Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

hoasenmaimai đã viết:
alphatran đã viết:
hoasenmaimai đã viết:Ta bà trong mắt của các vị A la hán , của Thanh văn , của Bồ tát , của Phật đâu có giống nhau đâu .
Con xin lạy thầy ạ kinhle
Làm ơn không đem các nội dung khác vào box Nam Truyền
Ủa vậy ở box này là nói theo tục đế , không nói theo đệ nhất nghĩa đế sao ?
Tui thấy đệ nhất nghĩa đế dễ hiểu mà , vì tất cả pháp đều là Phật pháp mà .
kinhle kinhle kinhle !
Kính thưa! Tương lai Thầy sẽ thành Phật độ sinh ạ.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Của báu nhà mình không đem ra , sao lại nhìn của báu nhà người ?


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

hoasenmaimai đã viết:Của báu nhà mình không đem ra , sao lại nhìn của báu nhà người ?
kinhle kinhle kinhle
Kính thưa! Tương lai Ngài cũng sẽ giác ngộ giải thoát.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

VoMinhDaCheMo đã viết:
hoasenmaimai đã viết:Của báu nhà mình không đem ra , sao lại nhìn của báu nhà người ?
kinhle kinhle kinhle
Kính thưa! Tương lai Ngài cũng sẽ giác ngộ giải thoát.
vominh là phật tử tại gia hay xuất gia , học Phật pháp đã bao lâu rồi , đọc bao nhiêu kinh sách rồi , phát bao nhiêu lời nguyện rồi , ấy là hỏi về tục đế , có thể bày tỏ cho minh biết không , ý nguyện bây giờ là gì , muốn học theo phương tiện hay là theo trí huệ , muốn học theo Tịnh độ hay Thiền tông .


co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

alphatran đã viết:Thưa các vị đạo hữu có tham học theo truyền thống Nam Truyền,

Có một vấn đề này khiến alpha phải suy nghĩ nhưng không tìm được câu trả lời.

Xưa nay mình đi từ KHỔ mà đi tới, vì thế KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO là đề tài gắn liền với mọi tư duy trong 24h/ngày. Lắm lúc nói chuyện chia sẻ với nhau cũng toàn nói về KHỔ. Thế là dần dần tự nhiên thấy mình sống TIÊU CỰC hẳn ra, có xu hướng tránh né cuộc đời. Hóa ra tự ghi lên mặt mình hai chữ YẾM THẾ. Đến đây là nguy cho Phật giáo rồi.

Chợt nghĩ cõi Ta Bà này trong cái nhìn của một vị chứng quả A LA HÁN là thế nào nhỉ? Khi đó các vị ấy chứng Niết Bàn rồi thì có còn thấy Ta Bà này khổ nữa không, các vị ấy có khổ không?

Phật Thích Ca dạy các pháp là vô ngã, thì là duyên hợp thì thành, duyên hết thì tan, như thế có thể nào tìm ra cái gì là KHỔ và NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ. Đã không có thực cái KHỔ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ thì có xét về chân lý có thật có DIỆT và ĐẠO không?

Như thế, phải chẳng Khổ Tập Diệt Đạo cũng là những danh tự do duyên mà thành hết duyên thì chẳng còn. Và rằng bốn đế này chỉ là phương tiện cho chúng sanh nơi lục đạo thoát ra ngoài. Chứ thực tế cõi đời này, cõi Ta Bà này không có gì gọi là KHỔ, cũng không có gì gọi là KHÔNG KHỔ.

Như thế nếu kẻ tu hành cứ một chiều ca cẩm KHỔ, đó có phải là sai pháp Phật dạy hay không? Rất mong các vị chỉ dạy cho, nếu vị nào biết nội dung Kinh điển Nam Truyền nào giải được chỗ nghi này mong thương tình chỉ giúp alpha với.

Thành kính kinhle
Tôi có 2 người anh lớn tuổi hơn . Một người sống trong gia đình đầy đủ , không thiểu thốn . Nói chung anh này giỏi nhưng tương lai của anh hẹp quá . Mỗi khi trao đổi thì anh ấy luôn cho rằng " ta là vô đối " .
NGười thứ hai sống trong gia đình đơn giản . Cha đạp xích lô , mẹ đi bán chè sống qua ngày . Rồi sau khi tốt nghiệp cấp 3 lê đại học , song song đó anh nối nghiệp với cha là đi đạp xích lô , và kiêm thêm .... đi móc bọc . Anh khó khăn là thế nhưng anh vẫn đậu loại giỏi trường Đại Học Kinh Tế khoa Quản Trị Kinh Doanh . Ra trường anh làm thuê , là một người làm thuê cực giỏi , nhưng rồi cũng như những lần trước , với anh như vậy vẫn là " khổ " . Rồi anh lao vào làm chủ một cty nhỏ , cuộc sống đủ đầy hơn và đương nhiên thu nhập gấp vài chục lần làm công . Nhưng sao anh vẫn thấy " khổ " . Rồi cty anh dần lớn mạnh hơn , rồi thì trở thành Gruop ... tôi biết đến đây cuộc đời của anh vì anh lớn hơn tôi có 8 tuổi mà thôi . Nhưng tôi biết anh vẫn thấy " khổ " .
Chưa một lần anh tự cho mình là " vô đối " .
alphatran bạn thấy người anh thứ 2 của tôi thế nào ? Anh ta ủy mị yếm thế lắm không ? CÒn người đầu tiên thế nào? Phải chẳng anh này là mạnh mẻ?
Có lẻ nếu 1 lần chỉ 1 lần anh nghe người anh thứ 2 của tôi trình bày về chiến lược trước các giám đốc thì bạn sẽ thấy anh ta sao như là " mặt trời " có lực hút và tinh thần kinh khủng .

Phật Tử Phật Giáo Nguyên THủy cũng thế đó . Chúng tôi dù là tại gia hay xuất gia đều thầy cuộc đời này khổ . Các sư thấy sao thế gian này " khổ tâm " nhiều quá , các sư lại im lặng mà vượt qua những chông gai để mà diệt khổ tâm đó . Còn hàng tại gia cư sĩ , dù biết là " khổ tâm " là phải diệt trừ đó , nhưng chúng tôi còn gánh thêm cái khổ thân nữa , chúg tôi phải làm lụng nữa .
Có lẽ lời nói tôi bạn nghe sao nhẹ nhàng . Nhưng bước đường đi đến vinh quang chỉ là nhẹ nhàng trên khóe môi này thôi . Thực tế để có thể như những Đặng Lê Nguyên Vũ , steve jobs .v.v. thì không dễ như những gì mà họ nói cho bạn nghe đâu " tôi thấy chưa đủ , tôi muốn ngày mai hơn ngày hôm nay " .


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính chào quý đạo hửu Alphatran, Hlich, Cục Đất, Biển Tâm, Quan Sát, và các vị đạo hửu khác

Lâu ngày không gặp đạo hửu vẩn khỏe? Mong quý vị vẩn thường nương tựa giáo pháp của Đức Phật trong đời sống hằng ngày.

Xin được trích từ quyển "Đức Phật và Phật Pháp" của cổ trưởng lảo Narada, một vị cao tăng mà Hieule luôn nhắc đến với tâm kính ngưởng kinhle kinhle kinhle

"Người kia đi quanh quẩn giữa một khu rừng mênh mông, đầy chông gai và đá nhọn. Trong khi lang thang bất định, anh sực nhìn lại phía sau và thấy một thớt voi đang rượt theo. Giựt mình, anh vụt chạy. Voi đuổi theo. Chạy đến một cái giếng cạn anh định nhảy xuống để tránh voi. Nhưng dưới đáy giếng có một con rắn độc. Thớt voi vẫn lù lù trờ tới. Hoảng hốt, anh chụp lấy một dây rừng từ cây cao lòng thòng trên miệng giếng và vội vã leo phăng lên, bất chấp gai nhọn đầy trên sợi dây cào trầy cả mình mẩy và tay chân. Lúc ấy anh chàng ngước mặt nhìn lên, thấy một ổ ong. Bầy ong bay tủa ra vây đánh anh. Phía trên nữa có hai con chuột, một trắng, một đen, đang cặm cụi gặm nhấm sợi dây mà anh đang đeo trên đó.

Vừa lúc ấy, một giọt mật từ ổ ong rơi xuống ngay vào miệng anh. Bấy giờ, quên cả thớt voi đang rượt, con rắn độc đang nằm dưới đáy giếng, sợi dây có gai nhọn cào trầy cả mình mẩy, bầy ong đang vây đánh và hai con chuột, tượng trưng cho ngày và đêm, đang gặm nhấm sợi dây đời sống, anh mê mệt thọ hưởng giọt mật một cách thỏa thích...".

Ðó là hình ảnh của cuộc sống mà chúng ta đang sống: Người lang thang lạc bước giữa rừng là chúng ta. Khu rừng mênh mông đầy chông gai là kiếp nhân sinh trong vòng luân hồi. Thớt voi tượng trưng cho Tử Thần. Con rắn độc nằm dưới đáy giếng là sự già nua. Sợi dây rừng đầy gai nhọn là sự sinh. Bầy ong là những nỗi khổ đau luôn luôn đe dọa sự an lành của chúng ta. Giọt mật hình dung những thú vui hiếm hoi trong đời sống. Hai con chuột, một trắng, một đen là ngày và đêm.

Trên bước viễn du trong vòng luân hồi, từ vô lượng kiếp, chúng ta vẫn còn đang lặn hụp trong những kiếp sống triền miên tiếp diễn mà không tìm được đường thoát. Hạnh phúc mà phần đông chúng ta mong tìm chỉ là sự thỏa mãn một vài ước vọng. Nhưng vừa khi đạt đến điều mong mỏi ta lại ước mơ điều khác và cứ như thế không ngừng. Chúng ta không bao giờ được thỏa mãn trọn vẹn vì không bao giờ biết là đủ. Lẽ dĩ nhiên, một ước vọng không được toại nguyện làm cho ta đau khổ. Nhưng dầu có được toại nguyện đi nữa, ta lại lo âu, bận tâm suy nghĩ để gìn giữ, sợ nó mất đi.

Khi nói sanh là khổ, không phải chúng ta chỉ nghĩ đến nỗi khổ nhọc hiểm nguy gây nên do cảnh mang nặng đẻ đau mà sâu xa hơn, ta phải nhận thức rằng chính cái sanh là đầu dây mối nhợ, là khởi duyên, tạo cơ hội cho cái khổ bám vào. Nếu không sanh tức không có sự sống và không có sự sống tức là không có khổ. Vì lẽ ấy mục tiêu cứu cánh của người Phật-tử là thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, tức thoát ra khỏi mọi khổ đau. Nhưng bản chất tự nhiên của chúng sanh là cố bám vào sự sống, giống như anh chàng bị gai quàu trầy cả mình mẩy mà vẫn đeo chắc lấy sợi dây, vì ái-dục là một năng lực vô cùng hùng mạnh, luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Chính ái-dục, thô kịch hay vi tế, thúc đẩy ta đeo níu, cố bám chắc vào sự sống dưới mọi hình thức và do đó, dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạt trong biển trầm luân.

Khổ có ba trạng thái 1) Khổ khổ = chiển tranh, nạn đói nghèo, tình trạng vô gia cư, y tể căn bản không phát triển, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, nạn thất nghiệp, kinh tế suy thoái, stress, ung thư, đau tim, mất trí lúc về già, bất toại nguyện mà chúng ta bắt buộc phải kham nhẩn (cỏi ta bà)

2) Vô thường khổ = Ðau khổ vì đời sống là vô-thường, là sắc thái thứ nhì của Dukkha. Khi mà tất cả mọi sự vật đều biến đổi, không có gì ổn định, không có gì bền vững, không có gì tồn tại giống hệt nhau trong hai khoảnh khắc thì hậu quả dĩ nhiên là trạng thái vô-thường, bất ổn, bất định, bất điều hòa, những khía cạnh khác nhau của đau khổ (Dukkha). Chính sự biến đổi là dấu hiệu của khổ.

3) Hành khổ = Sắc thái thứ ba của đau khổ là Hành-khổ (Sankhãra Dukkhatã). Hành (Sankhãra) là một danh từ có rất nhiều ý nghĩa. Ở đây, danh từ này bao hàm tất cả những gì được cấu tạo do nhiều nguyên nhân cùng hợp lại, một cấu hợp, một nhóm, một khối. Theo Phật-giáo thể xác con người là sự cấu hợp của hai thành phần: Danh và Sắc, phần tâm lý và phần vật lý (vật chât).

Thể xác con người không phải là một thực thể đơn thuần, nguyên vẹn, không biến đổi, mà là một tiến trình luôn luôn tiếp diễn hay nói một cách khác "Dòng đời là vô tận". Tâm và thân luôn luôn biến đổi như một sự tiếp nối liên tục, một giòng sông luôn luôn trôi chảy và không bao giờ tồn tại giống hệt nhau trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Mỗi giây, mỗi khoảnh khắc trôi qua thì ở một điểm nước cũng trôi đi, nhường chỗ cho nước từ một điểm khác trôi đến. Ðiều này đưa ta đến kết luận: danh-sắc hay sự cấu thành của tâm và thể xác, cấu thành chúng sanh phức tạp mà ta gọi là con người không phải là một thực thể tự mình có khả năng tồn tại vĩnh cửu mà chỉ là một tiến trình liên tục diễn tiến. Ðã là một tiến trình thì nó là cái gì luôn luôn biến đổi, không tồn tại lâu dài. Chính vì lẽ ấy mà nó là đau khổ (Dukkha). Vậy sự đau khổ dính liền với con người trong sự cấu thành con người. Chính bản chất của khối ngũ-uẩn là đau khổ (Dukkha). Ðó là sắc thái hành-khổ (Sankhãra Dukkhatã).

Phật-giáo nhận cái khổ như một sự kiện sẵn có và dính liền với đời sống. Nhưng Ðức-Phật không dừng bước tại đây để buồn rầu hay để cầu nguyện cho chúng sanh. Như vị lương y, khi nhận thấy và xác nhận rằng thật sự có bệnh thì tìm phăng lên nguyên nhân của chứng bệnh và sau khi xác nhận rằng chứng bệnh có thể chữa trị, kê toa và chỉ dạy bệnh nhân phương thức trị liệu thích hợp. Cùng thế ấy, Ðức-Phật xác nhận đau khổ là chứng bệnh trầm kha của chúng sanh, ái dục là nguồn gốc của đau khổ, ái dục có thể tận diệt và phương thức diệt trừ ái dục, chấm dứt đau khổ, là Bát Chánh Ðạo gồm Giới - Ðịnh - Tuệ.
Có lời phê bình cho rằng Phật-Giáo cứ mãi nhắc đến vô-thường và luôn luôn đề cập đến cái chết, như vậy là bi quan, yếm thế.

Phật-Giáo không bi quan. Phật-Giáo cũng không lạc quan. Phật-Giáo chỉ thực tiễn. Trong một ngôi nhà đang bừng cháy người lạc quan nghĩ rằng rồi đây lửa sẽ dịu dần và tắt hẳn. Mọi việc sẽ được an bài tốt đẹp. Nghĩ vậy, người ấy ăn uống no say rồi yên giấc, vững bụng rằng ngày mai trời lại sáng và đâu sẽ vào đó một cách an toàn, không có gì phải bận tâm lo nghĩ. Người bi quan trái lại, vừa thấy lửa bốc cháy đã hốt hoảng lo sợ, rồi tuyệt vọng nghĩ rằng tất cả đã sắp trở thành tro bụi, mọi người đã bị hỏa thiêu, đời sống đã trở nên đen tối và đâm ra âu sầu ủ dột, chán nản, mà không làm gì tích cực để thoát nạn, cho đến khi ngọn lửa thật sự thiêu đốt tất cả. Cùng trong một cảnh ngộ người thực tiễn nhận định rõ ràng rằng thật sự có hiễm nguy và tận dụng khả năng để đối phó với hoàn cảnh một cách thích đáng. Đây là thái độ của người Phật-tử hiểu đạo chân chánh.

Hằng ngày ta có thể nhận định tánh cách vô-thường của vạn pháp. Hoa nở rồi tàn. Con người sanh ra, trưởng thành rồi chết. Mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi. Không có cái chi tồn tại vừng bền trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Do lý vô-thường có đau khổ. Ðau khổ là sự kiện dĩ nhiên, một thực tế của đời sống. Phật-giáo dạy chúng ta tận dụng khả năng để quan sát, suy luận và đối phó với thực tế.

Trích trong kinh bộ Samyutta Nikãya, điểm này đạo hửu Cục Đất, Hlich, và Biển Tâm chắc biết rỏ hơn mình :)

Một lần nọ, Ðức-Phật ngự tại Kosambi (Câu Ðàm Di) trong khu rừng cây Simsapa. Lúc ấy, nắm trong tay một nắm lá, Ngài ngỏ lời cùng các vị Tỳ-Khưu như sau:

"Các con nghĩ thế nào, này chư Tỳ-Khưu, số lá nằm trong tay Như-Lai và số lá trên cây, trong toàn thể khu rừng này, số nào lớn hơn?

- Bạch Hóa Ðức Thế-Tôn, số lá nằm trong tay Ngài hẳn thật không bao nhiêu nhưng lá trên cây, trong toàn thể khu rừng thì rất nhiều"

"Cùng thế ấy, này chư Tỳ-Khưu, những gì Như-Lai chứng ngộ mà không truyền dạy thật là nhiều, như lá trên cây. Chỉ một ít những gì Như-Lai truyền dạy. Tại sao? Này chư Tỳ-Khưu, tại sao Như-Lai không truyền dạy tất cả? Này chư Tỳ-Khưu, là bởi vì những điều ấy quả thật vô-ích, không thiết yếu để có một đời sống trong sạch, tinh khiết. Những điều ấy không dẫn đến nhàm chán, dứt bỏ, chấm dứt, an tịnh, thấu đạt trọn vẹn, giác ngộ, Niết-Bàn. Vì vậy, này chư Tỳ-Khưu, Như-Lai không công bố những điều ấy. Và, này chư Tỳ-Khưu, Như-Lai công bố những gì?

- Ðây là đau khổ, điều này Như-Lai công bố.

- Ðây là sự khởi phát của đau khổ, điều này Như-Lai công bố.

- Ðây là sự chấm dứt đau khổ, điều này Như-Lai công bố.

- Ðây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, điều này Như-Lai công bố.

Và tại sao, này chư Tỳ-Khưu, Như-Lai công bố những chân lý ấy? Bởi vì các chân lý ấy hữu ích, thiết yếu để có một đời sống trong sạch, tinh khiết, dẫn đến nhàm chán, dứt bỏ, chấm dứt, an tịnh, thấu đạt trọn vẹn, giác ngộ và Niết-Bàn. Vì vậy, này chư Tỳ-Khưu, Như-Lai công bố các chân-lý ấy".

Do vậy mình thấy câu kệ thuộc Nam Tông sau đây rất hay. Các pháp hữu-vi thật không bền vững. Nó có tánh cách sanh diệt là thường vì nhân sanh rồi diệt, diệt rồi sanh (nên thường hay có sự khổ-não). Chỉ có Niết-Bàn là pháp tịch diệt, dứt cả pháp hữu-vi ấy được mới có sự an-vui tuyệt đối.

Do đó người Phật tử thực tiển nên dựa vào "Bốn Thánh Đế", 37 phẩm trợ đạo, "Tám Thánh Đạo", kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Đại Niệm Xứ, hay Niệm Xứ (Mahasatipatthana) hay (Satipatthana) làm chiếc bè "Bát Nhã" cho mình ngay trong kiếp sống này để tìm những giây phút an lạc tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa "Thiểu dục tri túc; an bần thủ đạo; duy tuệ thị nghiệp". Hy vọng với duyên lành chúng ta được gặp Phật Pháp trong kiếp này sẻ là những hạt giống tốt giúp chúng ta luôn luôn gặp Phật Pháp trong những kiếp sống sau này để cuối cùng giống như một ví dụ trước đây mình đã có chia xẻ với quý đạo hửu là lửa tắt củi hết mà ở đây lửa tượng trưng cho ái dục hay nói cách khác tham, sân, và si. Lửa tắt củi hết = một trạng thái tịch tỉnh vượt lên trên nhửng tham, sân, si của một hạnh phúc tối thượng.

Mong đạo Hửu Alpha Tran đọc kỷ đoạn này, khoan phân tách đúng sai. Sau khi đạo hửu hiểu ý mình rồi thì hảy post bài nói ý của đạo hửu để xem chúng ta có hợp ý không. Vậy nhé.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 23/04/13 16:44 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính Đạo hửu CO 102 tangbong

Steve Jobs giàu bạc tỷ như vậy nhưng ông ta củng không thoát khỏi cancer (ung thư). Steve Jobs không bằng đạo hửu vì ông ta không có cái đạo hửu đang có, sự sống và sức khỏe. Steve Jobs không có đủ 6 căn như đạo hửu để có thể nghe pháp.
Steve Jobs có nhiều phước báo vì gieo nhân lành trong nhiều đời nhiều kiếp trước đây nên kiếp này hưởng quả do ông ta trồng.

Mình củng là một người làm công nhật ăn sản phẩm để nuôi miệng như phần lớn chúng ta ở đây nhưng mình nghỉ mình có nhiều may mắn hơn Steve Jobs. Tại sao mình nói vậy? Mình có thể mổi ngày bỏ ra vài giờ để nghe pháp online, cứ 2-3 tuần đi nghe pháp ở chùa hay thiền viện, gặp gở tất cả các thiện tri thức ở đây như Cục Đất, Hlich, Biển Tâm, Quan Sát, Alpha Tran, và ngay cả đạo hửu nửa, ít bị công việc ràng buộc hay phải lo âu như Steve Jobs...Steve Jobs tuy có nhiều tiền hơn mình nhưng ông ta không có nhiều thì giờ muốn đi nghe pháp thì đi như mình vậy thôi :D

Nếu nói người nhiều phước báo thì Steve Jobs không bằng Bill Gates vì Bill Gates biết bố thí phần lớn tài sản của mình, một hình thức gieo trồng quả lành cho kiếp sau của ông ta còn Steve Jobs thì không. Tài sản Steve Jobs làm ra cuối cùng củng phải chia cho hai người vợ trước và sau và con của mình. Nói chơi cho vui...con là nợ; vợ chồng là oan gia. Làm ra nhiều nhưng Steve Jobs đâu có sống quá 60 tuổi để hưởng thành quả lao động của mình hay tài sản tích tụ chỉ để trả cho chủ nợ và oan gia tiền kiếp của ông ta thôi :D Trở lại vấn đề Phật Pháp, mình vẩn may mắn hơn Bill Gates vì mình biết đến Phật Pháp còn Bill Gates thì chắc là không rồi :D Do đó thật rất khó mà nói ai nhiều phước báo hơn ai :)

Chúc đạo hửu thân tâm thường an lạc và luôn được tăng trưởng trong chánh pháp của Đức Phật.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
co102
Bài viết: 27
Ngày: 20/04/13 09:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Phật Giáo Nguyên Thủy

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi co102 »

Hieule đã viết:Kính Đạo hửu CO 102 tangbong

Steve Jobs giàu bạc tỷ như vậy nhưng ông ta củng không thoát khỏi cancer (ung thư). Steve Jobs không bằng đạo hửu vì ông ta không có cái đạo hửu đang có, sự sống và sức khỏe. Steve Jobs không có đủ 6 căn như đạo hửu để có thể nghe pháp.
Steve Jobs có nhiều phước báo vì gieo nhân lành trong nhiều đời nhiều kiếp trước đây nên kiếp này hưởng quả do ông ta trồng.

Mình củng là một người làm công nhật ăn sản phẩm để nuôi miệng như phần lớn chúng ta ở đây nhưng mình nghỉ mình có nhiều may mắn hơn Steve Jobs. Tại sao mình nói vậy? Mình có thể mổi ngày bỏ ra vài giờ để nghe pháp online, cứ 2-3 tuần đi nghe pháp ở chùa hay thiền viện, gặp gở tất cả các thiện tri thức ở đây như Cục Đất, Hlich, Biển Tâm, Quan Sát, Alpha Tran, và ngay cả đạo hửu nửa, ít bị công việc ràng buộc hay phải lo âu như Steve Jobs...Steve Jobs tuy có nhiều tiền hơn mình nhưng ông ta không có nhiều thì giờ muốn đi nghe pháp thì đi như mình vậy thôi :D

Nếu nói người nhiều phước báo thì Steve Jobs không bằng Bill Gates vì Bill Gates biết bố thí phần lớn tài sản của mình, một hình thức gieo trồng quả lành cho kiếp sau của ông ta còn Steve Jobs thì không. Tài sản Steve Jobs làm ra cuối cùng củng phải chia cho hai người vợ trước và sau và con của mình. Nói chơi cho vui...con là nợ; vợ chồng là oan gia. Làm ra nhiều nhưng Steve Jobs đâu có sống quá 60 tuổi để hưởng thành quả lao động của mình hay tài sản tích tụ chỉ để trả cho chủ nợ và oan gia tiền kiếp của ông ta thôi :D Trở lại vấn đề Phật Pháp, mình vẩn may mắn hơn Bill Gates vì mình biết đến Phật Pháp còn Bill Gates thì chắc là không rồi :D Do đó thật rất khó mà nói ai nhiều phước báo hơn ai :)

Chúc đạo hửu thân tâm thường an lạc và luôn được tăng trưởng trong chánh pháp của Đức Phật.
Mình đem tấm gương của Steve đưa lên đây hòng cho mọi người thấy rằng "phải biết khổ mới có quyết tâm vượt khổ " . Để từ đó thấy rằng những vị tu hành thực sự khi thấy thể giới này khổ rồi thì họ cũng tinh tấn , dũng mãnh và tự tin để vượt lên nó như Steve vậy . Chứ không phải là yếm thế hay sợ hãi đâu .


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Hieule đã viết:Kính Đạo hửu CO 102 tangbong

Steve Jobs giàu bạc tỷ như vậy nhưng ông ta củng không thoát khỏi cancer (ung thư). Steve Jobs không bằng đạo hửu vì ông ta không có cái đạo hửu đang có, sự sống và sức khỏe. Steve Jobs không có đủ 6 căn như đạo hửu để có thể nghe pháp.
Steve Jobs có nhiều phước báo vì gieo nhân lành trong nhiều đời nhiều kiếp trước đây nên kiếp này hưởng quả do ông ta trồng.

Mình củng là một người làm công nhật ăn sản phẩm để nuôi miệng như phần lớn chúng ta ở đây nhưng mình nghỉ mình có nhiều may mắn hơn Steve Jobs. Tại sao mình nói vậy? Mình có thể mổi ngày bỏ ra vài giờ để nghe pháp online, cứ 2-3 tuần đi nghe pháp ở chùa hay thiền viện, gặp gở tất cả các thiện tri thức ở đây như Cục Đất, Hlich, Biển Tâm, Quan Sát, Alpha Tran, và ngay cả đạo hửu nửa, ít bị công việc ràng buộc hay phải lo âu như Steve Jobs...Steve Jobs tuy có nhiều tiền hơn mình nhưng ông ta không có nhiều thì giờ muốn đi nghe pháp thì đi như mình vậy thôi :D

Nếu nói người nhiều phước báo thì Steve Jobs không bằng Bill Gates vì Bill Gates biết bố thí phần lớn tài sản của mình, một hình thức gieo trồng quả lành cho kiếp sau của ông ta còn Steve Jobs thì không. Tài sản Steve Jobs làm ra cuối cùng củng phải chia cho hai người vợ trước và sau và con của mình. Nói chơi cho vui...con là nợ; vợ chồng là oan gia. Làm ra nhiều nhưng Steve Jobs đâu có sống quá 60 tuổi để hưởng thành quả lao động của mình hay tài sản tích tụ chỉ để trả cho chủ nợ và oan gia tiền kiếp của ông ta thôi :D Trở lại vấn đề Phật Pháp, mình vẩn may mắn hơn Bill Gates vì mình biết đến Phật Pháp còn Bill Gates thì chắc là không rồi :D Do đó thật rất khó mà nói ai nhiều phước báo hơn ai :)

Chúc đạo hửu thân tâm thường an lạc và luôn được tăng trưởng trong chánh pháp của Đức Phật.
Có thể Bill Gate , Steve Job không biết Phật Pháp, nhưng họ có tâm Phật. Họ chắc chắn làm việc bằng cái tâm. Đó là niềm vui trong công việc. Nếu ai đó nói rằng họ làm việc vì tiền thì nên xem lại. Nếu không có tâm thì chẳng thể nào làm được (cái dụng) những việc lớn lao đến như vậy.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính đạo hửu Anhshipga tangbong

Nếu ý đạo hửu muốn nói rằng bất kỳ ai trên hành tinh 7 tỷ người này củng có khã năng thành Phật, mình hoàn toàn đồng ý. Cám ơn đạo hửu đã nhắc nhở. kinhle

Họ không bắt buộc phải theo Phật Giáo nhưng họ đều có khã năng thành Phật, ngay cả những tín đồ cuồng tín ôm bom tự sát của các tôn giáo khác củng có khã năng thành Phật vì về bản chất sen là sen hay nói đơn giản là Pháp Thân Phật chỉ có một.

Nếu không vì lý do này, Đức Phật đã nhập Niết Bàn ngay sau khi Ngài thành đạo thay vì đi giáo hóa chúng sanh.

Ai củng chỉ có 24 tiếng một ngày để sinh hoạt. Làm thương vụ lớn thì sẻ không có thì giờ nhiều để đi nghe pháp giúp tăng trưởng trong chánh pháp của Đức Phật. Đó là ý của mình. Mình chưa hề đề cập Steve Jobs hay Bill Gates có làm việc với tâm Phật hay không trong bài viết vì mình chưa bao giờ có cơ hội nói chuyện trực tiếp hay sinh hoạt hằng ngày với hai nhân vật nổi tiếng này.

Còn về làm thương vụ thì bắt buộc phải nghỉ đến tiền hay lợi nhuận. Đó là điều kiện tiên quyết nếu muốn thương vụ của mình tồn tại trên 3 năm. Mình không biết đạo hửu thuộc lảnh vực chuyên môn nào nhưng mình biết chút ít về kế toán tài chánh. Mình đã thấy rất nhiều thương vụ ở Mỹ có những ý tưởng rất hay và những sãn phẩm mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và loài người nhưng đều bị xếp xó vì giá thành quá cao, không sanh lợi nhuận cho giới đầu tư.

Mình chỉ nghỉ đơn giản như vầy, ai củng cần tiền để nuôi cái thân 4 đại trừ Đức Phật và các vị Thánh Đệ Tử của Đức Phật. Bởi vậy mới nói "Khổ khổ" chính là ở chổ này. Nếu không mình và đạo hửu sẻ chẳng cần lảnh tiền công của chủ làm chi cả. Vậy đi nhé :D
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 24/04/13 02:07 với 4 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính đạo hửu CO 102 tangbong

Cám ơn đạo hửu đã chỉ rỏ. Nếu mình nói sai chổ nào, mong đạo hửu bỏ qua cho mình vì mình hiểu lầm ý đạo hửu vậy :)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Ta bà trong mắt của các vị A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Tâm mình là Phật mà còn chưa giữ được , chưa giác ngộ được , chưa điều phục được , chưa giải thoát được , lẽ ra phải được Đại Tự Tại như chư Phật chư Tổ vậy mà vẫn chưa làm được như các Ngài .
Thế thì phước báo Nhân Thiên thì có nghĩa lý gì , cho dù là Vua của một nước như Lương Vũ Đế diện kiến Thánh Tăng cũng không có chỗ dụng .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách