Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính thưa các vị đạo hữu am hiểu Kinh tạng Nam Truyền,

Alpha có một câu hỏi này kính mong các vị hoan hỉ chỉ dạy giúp. Cơn bão vừa rồi làm lóe lên câu hỏi này và khiến alpha suy nghĩ.

Thưa các vị,

Alpha nhận thấy một số vị đạo hữu theo Nam Truyền thường nói đại loại thế này:
- Những gì tốt đẹp đến với mình là do phước của mình đã tạo chẳng phải do ai ban cho hay vị nào ban cho mình (1)
- Từ đó suy ra tiếp, việc cầu xin vị này giúp vị kia giúp là ngu muội và mê tín (2)

Ở đây alpha không bình luận đúng hay sai, cũng không dám phán quyết điều gì. Chỉ mong thảo luận để học hỏi và hiểu những điều đã dạy trong Kinh tạng Nam Truyền. Xét theo nhân quả thì mệnh đề (1) hoàn toàn chính xác không có sai một mảy may nào.

Đợt mưa bão vừa rồi, đỗ bộ vào Bắc Trung Bộ, lúc dự báo bão đến cấp 13 nằm ngoài khơi. Bà alpha lớn tuổi vừa nhập viện vài ngày sức khỏe còn đang có nhiều lo lắng. Alpha chợt nghĩ, nếu như là phước ai nấy hưởng thì alpha phải làm gì trong hoàn cảnh này?

Nếu như là các vị các vị sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Alpha mong được các vị chia sẻ.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Đúng rồi, nhân quả mỗi người tự tạo và tự hưởng lấy cho mình, đâu ai ban tặng hoặc thay thế cho nhau được.

2. Xong biết đâu Alpha làm hết những gì mình có thể làm để giúp bà của Alpha, thì chính cái đó lại là phước phần của Bà Alpha có được.

3. Thay thế bà của Alpha làm các đều phước thiện, như bố thí, cúng dường, công quả cho chùa, làm các việc lành v.v...

4. Nếu cầu nguyện có thể giúp Alpha an tâm thì đâu ai cấm là không cho cầu, dù cầu có được hay không thì ngay hiện tại nó cũng giúp Alpha an tâm một phần nào. Hơn nữa, đó cũng là việc làm để tỏ bài sự hiếu thuận của Alpha đến Bà. Còn nếu Alpha đã tu tập vững chắc thì cứ đem pháp môn mà Alpha hiện tu ra tiếp tục dụng công phu để cho tâm mình nó an lạc.

5. Nhớ lúc còn nhỏ lúc 15-16 tuổi, khi Ba Mẹ tôi bị bệnh, tôi không biết làm gì cả, chỉ nằm trên dường tha thiết nhiếp tâm niệm "A Di Đà Phật". Cũng nhờ thế mà câu niệm Phật tuôn trào không dứt, và đưa tôi vào giất ngủ hồi nào không hay. Rồi hồi hướng cho ba mẹ được hết bệnh. Tuy việc ấy có thể là không được, nhưng tôi lúc ấy còn nhỏ chẳng hiểu đạo, cũng chẳng biết phải làm gì, bệnh ba mẹ mình đâu thể thay thế bởi nhân quả là ở nơi mỗi người không thay thế cho nhau được, thì chỉ còn biết niệm Phật thôi, nó giúp tôi an tâm ngay lúc đó, và mọi việc rồi cũng trôi qua, ba mẹ cũng được hết bệnh. Tôi chẳng phải bảo niệm phật hồi hướng cho cha mẹ thì cha mẹ hết bệnh, bởi cũng nhờ thuốc và đi bác sĩ mới hết. Nhưng lúc đó tôi chẳng phải bác sĩ, chẳng phải thuốc, cũng chẳng làm được gì, thì ngoài việc niệm Phật ra, thì đâu còn phương pháp nào khác. Nhưng niệm Phật quả tình giúp tôi vượt qua được mọi lo lắng và giúp tâm tôi an lạc.

5. Nếu ba mẹ tôi bệnh vào lúc nầy thì tôi cũng chỉ biết tiếp tục tham thiền, đề khởi thoại đầu để an tâm tôi, cũng như chở ba mẹ đi bác sĩ, mua thuốc cho ba mẹ, và làm những gì mình có thể làm thôi.

Chúc Alpha an tâm và an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

- Những gì tốt đẹp đến với mình là do phước của mình đã tạo chẳng phải do ai ban cho hay vị nào ban cho mình (1)
Điều này đúng.
- Từ đó suy ra tiếp, việc cầu xin vị này giúp vị kia giúp là ngu muội và mê tín (2)
Kết luận này đúng nhưng chưa đủ nghĩa.

Ngài Mục Kiền Liên trong quá khứ đã cúng dường 1 vị Bích chi Phật và được xem vị này thể hiện đại thần thông.Ngài Mục Kiền Liên thấy thích thú bèn phát nguyện:"mong rằng trong tương lai tôi sẽ được thần thông như thế".Và kết quả là đến thời đức Phật Thích Ca ngài đã trở thành vị thanh văn có thần thông đệ nhất.

Như vậy có thể nói rằng vị Bích Chi Phật đã chủ động dùng thần lực giúp cho ngài Mục Kiền Liên đạt được sở nguyện hay chăng?Hay là do công đức cúng dường mà ngài Mục Liên đã đạt được điều mình mong cầu?

Trong Kinh Đại Bát Niết bàn đức Phật đã nói đến 4 hạng người đáng được xây tháp, là ruộng phước cho tất thảy chúng sanh:Phật,Bích Chi Phật,A-la-hán,Chuyển luân thánh vương.

Trong thời gian Phật thuyết pháp ở trời Đao lợi,vua Ba-tư-nặc và vua Ưu điền đã tạo 2 tượng Phật,đây là 2 tượng Phật đầu tiên ở cõi Diêm Phù đề.
Bấy giờ, vua Ưu-điền ôm tượng bằng ngưu-đầu chiên-đàn trong tay và nói
kệ với Như Lai:

Con có việc muốn hỏi,
Từ bi hộ hết thảy:
Người tạo hình tượng Phật
Được những phước đức gì?

Bấy giờ, Thế Tôn lại dùng kệ đáp:

Đại vương, hãy lắng nghe,
Ta giảng nghĩa ít nhiều.
Người tạo hình tượng Phật,
Nay chỉ nói sơ lược.
Trước nhất, mắt không hư,
Sau có được thiên nhãn.
Phân biệt rõ trắng đen,
Đúc tạo hình tượng Phật.
Hình vóc sẽ hoàn hảo
Ý chính, không mê lầm.
Thế lực hơn người thường.
Người tạo hình tượng Phật,
Hẳn không đọa đường ác;
Khi chết sanh lên trời,
Ở đó làm thiên vương:
Phước làm hình tượng Phật.
Phước khác không thể kể.
Phước kia khó nghĩ bàn.
Tiếng tốt vang bốn phương:
Phước tạo hình tượng Phật.
Hay như trong Kinh Na Tiên,ngài Nagasena có nói rằng 1 người hay làm ác mà lúc sắp lâm chung chỉ cần tưởng nhớ đến đức Phật thì cũng có thể sanh lên cõi trời.Có thể thấy, phước đức của chư Phật thật không thể nghĩ,bàn được.

Cúng dường,lễ lạy Tam Bảo,xưng tán danh hiệu Phật thì được công đức từ đó thành tựu những điều mong cầu,giảm bớt chướng duyên,có thể trong kiếp này ,cung có thể trong thời vị lai,chẳng hề nằm ngoài nhân quả.

Có điều,nên nhận thức rằng phước đức ấy cũng chỉ là phước hữu lậu,không phải mục đích cứu cánh của đạo Phật.

Mê tín là những chuyện như thế này:ném tảng đá xuống nước,cầu Phật cho tảng đá nổi lên;không làm gì cả,cầu trời Phật cho con có thật nhiều của cải;cầu Phật cho con hết tham,hết sân,hết si....

Như trong trường hợp của đh Alpha Trần,theo tôi thì nên:phóng sanh,chí tâm lạy Phật,trì chú Đại bi(hoặc chú 6 âm),cầu xin chư Phật gia hộ và hồi hướng đến người thân của mình,cầu cho người ấy tai qua nạn khỏi....Tất nhiên,đồng thời bản thân cũng phải can thiệp trực tiếp được vào sự việc là tốt nhất.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Mong các vị cẩn thận,

Hoan hỉ đọc kỹ nội dung chủ đề, đang trong mục Nam Truyền!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Trong những bài giảng của Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng luôn nhắc lại nhiều lần việc cầu xin, chúng ta cầu xin là vì có những điều chúng ta không được, nằm ngoài tầm với nên chúng ta dựa vào một thế lực nào đó để thỏa mãn việc chúng ta muốn. Nhân quả rất rõ ràng, cầu xin không thể nào trái lý nhân quả được.

Ví dụ ta vào chùa cúng nải chuối mà cầu xin Phật cho con 50 tỷ, điều đó là không thể, vì trái nhân quả. Nhân là nải chuối, nải chuối làm sao sánh với 50 tỷ ? Ví như ta làm hộ pháp cho 100 chùa, cứu giúp trên vạn người, bố thí không tiếc của, cũng chẳng cần cầu xin mà lại có 50 tỷ, đó cũng là nhân quả.

Vế thứ (1) là đúng. Vế thứ (2) cũng đúng. Như trong kinh Địa Tạng phẩm cuối có nói người nào cúng dường chén nước cho chư Phật và để như thế 21 ngày đêm, trong 21 ngày đêm đó thanh tịnh thân, khẩu, ý không tạo lỗi lầm, làm lợi ích cho chúng sanh thì đến ngày cuối cùng uống chén nước đó mong cầu gì sẽ được toại nguyện. Vì sao lại như thế ? Vì cái nhân là làm việc lợi ích nên nhận quả lợi ích đến cho mình.

Niệm danh hiệu Phật, Bố tát lúc tai ương, sở dĩ vì sao chúng ta qua được ? Là do lúc tâm ta niệm khi gặp nguy cấp là một lòng tin tuyệt đối vào Phật, Bồ tát nên công đức nhiều và cảm ứng nên tai nạn vượt qua dễ dàng. Chính mình tạo nhân thì chính mình gặt quả. Bây giờ đạo hữu có thể làm việc phước thiện để hồi hướng cho bà của đạo hữu, công đức làm phước thiện đương nhiên là hơn cái việc chỉ ngồi mà xin xỏ. Hồi hướng có thể đến được, còn cầu xin là không thể. Nếu có thể cầu xin thì hãy ra những đền, miếu mà xin vì Đức Phật có nói rõ: "Ta không ban phước, giáng họa ai cả".

A Di Đà Phật.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Nhân quả tự tạo, chẳng ai khác có thể thay đổi.
Nhưng bên cạnh đó, còn có: từ bi hỷ xả.
Nếu ta mong cầu điều gì đó, nghĩ rằng ta làm gì đó, phải có kết quả, thì chắc chắn sẽ dẫn đến đau khổ cho ta. ( Vì điều đó đa phần là không xảy ra ).
Thay vì như thế, nên hỏi ta nên hành động thế nào cho hợp với từ, với bi, với chánh pháp.
Có trí, có từ, có bi, mà thiếu xả thì không được, sẽ không thể nào có hỷ, trở thành suốt ngày mặt ủ mày châu.
Thế nào là hành động hợp với từ, với bi, với chánh pháp: là bố thí, là cúng dường, là niệm giới, niệm Phật, niệm Tăng, niệm xả..... hay là "thảo luận" với bà về chánh pháp,.....
Ví dụ như Đức Phật có dạy, lúc gặp nguy hiểm, hoạn nạn, tay chân bấn loạn, nên niệm: Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhasa.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính thưa các vị,

- Nếu đã nói nhân nào quả đỏ, phước ai nấy hưởng thì làm gì có chuyện hồi hướng?
- Điều alpha quan tâm trong hoàn cảnh này là làm sao giúp bà alpha qua khỏi bệnh và cơn bão kia không làm dân chúng chết chứ không phải quan tâm đến bản thân alpha. Với hai mục tiêu này, alpha nên làm gì hay chỉ ngồi đó mặc cho phước ai nấy hưởng, phó thác mặc kệ.
- Các vị chỉ quan tâm đến NHÂN và QUẢ mà không quan tâm đến DUYÊN.

Alpha mong được các vị am hiểu Kinh tạng Nam truyền có thể giúp đỡ alpha hiểu rõ những nội dung này. Đây thực sự là một vấn đề không nhỏ.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết:Kính thưa các vị đạo hữu am hiểu Kinh tạng Nam Truyền,

Alpha có một câu hỏi này kính mong các vị hoan hỉ chỉ dạy giúp. Cơn bão vừa rồi làm lóe lên câu hỏi này và khiến alpha suy nghĩ.

Thưa các vị,

Alpha nhận thấy một số vị đạo hữu theo Nam Truyền thường nói đại loại thế này:
- Những gì tốt đẹp đến với mình là do phước của mình đã tạo chẳng phải do ai ban cho hay vị nào ban cho mình (1)
- Từ đó suy ra tiếp, việc cầu xin vị này giúp vị kia giúp là ngu muội và mê tín (2)


Ở đây alpha không bình luận đúng hay sai, cũng không dám phán quyết điều gì. Chỉ mong thảo luận để học hỏi và hiểu những điều đã dạy trong Kinh tạng Nam Truyền. Xét theo nhân quả thì mệnh đề (1) hoàn toàn chính xác không có sai một mảy may nào.

Đợt mưa bão vừa rồi, đỗ bộ vào Bắc Trung Bộ, lúc dự báo bão đến cấp 13 nằm ngoài khơi. Bà alpha lớn tuổi vừa nhập viện vài ngày sức khỏe còn đang có nhiều lo lắng. Alpha chợt nghĩ, nếu như là phước ai nấy hưởng thì alpha phải làm gì trong hoàn cảnh này?

Nếu như là các vị các vị sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Alpha mong được các vị chia sẻ.
Lành thay này Hiền hữu! hôm nay lại có duyên được trao đổi và học tập cùng Hiền hữu trong Pháp & Luật vi diệu này!

ở đây, này Hiền hữu! thật khó nói chính là vấn đề này; vấn đề tế nhị đã đưa đến nhiều tranh cãi kể cả xưa và nay.

này Hiền hữu, những người ôm ấp tà kiến, dễ duôi phóng dật thường sẽ nói như sau:

Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha, không có mẹ, không có loại hóa sanh. Ở đời, không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại (chủ thuyết Hư vô luận) - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... ung110.htm

những người này, sau khi từ bỏ chân lý Thánh đạo, được Phật dạy là không ác nào mà chư vị ấy không làm:
Ở đây, này các Gia chủ, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lập thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Không có kết quả của bố thí, không có kết quả của lễ hy sinh, không có kết quả của tế tự, không có kết quả, quả báo của các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trên đời không có những vị Sa-môn, Bà-la-môn chơn chánh hành trì, chơn chánh thành tựu, và những vị này tuyên bố về đời này và về đời sau, sau khi đã chứng ngộ với thắng trí". Ðối với những vị này, sự kiện này sẽ chờ đợi xảy ra: Sau khi từ bỏ ba thiện pháp này, thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, và sau khi chấp nhận ba ác pháp này, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, các vị này thực hành theo - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... rung60.htm

Như vậy, này Hiền hữu! Nhân Quả do tự mình làm, tự mình thọ nhận kết quả là 1 cực đoạn (một cái nhìn Hữu ngã), Nhân Quả do người khác làm do người khác ban cho và mình thọ nhận kết Quả là cực đoan thứ 2; từ bỏ 2 con đường đó thời sẽ đưa đến Trung Đạo,
này Hiền hữu! hãy lóng nghe và khéo léo tác ý, cđ sẽ trùng tuyên lại các ý nghĩa:

* này Hiền hữu! một thời, có vị Bà-la-môn có khởi lên quan điểm và suy nghĩ như sau:

"Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người, sau khi cắt sợi dây trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa; ta nói sự thành tựu là ác pháp tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được ?" - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... uong12.htm

và này Hiền hữu! bằng nhiều phương tiện sai khác, chính Thế Tôn đã ngăn chặn điều đó, chính Thế Tôn đã bác bỏ điều đó:

“........
8. Lúc bấy giờ, Bhesika, người hớt tóc, đang đi sau lưng Thế Tôn. Rồi Bhesika, người hớt tóc bạch Thế Tôn:
- Bà-la-môn Lohicca có khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người, sau khi cắt sợi dây trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa; ta nói sự thành tựu là ác pháp tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được ?" Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn có thể giúp Bà-la-môn Lohicca trừ ác kiến ấy!
- Này Bhesika, việc ấy có thể được. Này Bhesika, việc ấy có thể được.

9. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đến tại cư xá của Bà-la-môn Lohicca, khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Bà-la-môn Lohicca tự tay làm cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu, thỏa mãn với những món thượng vị, loại cứng loại mềm. Bà-la-môn Lohicca, sau khi biết Thế Tôn dùng cơm xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Lohicca:
- Này Lohicca, có thật chăng, Ngươi khởi lên ác kiến như sau: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người khác biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được? Ví như một người sau khi cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu ấy là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được?"
- Vâng phải, Tôn giả Gotama!

10. - Này Lohicca, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải Ngươi ở tại Sàlavatikà?
- Vâng phải, Tôn giả Gotama!
- Này Lohicca, nếu có người nói: "Bà-la-môn Lohicca sống ở Sàlavatikà. Hãy để Bà-la-môn Lohicca hưởng một mình mọi sản phẩm của Sàlavatikà, không cho một ai khác". Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai sống tùy thuộc vào Ngươi, có phải không?
- Tôn giả Gotama, là người gây chướng ngại.
- Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia?
- Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
- Ðã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm?
- Tôn giả Gotama, hại tâm!
- Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến?
- Tôn giả Gotama, là tà kiến!
- Này Lohicca, Ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.

11. Này Lohicca, ngươi nghĩ thế nào? Có phải vua Pasenadi Kosala (Ba-tư-nặc-câu-tát-la) ở tại Kasi - Kosala (Ca-Thi Câu-tát-la) không?
- Tôn giả Gotama, vâng phải!
- Này Lohicca, nếu có người nói: "Vua Pasenadi Kosala sống ở Kasi-Kosala. Hãy để vua Pasenadi Kosala hưởng một mình mọi sản phẩm của Kasi - Kosala, không một ai khác". Người nói như vậy có phải là người gây chướng ngại cho những ai sống tùy thuộc vào vua Pasenadi Kosala, có phải không?
- Tôn giả Gotama, là người đã gây chướng ngại.
- Này Lohicca, đã là người gây chướng ngại, người ấy có phải là người có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia hay là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích cho những người kia.
- Tôn giả Gotama, là người không có từ tâm nghĩ đến lợi ích.
- Ðã không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú từ tâm hay an trú hại tâm?
- Tôn giả Gotama, hại tâm!
- Khi an trú hại tâm, như vậy là chánh kiến hay tà kiến?
- Tôn giả Gotama, là tà kiến!
- Này Lohicca, ta nói rằng, một người tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.

12. Này Lohicca, nếu có người nói: "Bà-la-môn Lohicca sống ở Sàlavatikà. Hãy để Bà-la-môn Lohicca hưởng một mình mọi sản phẩm của Sàlavatikà, không cho một ai khác". Người nói vậy là người gây chướng ngại cho ai tùy thuộc vào Ngươi; đã là người gây chướng ngại, người ấy không có từ tâm nghĩ đến lợi ích, người ấy an trú hại tâm; và đã an trú hại tâm tức thuộc về tà kiến.

13. Ðã như vậy, này Lohicca, nếu có người nói: "Ở đời có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp, không nên nói cho người ta biết, vì có ai lại làm giúp cho ai được?. Ví như một người cắt sợi dây cũ trói buộc, lại tự làm một sợi dây mới khác nữa. Ta nói sự thành tựu là ác pháp, tham pháp. Vì có ai lại làm giúp cho ai được?". Người nói vậy gây Chướng Ngại cho những thiện nam tử đến với pháp luật do Như Lai giảng dạy để chứng được những quả vị thù thắng đặc biệt như Dự lưu, Nhất lai, Bất lai hay A-la-hán....
Và này Lohicca, ta nói rằng một người có tà kiến sẽ sanh vào một trong hai ác thú sau đây: địa ngục hay súc sanh.”
- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... uong12.htm

như vậy, này Hiền hữu! quan điểm “Những gì tốt đẹp đến với mình là do phước của mình đã tạo chẳng phải do ai ban cho hay vị nào ban cho mình (1)” có phải là 1 quan điểm cực đoan (Hữu ngã) hay không; như vậy, chẳng phải sự kiện đức Như Lai chuyển Pháp luân diệt Khổ cho đời là sự kiện hồ đồ, vì ai lại có thể giúp cho ai được? :)
như vậy, mệnh đề (1) của Hiền hữu đã rơi vào cực đoan, không tương ưng với Pháp và Luật do Thế Tôn giảng dạy.

này Hiền hữu! nếu có ai chấp nhận và nói lên với Hiền hữu quan điểm ấy; tùy thời, Hiền hữu hãy tác ý kham nhẫn và khéo léo dùng phương tiện nói với vị ấy như sau:
“này bạn, trong khi bạn đang còn học tập với Pháp bảo được dẫn dắt bởi Thế Tôn, còn đang thọ nhận ơn nghĩa sâu dày của Ngài và chư vị cổ đức xưa nay, bạn lại nói lên lời nói một chiều: “tự mình làm và tự mình thọ nhận kết quả, không ai có thể san sẻ, không ai có thể giúp đỡ cho ai”; thời có phải một lời tà ngữ y cứ trên tà kiến?

nhưng ở đây, này Hiền hữu! một người không có lòng tin (tự tín và tín tha), sống ở đời với bàn tay vấy bẩn đầy ác nghiệp; đến khi Ác báo trổ quả hoặc khi cận tử lâm chung thì mới mong cầu sự giúp đỡ ban ơn, thời điều ấy chỉ là thể hiện sự tham lam yếu đuối. Thế Tôn cũng bác bỏ điều này bằng nhiều phương tiện sai khác (các ví dụ về hòn đá bị quăng bỏ xuống sông rồi đứng trên bờ cầu khấn cho nó nổi lên, hay việc đổ một váng dầu hay 1 ghè sữa đông xuống sông rồi đứng trên bờ cầu khấn cho nó chìm xuống…)

* nếu như chấp nhận quan điểm
“không ai giúp ích được cho ai” sẽ đưa đến sự dễ duôi phóng dật, một người sẽ chẳng biết hành Thiện, an trú tâm từ, làm lợi giúp ích cho ai;
thì cầu xin
“người khác ban ơn/ban phước cho mình” lại là sự phóng dật thứ 2; từ bỏ hai cực đoan như thế, vị đệ tử lúc nào cũng tinh cần nổ lực, khéo an trú Từ tâm, làm mọi điều có ích mỗi khi có cơ hội (nhưng từ thẳm sâu trong đáy lòng, chẳng hề có chút chấp thủ mong cầu phước báo lợi dưỡng cho mình).
Để tránh sa đà và vướng mắc các bất Thiện như thế; Thế Tôn đã dạy các đệ tử theo con đường Trung Đạo:
“có sự bố thí, có lễ hy sinh, có Cha có Mẹ (Ông Bà, Anh Chị Em...), có quả dị thục của Nghiệp; ở đời, có các vị Sa-môn Bà-la-môn chánh hướng chánh hạnh, sau khi tự mình chứng đạt với thượng trí, đã khéo léo tuyên thuyết cho đời...”; như vậy là vừa đủ cho người trí làm điều tự lợi làm điều lợi tha, sống có ích cho mình, cho cộng đồng xã hội.

này Hiền hữu! trong trường hợp của Hiền hữu, hãy dùng nhiều phương tiện sai khác để đem điều lợi ích cho Bà hiền hữu(cũng là cho Hiền hữu):

- về mặt tâm lý, hãy giúp đỡ cho Bà bằng cách luôn thân cận nói lời an ủi, trấn an tinh thần cho bà (vì người già thường hay cô đơn, sợ buồn tủi và khổ thân một mình...), theo Chánh pháp Phật dạy thì đây gọi là Vô úy thí (tứ là bố thí sự không lo sợ). Lưu ý là người phải có Vô úy thì mới có thể đem cho sự Vô úy; trong hoàn cảnh éo le hoạn nạn, mình còn không giữ được sự bình tĩnh thì có thể 'bố thí sự Vô úy' cho ai :)
- về mặt Đạo lý, nếu như Bà có tâm đạo và có thể tác ý, hãy gieo duyên cho Bà tác ý đúng Chánh pháp: quán Thân này là Vô thường, là Khổ đau, là ổ bệnh... không nên say mê đắm luyến khi nó bị biến hoại đổi khác; như vậy, dầu cho thân có bệnh nhưng tâm không có bệnh (Pháp này Thế Tôn thường hay dạy cho những người già khi khởi lên nhiều bất an Khổ thọ và đến gặp Thế Tôn để thỉnh cầu Pháp nhủ: ví như Phẩm về gia chủ Nakulapità http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... u3-22a.htm, hay phẩm Girimananda http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 0-0406.htm ...)
- về mặt vật lý: hãy chở Bà đi khám bệnh, thuốc men trị liệu một cách thích hợp... (“dược phẩm trị bệnh” là một trong 4 thứ thân cận hàng ngày của các vị Tỳ-kheo, danh tự này được nhắc nhiều đến ở trong tạng Luật);
…….......

còn về việc của dân chúng ở nơi Hiền hữu đang sinh sống, đó là cộng nghiệp của chúng sinh; thật không dễ cho Hiền hữu có đủ phước đức để giúp ích cho họ; nhưng dù sao cũng hãy an trú lòng Từ, khéo nhờ đến các sự trợ giúp, khéo sử dụng các phương tiện có thể đem lại sự lợi ích…

này Hiền hữu! ở trên là những chia sẻ về Pháp học và Pháp hành của cđ với Hiền hữu, nhưng trên hết bằng tấm lòng chân thành của mình, cđ mong cho Bà của Hiền hữu vơi bớt đi nhiều Khổ thọ và các Pháp bất Thiện, có được nhiều Thiện pháp Thiện duyên trên đạo lộ của mình. Mong cho Bà chóng mau khỏi bệnh, sống được nhiều an lạc và chan hòa với những người con người cháu có chánh kiến và trí tuệ như Hiền hữu.

(p/s: có thể chia sẻ và học tập cùng Hiền hữu với những điều sâu rộng hơn, nhưng vì quỹ thời gian có hạn cho nên chỉ xin dừng lại ở những điều tạm gọi là vừa đủ :) )

Kính chúc an lạc và tăng thịnh trong diệu Pháp của Thế Tôn !


:)


Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

1) Nhân nào quả đó, phước ai nấy hưởng. Việc hồi hướng chỉ có 1 loại ngạ quỷ thụ hưởng được.
2) Tùy duyên, tại sao phải cố chấp? Nếu suy xét kỹ, cũng là một cái ngã lớn hơn thôi. Nếu muốn lợi ích, nên rải tâm từ.
3) Phật pháp không phải lý luận. Đừng quá trôi vào phân tích suy xét.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính hiền hữu cục đất,

Alpha xin cúi đầu thành tâm đảnh lễ hiền hữu kinhle . Hiền hữu tựa như bậc thầy về kinh điển mà có lẽ là người duy nhất làm alpha tâm phục khẩu phục. Đời này thật khó tìm một người thứ hai. Nguyện cho hiền hữu mãi được an lành, tinh tấn để làm điểm tựa pháp học cho nhiều người.

Mệnh đề thứ nhất đã làm alpha mất hơn mười mấy năm ngông nghênh cao ngạo may mắn mà sau chót cũng ngộ ra. Còn mệnh đề thứ hai có một số vị phán xanh rờn như thế alpha cũng thấy có nhiều điểm nghi vấn. Tuy nhiên vì sở học kém cõi nên không đủ sức chứng minh bằng câu từ trong Kinh tạng. Nay hiền hữu giải bày, alpha như phá được bóng đen trước mặt.

Thưa hiền hữu, alpha có cách của alpha trong sự kiện ở trên và thực sự thấy được kết quả của phương pháp ấy. Bà alpha đau nặng nhưng cũng đã qua lúc khó, giờ bà cũng được bình phục. Cơn bão ấy như nguyện đã giảm nhẹ và lệch hướng ra vùng khác trong khi ngoài khơi sức gió lên đến cấp 13. Vì sự sai biệt trong quan điểm nên không tiện đem ra bàn ở đây. Qua đó alpha hiểu rõ hơn về chữ DUYÊN.

Qua những nội dung chia sẻ ở trên alpha hiểu ra được cả hai tạng Kinh Nam Bắc đều không phủ nhận THA LỰC.

Thành tâm cảm tạ đạo hữu cục đất và các vị đã quang lâm và động viên cho alpha bằng những từ tâm tốt đẹp kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Kính chú AlphaTran,

Với lòng thành kính, xin nguyện chư Phật chư Bồ Tát luôn gia hộ cho sức khỏe Bà của chú. Nguyện cho Bà và tất cả những người gặp khổ nạn trong trận bão lụt đó được sớm hồi phục, bình an, gia đình họ luôn đặng mọi an lành, thân nhân luôn sum họp không ai bị ly tán, cảnh khổ do ảnh hưởng của cơn bão.

Kính chúc chú và tất cả các vị luôn dồi dào sức khỏe, an lạc, tinh tấn hướng về giác ngộ giải thoát.

Quý kính,
tx


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Mạn phép hỏi hoàn cảnh này xử lý như thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong tangbong

Lành thay!Đạo hữu "cục đất" thực sự là người am hiểu kinh tạng Nikaya.

kinhle kinhle


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách