ĐỌC KINH HOA NGHIÊM, ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

ĐỌC KINH HOA NGHIÊM, ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

“ĐỌC KINH HOA NGHIÊM, ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC.”
“Đọc Kinh Hoa Nghiêm, Để Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Đời Trước.”


---
Thích Hoằng Bảo là nhà sư người Thái Khâu, huyện Trâu Bình, Truy Châu.
Năm 18 tuổi, Sư xuất gia ở chùa Hoằng Chân.
Một hôm, nơi cổ của Sư bỗng nổi một cục bướu nhỏ.
Sau đó, nó lớn dần bằng cái chén lớn, cứu chữa mãi không khỏi.
Nó làm cho đầu sư chỉ ngước lên, mà không thể cúi xuống.
Nên gió táp mưa sa đều chảy hết vào mũi, miệng của sư.
Khi sư uống, ăn hay súc rửa thì gian khổ muôn phần.
Những người xung quanh khinh bỉ sư.
Và Sư cũng buồn tủi cho thân phận của mình.
-Năm 35 tuổi, tình cờ, sư gặp một vị tăng dạy rằng:
“ĐỌC KINH HOA NGHIÊM ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG ĐỜI TRƯỚC.”
Sư bèn chuyên tâm chí thành, ngày đêm tha thiết, sám hối sáu thời.
Sư nguyện tụng 100 biến kinh Hoa Nghiêm này.

Nhưng khi vừa tụng hơn 40 biến kinh Hoa Nghiêm, thì Sư nằm mộng thấy có người cầm dao bén và cắt bỏ cục bướu của sư.
Vài ngày sau, nơi cục bướu nổi lên một mụt ghẻ lớn bằng trái táo.
Sư lấy tay ấn nhẹ thì mủ chảy ra mấy chung ( ly nhỏ).
Mỗi ngày, đều như thế, kéo dài suốt 3 tháng liền.
Từ đó, bướu ghẻ lành dần, cho đến khi bình phục.
Lúc ấy, nhằm vào đầu năm Hàm Hanh thứ 2 (671).

Sư cùng các đệ tử dốc lòng truyền bá kinh luật.
Sư vui mừng bởi được tái tạo trong chốn phù sinh và cảm niệm sự linh thông của Thánh lực.
Sư đổi hết tư tài để lấy tiền làm chi phí, cung kính biên chép một bộ KINH HOA NGHIÊM.
Và mỗi ngày đêm, ngài đọc tụng, thọ trì kinh Hoa Nghiêm này.
Khoảng vài năm sau, sư mới hoàn thành tâm nguyện.
Từ đó, mọi người gần xa đều phát tâm truyền bá KINH HOA NGHIÊM này.
====
(Trích “TRUYỆN KÝ KINH HOA NGHIÊM”)
- Sa môn PHÁP TẠNG.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.57 khách