CÚNG MỘT BỘ KINH HOA NGHIÊM ĐỂ CẦU SIÊU, LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

CÚNG MỘT BỘ KINH HOA NGHIÊM ĐỂ CẦU SIÊU, LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Cúng một bộ kinh Hoa Nghiêm để cầu siêu, là thích hợp hơn cả.


Cư sĩ Khang A Lộc Sơn là người huyện Vạn Niên, Ung Châu.

Vào ngày mồng 1 tháng 5 năm Điều Lộ thứ 2 (680), ông lâm bệnh rồi qua đời.
Năm ngày sau, người nhà mới liệm và đưa đi chôn.
Nhưng chưa kịp khiêng xuống xe, thì họ nghe trong quan tài có tiếng động.
Người thân nghi rằng ông Sơn sống lại, nên mở ra xem. Quả thật đúng như thế.
Đưa về đến nhà, Ông Sơn nói là do Diêm Vương bắt lầm.
Trước mặt Diêm vương, có tất cả 35 người xếp thành một hàng.
Trong đó, 15 người như Quả Nghị ở Tân Phong, Lộc Sơn v.v…,
Lúc còn sống, họ đã giữ giới hạnh, bày tỏ trước Diêm Vương, nên họ được tha về.
Ngoài ra, ông còn thấy thầy thuốc A Dung ở hiệu thuốc tại chợ Đông.
Thầy bị bệnh, chết vào năm Điều Lộ thứ 1 (679).
Vì lúc sống, thầy thường hay luộc gà, nên cùng với 700 người bị đọa vào địa ngục Hoạch Thang.
-------
Vì trước đó có quen biết Lộc Sơn, nên thầy thuốc Dung nhắn gởi với ông Lộc Sơn rằng:

“-Đứa con thứ tư của tôi là Hành Chứng, rất có lòng nhân từ.
Xin ông vì tôi mà bảo nó hãy chép một bộ KINH HOA NGHIÊM.
Nếu chép những kinh khác thì không thích hợp bằng.

Nếu được, thì 700 người đang bị đọa này đều sẽ được giải thoát".
-------
Sau khi khỏe lại, Sơn đến Tân Phong tìm Quả Nghị.
Hai người gặp nhau vui -buồn lẫn lộn, như quen biết từ lâu.
Cùng nói rõ nguyên nhân xưa đều rất phù hợp.
--
Sau đó, Sơn đến hiệu thuốc ở chợ Đông để chuyển lời của thầy Dung cho Hành Chứng.
Khi nghe tin này, Chứng rất đau xót, nên anh ta đến chỗ ngài Pháp Tạng ở chùa Tây Thái Nguyên, thỉnh kinh Hoa Nghiêm.
Rồi nhờ người biên chép kinh này.
Kể từ khi thầy Dung mất, người nhà của thầy hoàn toàn không thấy báo mộng.
Nhưng khi vừa chép kinh Hoa Nghiêm, đêm ấy mọi người đều thấy cha của mình về báo mộng rất vui vẻ.
----
Đến tháng 8 năm Vĩnh Long thứ 1 (680), kinh Hoa Nghiêm được chép xong.
Ông Chứng thiết trai cúng dường, tạ lễ các Sa-môn Đại đức.
Hôm ấy, Lộc Sơn thấy 700 quỷ, trong đó có thầy Dung đều đến trai đàn, kính lễ Tam bảo và quỳ trước chư tăng.
Họ xin sám hối, thọ giới, việc xong rồi thì đi.
Chứng kiến mọi việc ở âm ty, Sơn càng tin sâu tội báo.
Nên ông dứt bỏ việc đời thế tục, vào núi Chung Nam, Thái Bạch ẩn tích mai danh.
Sau đó, không rõ là ông mất ở đâu.
---00---

Trích “TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”.
-Sa môn PHÁP TẠNG
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn-

=====================
CƯ SĨ CAO NGHĨA THÀNH TỤNG KINH HOA NGHIÊM, CÓ ÁNH SÁNG LẠ SOI RỰC RỠ TRÊN VÁCH.



Cư sĩ CAO NGHĨA THÀNH là người ở huyện Lâm Phần, Tấn Châu.
Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống kính tin Tam bảo, được xóm làng kính trọng.
Vào tháng 2 năm Hàm Hanh thứ 4 (673), Cư sĩ Thành thỉnh kinh Hoa Nghiêm ở chùa Hiền Kiếp, tại huyện Hồng Động, về thờ trong ngôi tháp nhỏ tại nhà.
Đúng giờ Ngọ, ông tụng kinh Hoa Nghiêm.
Bỗng có ánh sáng lạ như mặt trời chiếu vào gương, soi rực rỡ trên vách. Hồi lâu sau ánh sáng này mới tắt.
Khi ông tụng kinh Hoa Nghiêm này lần thứ hai, ánh sáng lại chiếu soi khắp bốn vách của Phật đường.
Do đó, mọi người xa- gần cùng đến xem.
Và họ đều khen ngợi, kính ngưỡng kinh Hoa Nghiêm.


---
Trích “TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”.
-Sa môn PHÁP TẠNG
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn-


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: CÚNG MỘT BỘ KINH HOA NGHIÊM ĐỂ CẦU SIÊU, LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

HOÀNG HẬU NƯỚC TỀ BỊ BỆNH, NGHE KINH HOA NGHIÊM MÀ LÀNH


Thích Linh Dụ (518-605) ở chùa Diễn Không, Tương Châu, sư sống vào đời Tùy (581-618).
Sư họ Triệu, người Khúc Dương, Cự Lộc, Định Châu, Trung Quốc.
Khi tuổi còn nhỏ, mỗi lần thấy hình tượng Sa-môn, Sư đã biết tỏ lòng cung kính;
Mỗi khi nghe tiếng kêu của con vật bị giết, Sư xót xa, buồn bã, lộ vẻ không vui.
Năm 6 tuổi, Sư theo mẹ đến chùa thọ Tam quy Ngũ giới.
Người cha dứt khoát không cho, nhưng Sư quyết không bỏ chí nguyện này.
Năm 7 tuổi, Sư xin cha xuất gia.
Vì thương con, nên cha chưa cho phép.
Sư than: “Bảy tuổi mà không được xuất gia, thì hoại cả một đời”.
Sư bèn tìm Thầy học đạo, việc học ngày càng tiến bộ.
Năm 15 tuổi, cha mất, Sư dốc lòng cư tang, trải cỏ làm giường, lấy đất làm gối, chẳng nghĩ đến thân, đến nỗi yếu gầy, phải chống gậy mới đứng được.
Khi mãn tang cha, Sư âm thầm đến lễ thiền sư Bảo ở chùa Ứng Giác - Triệu Quận, cầu xin xuất gia.
Nhìn thấy thần thái của Sư, thiền sư Bảo từ chối, nói rằng:
“Ta chỉ là trợ duyên cho ông, chứ không phải là thầy của ông. Ông nên đến nơi tốt hơn”.
Sư liền đến Định Châu thọ giới Cụ túc, tụng thuộc 2 bộ luật Tứ Phần và Ma-ha Tăng-kỳ, rồi tự viết lại.
Trong vòng 8 ngày, Sư đã viết và tụng xong 2 bộ Luật này.
Sau đó, Sư đi về phía Nam, đến vùng Chương Phũ[98].
Sư học luật Tứ Phần nơi ngài Ẩn Công, nghe giảng kinh Thập Địa nơi ngài Bằng Công;
Sớm tối âm thầm nghiên cứu, Sư đã phát hiện những ý kỳ diệu, phân tích những nghĩa mới lạ, đều gom chép đầy đủ.
Đối với Niết-bàn, Địa Luận, Sư tìm hiểu sâu rộng những bộ luận giải xưa, rồi đối chiếu nghiên cứu, đưa ra những điều mới lạ.
Riêng bộ Đại Tập, Bát-nhã, Sư tự nghiền ngẫm mà liễu đạt, không cần Thầy chỉ dạy.
Sư cũng học luận Thành Thật và đều thấu suốt yếu chỉ.
Được 12 Hạ, Sư bắt đầu giảng thuyết ở vùng Nghiệp Kinh.
Danh tiếng của sư đã vang khắp, trình bày chỉ thú lại mới lạ, khiến thính chúng đều xin quy y và tôn Sư là Dụ Bồ-tát.
Mọi người đều theo Sư thọ giới Bồ-tát.
Từ đó, giới pháp Đại thừa được lưu truyền rộng rãi.
---
*Sư rất lưu tâm đến bộ KINH HOA NGHIÊM, nên nghiên cứu cùng tận chỉ thú kinh này.
Và sư được người đương thời gọi là “Lệnh gia”[99].
***Gặp lúc Hoàng hậu nước Tề bị bệnh, muốn nghe kinh Hoa Nghiêm.
Chiêu huyền thống[100] cử Sư đảm đương.
Bấy giờ, có một con gà trống thường theo chúng nghe pháp.
Buổi giảng vừa xong, nó liền gáy to một tiếng, rồi bay lên cao, đậu trên ngọn cây ở phía Tây Nam.
Qua một đêm rồi nó chết.
Không bao lâu, Hoàng hậu lành bệnh.
Đây cũng là do sự thành cảm mà có linh ứng như thế.
Nhân việc đó, triều đình dâng cúng cho Sư 300 chiếc ca-sa.
Sư nhận rồi đem phân phát cho chúng tăng.
An Đông Vương Lâu Duệ nước Tề rất trọng chư tăng.
Có lần đến trước Sư, tự nhiên ông hoảng sợ đến toát mồ hôi.
Sau hỏi ra mới biết đó là do khí độ đặc biệt của Sư.
Từ đó, ông thờ Sư làm thầy truyền giới.
Lúc Sư đến ngôi chùa trên Bảo Sơn. Lâu Duệ làm thí chủ, ông đã dốc hết tiền của để cúng dường.
Đức hạnh sâu dày của Sư đã cảm đến mọi người như thế.
Đến lúc nhà Chu diệt nhà Tề[101], Phật giáo và Nho giáo đều bị hủy diệt.
Nên Sư đã lẫn mình vào thế tục, thân mặc áo vải thô. Đầu đội mũ gai, giống như để tang cha mẹ, một lòng cầu nguyện Phật pháp hưng thịnh như lúc trước, thì Sư mới trở lại hình thức tu sĩ.
Bấy giờ, Sư hướng dẫn hơn 20 vị đồng học vào các thôn xóm vắng vẻ, ngày đọc sách đời, đêm bàn Phật lý.
Đến đời Tùy, giáo pháp lại hưng thịnh. Sư tiếp tục xiển dương Phật pháp.
Đức hạnh của Sư toả sáng, nên Văn Đế hỏi các bậc anh hào, đều nói rằng: “Đức độ của pháp sư Dụ cao vòi vọi”.
Nhân đó, vua hạ chiếu rằng:
“Kính vấn an pháp sư Linh Dụ ở chùa Đại Từ, Tương Châu.
Trẫm rất tôn trọng và hết lòng quy hướng Tam bảo, mong Pháp sư xiển dương Đại thừa, giữ gìn chánh pháp.
Pháp sư phạm hạnh thanh cao, uyên bác nghĩa lý, hoằng dương Thánh giáo, dẫn dắt kẻ mê mờ.
Đạo tục đều kính ngưỡng, mong làm ruộng phước. Cả nước đều ngưỡng mộ, bốn phương kéo về.
Vì vậy, từ xa kính thỉnh Pháp sư cùng tạo công đức, nên hiểu ý trẫm, sớm vào Kinh đô”.
===
Lúc vào Trường An, Sư đã 74 tuổi, vua sai sứ đến thăm hỏi và mời Sư ở lại chùa Hưng Thiện.
Vua lại hạ chiếu cho quan, triệu tập các Cao tăng chọn người làm Quốc thống.
Tất cả đều suy cử Sư, nhưng Sư một mực từ chối, quyết không thay đổi, rồi dâng biểu từ chức và xin trở về, nhà vua chấp thuận.
Sau đó, Bộc xạ Cao Dĩnh… dâng sớ thỉnh Sư lưu lại, vua liền hạ chiếu.
Sư nói: “Là vua của một nước không nên nói hai lời.
Nay Bệ hạ lại mời tôi, theo lý thì thật không thỏa đáng”.
Thế rồi, Sư nói với đệ tử:
“Từ lâu, ta đã có thệ nguyện không thân gần vua quan hoàng tộc. Vì ở gần thì họ khinh chư tăng, xem thường giáo pháp.
Nhưng ở xa thì tất cả đều cung kính hướng về.
Vì vậy, ta rất đắn đo, chưa định được ”.
Không lâu sau, vua ban chiếu lần thứ 3, cố mời Sư ở lại, nhưng Sư vẫn giữ vững ý định ban đầu.
Vua bảo Tô Uy:
“Trẫm biết pháp sư Linh Dụ tánh tình cương trực, là người tự tại, thật không thể khuất phục được chí tiết của Ngài”.
Vua bèn sắc các quan, như Tả bộc xạ Cao Dĩnh, Hữu bộc xạ Tô Uy… đến chùa tuyên đọc Thánh chỉ, thay vua thọ giới và sám hối, lại dâng cúng 300 bộ y bằng gấm lụa, đồng thời trợ giúp việc tu sửa chùa.
Vua ban bảng hiệu chùa là “Linh Tuyền tự”.
Khi Sư trở về quê hương, nhà vua nhiều lần ban chiếu thăm hỏi.
Sau đó, ở vùng Nghiệp Hạ có lời truyền Sư sắp thị tịch, nên mọi người đều vân tập xin quy y, thọ giới, lại hỏi khắp thì không biết lời truyền từ đâu.
Nhưng Sư cũng tin là phước mạng sắp hết.
Do đó, chỉ dạy cho họ điều ác, điều thiện;
Đồng thời, sách tấn các đệ tử nên gắng tu hành.
Đến ngày thứ 7, nhằm ngày 22 tháng Giêng năm Đại Nghiệp thứ 1 (605), tại chùa Diễn Không, Sư cầm bút viết 2 bài thơ “Buồn một đời chóng qua”[102] và “Buồn vĩnh biệt”[103].
Đến canh 3, bỗng có mùi thơm lạ bay khắp phòng, mọi người đều kinh ngạc.
Sư lắng tâm niệm danh hiệu Phật liên tục cho đến sáng thì thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi.
Mọi người buồn thương, làm chấn động cả vùng núi ấy.
Các đệ tử an táng Sư bên cạnh chùa Linh Tuyền ở Bảo Sơn, và xây tháp tôn thờ.
Lúc sanh tiền, Sư luôn giữ mình trong sạch, chí khí ngút trời, đức hạnh cao vút, mọi hành động đều là mô phạm cho người.
Một hôm, mẹ bệnh nặng, Sư trở về thăm.
Trên đường đi, nghe tin mẹ đã mất và việc an táng đã xong, Sư liền quay trở về chùa, chuyên tâm hoằng đạo, dứt bỏ tình thân.
Có lần, Sư đến nơi nọ giảng pháp, gần được một nửa, chợt thấy vị Giảng chủ vẫn đang chăm bón vườn hẹ, Sư bảo:
-“ Việc hoằng pháp đầu tiên là dứt trừ nguồn gốc tội lỗi;
Nếu nghiệp ác chưa trừ, thì Phật đạo làm sao thành tựu;
Buổi giảng không thể tiếp tục, nên giải tán.”
---
Nói xong, Sư đắp y, cầm tích trượng từ biệt ra đi.
Vị Giảng chủ nói:
- Pháp sư cứ tiếp tục, việc này dễ giải quyết thôi.
Vừa dứt lời, vị Giảng chủ liền mượn chiếc cày của người trong xóm, cùng một lúc cày sạch 40 mẫu[104] hẹ.
Điều này có thể nói rằng:
Theo lời dạy mà làm.
Lần nọ, trong giảng hội, các vị Đại đức tụ tập nói chuyện, cười đùa.
Khi Sư bước lên pháp tòa thì tất cả đều im lặng, rất mực cung kính.
Lúc Sư xuống pháp toà, Ni chúng cũng không dám đối diện thưa hỏi.
Sư tánh khí cương trực, dứt khoát, ăn mặc giản dị.
Dù người giàu sang hay kẻ thấp hèn, Sư đều đối xử như nhau, đến đi tùy họ, chưa từng đưa đón.
Cho nên, người dân đất Nghiệp Hạ thường nói:
“Pháp sư Đàm Diễn hạ mình trước Tăng chúng, không hạ mình trước người đời; Còn pháp sư Linh Dụ hạ mình trước cả Tăng và tục”.
Sư đối đáp không cần suy nghĩ, lời nói ra đều trở thành luận.
Suốt cuộc đời, Sư đều thể hiện trọn vẹn cả bi và kính trong bố thí;
phân phát 1000 chiếc ca-sa cho chúng tăng, cấp phát thuốc men cho nhiều người bệnh.
Hễ có thức ăn ngon, Sư cúng cho chúng tăng trước.
Sư sống hòa đồng với đại chúng, không cất riêng bất cứ vật gì.
Lúc truyền dạy cho người, mặt đều hướng về phương Tây.
Cả một đời, Sư không bao giờ khạc nhổ.
Sư làm không chọn việc, nói không trau chuốc lời.
Răn dạy người và vật, Sư không bao giờ la rầy đánh đập, cho đến chỉ bảo trẻ em, răn dạy đệ tử, Sư đều tự xưng tên mình và gọi họ là “Nhân giả”, lời lẽ ân cần tha thiết khiến người nghe phải rơi lệ.
Nếu người nào lời nói trái với việc làm, thì không cho ở chung;
Còn không giữ đúng luật, thì phép chùa chẳng dung chứa.
Sư nguyện không truyền giới cho người nữ và Ni chúng, cũng không cho họ bước vào phòng mình.
Đây là khuôn phép rộng lược để răn dạy người sau.
Hòa thượng đàn đầu truyền giới Cụ túc cho Sa-di phải đầy đủ đức độ, Sư cho là rất khó, nên suốt đời không làm;
Còn những việc khác, Sư đều đảm nhận và làm việc với chúng rất đúng giờ.
Chỉ lúc truyền giới Bồ-tát thì mới đầy đủ 7 chúng;
Hoặc khi giảng pháp, Sư mới cho phép người nữ vào chùa, mà phải vào sau, ra trước, đi thẳng về, không được ở lại, làm cho pháp hội trang nghiêm thanh tịnh, tiếng Sư vang khắp thiên hạ.
Sư không cho Sa-di làm thị giả.
Thân mặc vải thô, không dùng gấm lụa.
Quần dài thì cách gót chân 4 ngón tay.
Tay áo chỉ dài đến khuỷu tay, Tăng-kì-chi[105] chỉ đến cẳng chân mà thôi.
Nếu thấy y may quá mức quy định, thì sai chúng cắt bớt.
Cho nên, y phục của Tăng phải đúng kích cở.
Còn các vật dụng như chăn nệm bằng dạ, da hảo hạng, tiền bạc, châu báu… đều không được đem vào phòng.
Tăng-kì-chi và y năm điều đắp hằng ngày đều may bằng vải thô.
Nếu có người dâng cúng lụa tốt, Sư đều phân phát cho người, còn những y khác chỉ dùng những vải cũ rách mà thôi.
Năm 30 tuổi, Sư đã bắt đầu trước tác.
Sư soạn Hoa Nghiêm Sớ và Chỉ Quy gồm có 9 quyển; ngoài ra còn có các bộ Chương sớ, Truyện ký… tổng cộng hơn 100 quyển, hiện đang lưu hành ở đời.
Từ khi giáo pháp lưu truyền sang Trung Quốc, nghi thức giáo hóa có khác, nhưng chỉ có pháp sư Linh Dụ là người đã lập giáo và thực hành tạo được niềm tin mãi mãi về sau.
==
“TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”
-Tác giả : Sa môn Pháp Tạng
-Dịch và chú thích: Thiện Thuận- Quảng An-Viên Châu-Ngộ Bổn


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: CÚNG MỘT BỘ KINH HOA NGHIÊM ĐỂ CẦU SIÊU, LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Hình ảnh


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: CÚNG MỘT BỘ KINH HOA NGHIÊM ĐỂ CẦU SIÊU, LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Pháp sư VIÊN TỊNH THƯỜNG vãng sanh.
( do niệm Phật và chép phẩm kinh Hoa Nghiêm)
Pháp sư Viên Tịnh Thường sống vào đời Tống, quê ở Tiền Đường, xuất gia từ năm bảy tuổi.

Vào khoảng niên hiệu Thuần Hóa, Đại sư ở chùa Nam Chiêu Khánh, rất mến mộ đạo phong của Đại sư Tuệ Viễn nơi Lô Sơn trước đây.
Ngài phát tâm trích huyết chép một phẩm “Tịnh Hạnh”, trong kinh HOA NGHIÊM để tỏ lòng thành, hồi hướng vãng sinh Tây phương Cực Lạc.

Ngài lập Hội niệm Phật [giống như Đại sư Tuệ Viễn trước đây,] các quan đại phu tham gia vào Hội đều tự xưng là đệ tử Tịnh Hạnh.
Trong số đó, Văn Chính Công Vương Đán là người đứng đầu.
Có lúc, các vị công khanh quan chức tham gia Hội lên đến 120 người, các vị tỳ-kheo nhiều đến cả ngàn người.

Quan Hàn lâm là Tô Dị Giản viết bài tựa cho phẩm kinh Tịnh Hạnh ( trong kinh Hoa Nghiêm), có đoạn rằng:
“Tôi sẵn lòng trải tóc lót dưới chân người, khoét thịt trong thân để cầu được nghe pháp, quyết không từ nan.
Huống gì chút học thức thô lậu cạn cợt này, lẽ nào lại tiếc giữ.”

Vào niên hiệu Thiên Hy năm thứ tư, ngày 12 tháng giêng, ngài đoan nghiêm ngồi niệm Phật.
Không lâu, bỗng ngài nói rằng: “Đức Phật đến rồi.”
Ngài liền an nhiên thị tịch.
---------
“AN SĨ TOÀN THƯ
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
CẦU SINH TỊNH ĐỘ”
-Nguyên tác: Tây Quy Trực Chỉ
-Chu An Sỹ - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
-Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.62 khách