PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
Tamnhu_go4santi
Bài viết: 50
Ngày: 30/11/10 06:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: taiwan
Nghề nghiệp: thẫm mỹ

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi Tamnhu_go4santi »

trungtamtutam đã viết:em có niệm Phật để tiêu nghiệp nhưng càng niệm nghiệp chướng càng nhiều , đôi lúc em cũng thấy sợ niệm nhưng không vì thế mà em không niệm . tangbong
tangbong adidaphat tangbong

có lẻ do bạn hữu niệm Phật tin tấn quá nên đang tiêu nghiệp mảnh liệt và HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA có nói" khi có chút công phu thì nghiệp chướng sẽ đến ",đó là bạn nên vui !!! " tangbong tangbong tangbong Chúc bạn hữu tin tấn niệm Phật và đạt đến tam muội nhe! tangbong adidaphat tangbong


http://vidieuphapctr.blogspot.tw/

http://vn.360plus.yahoo.com/thammy_tran


Vạn Pháp Duy Tâm Tạo
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
trungtamtutam đã viết:em có niệm Phật để tiêu nghiệp nhưng càng niệm nghiệp chướng càng nhiều , đôi lúc em cũng thấy sợ niệm nhưng không vì thế mà em không niệm . tangbong
:-? Không nên nói như vậy. Vì nói như vậy, ai căn cơ yếu, mới tiếp xúc với Chánh Pháp sẽ hiểu sai lầm, một lối hiểu nguy hiểm khôn lường !
Chư Phật, Chư Bồ Tát mười phương Đại từ Đại bi không thể nghĩ bàn. Trong mỗi sát na, các Ngài đang băn khoăn lo lắng cho chúng sinh trầm luân sinh tử, dùng đủ mọi phương tiện để cứu vớt còn hơn cả mẹ cứu con khỏi con đường tội lỗi. Vậy thì không có cớ gì nói là niệm Phật lại thêm nghiệp được.
Nhân nào quả ấy. Tất cả nghiệp là của chúng ta, chẳng ai tạo cho chúng ta cũng như chẳng ai cho chúng ta, ép buộc chúng ta. Là Phật tử không được nhầm lẫn điều này. Còn nhầm là còn chưa biết về Nhân - Quả. Nghiệp của chúng ta thì chúng ta phải trả đừng đổ cho ai, lại không được phép nghĩ là do niệm Phật vì nếu làm thế tội chồng chất thêm tội.
Gieo nhân nào thì ắt sẽ phải hái quả ấy, không sớm thì muộn. Khi xưa mê muội gieo nhân, nay hái càng sớm thì càng nhẹ nghiệp, đó là điều đáng mừng chứ sao lại lo ? Khi xưa ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất còn không hóa giải nổi nghiệp cũ, ngài đã thản nhiên ngồi chờ bọn sát thủ ra tay chém nhục thân của mình để trả nghiệp.
Tại sao trước khi nói là do niệm Phật mà nghiệp chướng càng nhiều, quý đạo hữu không nghĩ rằng càng niệm Phật thì càng mau trả nghiệp, càng sớm tích công đức. Niệm Phật để giảm các nghiệp lớn thành các nghiệp nhỏ trả cho dễ.
Cũng có thể quý đạo hữu niệm Phật không đúng. Ngay cả cách nói của quý đạo hữu cũng đủ để thấy rằng quý đạo hữu đã làm mất tư lương đầu tiên là TÍN rồi. Đức Phật A Di Đà chỉ dạy rằng chỉ cần tích đủ ba tư lương: TÍN – NGUYỆN – HẠNH thì ngài sẽ đón về Tây Phương, không quan trọng là nghiệp nặng hay nhẹ. Tư lương đầu tiên rất căn bản, là cội rễ cho các tư lương sau thì quý đạo hữu đã đánh mất thì có thể quý đạo hữu niệm Phật không nên cơm cháo gì ! Và khi ấy, ma vương ngoại đạo tranh thủ quấy phá quý đạo hữu và tạo cho quý đạo hữu những trở ngại khiến đạo hữu có những suy nghĩ sai lầm về Niệm Phật. Quả là nguy hiểm !
Có chút thiển ý chia sẻ. Có nếu sai sót gì xin được chỉ dạy.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

em có niệm Phật để tiêu nghiệp nhưng càng niệm nghiệp chướng càng nhiều , đôi lúc em cũng thấy sợ niệm nhưng không vì thế mà em không niệm . tangbong
Như Người Thiếu Nợ Nhiều Thì Lúc Bắt Đầu Trả Thì Thấy Hơi Sơ Nhưng Càng Trả Thì Nợ Càng Vơi.

