng trải tóc lót dưới chân người, khoét thịt trong thân để cầu được nghe pháp, quyết không từ nan.
Huống gì chút học thức thô lậu cạn cợt này, lẽ nào lại tiếc giữ.”
Vào niên hiệu Thiên Hy năm thứ tư, ngày 12 tháng giêng, ngài đoan nghiêm ngồi niệm Phật.
Không lâu, bỗng ngài nói rằng: “Đức Phật đến rồi.” . Ngài liền an nhiên thị tịch.
---
Trích “AN SĨ TOÀN THƯ, KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT, CẦU SINH TỊNH ĐỘ”.
-Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ.
-Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải (Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016.)
===
4.“MỘT VỊ PHẠM TĂNG NÓI VỀ NHIỆM MÀU CỦA KINH HOA NGHIÊM”

Niên hiệu Tổng Chương thứ nhất (668), ở Tây Vực có vị tam tạng Phạm tăng đến Kinh Lạc.
Lúc ấy, vua Cao Tông kính trọng, tôn sư làm thầy.
Kẻ tăng, người tục đều qui ngưỡng sư.
Ngài Pháp Tạng Hoa Nghiêm lúc còn nhỏ, đã đảnh lễ vị tam tạng, xin thọ giới bồ-tát.
Bấy giờ, mọi người thưa với vị tam tạng:
- Đứa bé này tụng được bộ đại KINH HOA NGHIÊM và hiểu rõ nghĩa lí kinh văn.
Vị Tam Tạng lấy làm ngạc nhiên, khen ngợi:
- Giáo nghĩa Nhất thừa trong KINH HOA NGHIÊM là tạng bí mật của chư Phật.
Điều này rất khó gặp được, huống là thông hiểu nghĩa lí kinh văn.
**Nếu có người nào tụng được một Phẩm “TỊNH HẠNH” trong KINH HOA NGHIÊM,
thì người đó đã thành tựu đầy đủ GIỚI HẠNH thanh tịnh của BỒ TÁT.
Họ không cần thọ thêm GIỚI BỒ-TÁT nữa.
**Trong TÂY VỰC TRUYỆN KÍ có ghi:
“Hễ người nào tụng KINH HOA NGHIÊM, nếu nước mà họ rửa tay lỡ văng trúng con kiến, thì con kiến ấy khi mạng chung, nó sẽ sinh lên cõi trời Đao Lợi.
Huống là người thường thọ trì kinh này.”

Nên biết, về sau đứa bé này nhất định sẽ làm lợi ích cho nhiều người.
Nó thường ban pháp cam lộ vô sinh cho chúng sinh.
----------
Trích “NHỮNG TRUYỆN CẢM ỨNG VỀ KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM”
-Biên Soạn: Cư Sĩ Hồ U Trinh, ở núi Tứ Minh.
-Việt Dịch: Chúc Giải-Huệ Hạnh-Diệu Tuyền.
-Hiệu Đính: Định Huệ - Biên tập: Thích Quảng An.
===
5.BỒ TÁT GHI TÊN DỰ THẮNG HỘI
Thiền sư TRƯỜNG LÔ TRÁCH, noi theo phép tắc của tổ Tuệ Viễn, lập ra LIÊN HOA thắng hội để khuyên mọi người niệm Phật.
Một hôm, thiền sư nằm mộng thấy một người mặc áo trắng, chít khăn đen.
Dung mạo người ấy rất đẹp, đến vái chào và nói:
- Tôi muốn vào LIÊN HOA thắng hội của Ngài. Xin cho tôi ghi tên.
Trường Lô Trách bèn hỏi:
- Ông tên gì?
Người kia đáp:
- Tôi đã ghi tên là Phổ Tuệ (hay còn gọi là Phổ Huệ).
Rồi người kia lại nói tiếp:
“Anh của tôi tên là Phổ Hiền. Đồng thời cũng xin được ghi tên gia nhập thắng hội”.
TRƯỜNG LÔ TRÁCH tỉnh dậy và xem phẩm 38 :“LY THẾ GIAN” trong KINH HOA NGHIÊM thì có tên hai vị bồ tát này.
Ông liền đặt tên của hai vị ấy đứng đầu thắng hội.
*Ghi chú: Phàm tăng mở HỘI NIỆM PHẬT thì các bậc thánh, bồ tát xưa ghi tên gia nhập rất nhiều.Tịnh Độ không phải là nhân duyên nhỏ.
Bởi vì việc lập hội niệm Phật ấy phát xuất từ lòng chân thành nên thầm cảm thông linh ứng.Có điều gì giả dối được sao?
Người tự cho mình tốt còn không thèm giả dối, huống gì là cổ thánh.
----
Trích Sách” Bốn chúng vãng sanh”, (Nhà Xuất bản Hồng Đức)


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

“Bồ-Tát sơ sanh kinh hành bảy bước.
nhìn xem mười phương,
tuyên bố độc tôn,
làm đồng-tử,
ở cung-điện,
dạo chơi viên-uyển,
Vì cầu nhất-thiết-trí mà xuất-gia khổ-hạnh, thị hiện thọ cháo sữa,
Đến ngồi đạo-tràng hàng phục ma-quân,
Thành Đẳng-Chánh-Giác,
Quán-sát bồ-đề-thọ.
Phạm Vương thỉnh chuyển pháp-luân.
Lên cung trời mà thuyết pháp.
Kiếp số thọ-lượng, chúng-hội trang-nghiêm,
nghiêm tịnh quốc-độ,
thật hành hạnh nguyện,
phương-tiện giáo-hóa thành-thục chúng-sanh,
phân chia xá lợi,
trụ trì giáo pháp,
những sự việc chẳng đồng như vậy thảy đều thấy rõ.”

( Phẩm 39 :” Nhập Pháp giới”, kinh Hoa Nghiêm, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, trang 762, tập 4)


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

CƯ SĨ PHÀN HUYỀN TRÍ TỤNG HOA NGHIÊM VÃNG SANH


”CƯ SĨ PHÀN HUYỀN TRÍ TỤNG HOA NGHIÊM VÃNG SANH”

Vào niên hiệu Vĩnh Huy (650-655), đời Đại Đường (618-907), có cư sĩ Phàn Huyền Trí là bạn học với ngài Pháp Tạng Hoa Nghiêm.
*Năm 20 tuổi, cư sĩ học đạo, thông suốt năm bộ kinh của Nho giáo và ba tạng của nhà Phật.
Nhưng ngài chuyên lấy KINH HOA NGHIÊM làm sự nghiệp.
Cư sĩ sống trong núi Phương Châu, chỉ ăn lá tùng.
*Hơn 60 tuổi, cư sĩ vẫn thường trì tụng kinh Hoa Nghiêm, không hề ngừng nghỉ.
Trước độ tuổi 50, cư sĩ cảm được nơi mình ở, xuất hiện một dòng suối ngọt, cung cấp đủ nước khiến cho khu rừng ấy chẳng những kết trái thơm ngon, mà các cây trĩu quả. Mọi người khắp nơi đến hái, đem về vẫn không hết.
Bỗng một hôm, trời đổ mưa tuyết dày đặc. Khách buôn qua lại không được nên lương thực cạn kiệt.
Ngay lúc ấy, thần núi dâng lên một loại thuốc giống như đề hồ có vị ngọt như sữa. Cư sĩ uống vào một muỗng thì bảy ngày không thấy đói. Tinh thần sảng khoái. Thân thể nhẹ nhàng. Mắt sáng hẳn lên.
Nếu cư sĩ lễ bái, trì tụng kinh này vào ban đêm thì đèn tự nhiên hiện ra.
Nếu trì tụng kinh vào ban ngày thì có các loài chim tụ tập, nghe kinh.
Quyến thuộc của thần núi hiện thân vây quanh, thường dâng trái ngon. Đồng thời, có mùi hương thơm lạ bay khắp.
Đêm nọ, khi cư sĩ đang tụng kinh Hoa Nghiêm, trong miệng phóng ra ánh sáng có màu như vàng ròng. Ánh sáng chiếu xa hơn bốn mươi dặm. Ai nấy đều kinh ngạc. Có người lần theo ánh sáng ấy đi đến núi thì chỉ thấy cư sĩ tụng kinh Hoa Nghiêm, trong miệng ngài phát ra ánh sáng.
*Năm 92 tuổi, cư sĩ không bệnh mà qua đời.
Khi trà-tì cư sĩ, thì răng của ngài biến thành xá-lợi. Được hơn trăm viên.
Viên xá lợi nào cũng phóng ánh sáng rực rỡ, suốt mấy ngày vẫn không tắt. Bấy giờ, tăng và tục nhặt lấy xá-lợi của ngài, xây tháp cúng dường.


==
Trích “Những truyện cảm ứng về kinh HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT”
-Biên Soạn: Cư Sĩ Hồ U Trinh.
-Việt Dịch: Chúc Giải-Huệ Hạnh-Diệu Tuyền
-Hiệu Đính: Định Huệ - Biên tập: Thích Quảng An


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Cư sĩ Tôn Lương trì kinh Hoa Nghiêm, niệm Phật vãng sanh.

Tôn Lương sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường.
Ông ẩn cư để đọc Kinh điển trong Đại tạng.
Ông hiểu sâu được yếu chỉ KINH HOA NGHIÊM.

Ông nương theo Luật sư Đại Trí thọ Giới Bồ Tát, chuyên tâm niệm Phật mỗi ngày đến một vạn Phật hiệu, suốt hai mươi năm không ngừng.

Một hôm, ông bảo người nhà thỉnh chư tăng đến niệm Phật để trợ lực vãng sinh.
Khi chư tăng đến đông đủ, niệm Phật chưa được bao lâu, ông bỗng hướng lên không trung chắp tay nói:
“Đức Phật và Bồ Tát ngự tòa sen đến rồi.”
Liền lui lại, ngồi xuống yên ổn rồi tịch.
==
"AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
CẦU SINH TỊNH ĐỘ"
Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

CƯ SĨ BÀNH THIỆU THĂNG
Cư sĩ Bành Thiệu Thăng, pháp danh Tế Thanh, người đời Thanh, ở huyện Trường Châu, Tô Châu.
Ông đỗ tiến sĩ, nhưng chỉ an dưỡng trọn đời, không ra làm quan.
Ban đầu cư sĩ này không tin Phật, chỉ thích văn tự thế gian, có chí muốn giúp đời. Sau ông đọc sách Phật, chợt tỉnh ngộ và từ đó ông tin theo Phật thừa.
Lúc cha của ông mất, Tế Thanh lập đạo tràng niệm Phật, nguyện đem công đức tụng 10 bộ kinh Hoa Nghiêm, 1,000 quyển kinh Di Đà, 1,000 quyển kinh Kim Cang, 10 triệu câu Phật hiệu (Nam mô A Di Đà Phật) của mình đã tu, hồi hướng cho thân phụ sanh về Cực Lạc.
Không bao lâu sau, cư sĩ bỏ hết các thói đời, chỉ chuyên tâm tu học Phật pháp.
29 tuổi, cư sĩ ăn chay trường.
5 năm sau, ông thọ Bồ Tát giới. Từ đó ông không còn gần gũi đàn bà, tự xưng là Tri Quy Tử.
Cư sĩ trước tác quyển” HOA NGHIÊM NIỆM PHẬT TAM MUỘI LUẬN”, hóa giải tranh chấp giữa Tịnh cùng Thiền.
Khi tinh thần đã suy kém, ông gọi cháu là Chúc Hoa giao cho quản lý các Hội Từ Thiện, di chúc bảo duy trì đừng để suy mất.
Vị sư Chơn Thanh hỏi ông có thấy điềm lành chăng?
Cư sĩ đáp:
” Đâu có điềm chi lạ. Việc lớn của tôi là vào ngày Khai Ấn sang năm.”
Qua xuân nhằm đầu niên hiệu Gia Khánh, ngày 20 tháng giêng, cư sĩ viết thơ tạ từ nhân thế rằng:
“Thân số trầm luân tợ điểm trần
Duyên sao chìm nổi chốn mê tân?
Ngày nay thăng hướng Liên Hoa quốc,
Chớp mắt thu về Vạn kiếp xuân!”
Viết xong, cư sĩ kiết già niệm Phật mà vãng sanh.
Lúc ấy, quả đúng là ngày khai ấn trong nhà. Ông hưởng dương 57 tuổi.
===
“Mấy điệu sen xanh- Tứ chúng vãng sanh”
Sưu tập: Cư SĨ BÀNH TẾ THANH
Dịch Việt: HT. THÍCH THIỀN TÂM


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Vô-lượng kiếp tu hành viên-mãn
Dưới cội bồ-đề thành chánh-giác
Vì độ chúng-sanh khắp hiện thân
Như mây đầy khắp vị-lai tế.
--
Chúng-sanh có nghi đều khiến dứt
Tin hiểu rộng lớn đều khiến phát
Vô-biên khổ não đều khiến trừ
An-lạc của Phật đều khiến chứng.
--
Vô-số Bồ-Tát đồng sát-trần
Cùng đến pháp-hội chiêm ngưỡng Phật
Mong theo ý mình chỗ nên thọ
Phật thuyết diệu-pháp trừ nghi hoặc.
--
Thế nào rõ biết Như-Lai địa
Thế nào quan-sát Như-Lai cảnh
Phật chỗ gia-trì pháp vô-biên
Mong dạy pháp này khiến thanh-tịnh.
--
Thế nào là Phật chỗ thật hành
Mà dùng trí-huệ có thể vào
Phật-lực thanh-tịnh rộng vô-biên
Vì các Bồ-Tát nên khai-thị.
--
Thế nào rộng lớn các tam-muội
Thế nào tịnh-trị pháp vô-úy
Thần-thông lực-dụng chẳng thể lường
Nguyện tùy chúng-sanh tâm thích nói.
--
Chư Phật Pháp-Vương như Thế-Chủ
Chỗ làm tự-tại không chướng ngại
Tất cả những pháp rộng lớn kia
Vì lợi chúng-sanh nên khai diễn.
--
Tại sao Phật-nhãn là vô-lượng
Nhĩ, tỷ, thiệt, thân cũng như vậy
Phật ý vô-lượng lại thế nào
Mong giải cho biết phương-tiện đó.
--
Như các chúng-sanh vô-lượng cõi
Pháp-giới chỗ có sự an-lành
Chư Phật rộng lớn cũng vô-biên
Mong vì Phật-tử đều khai diễn.
--
Ra hẳn các độ khả-tư-nghì
Khắp vào giải-thoát môn phương-tiện
Chỗ có tất cả biển pháp-môn
Trong đạo-tràng này xin tuyên thuyết.
--


Phẩm 2: "NHƯ LAI HIỆN TƯỚNG", Kinh Hoa Nghiêm
==
Through limitless eons the Buddha perfected his cultivation.
At the foot of the bodhi tree he realized Proper Enlightenment.
In order to rescue beings, he manifests bodies everywhere,
Like clouds filling the skies to the ends of time.
--
He helps beings sever all of their doubts,
Then arouses their great faith and understanding.
He completely vanquishes their boundless woes,
So they experience the peace and happiness of the Buddhas.
--
Countless Bodhisattvas, equal to dust particles in lands,
Arrive at this gathering and behold the Buddha.
Wishing to respond to the needs in their minds,
The Buddha, in proclaiming wondrous Dharma, severs their doubts.
--

How should we understand the Buddhas’ grounds?
How should we regard the Thus Come Ones’ states?
Boundless are the ways in which the Buddhas bestow aid.
May the Buddha explain this Dharma so all can attain purity.
--
What are the aspects of the Buddhas’ practice,
And how can we wisely understand and enter those?
The Buddhas’ powers are pure and vast beyond any bounds.
For the sake of the Bodhisattvas please instruct us.
--
What are the vast, great samadhis ?
What are the dharmas of fearlessness of their pure practice?
The functions of their spiritual powers cannot be reckoned.
May you accord with beings’ wishes and speak of them.
--
The Buddhas, Dharma Kings, are like world rulers.
Invincible, they act with total self-mastery.
This, and their other vast and great dharmas,
Please proclaim for our benefaction.
--
How is it that the Buddha’s eyes have no measure,
And his eyes, ears, nose, tongue, and body are that way, too?
And how is it that his mind is measureless as well?
Please show us so that we can know those expedients.
--
As to the oceans of lands and oceans of beings,
The oceans of all arrangements of dharma realms,
And the oceans of all Buddhas, which are boundless, too—
Please discuss all these for the Buddha’s disciples.
--
How can one leave forever the seas of all thought and reckoning,
And universally enter the oceans of expedients for liberation,
As well as the oceans of all the dharma doors that there are?
All in this bodhimanda wish that the Buddha would proclaim this.
=
Chapter 2:“The Manifestations of the Thus Come One”,
Avatamsaka sutra.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

The Buddha’s awesome spiritual power pervades the ten directions.
Vast and great, he manifests without discrimination.
Great bodhi practices and paramitas—
All beings see how he perfected these in the past.

--

Giving rise to great compassion for sentient beings,
He cultivated the paramita of giving.
Thus his body is most sublime and wondrous,
Causing delight in the beholder.

--

During oceanic, boundless great eons in the past,
He cultivated the paramita of pure precepts.
Thus, he gained a pure body pervading the ten directions,
And he extinguishes intense sufferings in all worlds.

--

In the past he cultivated the purity of patience.
His faith and understanding were true and undiscriminating.
Therefore he has perfect features and characteristics.
And his radiance lights up the ten directions.

--

Long ago, for many oceans of eons, he cultivated with vigor
And managed to reverse the weighty obstacles of sentient beings.
Therefore his division-bodies pervade the ten directions
And appear beneath the majestic bodhi tree.

--

The Buddha long cultivated—for measureless eons—
Purifying the entire great ocean of dhyana samadhi .
Upon seeing him, beings rejoice profoundly
And completely cast out their turbid, obstructive afflictions.

--

The Thus Come One cultivated a sea of all practices,
Fully perfecting prajña paramita
Thus he releases universal illumination,
Dispelling all ignorance and gloom.

--

With various expedients he transforms sentient beings,
Leading them to succeed in their every practice.
He travels pervasively through the ten directions,
Never resting during boundless eons.

--

The Buddha cultivated for seas of great eons,
Purely perfecting the paramita of all vows.
Hence, he appears throughout all worlds
And rescues sentient beings to the end of time.

--

For countless eons, the Buddha cultivated and cured
The paramita of the power of all dharmas,
Thereby accomplishing spontaneous strength
And appearing in all lands of the ten directions.

--

The Buddha cultivated the wisdom of the universal door.
The nature of all wisdom resembles the void.
Thus he achieved unobstructed power
And shines his light upon lands in the ten directions.

==

Chapter 1: “The Wondrous Adornments of the Rulers of the Worlds”, Avatamsaka sutra.

--

Oai thần của Phật khắp mười phương
Thị-hiện rộng lớn vô-phân-biệt
Hạnh đại bồ-đề ba-la-mật
Từ xưa đầy đủ đều khiến thấy.

--
Xưa với chúng-sanh khởi đại-bi
Tu hành Bồ-Tát ba-la-mật
Do đây thân Phật rất đẹp xinh
Chúng-sanh thấy Phật đều mừng rỡ.

--
Thuở xưa vô-biên vô-lượng kiếp
Tu trì tịnh-giới ba-la-mật
Thân Phật thanh-tịnh khắp mười phương
Dứt trừ thế-gian những đau khổ.

--
Thuở xưa tu hành nhẫn thanh-tịnh
Tín giải chân-thật vô-phân-biệt
Nên sắc tướng Phật đều viên-mãn
Phóng quang chiếu sáng khắp mười phương.

--
Thuở xưa nhiều kiếp tinh-tấn tu
Chuyển được chúng-sanh chướng sâu nặng
Nên Phật phân thân khắp mười phương
Dưới cội bồ-đề đều có Phật.

--
Xưa Phật tu hành vô-lượng kiếp
Vô-lượng thiền-định đều thanh-tịnh
Người thấy được Phật tâm vui mừng
Phiền-não chướng cấu đều trừ dứt.

--
Như-Lai thuở xưa tu các hạnh
Đầy đủ bát-nhã ba-la-mật
Nên Phật phóng quang khắp sáng soi
Trừ được tất cả ngu-si-ám.

--
Các môn phương-tiện độ chúng-sanh
Khiến chỗ tu hành đều thành tựu
Tất cả mười phương đều khắp qua
Vô-biên kiếp số chẳng thôi dứt.

--
Xưa Phật tu hành trải nhiều kiếp
Trọn nên đại nguyện ba-la-mật
Nên Phật xuất hiện khắp thế-gian
Cứu chúng-sanh tận vị-lai-tế.

--
Từ vô-lượng kiếp Phật tu hành
Tất cả pháp-lực ba-la-mật
Do đây được thành sức tự nhiên
Hiện khắp mười phương các quốc-độ.

--
Xưa Phật tu hành trí phổ-môn
Trí tánh rộng lớn như hư-không
Do đây được thành sức vô-ngại
Phóng quang chiếu khắp mười phương cõi.

= kinh Hoa Nghiêm, phẩm 1:THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: THOÁT ĐẠI NẠN VÀ SỞ NGUYỆN THÀNH TỰU LÀ NHỜ NĂNG LỰC TRÌ KINH HOA NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

“I would rather suffer in the hells
And get to hear the Buddhas’ names,
Than enjoy boundless happiness
And not hear the Buddhas’ names.
---
For countless eons in the past,
I suffered misery and woe,
And drifted aimlessly in birth and death
Due to not having heard the Buddhas’ names.”
==
(AVATAMSAKA SUTRA,
~Chapter 14: “Praises at the Summit of Mount Sumeru”.
(Thà thọ khổ địa ngục,
Được nghe hồng danh Phật.
Chẳng thích vô lượng vui
Mà chẳng nghe danh Phật. //
Sở dĩ nơi thời xưa,
Chịu khổ vô số kiếp,
Lưu chuyển trong sanh-tử,
Vì chẳng nghe danh Phật.
~Phẩm 14: “Tu Di Sơn Đảnh Kệ Tán” - Kinh Hoa Nghiêm)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.69 khách