Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

Trang hai Pháp:

viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo ?

ix) Đẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo ?

x) Giới thiện xảo các tác ý thiện xảo ?

xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo ?

xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ ?

xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?

xxxii) Minh tri và giải thoát ?

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?

Trên đây là những từ ngữ không tìm được giải nghi theo nghĩa thông thường. ( văn hóa phổ thông.)
Mong cầu thiện tri, thiện hữu giúp đở cho. Thật cảm ơn.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết:Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
33. KINH PHÚNG TỤNG

viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo ?

ix) Đẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo ?

x) Giới thiện xảo các tác ý thiện xảo ?

xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo ?

xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ ?

xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?

xxxii) Minh tri và giải thoát ?

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?

Trên đây là những từ ngữ không tìm được giải nghi theo nghĩa thông thường. ( văn hóa phổ thông.)
Mong cầu thiện tri, thiện hữu giúp đở cho. Thật cảm ơn.
Lành thay, này Hiền hữu! Thật khéo lành thay khi Hiền hữu tinh tấn, dõng mãnh bơi vào biển Pháp của Như Lai. Thật là hiếm thấy giữa đời này.

Nhưng ở đây, này Hiền hữu! Khó thay là những ý nghĩa này. Này Hiền hữu! Thật thâm sâu vô lượng, là những lời giáo huấn của Thế Tôn. Đối với một vị không có nghe nhiều, không có khéo kham nhẫn, không có khéo tác ý; thời thật khó để cho vị ấy có thể học tập và lãnh hội đầy đủ các ý nghĩa.

Này Hiền hữu! Phàm có Pháp nào được Thế Tôn nói đến, Thế Tôn nói đến với 2 sự trình bày: lược thuyết và rộng thuyết.

Do vậy, đối với một người học Pháp, vị ấy cần phải khéo tác ý đến nhân duyên của các Pháp, Pháp ấy được Thế Tôn nói đến khi nào? do duyên sự kiện gì, do ai vấn hỏi mà được nói? cần phải hiểu với ý nghĩa vắn tắt như thế nào, với ý nghĩa rộng rãi là như thế nào?

Người học Pháp với tâm chuyên chú như vậy, với sự kham nhẫn và khéo tác ý như vậy, thời có thể lãnh thọ các Pháp với đầy đủ nghĩa văn, có thể đoạn trừ Nghi triền cái nơi tự thân, có thể trình bày khai thị hiển lộ một cách đúng Pháp và tùy Pháp khi có người vấn hỏi.

Ở đây, này Hiền hữu! Đối với vấn đề văn tự, có 4 sự sai khác: văn tương đồng nghĩa tương đồng, văn tương đồng nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa tương đồng. Sự tình là như vậy, thời khó thay để một người không có nghe nhiều, không khéo kham nhẫn, không khéo tác ý, có thể lãnh thọ đầy đủ nhân duyên nghĩa văn của các Pháp.

Ở đây, này Hiền hữu!

viii) Nhập tội thiện xảoxuất tội thiện xảo ?

cđ không tìm thấy một thời Pháp nào có nhắc đến những danh tự này, nhưng có một thời Pháp khác, với những danh tự sai khác nhưng có ý nghĩa tương đồng với 2 Pháp này, Hiền hữu hãy lòng nghe và khéo tác ý :

“12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo:
"Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham";
hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân";
hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".
…....
13. Này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có tham dục, tuệ tri: "Nội tâm có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm không có sân hận."với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có nghi."với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo22.html

Như vậy, này Hiền hữu!
những danh tự màu đỏ, tương ưng những danh tự màu đỏ: “nhập tội thiện xảo”;
những danh tự màu xanh, tương ưng những danh tự màu xanh: “xuất tội thiện xảo”.

ix) Đẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo ?
cđ không tìm thấy thời Pháp khác có nói tới 2 Pháp này, sự tình là như vậy thời đến đây, 2 Pháp này không đầy đủ nhân duyên để cho người học tập lãnh thọ.

x) Giới thiện xảo các tác ý thiện xảo ?
có một thời Pháp khác có nói tới 2 Pháp này (IX. Phẩm Các Pháp, Chương Hai Pháp, Tăng Chi Bộ Kinh - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi09.html), nhưng trong thời Pháp ấy Thế Tôn chỉ lược thuyết, không có thấy rộng thuyết

cđ xin trình bày ý nghĩa theo sở học của mình như sau:
sâu rộng thay là danh tự Giới (danh từ chung), có nhiều Giới sai biệt (văn tương đồng nhưng nhiều nghĩa sai khác), đã từng được Thế Tôn trình bày rộng thuyết như sau:

“– Đến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới ?"
– Này Ananda, có mười tám giới này : nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được mười tám giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới ?"
– Có thể có, này Ananda. Này Ananda có sáu giới này: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mực độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Có thể có, này Ananda. Này Ananda có sáu giới này : lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới ?"
– Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này : dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới ?"
– Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có ba giới này : dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được ba giới này, cho đến mức độ như vậy này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới".
– Nhưng bạch Thế Tôn, có thể có pháp môn nào khác, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới ?"
– Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về giới"”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungb ... bo115.html

“các tác ý thiện xảo”
Pháp này tương ưng với như lý tác ý, ví dụ:

tịnh tướng + phi như lý tác ý => dục tham sanh khởi và tăng trưởng quảng đại,
tướng bất tịnh + như lý tác ý => dục tham không sanh khởi và dục tham đã sanh khởi đi đến đoạn diệt …

các Pháp này sâu rộng, có nhiều trường hợp sai khác, cần phải nói riêng một thời Pháp khác mới có thể làm cho đầy đủ ý nghĩa.

xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo ?
"– Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ ?"
– Này Ananda, có sáu nội xứ, ngoại xứ này: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu nội ngoại xứ này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ".
– Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi ?"
– Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau : Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt, do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt, do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.
Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi".
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungb ... bo115.html

xii) Thiện xảo về xứthiện xảo về phi xứ ?
ở đây, danh tự xứ có văn tương đồng nhưng có nghĩa sai khác với danh tự xứ trong “Xứ thiện xảo” ở mục xi

“– Nhưng cho đến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói : Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ ?"
– Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : khi một người thành tựu (chánh) kiến lại đi đến các hành (samkhara) và xem là thường còn. Sự kiện như vậy không xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rằng : "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu : Khi một người phàm phu đi đến các hành và xem là thường còn. Sự hiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một người nào thành tựu (chánh) kiến, lại có thể đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rằng : "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu : Khi một người phàm phu đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một người phàm phu có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến, có thể giết sinh mạng người cha... (như trên)... có thể giết sinh mạng A-la-hán.. (như trên) ... Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một người phàm phu với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể phá hòa hợp Tăng. Sự kiện như vậy không xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một người phàm phu có thể phá hòa hợp với Tăng. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu (chánh) kiến có thể đề cao một Đạo sư khác. Sự kiên như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Đạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới (lokadhatu), hai A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện (một lần) không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra : Khi cùng trong một thế giới hai vua Chuyển luân có thể xuất hiện (một lần), không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi trong một thế giới, một vị vua Chuyển luân có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra." (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka (Đế -thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một nam nhân có thể trở thành Sakka. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra khi một nam nhân trở thành một Ma vương. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng: "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một nam nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện này như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một khẩu ác hành... Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành... một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra : Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện này có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành... hành trì ý ác hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra, khi một người hành trì khẩu ác hành... ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rằng: "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)

Vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu : Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra". (thiện xảo về phi xứ)

Và vị ấy biết rõ rằng : "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra". (thiện xảo về xứ)
Cho đến mức độ như vậy, là vừa đủ để nói : "Tỷ-kheo thiện xảo về xứ phi xứ".”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Trungb ... bo115.html

Này Hiền hữu! Hiền hữu nghĩ thế nào? một người không có nghe nhiều, không có kham nhẫn, không có khéo tác ý; thời người ấy có thể lãnh thọ, có thể giác hiểu đầy đủ các ý nghĩa này không?

Này Hiền hữu! Phàm có một Pháp nào, có một danh tự nào lưu xuất từ Thế Tôn, thời các Pháp ấy, các danh tự ấy cẩn phải được Thế Tôn tuyên bố, khai minh, trình bày, phân tích, và giải thích rõ ràng về văn và nghĩa. Sự tình là như vậy thời này Hiền hữu! cđ hay những vị hữu học có trí chỉ có thể chia sẻ, trình bày, rộng nói các ý nghĩa một cách đúng Pháp và tùy Pháp; không có thể suy luận diễn giải theo các văn tự thông thường (như Hiền hữu yêu cầu :) ), vì như vậy là không đầy đủ lòng tôn kính đối với bậc Đạo sư và nuôi lòng dễ duôi phóng dật đối với người học tập nghe Pháp. Điều này gây nên nhiều tổn giảm không thể lường hết được.

Ở đầy, này Hiền hữu! có người bố thí Pháp một cách đúng Pháp và có người bố thí Pháp một cách không đúng Pháp; sự kiện là như vậy thời có quả dị thục sai khác thưa Hiền hữu!

“10. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ sai lạc các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều vô phước làm cho diệu pháp biến mất.

Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, và an lạc cho chư Thiên và loài Người. Ngoài ra, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, chất chứa nhiều phước đức, làm cho diệu pháp an trú.”

(lưu ý: thời Thế Tôn thì chỉ có Kinh nói-nghe; thời nay thì có Kinh nói-nghe,viết-đọc,..)
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi04.html

Sự kiện là như vậy thời này Hiền hữu! cđ chỉ có thể chia sẻ, rộng nói với Hiền hữu một cách đúng Pháp và tùy Pháp; không có thể tự ý diễn giải theo các văn tự phổ biến hiện nay. Kính mong Hiền hữu hoan hỷ ! kinhle

Hiền hữu có thể cho cđ biết là Hiền hữu có hoan hỷ trong khi thọ nhận các Pháp còn nghi vấn ở trên không, để cđ biết mà khai triển tiếp tục phần còn lại. Hôm nay tạm dừng ở đây vì quỹ thời gian của cđ cũng đã hết. :)

Nếu Hiền hữu không có hoan hỷ, thời không có gì là trở ngại cả. Hãy tác ý các Pháp mà Hiện hữu đã từng hoan hỷ lãnh thọ trước đây, khéo tư duy quán sát và thực hành viên mãn. Như vậy cũng là khéo thực hành Chánh pháp của Như Lai!

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Này Hiền hữu! Phàm có Pháp nào được Thế Tôn nói đến, Thế Tôn nói đến với 2 sự trình bày: lược thuyết và rộng thuyết.

Do vậy, đối với một người học Pháp, vị ấy cần phải khéo tác ý đến nhân duyên của các Pháp, Pháp ấy được Thế Tôn nói đến khi nào? do duyên sự kiện gì, do ai vấn hỏi mà được nói? cần phải hiểu với ý nghĩa vắn tắt như thế nào, với ý nghĩa rộng rãi là như thế nào?
Lành thay này hiền hữu cd, các Giáo thuyết, thi kệ...Thế Tôn giảng giáo cho mọi tầng lớp chúng sanh trời người (sáu cõi, bốn loài)!

Thế Tôn giảng giáo cho hàng tứ chúng, mà Thế Tôn cũng giảng giáo cho hàng thiên long bát bộ.

Về âm ngữ vô ngại của Thế Tôn miển bàn.
Về Nghĩa Pháp Từ Thuyết của Thế Tôn miển bàn.
Về Pháp Lý, Pháp Sự, Hợp với Thời, hợp với căn cơ... Miển bàn.

Vậy có phải là "Pháp Thiết thực hiện tại!". Hiền hữu tán thành và hoan hỉ, hay không! - Thưa hiền hữu.

Như Hiền hữu hoan hỉ thì tn sẽ thành lập ra nghi vấn mong cầu thiện tri, hiền hữu thấy được Pháp rõ được Pháp. Là phước cho người cầu, là phước cho người cho, hay không! Thưa hiền hữu.

Nghi vấn 1:

Thế Tôn có giảng hai Pháp: Lược thuyết và rộng thuyết.
Hiền hữu cd giải: Do vậy, đối với một người học Pháp, vị ấy cần phải khéo tác ý đến nhân duyên của các Pháp, Pháp ấy được Thế Tôn nói đến khi nào? do duyên sự kiện gì, do ai vấn hỏi mà được nói? cần phải hiểu với ý nghĩa vắn tắt như thế nào, với ý nghĩa rộng rãi là như thế nào?
Thưa, hiền hữu, bài giảng chưa đủ tác ý về nghĩa chữ!
Lược thuyết: là giảng sơ lược về bài văn thơ kệ, hay giáo thuyết từ kim khẩu Đức Từ Phụ.
Rộng thuyết: Là giảng đủ (Ví dụ: Giảng từ A tới Z) Là giảng không có dư đoạn đầu, đoạn giữa, hay đoạn cuối. Thưa hiền hữu ?

Thưa, hiền hữu, bài giảng chưa đủ tác ý về Pháp chưa khéo tác ý hiền hữu?
Pháp ấy được Thế Tôn nói đến khi nào? do duyên sự kiện gì, do ai vấn hỏi mà được nói? cần phải hiểu với ý nghĩa vắn tắt như thế nào, với ý nghĩa rộng rãi là như thế nào?
Hiền hữu viết thế, nên không khéo tác ý. Kế tiếp viết đoạn dưới này.
Người học Pháp với tâm chuyên chú như vậy, với sự kham nhẫn và khéo tác ý như vậy, thời có thể lãnh thọ các Pháp với đầy đủ nghĩa văn, có thể đoạn trừ Nghi triền cái nơi tự thân, có thể trình bày khai thị hiển lộ một cách đúng Pháp và tùy Pháp khi có người vấn hỏi.
Thưa, hiền hữu, khéo tác ý trong kham nhẫn, khéo tác ý khai thị. Thưa hiền hữu là Pháp "Thiết thực hiện tại". Có phải vậy, tn rất tán thán hoan hỉ lời khai thị của hiền hữu.
Ở đây, này Hiền hữu! Đối với vấn đề văn tự, có 4 sự sai khác: văn tương đồng nghĩa tương đồng, văn tương đồng nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa tương đồng. Sự tình là như vậy, thời khó thay để một người không có nghe nhiều, không khéo kham nhẫn, không khéo tác ý, có thể lãnh thọ đầy đủ nhân duyên nghĩa văn của các Pháp.
Nghi vấn 2: Thưa, hiền hữu khéo tác ý giảng bày thêm một lần...!?
văn tương đồng nghĩa tương đồng, văn tương đồng nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa tương đồng. Tất cả là nghĩa thế nào, thưa hiền hữu?

Nghi vấn 3:
viii) Nhập tội thiện xảoxuất tội thiện xảo ?

cđ không tìm thấy một thời Pháp nào có nhắc đến những danh tự này, nhưng có một thời Pháp khác, với những danh tự sai khác nhưng có ý nghĩa tương đồng với 2 Pháp này, Hiền hữu hãy lòng nghe và khéo tác ý :

“12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo:
"Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham";
hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân";
hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".
…....
13. Này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có tham dục, tuệ tri: "Nội tâm có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm không có sân hận."với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
…. hay nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có nghi."với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy.
- http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo22.html
Như vậy, này Hiền hữu!
những danh tự màu đỏ, tương ưng những danh tự màu đỏ: “nhập tội thiện xảo”;
những danh tự màu xanh, tương ưng những danh tự màu xanh: “xuất tội thiện xảo”.

Thưa, hiền hữu giảng:
1. Nghĩa thật rõ ràng,
2. Thiết kế màu sắc thật rõ ràng.

Thưa, Bài văn hiền hữu viết thuộc về lược thuyết hay rộng thuyết?

Nếu bài văn thuộc về lược thuyết, thì thiếu về nội kết (kết luận) bố cục, thưa hiền hữu.

Nếu bài văn thuộc về rộng thuyết, thì thiếu phần "Pháp thiết thực hiện tại" (Ví như thiếu lời dẫn, giới thiệu, nơi xuất xứ của bài) thưa hiền hữu.

Mong được sự hồi âm và tn rất tán thán các lời giải đã viết, thưa hiền hữu.

kính bút.

(Chú thích còn tiếp..., thưa hiền hữu)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Này Hiền hữu, hãy kham nhẫn! Hãy khéo tác ý đến Pháp đang thảo luận!
Này Hiền hữu, hãy kham nhẫn! Hãy khéo tác ý đến Pháp đang thảo luận!

Chớ để cho khởi lên nhiều nghi hối, thời Hiền hữu không thể giữ tâm được chuyên chú và thọ nhận được ý nghĩa các Pháp. Ở đây, này Hiền hữu: “Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, toàn thiện khoảng đầu, toàn thiện khoảng giữa, toàn thiện khoảng cuối, có nghĩa lý văn cú hoàn toàn trọn đủ, thanh tịnh; Thánh đệ tử học rộng nghe nhiều, gìn giữ những gì đã được nghe, học tập đến cả ngàn lần, chú ý chuyên tâm quán sát và thấy rõ hiểu sâu. Đây là Thiện pháp thứ năm mà vị Thánh đệ tử có được” (Kinh Thành dụ, Trung A-hàm). Sự tình là như vậy thời này Hiền hữu! hãy giữ sự chuyên chú, học tập nhiều lần, khéo tác ý đến các Pháp đang thảo luận mà không cần phải thêm bớt gì hơn nữa. Đó là lợi ích trong học Pháp cho Hiền hữu!

Lại nữa, này Hiền hữu! vì rằng chúng ta trao đổi qua Diễn đàn, ngôn ngữ vốn có nhiều hạn chế. Nếu như Hiền hữu không có thể kham nhẫn, có khởi lên nhiều nghi hối (để đào sâu, để mở rộng nhưng không có liên hệ trực tiếp đến Pháp đang thảo luận); thời Hiền hữu hãy mở riêng 1 topic khác, hay có thể gởi mail cho cđ (tùy thời, cđ sẽ cùng Hiền hữu làm cho sáng tỏ). Như vậy, sẽ tránh làm xao lãng, tránh gây sự tán loạn cho những ai có duyên đến nghe những Pháp này. Đó là lợi ích trong học Pháp cho các vị ấy.

Do vậy trong khuông khổ chủ đề này, cđ chỉ trả lời vào những chỗ có liên quan đến Pháp đang thảo luận mà Hiền hữu còn nghi hối. Như vầy, sẽ lợi ích thiết thực hơn Hiền hữu nhé!
Nghi vấn 2: Thưa, hiền hữu khéo tác ý giảng bày thêm một lần...!?
văn tương đồng nghĩa tương đồng, văn tương đồng nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa sai khác, văn sai khác nghĩa tương đồng. Tất cả là nghĩa thế nào, thưa hiền hữu?
Này Hiền hữu! trong phần trả lời mục (viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo ?, cđ có viết như sau:

“cđ không tìm thấy một thời Pháp nào có nhắc đến những danh tự này, nhưng có một thời Pháp khác, với những danh tự sai khác nhưng có ý nghĩa tương đồng với 2 Pháp này, Hiền hữu hãy lòng nghe và khéo tác ý :”

ở đây, “không tìm thấy một thời Pháp nào có nhắc đến những danh tự này” nghĩa là không tìm thấy thời Pháp khác có văn tương đồng nghĩa tương đồng với "nhập tội thiện xảo, xuất tội thiện xảo"

=> “có một thời Pháp khác, với những danh tự sai khác nhưng có ý nghĩa tương đồng với 2 Pháp này”, có nghĩa là tìm thấy “văn sai khác nghĩa tương đồng”. “Văn sai khác nghĩa tương đồng” như thế nào?

“12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo:
"Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham";…
… Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. ”


ở đây, "Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham" có văn khác với nhập tội thiện xảo nhưng có nghĩa tương đồng nhập tội thiện xảo;
với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy có văn khác với xuất tội thiện xảo nhưng có nghĩa tương đồng xuất tội thiện xảo

(văn: là từ ngữ; nghĩa: là ý nghĩa)

Này Hiền hữu! trong phần trả lời mục (x) Giới thiện xảo các tác ý thiện xảo ?; cđ có viết như sau: “sâu rộng thay là danh tự Giới (danh từ chung), có nhiều Giới sai biệt (văn tương đồng nhưng nhiều nghĩa sai khác)”. “Văn tương đồng nhưng nghĩa sai khác” như thế nào ?

Cùng một danh tự Giới = mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới;…; ý giới, pháp giới, ý thức giới
Cùng một danh tự Giới = sáu giới: địa giới, thủy giới, phong giới, hỏa giới, không giới, thức giới
Cùng một danh tự Giới = sáu giới: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới
Cùng một danh tự Giới = sáu giới: dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới (ở đây, nếu xét riêng danh tự "sáu giới" cũng tương ưng trường hợp "văn tương đồng nhưng nghĩa sai khác")
Cùng một danh tự Giới = ba giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới
Cùng một danh tự Giới = hai giới: hữu vi giớivô vi giới

Như vậy, này Hiền hữu! là “văn tương đồng nhưng nghĩa sai khác”.

Khó thay, là những ý nghĩa này thưa Hiền hữu! cho nên mới nói, phàm có Pháp nào lưu xuất từ Thế Tôn, chính Pháp ấy cần phải được Thế Tôn khai thị, tuyên bố, trình bày và giải thích rõ ràng.
Thưa, hiền hữu giảng:
1. Nghĩa thật rõ ràng,
2. Thiết kế màu sắc thật rõ ràng.

Thưa, Bài văn hiền hữu viết thuộc về lược thuyết hay rộng thuyết?

Nếu bài văn thuộc về lược thuyết, thì thiếu về nội kết (kết luận) bố cục, thưa hiền hữu.

Nếu bài văn thuộc về rộng thuyết, thì thiếu phần "Pháp thiết thực hiện tại" (Ví như thiếu lời dẫn, giới thiệu, nơi xuất xứ của bài) thưa hiền hữu.

Này Hiền hữu! phần diễn giải này là thuộc về rộng thuyết, cđ đã có trích dẫn và giới thiệu đường link xuất xứ của bài Pháp : http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo22.html

Như vậy, này Hiền hữu! là ý nghĩa, là xuất xứ của các Pháp này. Hãy kham nhẫn và khéo tác ý để lãnh thọ các Pháp ! kinhle

Kính chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?

xxxii) Minh tri và giải thoát ?

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?

**********
**********
kinhle đ/h hoan hỉ giải phần còn lại. caunguyen


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết:xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?

xxxii) Minh tri và giải thoát ?

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?

**********
**********
kinhle đ/h hoan hỉ giải phần còn lại. caunguyen
xvii) Thất niệm và bất chánh tri ?
ở đây, này Hiền hữu! có một thời Pháp khác, Thế Tôn đã thuyết đến 2 Pháp này, trong đó có “Thất niệm” nhưng không có “bất chánh tri”, mà thay vào đó là một danh tự khác :

“…...
16.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thất niệmkhông tỉnh giác. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
……”
- http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 2-0517.htm

như vậy, này Hiền hữu! “bất chánh tri” có văn sai khác nhưng có nghĩa tương đồng với “không tỉnh giác”

xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ ?
ở đây, này Hiền hữu! 2 Pháp này có ý nghĩa trái ngược với 2 Pháp mà Thế Tôn hằng khuyên dạy: “các căn được chế ngự và ăn uống có tiết độ”, và thế nào là các căn được chế ngự ?
"Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng.... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị.. thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn" - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung107.htm

và thế nào là “ăn uống có tiết độ”?
"Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn" - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung107.htm

xxi) Tư duy lực và tu tập lực ?
ở đây, này Hiền hữu! cđ tìm thấy một thời Pháp khác Thế Tôn đã dạy đến 2 Pháp này với một chút sai khác về văn tự :
“8.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tư trạch lực và tu tập lực. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.” - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 2-0517.htm

thế nào là “Tư trạch lực”? Pháp này đã được Thế Tôn rộng thuyết với ý nghĩa là “sức mạnh tư sát” (ở đây "Tư trạch"="tư sát","lực"="sức mạnh") :

“thế nào là sức mạnh tư sát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tư sát như sau: "Với thân làm ác, quả dị thục là ác ngay hiện tại và trong đời sau. Với miệng nói ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau. Với ý nghĩ ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau". Vị ấy, tư sát như vậy, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, tư sát sự thật thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.” - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 2-0104.htm

và thế nào là “tu tập lực”? Pháp này đã được Thế Tôn rộng thuyết với ý nghĩa là “sức mạnh tu tập” (lưu ý là với cùng 1 danh tự “tu tập”, Thế Tôn đã rộng giảng với 3 ý nghĩa sai khác):

“Thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, sức mạnh tu tập tức là sức mạnh của người hữu học. Do sức mạnh tu học, vị ấy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si. Sau khi từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, vị ấy không làm các điều bất thiện, không phục vụ các điều ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập.

Thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập Niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập.

Thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập.” - http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 2-0104.htm

ở đây, này Hiền hữu! phàm có Pháp nào do Thế Tôn tuyên bố, chính Pháp ấy cần phải được Thế Tôn khai minh, hiển lộ, trình bày rõ ràng với đầy đủ nghĩa văn; nếu không phải như vậy, thời vị đệ tử không có thể nghe học, không thể thọ nhận đầy đủ Chánh pháp của Thế Tôn.

xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng ?
này Hiền hữu! cđ không tìm thấy thời Pháp khác có nói đến 2 Pháp này, sự tình là như vậy thời đến đây, 2 Pháp này không đầy đủ nhân duyên để cho người học tập lãnh thọ.

xxxii) Minh tri và giải thoát ?
ở đây, này Hiền hữu! cđ tìm thấy một thời Pháp khác Thế Tôn đã dạy đến 2 Pháp này với một chút sai khác về văn tự :
“4.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Minhgiải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.”http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 2-0517.htm

này Hiền hữu! trong thời Pháp ấy, Thế Tôn chỉ lược thuyết, không có rộng thuyết; nhưng nếu như có nghe nhiều và giác hiểu được Pháp, vị đệ tử không có nghi ngờ, không duyên nơi người khác, có thể trả lời một cách tùy Pháp như sau:

Vô minh = không rõ biết về Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt;
thời Minh = tuệ tri như thật về Khổ, tuệ tri như thật Khổ tập, tuệ tri như thật Khổ diệt, tuệ tri như thật Con đường đưa đến Khổ diệt.

và ở một thời Pháp khác, Thế Tôn đã giảng về các ý nghĩa này:

“II. Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,163)
1-4) Nhân duyên ở Sàvatthi... Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, như thế nào là minh? Cho đến như thế nào, một người là minh?
5) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
6-8)... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
9) Này Tỷ-kheo, đây gọi là minh. Và cho đến như vậy, một người là minh.”
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm

VI. Giải Thoát (Tạp 2, Ðại 2,19c) (S.iii,165)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo? Các Ông có quán sắc: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5) ... thọ... tưởng... các hành...
6) ... các Ông có quán thức: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa".

VII. Giải Thoát (Tạp 2, Ðại 2,19c) (S.iii,166)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Ông có quán sắc: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán sắc với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
3-5) ... thọ... tưởng... các hành...
6) ... các Ông có quán thức: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay! Này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải như thật quán thức với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
7) Do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa."
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm

như vậy, Giải thoát ở đây có nghĩa là trạng thái tự thân biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa”

xxxiii) Tận tri và vô sanh trí ?
này Hiền hữu! cđ không tìm thấy thời Pháp khác nói đến 2 Pháp này trong tạng Pali, nhưng thấy có nhắc đến danh tự “Tận trí” trong Kinh Tận Trí–Trung A Hàm với ý nghĩa tương đồng với “Lậu Tận Trí” được nói đến trong Pali:

“Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ tập", tuệ tri như thật: "Ðây là Khổ diệt", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến khổ diệt"; tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.”
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung125.htm ("Lậu tận trí" có nghĩa là trí tuệ đoạn tận tất cả các lậu hoặc)

còn danh tự “vô sanh Trí” là tương ưng với trạng thái của người đã chứng ngộ Giải thoát; trong sự Giải thoát, tự mình có trí biết : “mình đã được vô sanh; không còn bị tái sanh, trở lui trạng thái này nữa”

* trong trường hợp này, “Minh tri và Giải thoát” & “Tận tri và vô sanh trí” có ý nghĩa tương đồng nhưng đã được Thế Tôn trình bày với những danh tự sai khác

này Hiền hữu! trong phần lớn những lần trao đổi qua Diễn đàn, cđ hạn chế tối đa những kiến giải của tự thân trong khi thảo luận về Pháp, vì như đã nói rõ : vấn đề nào liên quan đến Pháp liên quan đến Luật, thời vấn đề ấy chắc chắn đã được Thế Tôn trình bày, khai thị, giảng rõ cho các đệ tử không một chút thừa sót. Cho nên, điều mà vị đệ tử cần làm là phải có nghe nhiều, tìm đến nhân duyên nguồn cội của Pháp đã được nghe; Pháp ấy được Thế Tôn nói đến khi nào? do duyên sự kiện gì, do ai vấn hỏi mà được nói? cần phải hiểu với ý nghĩa vắn tắt như thế nào, với ý nghĩa rộng rãi như thế nào?...

này Hiến hữu! người có tâm cần dõng cầu học như vậy, sẽ thọ nhận được Pháp một cách chân thật, không có sự thừa sót; khi có một vị đồng học vấn hỏi, người ấy có thể trình bày nói rộng một cách đúng Pháp với đầy đủ nghĩa văn.

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải nghi: Từ ngữ Phật học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

v) Ba bất thiện tầm: Dục tầm, sân tầm, hại tầm?


xv) Ba giới khác: Liệt giới, trung giới, thắng giới ?


xxviii) Ba tụ: Tà định tụ, chánh định tụ, bất định tụ ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách