Duyên lành! Bố thí pháp

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Duyên lành! Bố thí pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

(81).- Tích chuyện người đao-phủ Tam-bá-đà.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ-viên, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến việc người đao-phủ-thủ tên là Tam-bá-đà.

Thuở ấy, có người đao-phủ-thủ, tên là Tam-bá-đà, chuyên nghề chặt đầu các tội-phạm đã bị nhà Vua xử tử-hình. Tam làm nghề đao-phủ trong năm mươi lăm năm, vừa nghĩ việc về hưu. Sáng hôm ấy, anh ta vừa nấu xong một nồi cháo, định xuống sông tắm rửa rồi sẽ ăn sáng.

Bấy giờ, Trưởng-lão Xá-lợi-phất vừa xuất cơn diệt-tận-định, là cõi thiền-định cao nhứt, lên đường đi khất-thực. Khi sắp bước vào nhà, Tam nhìn thấy Trưởng-lão Xá-lợi-phất đang cầm bình bát đứng trước cửa, chờ được bố-thí. Tam nghĩ trong lòng, mấy chục năm qua, ta theo nghề chặt đầu tội-nhơn, chẳng có dịp làm được một việc thiện nào, nay chính là lúc nên đem cả nồi cháo ra cúng-dường cho vị Trưởng-lão nầy để tạo phước. Nghĩ xong, anh ta thỉnh Trưởng-lão vào nhà và bưng cháo ra dâng-cúng.

Sau khi thọ-thực, Trưởng-lão Xá-lợi-phất liền đem Chánh-pháp ra giảng-dạy cho Tam-bá-đà nghe, nhưng lúc ấy Tam chẳng thể nào chú- tâm nghe hiểu được, vì trong lòng cứ mãi nhớ cả đời đao-phủ-thủ của mình chỉ chuyên đi giết người.

Đoán biết tâm-trạng đó, Trưởng-lão Xá-lợi-phất mới khéo-léo hỏi rằng: "Trong mấy mươi năm qua, ông giết người vì theo lịnh của Vua hay vì chính anh thích giết?" Tam liền đáp, vì theo lịnh Vua mà giết.

Trưởng-lão bảo:"Như thế, nếu chẳng có ác-ý giết người, thì đâu có tội sát-sanh." Nghe nói thế, lòng của Tam-bá-đà trở nên thanh-thản mới chăm-chú nghe giảng và thông-hiểu được Chánh-pháp. Bấy giờ, anh chứng được tuệ thuận-thứ của Tu-đà-huờn-đạo. Khi Trưởng-lão chấm-dứt thời pháp, Tam theo tiễn đưa Ngài một quảng đường; khi trở về, rũi thay, Tam-bá-đà bị một con bò điên húc chết.

Chiều hôm ấy, khi hay tin Tam-bá-đa đã chết, các vị tỳ-kheo mới thưa trình Đức Phật và hỏi Ngài, chẳng biết Tam-bá-đà nay được tái-sanh về đâu. Đức Phật bảo, mặc dầu Tam-bá-đa suốt đời có phạm tội giết người theo lịnh Vua, nhưng trước khi chết, đã thông-hiểu được Chánh-pháp, chứng-đắc được tuệ thuận-thứ, nên nay được tái-sanh lên cõi Trời Đâu-suất.

Các vị tỳ-kheo tỏ vẻ ngạc-nhiên khi thấy Tam-bá-đa chỉ nghe Chánh-pháp được tuyên-giảng có một lần mà đắc được đạo-quả và sanh lên Trời, Đức Phật liền bảo, chẳng phải thuộc làu muôn kinh ngàn kệ trong Chánh-pháp là điều quan-trọng, mà chỉ cần hiểu rõ một câu thật có ý-nghĩa trong Chánh-pháp là được hưởng phước-lạc cao.
Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
Dầu có nói ngàn lời vô-dụng,
Chẳng theo đúng đạo-quả Niết-bàn.
Sao bằng thốt một lời ý-nghĩa,
Nghe xong rồi tâm được bình-an.
(Kệ số 100.)

TÌM HIỂU:
A.- Nghĩa Chữ:


- Đao-phủ-thủ: Đao = cây dao lớn để chém; Phủ = cái búa lớn; Thủ = tay; Đao-phủ-thủ là người chém đầu các tội-nhơn bị xử tử-hình.
- Tam-bá-đà: tên kẻ đao-phủ-thủ nầy tiếng Pali là Tambadàthika.
- Tử-hình: Tử = chết; Hình = hình-phạt. Tử-hình là phải tội chết.
- Về hưu: thôi việc về nghĩ, sau một thời-gian làm nhiều năm.
- Diệt-tận-định = cơn đại-định cao nhứt trong tám cõi Thiền và Định, trong đó hành-giả đã chấm dứt được tất cả các cảm-thọ và tri-giác. Danh-từ Pali là Jhàna samàpatti.
- Tội-nhơn: Tội =lỗi lớn; Nhơn =người. Tội-nhơn là kẻ phạm tội nặng
- Sát-sanh: Sát = giết; Sanh = sanh-mạng, mạng sống.
- Thanh-thản = nhẹ-nhàng, chẳng còn lo-âu, sợ-hãi nữa.
- Tuệ thuận-thứ: Tuệ =trí-huệ, tâm-trí; Thuận = theo đúng chiều-hướng; Thứ = thứ lớp trước sau. Theo Thiền Minh-sát (Vipassanà), đây là giai-đoạn định-tâm khiến cho sự nhận-thức của hành-giả về Danh-Sắc (Nàmarùpa) diễn-tiến theo đúng chiều-hướng của Đạo (Magga).
-Tu-đà-huờn-đạo: còn gọi là Tu-đà-huờn-hướng (Sotàpatti Magga), theo đó hành-giả đã theo đúng con đường đưa đến quả-vị Tu-đà-huờn.
- Húc = bị con bò điên đâm đầu vào và đạp lên.
- Tái-sanh: Tái = một lần nữa; Sanh = sanh ra. Theo thuyết Luân-hồi, chúng-sanh sau cõi đời nầy, chết đi tuỳ theo nghiệp mà sanh trở lại nữa.
- Đâu-suất: cõi Trời cao hơn cõi Trời Tứ-thiên-vương và cõi trời Đao-lợi. Tiếng Pali là Tusita.
- Tuyên-giảng: Tuyên = nói lên cho mọi người biết; Giảng = nói rõ.
- Thuộc làu = nhớ và đọc lại vanh-vách.
- Phước-lạc: Phước =hạnh-phước; Lạc = vui. Phước-lạc là điều vui.
- Vô-dụng: Vô =chẳng; Dụng =dùng. Vô-dụng là chẳng dùng được vào việc gì có ích-lợi cả.
- Đạo-quả Niết-bàn: Đạo là con đường tu-tập (Magga).Quả là quả-vị, sự tu đã thành-công (Phala). Đạo-quả Niết-bàn là đường-lối tu-tập để chứng Niết-bàn (Niết-bàn = tâm-trạng của người đã dứt sạch các phiền-não, chẳng còn bị tái-sanh nữa.)

B.- Nghĩa Ý:
(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một người chuyên hành-hình tội-nhơn, nhờ nghe hiểu được một câu trong Chánh-pháp mà được tái-sanh lên cõi trời Đâu-suất. Ý-nghĩa quan-trọng của Tích chuyện gồm có bốn đìểm chánh:

1) Phương-tiện khéo-léo của Trưởng-lão Xá-lợi-phất dùng câu hỏi để khiến cho người nghe bớt lo-lắng mà chú-tâm vào việc nghe giảng pháp: Trưởng-lão biết ông Tam đang lo-sợ vì tội suốt đời đã giết chết nhiều người, nên chẳng thể chú-tâm nghe pháp, mới dùng câu hỏi khiến cho ông Tam nhận-thức rằng, mình chẳng có ác-ý gây tội sát-sanh, để lòng được thanh-thản mà nghe pháp.

2) Đây chỉ là một phương-tiện khéo thôi, chớ ông Tam vẫn có tội sát-sanh. Tại sao? Vì tuy chẳng có ác-ý sát-sanh, nhưng hành-động của nghề đao-phủ là giết người; tội nầy do vì ông đã chẳng biết chọn đúng được một nghề sanh-sống chẳng làm hại mạng chúng-sanh. Chọn nghề đúng-đắn để mưu-sanh, trong Bát Chánh-Đạo, gọi là Chánh-mạng. Theo đúng Chánh-mạng, ta chẳng chọn các nghề như đánh cá, săn-bắn, chế-tạo khí-giới, bán rượu mạnh; dĩ nhiên, nghề đao-phủ cũng là nghề chẳng chánh-đáng.

3) Tại sao biết ông Tam vẫn có tội mà Trưởng-lão lại đưa ra câu hỏi khiến cho ông Tam tưởng-lầm là mình vô-tội? - Đó là vì Trưởng-lão muốn cho lòng ông Tam bớt lo-lắng, để có thể chú-tâm vào lời giảng, và nhờ hiểu rõ lời giảng nên mới có đủ phước-duyên để chứng đạo-quả Tu-đà-huờn, thoát được cảnh ác, mà sanh lên cõi Trời. Đấy là phương-tiện khéo giúp người tạo thêm duyên lành để tránh được ác-báo. Điều nầy giúp ta vững tin rằng, một người tuy mắc phải tội-lỗi, nếu biết sớm quay về con đường phải của Chánh-pháp, tạo được phước lành, thì ác-báo sẽ chẳng có đủ cơ-duyên để khởi lên được.

4) Chẳng phải cần thông-thuộc tất cả Kinh-điển, chỉ cần hiểu-biết thật rõ một câu có ý-nghĩa trong Chánh-pháp là có thể được hưởng phước-lạc cao. Phước-lạc đó, đối với ông đao-phủ-thủ Tam-bá-đà là khỏi phải sa vào cõi điạ-ngục vì tội đồng-loã sát-sanh, mà lại được sanh lên cảnh Trời Đâu-suất, hưởng phước thanh-nhàn.

Ứng-dụng điểm nầy, khi học-tập về Kinh-kệ, ta chớ nên tham-lam học cho nhiều bài, chỉ cần hiểu rõ một bài, một câu, có ý-nghĩa liên-quan đến sự giác-ngộ và giải-thoát, đủ để tu-tập sao cho tâm được thanh-tịnh và bình-an.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ số 100:

Bài Kệ nầy rất quan-trọng, dạy ta khi học-tập Kinh-kệ, chớ nên tham-lam thâu góp cho thật nhiều, mà phải biết nghe hiểu một lời thật có ý-nghĩa, khiến cho tâm được bình-yên. Khi nào tâm bình-yên? Khi nhờ nghe Chánh-pháp mà lòng ta trở nên trong-sạch, thanh-thản, thấy rõ con đường tu-tâm để giải-thoát khỏi các phiền-não.

HỌC TẬP:
1.- Học thuộc lòng bài Kệ nầy, để ghi nhớ, khi học-tập Kinh-kệ, chẳng phải cầu lấy số nhiều, mà phải biết hiểu rõ câu nào, lời nào giúp cho tâm được thanh-tịnh, bình-an.
2.- Một bài kệ tóm-tắt được cả Chánh-pháp:
- Chớ làm điều ác,
- Siêng làm việc lành,
- Tâm-ý thanh-tịnh,
- Là lời Phật dạy.
==============================Vô úy thí==============================

Tóm lại Bố thí pháp, có rất nhiều cách để bố thí. Câu chuyện trên ta biết được. Việc Trưởng lão Xá Lợi Phất nói lên lời an ủi và đã làm cho Tam bá Đà hết còn sợ bị quả báo mà tin tưởng chánh pháp, học hỏi chánh pháp. Một hành động thật cao quí. Và một lời nói cũng đầy cao quí. Chính là pháp Vô úy thí vậy. Cũng là một "Duyên lành! Bố thí Pháp".


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Duyên lành! Bố thí pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thien Nhan đã viết:2.- Một bài kệ tóm-tắt được cả Chánh-pháp: - Chớ làm điều ác,- Siêng làm việc lành,- Tâm-ý thanh-tịnh,- Là lời Phật dạy.
ĐH TN chắc hiểu sâu ý nghĩa của 4 câu trên lắm. ĐH giảng kỉ cho mọi người cùng hiểu đi :)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Duyên lành! Bố thí pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

nguynlinhtam đã viết:
Thien Nhan đã viết:2.- Một bài kệ tóm-tắt được cả Chánh-pháp: - Chớ làm điều ác,- Siêng làm việc lành,- Tâm-ý thanh-tịnh,- Là lời Phật dạy.
ĐH TN chắc hiểu sâu ý nghĩa của 4 câu trên lắm. ĐH giảng kỉ cho mọi người cùng hiểu đi :)
Nguynlinhtam Đạo hữu kính,

Hiểu được cái lý của đạo rồi, thì đâu có khó nửa mà phải hỏi tangbong hè.

Riêng về Bố thí pháp lý thuyết thì thấy dể nhưng thực hành thật không phải dể, thôi thì Đạo hữu biết được bài nào hay thì đăng lên hỉ! bà con đang chờ đó........ =D>


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Duyên lành! Bố thí pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thien Nhan đã viết:Nguynlinhtam Đạo hữu kính, Hiểu được cái lý của đạo rồi, thì đâu có khó nửa mà phải hỏi hè.
nguynlinhtam thấy ĐH hiểu sâu xa Kinh Phật nên muốn thỉnh ĐH giảng cho nguynlinhtam nghe thôi mà. Vì Kinh Phật có ý nghĩa sâu xa lắm từng chữ từng câu hàm chứa vô lượng nghĩa. Tùy theo kiến giải của mỗi người mà :) .
Thien Nhan đã viết:Riêng về Bố thí pháp lý thuyết thì thấy dể nhưng thực hành thật không phải dể, thôi thì Đạo hữu biết được bài nào hay thì đăng lên hỉ! bà con đang chờ đó........
ĐH cũng nên xem trong Kinh Hoa Nghiêm:
PHẨM THẬP HỒI HƯỚNG
Có giảng về Bố Thí rất nhiều gồm Tài, Pháp và Vô Úy Bố Thí có hơn 100 loại đó.
:)


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.40 khách