Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

*ĐỨC PHỔ-HIỀN GIẢI BỊNH
Trong bộ Trí-Độ Luận quyển chín của ngài Long-Thọ Bồ-Tát có nói:
Có một người bịnh hủi đến trước tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát.
Người này chí tâm quy y, chiêm lễ, xưng niệm công đức Đức Phổ Hiền Bồ Tát, cầu nguyện cho hết bịnh.
Lúc ấy, tượng Phổ Hiền Bồ Tát liền duỗi tay bên phải.
Hào quang sáng chói, rờ xoa trên thân của người kia.
Bịnh liền trừ hết.
(Rút trong bộ Pháp-Hoa Trì-Nghiệm)
===
*ĐỨC PHỔ-HIỀN HIỆN THÂN
Trong nước kia, có thầy tỳ kheo ở A-Lan-Nhã chuyên đọc tụng kinh Đại thừa.
Ông vua trong nước thường trải tóc cho thầy đi qua.

Có thầy tỳ kheo khác bạch với vua rằng:
“Ông ấy ngu dốt, đọc tụng kinh điển không bao nhiêu.
Sao Đại vương lại cúng dường long trọng như thế?”
Vua đáp rằng:
“Ta một ngày kia vừa lúc nửa đêm muốn yết kiến thầy tỳ khưu ấy, liền đi đến chỗ của thầy ở. Thấy thầy ở trong hang đá tụng kinh Pháp Hoa.
Có một người thân ánh hào quang sắc vàng chói, cưỡi con bạch tượng, chắp tay cúng dường. Ta đi lần tới, người đó liền biến mất.
Ta mới hỏi vị đại đức:
“Tại sao tôi vừa đến, người thân có hào quang sắc vàng kia biến mất đi?”
Thầy tỳ khưu đáp rằng:
“Đó là ngài Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngài Phổ Hiền Bồ Tát tự nói rằng:
“Nếu có người nào đọc tụng kinh Pháp-Hoa, ta sẽ cỡi voi trắng sáu ngà đến dạy bảo nhắc nhở cho.
Do tôi tụng kinh Pháp-Hoa nên ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát hiện thân đến vậy.”
(Rút trong bộ Pháp-Hoa Trì-Nghiệm)
==
*THÍCH TRÍ CỰ MỘNG THẤY PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHI ĐỌC KINH HOA NGHIÊM
THÍCH TRÍ CỰ ở Bắc Đài, sống vào đời Ngụy (386-534)[76]:
Sư họ Lưu, xuất gia từ thuở nhỏ, thờ ngài Đàm Vô Tối[77] làm Thầy. Sư có tư chất thông minh, học vấn uyên bác.
Lúc đầu, Sư đọc kinh Hoa Nghiêm đến mấy mươi lần, nhưng vẫn không hiểu được nghĩa lý, trong lòng vô cùng buồn bã, nên ngày đêm tâm càng chí thành khẩn thiết.

Một đêm, Sư mộng thấy bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng, phóng ánh sáng. Ngài Phổ Hiền đến bảo Sư rằng:

– Ông theo ta đi về phương Nam, ta sẽ cho ông thuốc uống để hiểu rõ yếu chỉ kinh văn.

Tỉnh mộng, Sư nói điều này với những người cùng chí hướng, nhưng tiếc là quên hỏi phương Nam ở đâu. Những người cùng chí hướng nói:

– Bậc Thánh đã chỉ đi về phương Nam, cứ nên vâng mệnh, lo gì không đến được?

Sư liền khăn gói lên đường.
Đi được ba ngày, Sư gặp một ao nước trong xanh, bên trong có cây xương bồ[78], cành lá to lớn, lòng rất vui mừng.
Đào lên thì thấy rễ quấn quanh đến mấy thước[79], bằng bầu xe.
Bất chợt Sư nghĩ rằng, đó là thuốc của bậc Thánh trao cho, liền lấy uống.
Mấy ngày sau, Sư trở nên thông minh hơn trước, những điều uẩn khúc lâu nay chợt sáng tỏ, mà ý thú siêu phàm nhập Thánh, thật là vượt hẳn bậc Tiên hiền.

Từ đó, Sư đi khắp nơi giảng kinh Hoa Nghiêm hơn 50 lần và soạn chú sớ 10 quyển.
Về sau, Sư thị tịch ở Bắc Đài, thọ 70 tuổi.
===
*THÍCH BIỆN TÀI MỘNG THẤY BỒ TÁT PHỔ HIỀN ĐẾN TRAO CHO YẾU CHỈ VI DIỆU:
Sư xuất gia từ thuở nhỏ, thờ pháp sư Dụ làm thầy.
Qua thời gian tham học giáo nghĩa, Sư cho kinh Hoa Nghiêm là rốt ráo, cùng tột trong tất cả các kinh, nên dốc lòng nghiên cứu.
Nhưng vẫn không đạt được yếu chỉ.
Buồn than cho nghiệp chướng sâu dày, Sư chí thành phát lồ sám hối.
Đồng thời, để giữ kinh cho sạch sẽ, Sư tạo một hộp trầm hương, đặt kinh vào trong đó,
Rồi đội trên đầu, kinh hành suốt 3 năm.
Một hôm, Sư mộng thấy bồ tát Phổ Hiền đến trao cho yếu chỉ vi diệu.
Nhân đó, Sư đọc thông thuộc văn kinh, trước sau đều sáng tỏ.
Đã cảm được bậc Thánh thầm gia hộ, Sư càng nỗ lực tu học, nên thấu triệt nghĩa lý.
Bấy giờ, Sư bắt đầu hoằng hóa, làm lợi ích chúng sanh. Sau không biết Sư viên tịch ở đâu.
Lại có một vị tăng (không rõ họ tên) thấy điềm lành của Sư, liền khởi lòng tin sâu;
Do đó, học theo hạnh đội kinh, đến núi Thanh Lương, trụ xứ của BỒ-TÁT VĂN-THÙ, chí thành cầu gia hộ.
Bấy giờ, vị tăng kinh hành và đảnh lễ, lúc nào cũng đội kinh trên đầu.
Tối đến, vị tăng để kinh lên một cái giá 3 chân, đốt hương đảnh lễ, ngồi kiết già bên dưới, quán xét tư duy những nghĩa sâu xa vi diệu.
Trải qua 17 năm, cũng có điềm lành ứng hiện như trước.
Hộp trầm hương đựng kinh ấy đến nay vẫn còn.
Cùng lúc ấy, tại sườn núi Bão Phúc, Phần châu, có sa-di Huệ Cầu cũng đầu đội kinh đi nhiễu quanh tháp, trải qua 3 năm, được bậc Thánh gia hộ, tinh thông cả văn nghĩa.
Vì vậy, người đương thời gọi tháp này là tháp HOA NGHIÊM.
==
*THÍCH PHÁP AN và Cảnh giới Phổ Hiền:
Sư họ Bành, người Thuần Cô, An Định, thuở nhỏ xuất gia ở tinh xá Cửu Lũng trên núi Thái Bạch. Sư chọn pháp Thiền làm sự nghiệp, trọn đời chỉ mặc vải thô xấu, ăn uống đạm bạc.
Vào khoảng niên hiệu Khai Hoàng (581-600), Sư đến Giang Đô[167] yết kiến Tấn Vương[168]. Vương vừa thấy như đã quen từ lâu, bèn mời Sư trụ tại đạo tràng Huệ Nhật và thường thỉnh đi chung mỗi khi tuần du.
Một hôm, vua đến Thái Sơn, gặp lúc không có nước, Sư lấy dao chọc vào tảng đá, nước bỗng tuôn ra. Vua khen ngợi và hỏi:
– Thần lực gì vậy?
Sư đáp:
– Thần lực của Hoàng thượng!
Sư lại cùng vua vào hang, gặp một vị tăng mặc y phục thô xấu, cưỡi lừa trắng đi đến. Vua hỏi:
– Ai vậy?
Sư đáp:
– Lãng Công[169].
Sau đó, cả hai đến chùa Thần Thông, vào giảng đường thì thấy một vị thần dáng vẻ rất uy nghiêm, đang tựa vào miệng chim hạc nhìn xuống mọi người. Vua lại hỏi. Sư đáp:
– Thần núi Thái Bạch theo Hoàng thượng đó.
Người đương thời cho rằng, vị thần này ở đây đã 300 năm, ngủ không cần gối, đầu trườn thẳng ra ngoài giường, nước dãi chảy có khi gần một đấu mà chẳng biết vì sao.
Về sau, Tùy Dạng Đế (Dương Quảng, 604-617) càng trọng Sư hơn. Uy đức của Sư át cả Vương Công, ai gặp cũng đều tôn kính, tăng tục đi đường kính Sư như thần.
Có lần, vua đi chiêm bái các Thánh tích ở những nơi nổi tiếng, như núi Ngũ Đài…, đồng thời mời các vị ẩn dật ra giúp vua trị nước. Bấy giờ, tại đạo tràng Huệ Nhật có hơn 2000 tăng chúng tu học mà tứ sự luôn đầy đủ, đều nhờ đức hạnh của Sư vậy.
Vua lại đến Đông Đô[170], lập đạo tràng Bảo Dương, đặc biệt thỉnh Sư về đây hoằng pháp. Sư luôn đọc tụng kinh Hoa Nghiêm trải qua nhiều năm tháng. Có khi Sư nói: “Cảnh giới Phổ Hiền thường hiện trước mắt ta”.
Lần nọ, Sư vào hang đá sâu hơn trăm dặm trong núi Cửu Lũng để khắc kinh Hoa Nghiêm. Vì thế, hang đá này được gọi là Hoa Nghiêm đường.
Vào năm Đại Nghiệp thứ 11 (615), Sư không bệnh mà tịch, thọ 98 tuổi. Vua ra lệnh đưa kim quan của Sư về núi Thái Bạch, ngày nay mộ tháp vẫn còn.
Tăng tục kính nhớ Sư, bèn lập tượng để cầu phước.
Còn nơi Sư khắc kinh thì vách núi cheo leo hiểm trở; gần đây, người biết vì cố chấp mà không đi, kẻ muốn đi thì lại không biết đường.
==
*HUỆ TƯ MỘNG THẤY BỒ-TÁT PHỔ HIỀN LẤY TAY XOA ĐẦU.
Huệ Tư (515-577):
Còn gọi Nam Nhạc Tôn giả, Tư Đại Hoà thượng, Tư Thiền sư.
Cao tăng Trung Quốc, sống vào thời Nam Bắc triều, người Vũ Tân, thượng Thái, Hà Nam, họ Lý, là Tổ thứ 2 tông Thiên Thai, Trung Quốc (có thuyết cho là Tổ thứ 3)…
Một hôm, Sư mộng thấy bồ-tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu.
Từ đó trên đảnh sư nổi lên nhục kế.
Năm 15 tuổi, Sư xuất gia, tham yết thiền sư Huệ Văn ở Hà Nam, được truyền pháp Quán tâm.
Sư là người đầu tiên chủ trương đưa ra thuyết nói về thời suy vi của Phật pháp, tức là thời kỳ mạt pháp, cho nên xác lập tín ngưỡng Phật A-di-đà và Phật Di-lặc.
Sư chú trọng đến việc thực hành Thiền pháp và cả việc nghiên cứu giáo lý, danh tiếng vang lừng, được vua Tuyên Đế kính ngưỡng.
Sư truyền pháp cho ngài Trí Khải, là một môn hạ kiệt xuất trong hàng đệ tử.
Sư viên tịch năm 577, thọ 63 tuổi.

(Theo Từ điển Phật học Huệ Quang tập II, trang 1999-2000).


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Lúc đó, ngài Phổ Hiền Bồ tát bạch Phật rằng:
• Thế Tôn! Năm trăm năm sau, trong đời ác trược, nếu có người thọ trì kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các sự khổ hoạn làm cho được an ổn, khiến không ai được tiện lợi rình tìm làm hại; hoặc ma, hoặc con trai của ma, hoặc con gái của ma, hoặc dân ma, hoặc người bị ma dựa, hoặc Dạ xoa, hoặc La sát, hoặc Cưu bàn trà hoặc Tỳ xá xà, hoặc Cát giá, hoặc Phú đan na, hoặc Vi đà la,… những kẻ làm hại người đều chẳng được tiện lợi.
• Người đó hoặc đi, hoặc đứng, đọc tụng kinh này. Bấy giờ con cưỡi tượng vương trắng sáu ngà cùng chúng Đại Bồ tát, đều đến chỗ người đó mà tự hiện thân ra, để cúng dường thủ hộ an ủi tâm người đó, cũng để cúng dường kinh Pháp Hoa.
• Người đó nếu ngồi suy nghĩ kinh này, bấy giờ con lại cưỡi tượng vương trắng hiện ra trước người đó. Người đó nếu ở trong kinh Pháp Hoa có quên mất một câu một bài kệ, con sẽ dạy người đó chung cùng đọc tụng, làm cho thông thuộc.
• Bấy giờ, người thọ trì, đọc tụng kinh Pháp Hoa được thấy thân con, lòng rất vui mừng lại càng tinh tấn. Do thấy thân con nên liền được Tam ma địa và Đà la ni tên là Triền Đà la ni, Pháp âm phương tiện Đà la ni, được những môn Đà la ni như thế.
________________________________________
• Thế Tôn! Nếu đời sau, sau năm trăm năm trong đời ác trược, hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, người cầu tìm, người thọ trì, người đọc tụng, người biên chép, mà muốn tu tập kinh Pháp Hoa này, thời trong hai mươi mốt ngày, phải một lòng tinh tấn. Mãn hai mươi mốt ngày rồi, con sẽ cưỡi voi trắng sáu ngà, cùng vô lượng Bồ tát vây quanh, dùng thân mà tất cả chúng sanh ưa thấy, hiện nơi trước người đó để vì nói pháp chỉ dạy cho lợi ích vui mừng cũng lại cho chú Đà la ni.

• Được chú Đà la ni này thì không có phi nhân nào có thể phá hoại được, cũng chẳng bị người nữ làm hoặc loạn.

• Con cũng đích thân thường hộ người đó.

• Cúi mong Đức Thế Tôn nghe con nói chú Đà la ni này, liền ở trước Phật mà nói chú rằng:
Ađanđê Đanđapàti Đanđavatàni Đanđacùxalê Đanđaxùđari Đari Xùđarapàti Butđapasỳani Đaràni Avatàni Samvatàni Sangapàrisìtê Sanganìgatàni Đạcmapàri Sìtê Sacva Satva Rutacô Salỳa Nugatê Sima Viriđìtê.
• Thế Tôn! Nếu có Bồ tát nào được nghe chú Đà la ni này, phải biết đó là sức thần thông của Phổ Hiền.
________________________________________
• Nếu kinh Pháp Hoa lưu hành trong Diêm Phù Đề có người thọ trì, thời nên nghĩ rằng: đều là sức oai thần của Phổ Hiền.

• Nếu có người thọ trì đọc tụng ghi nhớ chân chánh hiểu nghĩa thú trong kinh đúng như lời mà tu hành, phải biết người đó tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các Đức Phật, sâu trồng gốc lành, được các Như Lai, lấy tay xoa đầu.

• Nếu chỉ in chép, người này mạng chung sẽ sanh lên trời Đao Lợi.
• Bấy giờ, bốn muôn tám nghìn Thiên nữ trổi các kỹ nhạc mà đến rước, người đó liền đội mũ bảy báu ở trong hàng thể nữ, vui chơi khoái lạc, huống là thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chân chánh hiểu nghĩa thú kinh, đúng như lời mà tu hành.

• Nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, giải nghĩa thú kinh, người đó khi mạng chung được nghìn Đức Phật trao tay, khiến chẳng sợ sệt, chẳng đọa vào đường dữ, liền lên cung trời Đâu Suất, chỗ Di Lặc Bồ tát mà sanh vào trong hàng quyến thuộc trăm nghìn muôn ức Thiên nữ.
• Đức Di Lặc Bồ tát có ba mươi hai tướng, chúng Đại Bồ tát cùng nhau vây quanh.
• Có công đức lợi ích như thế, cho nên người trí phải một lòng tự chép hoặc bảo người chép thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chân chánh đúng như lời mà tu hành.
• Thế Tôn! Con nay dùng sức thần thông giữ gìn kinh này. Sau khi Như Lai diệt độ, làm cho rộng lưu bố trong Diêm Phù Đề khiến chẳng dứt mất.
==
Phẩm 27:
“PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT”, Kinh Pháp Hoa


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Cảm niệm về Bồ tát Phổ Hiền.

Tác giả: Thích Chí giác Châu
Bồ tát Phổ Hiền là vị bồ tát được nói đến trong phẩm Nhập Bất Tư Nghì giải thoát cảnh giới, kinh Hoa Nghiêm.
Bồ tát cũng có mặt trong phẩm Phổ Hiền bồ tát khuyến phát kinh Pháp Hoa.
Sở dĩ Ngài xuất hiện trong hai bộ kinh Đại thừa quan trọng với tư cách là một đại Bồ tát thượng hạnh, thần lực vô song, vì ở Ngài nổi bật hai tư chất:
hoàn toàn trong sạch và vô nhiễm.
Thật vậy, đức Phật dạy rằng:
Phổ Hiền bồ tát là trưởng tử của ba đời mười phương Phật,
Ngài gánh vác các Phật sự quan trọng giúp cho Phật pháp tồn tại mãi ở cõi Ta Bà.
Để thành tựu trọng trách ấy, Ngài cỡi voi trắng sáu ngà đến thế giới chúng ta mà giáo hóa.
Voi là loài thú mạnh nhất có khả năng kéo nặng khi đi ngược dốc, mà không loài thú nào có thể cản ngăn được bước chân voi.
Vì vậy trong kinh, đức Phật thường ví Bồ tát hành đạo phải có sức mạnh, sức chịu đựng giống như voi.
Tiêu biểu nhất cho ý nghĩa ấy là hình ảnh Phổ Hiền bồ tát cỡi voi.
Voi ngài Phổ Hiền cỡi không phải là voi thường, mà là voi trắng, tượng trưng cho bạch nghiệp hay sức mạnh của sự trong sạch hoàn toàn, sức mạnh không do chèn ép, không dùng quyền uy, thủ đoạn, áp đảo người mà có được.
Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên voi trắng cũng đồng nghĩa với sự trang nghiêm thân tâm bằng sức mạnh trong sạch tuyệt vời, chi phối toàn bộ cả pháp giới một cách an nhiên tự tại.
Sự vô nhiễm của bồ tát Phổ Hiền được tượng trưng bằng hình ảnh người cầm hoa sen.
Hoa sen trong sạch không dính nước và bùn nhơ.
Sự vô nhiễm của Bồ tát cũng vậy, Ngài tiếp cận, chịu khổ cho chúng sinh, thành tựu vô số công hạnh, nhưng tất cả thành quả Ngài tạo được đều lần lượt bỏ lại phía sau, không lưu lại dấu vết gì trong Ngài.
Hoa sen trong sạch vươn lên từ bùn nhơ, tỏa hương thơm ngát cho đời, tượng trưng cho sự hành đạo, giáo hóa của Bồ tát ở cõi Ta Bà mà không tham đắm ngũ dục.
Với hình ảnh Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà, sáu ngà là biểu trưng Lục Độ Ba La Mật, Lục Độ Ba La Mật là con đường đưa đến Phật quả.
Phổ Hiền Bồ tát tiếp cận với đời, chịu khổ thay cho chúng sinh, lập muôn hạnh lành, giáo dưỡng người khổ đau thành người an vui giải thoát, biến tất cả những gì ô uế thành thanh tịnh , ngát hương, hữu ích.
Phổ Hiền Bồ tát đã thành tựu tam thừa giáo, mới nhập pháp giới, đi vào tánh tu.
Ngài giáo hóa thẳng tâm người, không qua ngôn ngữ, Phổ Hiền đưa tâm Ngài vào tâm chúng sinh, biến tâm chúng sinh thành tâm Ngài.
Mọi việc làm của Phổ Hiền đều thành tựu không nhọc sức, đức Phật gọi là nhập Bất Tư Nghì giải thoát - cảnh giới trong kinh Hoa Nghiêm.
Chúng ta không thể dùng vọng thức để phân biệt, suy nghĩ, biết được việc làm bất tư nghì của Ngài, trừ khi hành giả có tâm chứng, đồng hạnh với Phổ Hiền Bồ tát.
Phổ Hiền Bồ tát tiêu biểu cho nhân cách và phẩm hạnh rộng lớn của các vị Bồ tát, cũng như đức tính siêu việt của Phật.
Vì vậy, ở góc độ biểu trưng, ngài Phổ Hiền biểu thị cho lý, định, hạnh tức thể hiện lý trí, định huệ, hạnh, chứng của Như Lai.
Đó là con đường lấy hạnh nguyện độ sanh, cầu Vô Thượng Bồ đề làm cơ sở để xây dựng viên mãn hai phần lý trí và định huệ.
Đồng thời, trong sự tác động qua lại đó, hạnh nguyện đó bao gồm cả lý và định.
Bởi vậy, lý, định, hạnh là cội nguồn của chư Phật, là bản thể của tâm sinh lý và sự vật hiện tượng.
Bồ tát tu tập, thể nhập được bản thể này, gọi là đã vào được biển tánh của Như Lai.
Vì vậy, bồ tát Phổ Hiền cũng là hạnh nguyện công đức được hiển bày từ biển tánh, tức pháp thân Phật.
Thế nhưng biển tánh kia ở bậc Thánh không thêm, phàm không bớt. Khi mọi niệm hành giả đều thanh tịnh, sáng suốt thì tự nó đã tương ưng với lý, định, hạnh của Phổ Hiền.
Hình ảnh bồ Tát Phổ Hiền trở thành bài học thực tiễn, giúp chúng ta vươn tới xây dựng lại đời sống và phát triển những hạnh nguyện lợi tha để trang nghiêm tự thân, hoàn thiện nhân cách.
Chúng ta luôn hướng về bồ tát Phổ Hiền bằng tấm lòng ca ngợi và thực hành theo Ngài để có kết quả tốt đẹp.
Chúng ta phải thể hiện đời sống tự thân, noi gương tu học với lòng chí thành thanh tịnh và nguyện sống được như Ngài chắc chắn chúng ta sẽ đạt nhiều an lạc, giải thoát.
nguồn: chùa hoằng pháp


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Linh Ứng Phổ Hiền bồ tát ( Samantabhadra Bodhisattva)

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Đồng tử Thiện Tài:
Vị Bồ-tát cầu đạo nói trong phẩm Nhập Pháp Giới, kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài từng đi về phía Nam tham phỏng 52 vị Thiện tri thức.
Khi gặp bồ-tát Phổ Hiền, thành tựu Phật đạo.
Phật giáo Đại thừa dùng việc này để làm ví dụ chứng minh nghĩa Tức thân thành Phật, còn quá trình cầu pháp của đồng tử Thiện Tài thì biểu thị cho các giai đoạn nhập pháp giới của Hoa Nghiêm.

(Theo Từ điển Phật học Huệ Quang tập VI, trang 5563).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.71 khách