Còn Như Thiếu Nợ Nhiều Mà Không Trả Thì Đến Cùng Người Ta Xiết Nhà Phải Ra Ở Người Đường.

Tu Hành Cũng Giống Như Vậy Mới Tu Thì Thấy Có Chướng Ngại Vì Là Do Ác Nghiệp Đời Trước. Tu Lâu Thì Nghiệp Ác Giảm Dần Thì Lúc Đó Chướng Ngại Cũng Giảm.

Không Tu Thì Lúc Cùng Nghiệp Ác Dẫn Đọa Vào 3 Đường Ác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

nguynlinhtam đã viết:tinhnghia
Phật thị môn trung, Hữu cầu tất ứng
Trích http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk24.htm

Lúc tôi mới học Phật, Chương Gia đại sư dạy tôi ‘Trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng’, đây là thật chứ chẳng giả. Lúc bạn có cầu nhưng không ứng được, chẳng có cảm ứng là vì nguyên nhân gì? Vì chính bạn có nghiệp chướng, chỉ cần bạn sám hối, tiêu trừ nghiệp chướng thì cảm ứng sẽ hiện ra. Tôi thỉnh giáo ngài làm sao sám trừ nghiệp chướng? Ngài dạy tôi bốn chữ ‘hậu bất tái tạo’ (sau không làm nữa), nghe xong tôi hiểu được. Thiện tri thức thật sự chẳng nói dối, cũng không nói vòng vo dài dòng, lời ngài dạy vô cùng đơn giản, trọng yếu. Trong nhà Phật rất nhiều nghi thức sám hối đều chẳng cần thiết [nếu bạn hiểu được bốn chữ trên]. Khi biết bạn sai rồi, từ rày về sau không phạm lại cùng một sai lầm đó nữa, như vậy gọi là thật sự sám hối.
Chư vị nghĩ coi những gì bạn cầu, bạn nguyện là công đức trong tự tánh của bạn hiện tiền hay là do Phật, Bồ Tát gia trì cho bạn? Cả hai đều có, tự tánh công đức là nhân, Phật, Bồ Tát gia trì là duyên. Nếu chính mình không tu trì chân thật thì duyên của Phật, Bồ Tát chẳng thể gia trì, [các ngài] muốn tạo tăng thượng duyên cho bạn cũng không được, chẳng giúp gì được. Nhất định tự mình phải có nhân, bạn có nhân thật sự, sau đó Phật, Bồ Tát tạo trợ duyên cho bạn, quả sẽ thành tựu rất thuận lợi, đạo lý là như vậy.



Sám hối nghiệp chướng tức là niệm phật để cho tâm thanh tịnh hiện ra.
Anh nguynlinhtam cho em link toàn bộ nội dung được không ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Bài trên nguynlinhtam trích từ Bài giảng Kinh Địa Tạng của HT Tịnh Không ở:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk.htm

Còn về phần đoạn trích thì link toàn bộ thì nguynlinhtam có đăng rồi đó: :)
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk24.htm

Phục thứ Quán Thế Âm nhược vị lai thế hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dục cầu hiện tại vị lai bá thiên vạn ức đẳng nguyện, bá thiên vạn ức đẳng sự, đản đương quy y chiêm lễ cúng dường tán thán Ðịa Tạng Bồ Tát hình tượng, như thị sở nguyện sở cầu tất giai thành tựu.

Lại nữa, này Bồ Tát Quán Thế Âm! Vào đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào muốn cầu trăm ngàn vạn ức điều nguyện, trăm ngàn vạn ức sự việc về hiện tại cùng vị lai, chỉ nên quy y, chiêm lễ, cúng dường, ngợi khen hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; thì các điều sở nguyện sở cầu như thế ắt đều thành tựu cả.


Giảng:
Ðây là đoạn thứ năm, dùng cách hiện nay để nói chính là có cầu ắt ứng, có nguyện ắt thành. Đây là nói về người thế gian, bất luận là trong quá khứ hay trong hiện tại, bất luận là người Trung Quốc hay ngoại quốc, có thể nói chẳng có một chúng sanh nào chẳng mong cầu như vậy. Ai cũng có mong cầu, mấy ai trong đời có thể thỏa mãn tâm nguyện của mình? Chắc chắn là người mong cầu rất nhiều, người thật sự được toại nguyện vô cùng hiếm hoi. Người thế gian có mong cầu, khi nguyện ấy được toại nguyện, đại đa số đều là trong mạng của người đó có sẵn. Họ cầu tiền tài, trong mạng người ấy đích thật có tiền tài, khi thời cơ, nhân duyên chín muồi thì họ sẽ phát tài. Trong mạng họ có địa vị, tới lúc thời cơ nhân duyên chín muồi thì họ sẽ được làm quan, đó đều là trong mạng có sẵn. Sự mong cầu nói trong đoạn này là trong mạng bạn chẳng có, chẳng có mà bạn cầu được mới gọi là có cầu ắt ứng. Trong mạng có sẵn thì không tính, đây là trong mạng chẳng có. Nếu chẳng có mà muốn cầu được thì rất khó, chẳng dễ đâu. Ðây là oai thần chư Phật Bồ Tát gia trì, nói thật ra gia trì vẫn thuộc về tăng thượng duyên, thật sự nguyên nhân chủ yếu cũng là chính mình, chính mình y theo lời dạy của Phật, sốt sắng nỗ lực tu học, bây giờ tu thì bây giờ được cảm ứng. Ðây chẳng phải là do đời trước, mạng đời trước của bạn chẳng có, là do bạn tạo ngay bây giờ. Chúng ta phải hiểu rõ quan hệ nhân quả trong đó, hiểu rành rẽ thì bạn sẽ không ngờ vực, và cũng không trách Phật, Bồ Tát bảo hựu người khác mà chẳng bảo hựu bạn? Vì họ làm theo, bạn không làm theo, nếu bạn hiểu được việc này thì mới biết thật sự là có cầu ắt ứng.

Phía trước nói người mong cầu, việc được mong cầu, trong kinh nói rất rõ ràng, đặc biệt nói ‘nếu trong đời tương lai’, trong đoạn này mỗi một tiết đều nói về đời vị lai, thời đại hiện nay của chúng ta thuộc ‘đời vị lai’ này. Ðiều kiện của người mong cầu, phát nguyện này nhất định phải là ‘thiện nam tử, thiện nữ nhân’, ‘thiện’ là chữ then chốt; nếu không phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân, bạn y theo phương pháp này để cầu chưa chắc sẽ được cảm ứng, do đó chữ này là chữ then chốt. Hồi trước tôi giảng kinh Ðịa Tạng có thính chúng từng hỏi, tại sao họ tu học y theo kinh điển này, họ rất thành tâm, rất thành khẩn, thiết tha, nhưng cầu không được? Do đó họ nghi ngờ lời dạy trong kinh không đáng tin, họ tới hỏi tôi. Tôi chỉ chữ này, tôi nói: ‘Ông có làm được [tới tiêu chuẩn của] chữ ‘thiện’ này hay không?’ Ông ta suy nghĩ và hiểu được [rằng ông chưa làm đến tiêu chuẩn của chữ thiện này]. Vì kinh này là kinh Ðại Thừa, bạn tu học y theo phương pháp này, nguyện của bạn là nguyện nhỏ thì bạn chỉ cần có thiện nhỏ là được. Nếu nguyện của bạn là nguyện to lớn thì bạn nhất định phải có thiện lớn. Tiêu chuẩn của thiện là Tam Phước, bạn muốn cầu được sự việc thù thắng và quả báo thù thắng trong cõi trời và người, thì bạn phải làm việc thiện trong cõi trời người ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười nghiệp thiện’, bạn làm được hay chưa? Nếu bạn thật sự làm được thì bạn là thiện nam tử, thiện nữ nhân trong thế gian, phước báo thù thắng trong thế gian bạn có thể cầu được. Còn quả báo thù thắng xuất thế gian bạn chưa chắc sẽ cầu được, tại sao vậy? Tiêu chuẩn thiện ấy cần phải nâng cao lên mới được.

Cho nên bạn mong cầu quả báo Nhị Thừa thì nhất định phải ‘thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’, ba câu này thoạt nghe hình như chẳng khó hiểu, nhưng thật ra chẳng dễ, chẳng dễ hiểu. Tam quy là gì? Hiện nay rất nhiều người coi nhẹ việc này, họ coi việc này rất đơn giản, rất dễ dàng. Cứ tìm pháp sư, ở trước tượng Phật niệm vài câu kệ thì tưởng là đã quy y, làm gì có chuyện tiện nghi như vậy? ‘Quy’ là thực sự quay về, ‘y’ là thực sự nương tựa. ‘Quy y Phật’ là từ mê hoặc điên đảo quay lại, thực sự nương vào tự tánh giác. Quy y Pháp là từ tà tri tà kiến, tức là tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm quay lại, nương vào chánh tri chánh kiến. Quy y Tăng là từ hết thảy ô nhiễm quay trở lại nương vào tâm thanh tịnh, dễ gì làm được như vậy? Ðây là thiện pháp xuất thế gian. Ðiều thứ nhất trong Tam Phước là thiện pháp thế gian, điều thứ hai là thiện pháp xuất thế gian. Do đó có thể biết ngày nay chúng ta thọ Tam Quy và thọ giới, người xưa nói chẳng sai ‘có danh không thật’, tự mình phải hiểu rõ. Hiện nay người xuất gia thọ giới Tỳ Kheo tự cho mình đã thuộc vào hàng tỳ-kheo, đại sư Ngẫu Ích nói đó là vọng ngữ. Họ chẳng đắc giới tỳ kheo, cứ tưởng là mình là tỳ kheo, lỗi này rất nặng. Ðại sư Ngẫu Ích nói từ đời Nam Tống trở về sau ở Trung Quốc đã chẳng có tỳ kheo nữa, giới tỳ kheo tối thiểu phải được năm vị tỳ kheo truyền giới, đương nhiên tốt nhất là mười vị, nếu tìm không đủ mười vị thì năm vị. Ðủ năm vị tỳ kheo mới có thể truyền giới tỳ kheo.

Sau đời Nam Tống, Trung Quốc chẳng có tỳ kheo, nhưng cũng truyền giới theo lệ, trong tâm chúng ta nhất định phải hiểu rõ đây là truyền giới trên mặt danh tự, chẳng có thật chất. Tại sao phải làm hình thức này? Chúng ta đọc tụng Giới Kinh, tránh cho người khác hủy báng, Giới Kinh nói người chưa thọ giới không được coi, chúng ta thọ giới trên hình thức để đọc Giới Kinh. Hồi trước Chương Gia đại sư nói với tôi khi bạn thật sự có thể làm được một điều, hiểu được một điều thì làm một điều, vậy thì bạn đã thọ giới điều này, [thọ giới] chẳng ở trên hình thức. Tuy bạn đã thọ giới ở giới đàn, nhưng bạn không giữ tròn giới đó thì kể như là bạn chẳng có thọ giới, do đó chúng ta nhất định phải biết thân phận của mình. Sau khi Ngẫu Ích đại sư thọ giới Tỳ Kheo xong, ngài đối trước Phật, Bồ Tát trả lại giới, ngài trì giới Sa Di. Vì không có tỳ kheo, nên có thể thề trước Phật, Bồ Tát để thọ giới Sa Di, thọ giới Bồ Tát cũng vậy, do đó cư sĩ tại gia có thể thọ giới Bồ Tát và giới Sa Di vì thọ hai giới này không cần có tỳ kheo. Còn giới Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni cần phải có tỳ kheo thật sự, nếu không có tỳ kheo thật sự thì tuyệt đối không đắc giới. Do đó Ngẫu Ích đại sư cả đời tự xưng là Bồ Tát Giới Sa Di, đây là tổ sư đại đức làm gương cho chúng ta. Lão nhân gia tự xưng là sa di, đồ đệ của ngài là pháp sư Thành Thời không dám xưng là sa di. Pháp sư Thành Thời chỉnh lý trước tác của Ngẫu Ích đại sư xong khắc ván lưu thông, công đức này rất lớn. Nếu không có pháp sư Thành Thời thì trước tác của Ngẫu Ích đại sư sẽ không được truyền cho hậu thế. Pháp sư Thành Thời tự xưng Bồ Tát Giới Xuất Gia Ưu Bà Tắc. Ngày nay chúng ta gọi Ưu Bà Tắc là cư sĩ, bạn coi pháp sư Thành Thời khiêm tốn như vậy đó. Tôi là cư sĩ xuất gia, các bạn là cư sĩ tại gia, đây là thân phận ‘danh phù hợp thật’, là quan niệm và lý luận chính xác. Gần đây pháp sư Hoằng Nhất là một vị rất thông thạo giới luật, ngài cũng tự xưng là Xuất Gia Ưu Bà Tắc. Ðây là việc chúng ta nhất định phải hiểu, phải biết thân phận mình là gì thì mới không đến nỗi phạm sai lầm.

Nhưng Xuất Gia Ưu Bà Tắc có thể học Bồ Tát không? Có thể học, Bồ Tát Xuất Gia Ưu Bà Tắc đương nhiên có thể học Bồ Tát. Ðiều thiện của Bồ Tát nhất định phải phát tâm Bồ Ðề, phát tâm Bồ Ðề tức là thật sự phát tứ hoằng thệ nguyện ‘chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’, bạn còn làm tổn thương hết thảy chúng sanh nữa sao? Bạn giúp họ còn không xuể thì làm sao có thể gây tổn thương cho họ? Nếu chúng ta bất mãn đối với bất cứ một chúng sanh nào, chê bỏ họ, dùng tâm sân hận để đối xử với họ thì tâm Bồ Ðề của chúng ta chẳng còn nữa. Tâm Bồ Ðề là tâm đại từ đại bi, thanh tịnh, bình đẳng, giác. Từ thanh tịnh, bình đẳng, giác sanh khởi đại từ bi, có tâm Bồ Ðề thì bạn mới có thể giúp đỡ hết thảy chúng sanh. Muốn giúp đỡ hết thảy chúng sanh thì trước hết phải thành tựu đức hạnh, trí huệ của mình, do đó phải đoạn phiền não, đoạn tập khí, ‘phiền não vô biên thệ nguyện đoạn; thành tựu học vấn và trí huệ của mình là ‘pháp môn vô lượng thệ nguyện học’. Sau đó ‘Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành’; ba nguyện sau là để hoàn thành nguyện thứ nhất, bạn thành Phật để làm gì? Ðoạn phiền não để làm gì? Bạn học pháp môn để làm gì? Thành Phật đạo để làm gì? Là để độ hết thảy chúng sanh, chẳng phải vì chính mình. Nếu nói đoạn phiền não là vì chính mình, học pháp môn cũng là vì chính mình thì đó là Tiểu Thừa, Quyền Giáo Bồ Tát, họ chưa đoạn hết ngã chấp và pháp chấp, đương nhiên ngã chấp và pháp chấp của họ ít hơn phàm phu chúng ta quá nhiều, nhưng vẫn chưa sạch sẽ rốt ráo, chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này. Do đó chữ ‘thiện’ ở đây là chữ then chốt, chúng ta đã thực hiện được chưa? Chúng ta có phải là thiện nam tử, thiện nữ nhân như trong kinh nói hay không? [Đoạn này] giải thích về ‘người có thể cầu’ trước.

Tiếp theo sau là nói về những việc mong cầu. Những việc mong cầu rất rộng, rất nhiều, chuyện bạn mong cầu không có gì không toại nguyện. Chú giải ghi rất hay, chúng ta hãy đọc thử ‘nguyện niệm tại nội’ (nguyện vọng và ý niệm ở bên trong) bạn có nguyện, có ý niệm mong cầu, có ý: ‘sự tướng cứ ngoại’ (sự tướng ở bên ngoài), việc bạn mong cầu ở bên ngoài. ‘Ước thế xuất thế gian, tắc hữu bá thiên vạn ức’ (Trong thế gian, xuất thế gian, có trăm ngàn vạn ức), chuyện bạn mong cầu quá nhiều, nói chẳng hết. ‘Hoặc cầu hiện sanh quả toại’ (hoặc cầu đời này được quả báo toại nguyện), hoặc cầu trong đời này nguyện vọng của bạn đều được xứng tâm như ý, ‘toại’ nghĩa là xứng tâm như ý. ‘Hoặc kỳ tha thế tùng tâm’ (hoặc mong cầu đời sau sự việc xứng tâm vừa ý), hoặc hy vọng đời sau, việc bạn mong cầu chẳng phải là đời này, mà đời sau có quả báo thù thắng. Sau đó pháp sư dẫn ‘Ðịa Tạng Thập Luân Kinh’, kinh nói ‘thử thiện nam tử, tùy sở tại xứ, nhược chư hữu tình, hoặc vi đa văn’ (Người trai lành ấy ở bất cứ nơi đâu, nếu các hữu tình vì muốn được đa văn), ở đây nêu vài thí dụ, hy vọng trong đời này có cơ duyên tốt có thể nghe được Phật pháp. Hoặc là ‘tịnh tín, tịnh giới, tịnh lự’, tịnh lự là thiền định, ‘đó là thần thông, bát nhã, giải thoát, diệu sắc thanh, hương, vị, xúc, lợi dưỡng, danh văn, công đức, hoa quả, rừng cây, giường chiếu, nhà cửa, v.v., đây là vài thí dụ, những gì người thế gian, xuất thế gian hy vọng mong cầu quá nhiều, quá nhiều. Tiếp theo là ngài dạy chúng ta phương pháp:

Ðản đương quy y chiêm lễ cúng dường tán thán Ðịa Tạng Bồ Tát hình tượng, như thị sở nguyện sở cầu tất giai thành tựu.

Nên chỉ quy y, chiêm lễ, cúng dường, ngợi khen hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì các điều sở nguyện sở cầu như thế ắt đều thành tựu.


Giảng:
Ðoạn này thật ra chính là ‘Tu hành đúng như lời dạy’ trong Phẩm Hạnh Nguyện, đây là câu thứ nhất trong các pháp cúng dường. Chỉ cần bạn có thể thật sự cúng dường bằng cách tu hành đúng như lời dạy thì nguyện của bạn không khi nào chẳng được toại nguyện, bạn đều có thể đạt được. Do đó nhất định phải hiểu ý nghĩa của câu này thiệt rõ ràng, thiệt thấu triệt, bốn chữ ‘quy y cúng dường’ này quan trọng nhất. ‘Quy’ là quay về, từ hết thảy những sai lầm của chúng ta thật sự quay lại, quay về nghĩa là sám hối. Lúc tôi mới học Phật, Chương Gia đại sư dạy tôi ‘Trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng’, đây là thật chứ chẳng giả. Lúc bạn có cầu nhưng không ứng được, chẳng có cảm ứng là vì nguyên nhân gì? Vì chính bạn có nghiệp chướng, chỉ cần bạn sám hối, tiêu trừ nghiệp chướng thì cảm ứng sẽ hiện ra. Tôi thỉnh giáo ngài làm sao sám trừ nghiệp chướng? Ngài dạy tôi bốn chữ ‘hậu bất tái tạo’ (sau không làm nữa), nghe xong tôi hiểu được. Thiện tri thức thật sự chẳng nói dối, cũng không nói vòng vo dài dòng, lời ngài dạy vô cùng đơn giản, trọng yếu. Trong nhà Phật rất nhiều nghi thức sám hối đều chẳng cần thiết [nếu bạn hiểu được bốn chữ trên]. Khi biết bạn sai rồi, từ rày về sau không phạm lại cùng một sai lầm đó nữa, như vậy gọi là thật sự sám hối. Tôi học theo ngài ba năm, cách ngài dạy khác với cách dạy của các pháp sư, đại đức khác, làm cho chúng tôi cảm thấy rất hợp tình, hợp lý, hợp pháp, chẳng thể không khâm phục.

Từ đó tôi mới hiểu tự biết mình phạm lỗi thì đó là giác ngộ; chữ ‘biết’ đó chính là giác, bạn đã giác ngộ. Có thể sửa lỗi và cải chính trở lại là tu hành, là sám hối. Cho nên nhà Phật nói về chuyện tu hành, hai chữ ‘sám hối’ đều bao gồm hết thảy [chuyện tu hành], tức là không tái phạm những lỗi lầm giống vậy. Nhà Nho nói ‘bất nhị quá’ (không phạm lỗi hai lần) chẳng khác những gì nhà Phật nói, lỗi chỉ có thể phạm một lần, không thể phạm lỗi lần thứ hai, lần thứ nhất là vì bạn ngu si, sau khi hiểu xong và giác ngộ rồi không phạm lại lần thứ hai, đó là quay về, thật sự quay lại. Sau khi quay về thì đời sống chúng ta, hành vi chúng ta, xử sự đãi người tiếp vật nên noi theo cái gì? Noi theo lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, đó gọi là ‘quy y’, bạn quy y Địa Tạng Bồ Tát. Nếu chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói hành động trái ngược với lời dạy trong kinh này thì chúng ta chẳng có quy y, chúng ta không có nơi nương dựa. Bạn không noi theo và làm theo lời dạy của Địa Tạng Bồ Tát. Sự quy y đó là giả, có danh không thật. Mang tiếng là ‘quy y’ nhưng không thật sự quy y, nói cho chư vị biết không những chẳng có lợi ích mà còn có tội lỗi nữa. Khi chưa quy y bạn phạm tội thì chỉ kết một tội; sau khi quy y, bạn đã biết rõ mà cố phạm thì bạn sẽ phạm hai tội. Đạo lý này không khó hiểu, tôi tin người có căn tánh bậc trung đều có thể hiểu rõ ràng. Cho nên người thiện là người thật sự quy y.

‘Chiêm lễ’ là tụng niệm hằng ngày, hiện nay chúng ta gọi là khóa tụng sáng tối, đây là để nhắc nhở chính mình, trong khóa tụng sáng tối bạn phải chiêm ngưỡng, lễ lạy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát. Lễ lạy là cung kính, biểu lộ lòng thành kính của mình, y giáo phụng hành. Chúng ta noi theo kinh luận nào để tu hành? Chúng ta không có khả năng học thuộc lòng hết bộ kinh, thì phải trích lục những lời dạy quan trọng trong kinh ghi ra rồi học thuộc lòng, mỗi ngày phải đọc cho thuộc. Đương nhiên nếu bạn có thời giờ thì mỗi ngày đọc kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện một lần cũng tốt, nói thật ra niệm một lần cũng chưa đủ, tại sao vậy? Không nhớ nổi. Vẫn phải chọn những lời dạy quan trọng rồi chép ra, cũng như cuốn ‘Quy Tắc Tu Học Tịnh Tông’ vậy, chúng tôi chọn từ kinh Vô Lượng Thọ và chép ra 60 điều để cho dễ nhớ. Chúng ta phải làm cho bằng được mỗi điều trong 60 điều này. Chúng tôi cũng chọn 60 điều từ kinh Bảo Tích, từ kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo. Trong kinh này, Thế Tôn chuyên nói về đời Mạt Pháp, tức là thời đại hiện nay chúng ta, những lỗi lầm mà người xuất gia chúng ta thường phạm mà chính chúng ta cũng không biết, tự mình không biết mình đã phạm sai lầm, vẫn nghĩ là mình làm đúng. Đức Phật kể ra chúng ta mới bất chợt tỉnh ngộ, mỗi ngày đều tạo tội nghiệp mà còn cảm thấy là chính mình tu hành rất giỏi; tương lai rơi vào ba đường ác rồi còn không biết tại sao lại đọa lạc, bạn nói có đáng thương, có đáng sợ hay không? Do đó bộ kinh này rất quan trọng.

Lời khai thị của Thế Tôn đối với người xuất gia đời Mạt Pháp, quở trách một số lỗi lầm chúng ta nên sửa đổi, chẳng phải chỉ nêu trong kinh này mà thôi. Nhưng chúng ta trích lục ra vài điều này, trước hết chúng ta phải sửa những lỗi lớn trước, sau đó mới sửa lỗi nhỏ. Nếu lỗi lớn không sửa nổi thì lỗi nhỏ sẽ không dễ gì sửa được, chẳng đạt được hiệu quả. Do đó phải thật sự tu hành y theo lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, lời dạy trong kinh cũng phải chọn ra vài chục điều, bày trước mặt chúng ta, phải làm theo hằng ngày, đó gọi là ‘cúng dường bằng cách tu hành y theo lời dạy’, đó là việc tự tu. Không những chính bạn phải y giáo phụng hành, bạn còn phải giáo hóa chúng sanh, đó là pháp Đại Thừa. Điều thiện của Bồ Tát Đại Thừa ‘Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa’, phía sau còn ‘khuyến tấn hành giả’, cho nên tự mình làm cũng chưa đủ, còn phải khuyên người ta làm theo.

‘Tán thán Địa Tạng Bồ Tát hình tượng’, chữ ‘hình tượng’ này, nói cho chư vị biết chẳng phải là hình tượng do đúc nặn, tô vẽ mà có, các bạn suy nghĩ coi đây là hình tượng gì? Là hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thị hiện trong nhân gian. Ngài dùng tâm gì khi xử sự, đãi người, tiếp vật, ngài dùng thái độ như thế nào khi tiếp xúc với hết thảy người, hết thảy sự, hết thảy vật, đó gọi là hình tượng. Lời xưng tán, giảng giải công đức của Địa Tạng Bồ Tát, đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, kinh Địa Tạng Thập Luân, kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, đó là chuyên tán thán hình tượng Địa Tạng Bồ Tát. Cho nên mọi người đừng hiểu lầm rằng tạo một tượng Bồ Tát là tán thán, nghĩ vậy thì sai rồi. Chữ tán thán ở đây, một là vì người diễn thuyết, hai là làm gương cho người khác, bạn tu pháp môn Địa Tạng, bạn có giống Địa Tạng Bồ Tát hay không? Hình tượng của bạn có phải là hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát hay không? Đó mới gọi là tán thán thật sự. Nếu bạn có thể làm như vậy, Địa Tạng Bồ Tát trong thời kỳ Mạt Pháp thay mặt Thế Tôn hoằng pháp lợi sanh, tiếp dẫn đại chúng, thì những gì bạn nguyện, bạn cầu đâu lẽ nào không thành tựu cho được? Chư vị nghĩ coi những gì bạn cầu, bạn nguyện là công đức trong tự tánh của bạn hiện tiền hay là do Phật, Bồ Tát gia trì cho bạn? Cả hai đều có, tự tánh công đức là nhân, Phật, Bồ Tát gia trì là duyên. Nếu chính mình không tu trì chân thật thì duyên của Phật, Bồ Tát chẳng thể gia trì, [các ngài] muốn tạo tăng thượng duyên cho bạn cũng không được, chẳng giúp gì được. Nhất định tự mình phải có nhân, bạn có nhân thật sự, sau đó Phật, Bồ Tát tạo trợ duyên cho bạn, quả sẽ thành tựu rất thuận lợi, đạo lý là như vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn anh rất nhiều! :D


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

thế thì hãy hồi hướng công đức ấy cho vị vong kia, để vị ấy có thể được giải thoát để thay lời cảm ơn!!! Không biết nói gì hơn ngoài :" cám ơn tamnhu000 rất nhiều!!!" Letamnhi1995 chắc chắn rằng bất cứ ai đọc bài viết này cũng đêu sanh tâm hoan hỷ và lòng tin Phật Pháp càng vững chắc hơn! tangbong tangbong


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Tamnhu_go4santi
Bài viết: 50
Ngày: 30/11/10 06:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: taiwan
Nghề nghiệp: thẫm mỹ

Re: PHẬT PHÁP CỨU ĐỜI TÔI!

Bài viết chưa xem gửi bởi Tamnhu_go4santi »

letamnhi1995 đã viết:thế thì hãy hồi hướng công đức ấy cho vị vong kia, để vị ấy có thể được giải thoát để thay lời cảm ơn!!! Không biết nói gì hơn ngoài :" cám ơn tamnhu000 rất nhiều!!!" Letamnhi1995 chắc chắn rằng bất cứ ai đọc bài viết này cũng đêu sanh tâm hoan hỷ và lòng tin Phật Pháp càng vững chắc hơn! tangbong tangbong
cảm ơn bạn chia sẻ với mình và lời động viên an ủi của bạn! chúc bạn luôn mạnh khỏe vui vẻ tangbong tangbong tangbong


http://vidieuphapctr.blogspot.tw/

http://vn.360plus.yahoo.com/thammy_tran


Vạn Pháp Duy Tâm Tạo
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách