Những lợi ích của Thiền Định

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Những lợi ích của Thiền Định

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Trung Tâm Thiền Viện Mahāsī
Tại Yangon - Miến Điện
NHỮNG PHÁP THOẠI CỦA
NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO JATILA

Biên soạn bởi: U Hla Kyaing
Dịch giả: Sư Sán Nhiên

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH

Chủ đề của pháp thoại hôm nay là những lợi ích của sự tu tập Thiền định. Sự đi vào chi tiết của những lợi ích có thể bắt nguồn từ sự tu tập Thiền định đã được giải thích trong luận thuyết này.

Vào một thời, có một Thiên tử (chúng sanh ở Thiên giới) đi đến gần đức Phật một cách tôn kính và biểu kiến quan điểm của mình theo đường lối xác minh. Vị ấy nói: "Bạch đức Thế Tôn, giả như con có thể biểu kiến quan điểm của con. Con tin tưởng:

  • - Tất cả hữu tình chúng sanh thương yêu con cái của họ hơn hết.
    - Người đàn ông giàu nhất là người sở hữu số lượng gia súc nhiều nhất.
    - Những tia sáng mặt trời là ánh sáng rực rỡ nhất của vũ trụ.
    - Trong số những hồ chứa khối lượng lớn của nước, đại dương là lớn nhất và rộng nhất".
Vị ấy biểu kiến quan điểm của mình bằng cách hình thành bốn lời phát biểu này.

Những lời phát biểu của ông ta trông giống như một chân lý quy ước. Đúng vậy, con người thương yêu con cái của mình rất nhiều, họ đã ẵm bồng con cái trong tay, trên đôi vai, và ở trên đầu của họ. Ngay cả, nếu như con cái đại tiện và tiểu tiện trên người của họ, họ không giận hoặc cảm thấy ghê tởm, trái lại còn bộc lộ tình thương hơn nữa với lòng từ ái.

Như thế, vị Thiên tử này đã suy luận từ những quán sát này và cho rằng những hữu tình chúng sanh thương yêu con cái của họ hơn hết. Sự quán sát thứ hai của ông ta là con người sở hữu một số lượng lớn về gia súc là người giàu nhất, cũng có vẻ là thực tế. Là do từ sanh quán của đức Phật tọa lạc ở Ấn Độ, là nơi gia súc được nhìn tới với sự tôn kính thiêng liêng. Văn hóa Ấn Độ giáo là không ăn thịt, và yêu cầu để có được chất đạm, sữa phải từ nguồn gốc thiên nhiên. Bơ đặc, sữa chua và phó mát, v.v... được trích ra từ sữa để thành chất dinh dưỡng cho dân chúng. Do đó, Ấn Độ giáo nuôi dưỡng gia súc với số lượng lớn và người sở hữu một số lượng lớn về gia súc được xem là người giàu nhất.

Lời phát biểu của vị ấy cho rằng những tia sáng của mặt trời là sáng chói nhất, có vẻ như đúng sự thật. Vì lẽ những ánh sáng khác như ánh sáng của điện, của bình ắc qui hoặc những nguồn ánh sáng khác không thể so sánh được với ánh sáng chói ngời của tia sáng mặt trời. Lời phát biểu của ông ta cho rằng trong số những hồ thì đại dương là rộng nhất và lớn nhất, cũng có vẻ khá chính đáng và rất thích hợp, trông giống như một chân lý quy ước.

Tại đây, chúng ta phải so sánh sự khác biệt về trí tuệ nhạy bén giữa kiến thức phổ thông của hạng người thông thường và trí tuệ siêu thế của đức Thế Tôn. Sau khi xem xét tất cả mọi khía cạnh những lời nói của vị Thiên tử, đức Phật đã trả lời tuần tự đối chiếu lại những tuyên bố của Thiên tử:

  • - Mỗi hữu tình chúng sanh tự thương yêu mình hơn hết.
    - Người đàn ông giàu nhất là người sở hữu một số lượng lớn về hạt giống (hạt thóc).
    - Ánh sáng của trí tuệ là ánh sáng thù thắng.
    - Mưa và nước suối nguồn là nguồn chánh yếu của nước trong đại dương.
Đức Phật đã giải thích những lời tuyên bố. Tất cả những lời phát biểu của vị Thiên tử khẳng định, đã sai trật khi so sánh với lời đức Phật khải thuyết.

- Một cách thường nhiên, con người thương yêu con cái của họ, nhưng một thời gian có thể đến khi có những sự khác biệt và họ có thể tách ra đi theo đường hướng của họ. Người ta có thể nhìn thấy cha mẹ từ bỏ những những người con (trai và gái) với nhiều lý do sai khác. Thương yêu nhất là người chồng và vợ thương yêu với nhau rất nhiều, cũng vẫn ly dị ngay khi có những điểm dị biệt. Điều đó cho thấy, họ thương yêu trong một mức độ nhất định, nhưng chưa đến mức tối đa, như chính họ tự thương yêu chính mình. Do đó, đức Phật đã chỉ điểm cho vị Thiên tử rằng lời tuyên bố của ông ta cho là hữu tình chúng sanh thương yêu con cái của họ hơn hết, quả thật không đúng, và chính là tất cả chúng sanh tự thương yêu mình hơn hết.

- Lời tuyên bố thứ hai cũng sai lầm, vì lẽ trong thời gian nghèo khổ hoặc đói kém, chất liệu tối quan trọng để sống còn là hạt thóc (hạt giống). Nó cũng có thể là nguyên nhân tai hại khốn khổ và chết chóc nếu hạt giống không đủ để tiêu thụ. Nó quả thật thích hợp với mọi người - ngay cả đối với những người thích ăn "bánh ngọt" hoặc bánh mì, vì lẽ có tới bảy thể loại hạt thóc (hạt giống hoặc ngũ cốc). Chúng nó có thể được phân loại như sau: hạt thóc, lúa mạch, lúa kiều mạch, bắp, hạt bắp, hạt kê và hạt lúa mì. Người sở hữu với số lượng lớn về hạt thóc là bậc đại phú.

- Ánh sáng mặt trời trông từ bên ngoài thì có vẻ sáng chói nhất, nhưng nó không có thể cho ánh sáng đi tới những hang động khuất lấp hoặc thâm sâu. Và nó cũng không thể cho ánh sáng đến những người đã đắm chìm và Tham, Sân, Si. Và ánh sáng mặt trời cũng không có thể làm cho con người được thông minh và thiện hảo, nếu vị ấy bất thiện và si mê. Duy chỉ có trí tuệ, con người có thể được dạy bảo để trở thành thiện hảo, thông minh và có văn hóa. Do đó, ánh sáng của trí tuệ là ánh sáng thù thắng. Có câu nói đã nói rằng "Không có ánh sáng nào sáng hơn ánh sáng của trí tuệ" quả rất đúng.

- Biển cả và đại dương sẽ không thể được đầy tràn nếu những cơn mưa và nước suối nguồn không chảy hướng về đại dương. Nước suối nguồn và nước mưa chảy ra đại dương do bởi rất nhiều con sông lớn và nhỏ.

Những lời phát biểu thích hợp tại đây đã chứng minh điểm tối quan trọng rằng hữu tình chúng sanh tự thương yêu mình hơn hết. Ngay khi căn nhà bị phát hỏa, con người đang sống trong căn nhà đã bỏ chạy ra khỏi nhà để cứu lấy mạng sống của mình. Mỗi hữu tình chúng sanh đang tầm cầu sự an toàn và tiện lợi cho chính mình, họ mong cầu được thịnh vượng và hạnh phúc.

Do đó, huấn từ của đức Phật dạy rằng mỗi hữu tình chúng sanh tự thương yêu mình hơn hết, quả đúng thật vậy. Như thế, nếu chính con người thương yêu mình nhất, thì làm thế nào để lèo lái cuộc đời của họ đạt được lợi ích tối thượng?

Chỉ thụ hưởng những đối tượng dục lạc sẽ không tương ứng với việc tự thương chính mình trong con đường thích hợp. Những người đã học kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tuyên bố rằng những người không có lười biếng để tham gia và hoạt động các lãnh vực thiện sự, Phật pháp, chỉ có thể được gọi là người thương yêu chính mình trong con đường chân chánh. Nếu tự thương chính mình, ta phải tạo tác các việc trong thiện hạnh với cả tâm hồn. Trong khi thực hiện những thiện hạnh, điều quan trọng là cũng cần phải có Chánh kiến và Chánh tín.

Những thiện hạnh phải là thanh tịnh và chắc hẳn được kết quả những lời ích trong thiện nghiệp. Ta không nên lười biếng để tạo những thện hạnh. Cúng dường để bát là tạo lợi ích cho chính mình. Người thọ thí được hưởng lợi ích, tuy nhiên mục tiêu của việc xả thí là cho người cúng dường được thoát khỏi lòng tham (Lobha) bằng cách cho đi di sản của mình với lòng quảng đại và người thọ nhận đáp lại tấm lòng từ ái của người cúng dường với lời ca ngợi tán thán. Thọ trì giới luật cũng là thiện hạnh.

Ngăn ngừa việc sát sanh, trộm cắp và không phạm những ác hạnh, cùng với những lời nói, là thiện hạnh. Nó có thể kiểm soát lòng tham, sự sân hận và kết quả lợi ích là được khỏe mạnh và tuổi thọ lâu dài. Bây giờ là phần trí tuệ, tu tập Thiền Minh Sát cũng là thiện hạnh. Tu tập Thiền Minh Sát là để ngăn ngừa tham và sân, phát sinh từ sáu giác quan. Như thế, con người được giải thoát khỏi tham, sân và thọ hưởng tâm thanh tịnh thoát khỏi sự sầu khổ và ưu não.

Mục tiêu cuối cùng của sự tu tập là thành đạt Tuệ đạo và Tuệ quả và chứng tri Niết Bàn, như thế đó là sự mong cầu thiện hạnh tốt thượng. Chỉ có sự tu tập xả thí và trì giới và hành Thiền với cả tâm hồn sẽ tương ứng với việc tự thương chính mình trong chánh đạo. Những thiền giả tại đây, là người đang tu tập Thiền Minh Sát cũng tương ứng với việc tự thương chính mình trong chánh đạo. Xả thí, trì giới, hành Thiền Chỉ (Thiền An Tĩnh) và hành Thiền Quán (Thiền Tuệ Giác) đều là những thiện hạnh. Tuy nhiên mức độ phước báu được tích lũy không giống nhau.

Xả thí, trì giới là những thiện hạnh, và kết quả những lợi ích là sẽ được thịnh vượng và hạnh phúc ở trong Nhân giới và Thiên giới. Tu tập hành Thiền Chỉ sẽ đưa ta tới Phạm Thiên giới. Những Phạm Thiên ở trong Phước Lộc thiền nơi trú xứ, không có nhu cầu về vật thực, hoặc nước, hoặc các dinh dưỡng khác. Chiều dài tuổi thọ của vị Phạm Thiên cũng rất là lâu dài. Tuy nhiên, khuyết điểm của Phạm thiên giới là sau khi thọ hưởng Phúc Lộc lâu dài, người ta có thể quay trở lại cõi Nhân loại và cõi Khổ Thú (tức là cõi bàng sanh, ngạ quỷ, a tu la và địa ngục).

Tu tập Thiền Minh Sát, nếu được tu tập chính chắn và chứng đạt trạng thái, là nơi Thân kiến có thể được diệt trừ hoàn toàn (tức là thanh đạt đạo Dự Lưu, bậc Thất Lai), con người có thể hy vọng đạt đến mục tiêu cao quý của Niết Bàn xuyên qua con đường của đạo và quả. Như thế, trong số bốn thiện hạnh, thì tu tập Thiền Minh Sát là tốt nhất.

Tóm lại, xả thí và trì giới thiện hạnh có thể cho kết quả những lợi ích trong Thiên giới và trong số Nhân loại.

Tu tập thiện hạnh Thiền Chỉ có thể cho kết quả những lợi ích trong Phạm Thiên giới. Tu tập thiện hạnh Thiền Minh Sát có thể cho an vui Niết Bàn. Những thiền giả của chúng ta tại đây đang tu tập Thiềm Minh Sát chứng đắc mục tiêu cao quý của Niết Bàn. Một câu hỏi có thể được đặt ra ở giai đoạn này. Có thể có được thành đạt Niết Bàn do tu tập thiền định ở ngay hiện tại hay không?

Được, do tu tập Thiền Minh Sát, ta có thể chứng tri Niết Bàn ở ngay hiện tại. Chính đức Phật đã nói với tu sĩ khổ hạnh Subhadda ngay trước thời gian đức Phật viên tịch Niết Bàn (hoàn toàn tịch diệt). Đức Phật nói: "Ngay cả sau khi Ta tịch diệt, nếu tất cả các đệ tử, dù là tu sĩ hoặc cư sĩ tuân hành theo những chỉ dẫn chứa đựng trong những pháp thoại của Ta và tu tập Thiền Minh Sát, trong một bối cảnh thích hợp, thì thường luôn sẽ không thiếu vắng bậc Vô sinh".

Tại đây, "tu tập trong bối cảnh thích hợp" có ý nghĩa - con người sau khi chứng đạt Sanh Diệt trí (sự nhận thức của từng hiện tượng mới khởi sanh và diệt mất một cách mau lẹ) sẽ khuyến khích thiền giả khác hoặc những bạn đạo khác tu tập giống như vị ấy và nếu được chứng đắc cùng một kết quả, trong trường hợp đó có thể được xem là tu tập trong một bối cảnh thích hợp.

Thiền giả sau khi tu tập thích hợp đã chứng đắc trạng thái của sự chấm dứt hiện tượng tâm sinh lý và quay trở lại khuyến khích thiền giả khác để cố gắng và đạt tới trạng thái của sự chấm dứt hiện tượng tâm sinh lý, như thế có thể được coi như là tu tập trong một bối cảnh thích hợp. Tại Trung Tâm Thiền Viện Mahāsī của chúng ta, thiền giả cũ cố gắng để giúp đỡ thiền giả mới, như thế họ cũng được chứng tri về điều mà họ đã chứng đắc trong việc tu tập thiền định. Điều này cũng dẫn đến một đời sống của người Phật tử tốt đẹp và tu tập trong một bối cảnh thích hợp.

Nếu những Phật tử tuân hành theo những huấn từ của đức Phật và giúp đỡ lẫn nhau trong Thiền Minh Sát của họ, như thể đức Phật đã tiên đoán có thể sẽ không có sự biến mất của những bậc Vô sinh. Nếu có thể chứng đắc bậc Vô sinh ở ngay hiện tại, một cách thường nhiên, bậc Bất Lai, bậc Nhất Lai, bậc Thất Lai cũng sẽ hiện hữu ở ngay hiện tại này. Do đó, không còn điều chi để nghi ngờ, nếu những thiền giả tu tập trong bối cảnh thích hợp, điều đó có thể đạt đến trạng thái của bậc Thánh nhân ở ngay hiện tại.

Thậm chí ngay bây giờ, những người bệnh và không có khả năng tu tập một cách có hiệu quả, họ cũng không nên nản chí ngã lòng, vì lẽ trong "Bộ Chú Giải bài kinh thứ 50 thuộc Trung Bộ Kinh - Kinh Đại Giáo Giới Rahūla" đã có nhận định rằng:

1. Với người đã có kinh nghiệm trong việc tu tập thiền định thì có thể chứng đắc trạng thái bậc Thánh nhân chỉ trong một lần của tu tập thiền tọa, vào bất luận thời gian trong suốt cả cuộc đời của mình. Kể từ khi họ đã quen thuộc với kỹ thuật thiền định, vào thời gian và địa điểm thích hợp, khi nhưng điều kiện dẫn đến thuận lợi mà họ biết làm thế nào cho việc thành đạt Tuệ đạo và Tuệ quả ngay thời lức đó. Đây là cơ duyên đầu tiên mà những thiền giả được thực hiện thành tựu mục tiêu cao quý của mình.

2. Nếu điều này không được thực hiện thì vẫn còn có một cơ may lần thứ hai ở vào thời gian cận tử của vị ấy.

Vào lúc cận tử, bất kỳ hữu tình chúng sanh đều tầm cầu sự an ủi và hỗ trợ, vì lẽ họ sợ hãi tử vong. Mỗi chúng sanh đều lo sợ sự chết. Có hai hạng loại chúng sanh không có sợ hãi sự chết:

  • (1) Một hạng loại chúng sanh là gấp bốn lần: vị siêu anh hùng, con voi anh hùng và con bò mộng anh hùng. Họ không sợ hãi sự chết vì thân kiến của họ rất mạnh.

    (2) Hạng loại thứ hai của con người mà không sợ hãi sự chết. Đó là:

    • a. Độc Giác Phật (Phật Tịnh Lặng hoặc Phật Cô Độc), bậc Bất Lai, bậc Vô sinh.

      b. Và bậc Toàn giác.
    Vì lẽ các ngài đã diệt trừ Thân kiến và cũng diệt trừ nguyên nhân phát sinh sợ hãi - sự sân hận (dosa).
Tất cả mọi chúng sanh khác đều sợ hãi về sự chết. Cái chết là một sự kiện sợ hãi, vì lẽ không một ai đoan chắc điều gì sẽ xảy ra sau cái chết, hoặc giả họ sẽ tái tục ở đâu, v.v... Khi tầm cầu sự hỗ trợ, một vài tầm cầu ở con cái của họ, một vài tầm cầu vào bất luận những thầy thuốc nào ở gần họ. Tuy nhiên thật sự ngay thời điểm của sự chết, thuốc men vô hiệu, hỗ trợ nhi tử vô lực. Chỉ có sự hỗ trợ thật sự khẩn thiết ngay thời tử là giáo pháp. Với những ai không có kinh nghiệm trong giáo pháp hoặc tu tập thiền định, họ sẽ không có hiểu biết làm thế nào thẩm sát giáo pháp. Phương cách cuối cùng họ sẽ làm là khi cận tử, đó là than khóc cầu sự giúp đỡ của con cái.

Ví như chim mất đi đôi cánh, không thể bay xa và trở thành vật thực cho chó hoặc mèo. Và nếu như con người không hiểu biết làm thế nào thẩm sát giáo pháp ngay phút lâm chung, vị ấy có khả năng bị rớt vào Khổ Thú. Tuy nhiên với những người đã có kinh nghiệm trong tu tập Thiền định, thì có thể thẩm sát vào việc tu tập Thiền Minh Sát và đó là một cơ may lần thứ hai cho vị ấy để thành đạt Tuệ đạo và Tuệ quả, và trở thành bậc Thánh nhân ngay trước thời điểm của sự chết. Giả sử vị ấy không có cơ may để thẩm sát giáo pháp lúc cận tử lâm chung, việc tu tập Thiền Minh Sát trước kia của ông ta sẽ không bị lãng phí.

3. Mặc dù vị ấy không trở thành bậc Thánh nhân, một sự chắc thật là vị ấy đã chết trong lúc thẩm sát giáo pháp, đã ngăn chận không bị rớt vào Khổ Thú và một cách đoan chắc là giúp ông ta trở thành một Thiên tử ở Thiên giới. Vị ấy chắc chắn có cơ may hội họp với những Thiên tử đã có được sự tu tập Thiền định vào thời kỳ của đức Phật Gotama, và do bởi Hội Chúng Thiên ngoan đạo này, vị ấy có thể có một cơ may để trở thành bậc Thánh nhân.

Ở trong Thiên giới, những hoàn cảnh cũng tương tự như ở cõi Nhân loại. Như có những Thiên tử tầm cầu thọ hưởng những thú vui dục lạc, có những Thiên tử tầm cầu giáo pháp và tu tập Thiền Minh Sát. Như thế, một khi con người được đến Thiên giới bởi do việc thẩm sát giáo pháp ngay lúc lâm chung, vị ấy sẽ hòa nhập vào những Thiên tử ngoan đạo khác với Hộ Chúng Thiên giới cũng thông minh hơn (Chúng Thiên khác), và vị ấy có thể trở thành bậc Thánh Thiên chẳng mấy khó khăn. Đây là cơ may lần thứ ba của sự giải thoát cho những người đã có kinh nghiệm trong việc tu tập Thiền định.

4. Giả như vị ấy hỏng mất cơ may lần thứ ba để được giải thoát ở trong Thiên giới, tuy nhiên xuyên qua những vòng luân chuyển của "Luân hồi tái tục", ông ta có thể trở thành con người trong thế gian nơi đó không có đức Phật và giáo pháp đức Phật. Với sự chắc thật, do vị ấy tu tập Thiền Minh Sát qua nhiều kiếp sống khác nhau, vị ấy sẽ được kết quả trở thành bậc Độc Giác Phật. Bậc Độc Giác Phật là bậc giác ngộ một cách độc lập, ngoài giáo pháp đức Phật. Như thế, hạng Độc Giác Phật được gọi là bậc giác ngộ đơn độc hoặc riêng lẽ. Do bởi sự tự nỗ lực của chính mình, vị ấy liễu tri Tứ Thánh Đế, nhưng không có khả năng giáo hóa công truyên một cách hiệu quả đến với mọi người như bậc Toàn giác (Chánh Đẳng Giác) và có thể được gọi là bậc Giáo chủ.

Hạng nữ giới cũng có thể thành đạt nam giới vào thời lúc đó, và có thể thọ cảm trở thành bậc Độc Giác Phật.

5. Giả như vị ấy hỏng mất việc thành đạt bậc Độc Giác Phật vào cơ may lần thứ tư, do nhờ năng lực của việc tu tập Thiền định trước kia, vị ấy có thể trở thành bậc Vô sinh một cách dễ dàng trong thời kỳ của Phật giáo kế tiếp. Điều này là tiền lệ, vào trong thời kỳ của đức Phật Gotama, vị giáo thọ "Bāhiya Dārucariya" đã có kinh nghiệm Thiền định trước kia, trong thời kỳ đức Phật Ca Diếp, trọn cả bảy ngày đêm nhưng không chứng đắc trạng thái bậc Thánh nhân. Và đến thời kỳ của đức Phật Gotama, vị ấy đã trở thành bậc Vô sinh chỉ qua một lần thiền tọa thuận lợi và an lạc, liễu tri Tứ Thánh Đế ngay tức thời.

Để kết luận, tu tập Thiền định (tiến tu) rất là hữu ích và mỗi thiền giả nên cố gắng không bỏ qua việc khắn khít Thiền Minh Sát vào ngay thời lúc này.

Do bởi tu tập Thiền Minh Sát:

  • - Con người có thể chứng đắc Tuệ đạo và Tuệ quả ngay lần cơ may đầu tiên.

    - Nếu vị ấy hỏng mất việc chứng đắc bậc Thánh nhân vào cơ may lần đầu tiên, vị ấy có thể thành tựu việc chứng đắc vào thời điểm tử vong, đó là cơ may lần thứ hai.

    - Nếu vị ấy hỏng mất cơ may lần thứ hai, vị ấy có thể chứng đắc Tuệ đạo và Tuệ quả khi là một vị Thiên tử ở Thiên giới, đó là cơ may lần thứ ba.

    - Nếu vị ấy hỏng mất cơ may lần thứ ba, vị ấy có thể chứng đắc bậc Độc Giác Phật, ngay cả bên ngoài giáo pháp đức Phật, đó là cơ may lần thứ tư.

    - Nếu vị ấy hỏng mất cơ may lần thứ tư để trở thành bậc Độc Giác Phật, vị ấy có thể chứng tri Tứ Thánh Đế và trở thành bậc Vô sinh trong thời kỳ giáo pháp đức Phật (kế tiếp).
Khi mà có những lợi ích của Thiền định quả là to lớn vĩ đại và đoan chắc thành đạt, mỗi thiền giả phải cố gắng hết cả tâm lực để tu tập Thiền Minh Sát ngay hiện tại này, và để kết thúc bài pháp thoại này, tôi cầu chúc tất cả các bạn sớm mau chứng tri mục tiêu cao quý Niết Bàn trên con đường thuận lợi thù thắng.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách