Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Trích đoạn trong:
Lời Dạy Cuối Cùng Của Vị Như Lai - Chú Giải Kinh Di Giáo
chú giải bản Pali: Acriya Buddhagohosa Thera
Việt dịch: Tỳ khưu Siêu Minh


Giáo pháp của Ta chính là đạo sư của các ngươi sau khi Ta nhập diệt
.....và trong cuộc sống của Ta trên trần gian này, Ta đã dạy những điều này: Tứ Đại Niệm Xứ (Satipatthàna), Tứ Chánh Cần (Sammadhàna), Tứ Như ý Túc (Iddhiàda), Ngũ Căn (Indriya), Ngũ Lực (Bala), Thất Giác Chi (Bojhanga), Bát Chánh Đạo (Magga). Bằng nhiều cách khác nhau Ta đã phân tích những vấn đề lý tín này & đã diễn giải Kinh tạng. Toàn bộ các Kinh tạng đó sẽ thực hiện nhiệm vụ của vị đạo sư đối với các ngươi sau khi Ta chứng vô dư Niết bàn.

Vì trong cuộc sống của Ta trên trần gian này, Ta đã diễn giải những điều này: ngũ uẩn (khanddha), mười xứ (àytana), mười tám giới (dhàtu), Tứ diệu đế (sacca), hai mươi hai quyền (indriya), chín nhân duyên (hetu), bốn thực vật (àhàra), bảy xúc (phassa), bảy cảm thọ (vedanà), bảy thức (sannà), bảy tác ý (cetanà), bảy tâm (citta). Và ở đây cũng vậy, một số chúng sanh thuộc dục giới (kàmàvacara), một số chúng sanh thuộc cõi sắc giới (rùpàvacara) và một số thuộc cõi vô sắc giới (arùpà vacara), một số thuộc loại gộp lại (pariyàpanna), một số thuộc loại không gộp lại (apiyàpanna). Một số thuộc loại tục đế (lokita), một số thuộc loại siêu thế (lokuttara), Ta đã phân tích những vật sự này đến từng chi tiết & giảng dạy tạng Vi diệu pháp. Được tô điểm với Mahàpatthàna với vô số phương pháp & với hai mươi bốn duyên (samantapatthàna). Tất cả những thứ đó sẽ thực hiện vai trò người đạo sư khi Ta đã chứng vô dư Niết bàn.

Như vậy Ta đã dạy toàn bộ những sự vật đó trong suốt bốn mươi lăm năm qua kể từ khi Ta chứng đắc Giác Ngộ cho đến khi Ta nhập vô dư Niết bàn. Tam tạng, năm Nikayas, chín ngành (anga) tám mươi tư nghìn Pháp uẩn đây chính là cách phân loại chính. Như vậy tám mươi tư nghìn nhóm Phật Pháp vẫn còn tồn tại, chỉ mình Ta chứng Niết bàn mà thôi, giờ đây chỉ mình Ta căn dặn các ngươi & dạy bảo các ngươi. Sau khi Ta vô dư Niết bàn, tám mươi tư nghìn nhóm Pháp này sẽ căn dặn và dạy dỗ các ngươi.

Như vậy sau khi đưa ra nhiều lý do, Đức Phật đã căn dặn như sau: đây chính là đạo sư của các ngươi sau khi Ta đã ra đi, và để cho thấy việc tu tập tương lai Ngài bắt đầu nói: Và chỉ có thế mà thôi.

Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 31/07/12 13:40 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

CHÀO THIỆN HỮU BIỂN TÂM,

ĐỒNG NÁT XIN NÊU MỘT CÂU HỎI: THỜI ĐIỂM ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT THÌ CHƯA CÓ KẾT TẬP KINH ĐIỂN GÌ HẾT, SAO TRONG NỘI DUNG KINH DI GIÁO CÓ LIỆT KÊ "Tam tạng, năm (5) Nikayas"???

5 Nikayas LÀ 5 BỘ KINH THEO SƯ PHÂN LOẠI:
1.Kinh Trường Bộ - Digha Nikaya
2.Kinh Trung Bộ - Majjhima Nikàya
3.Kinh Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikàya
4.Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikàya
5.Kinh Tiểu Bộ - Khuddaka Nikàya


Nikayas CÓ NGHĨA LÀ "KẾT TẬP"
sutta-piṭaka CÓ NGHIÃ LÀ "KINH TẠNG"

"Truyền thống Nikàya và Ahàm có 2 kinh: Trường bộ kinh có kinh Ðại Bát Niết Bàn, Trường Ahàm có kinh Du Hành. Cả hai kinh này nội dung giống nhau(...) Kinh ghi chép lại chuyến du hành cuối đời của Ðức Phật vào khoảng thời gian (6 đến 10) tháng trước khi ngài nhập Niết bàn. Lộ trình đi bắt đầu từ thành Vương Xá cho đến xứ Kusinara."

KÍNH CHÚC AN LẠC tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

vì đây là Chú Giải Kinh Di Giáo nên chỗ này là khai triển cụm từ in đậm Giáo pháp của Ta trong kinh đó mà

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kính đạo hữu Đồng Nát
đạo hữu Hlich nói đúng đó.

Kính cám ơn đạo hữu Hlich tangbong

Chúc hai vị an vui

kính,bt


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào thiện hữu Biển Tâm và Hlich,
Cảm ơn rất nhiều.
Kính chúc an lạc và thành tựu chánh pháp! tangbong tangbong tangbong


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahà-Parinibbàna Sutta –Trường Bộ Kinh) là bài Kinh dài nhất, nhắc lại những lời dạy của Đức Phật trên con đường hoằng Pháp từ thành Vương Xá (Ràjagaha) thuộc nước Ma-Kiệt-Đà (Magadha) qua nhiều thị trấn làng mạc…….đến thành Câu Thi Na (Kusinàra) thuộc bộ tộc Mallas.
Pháp đã được trải dài trên hành trình này độ chừng 400km đến 500km trong thời gian khoảng 6 tháng, lúc này Đức Thế Tôn đã 80 tuổi . Tại nơi đây – Kusinàra - Ngài nhập diệt.
Những lời dạy trong thời gian này là một bản đồ tài sản Giáo Pháp quí báu Ngài trao lại cho các Thánh đệ tử, như một tổng kết của 45 năm hoằng Pháp độ sinh. Người đời sau đọc Kinh không khỏi rúng tâm xúc cảm nghỉ đến tấm lòng đại bi vô hạn lượng của vị Đạo Sư, không những suốt cuộc đời mà chí đến những ngày giờ cuối cùng vẫn còn thương tưởng chúng sinh.
Ở đây bt chỉ trích ra những lời dạy liên hệ đến pháp hành.

7 pháp bất thối chuyển (cho người dân nước Vajji)
1) Thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo thượng tọa sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
5) Không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm
6) Thích sống những chỗ nhàn tịnh, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm
7) Tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở được sống an lạc, sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm

7 Pháp bất thối chuyển
1) Không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự.
2) Không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận
3) Không ưa thích ngủ nghỉ.
4) Không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ
5) Không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng.
6) Không bạn bè ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng.
7) Không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng.

7 Pháp bất thối chuyển
Có tín tâm, có tinh tấn, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có chánh niệm, có trí tuệ

7 Pháp bất thối chuyển
Tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỉ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi,

7 Pháp bất thối chuyển
Tu tập vô thường tưởng, tu tập vô ngã tưởng, tu tập bất tịnh tưởng, tu tập nguy hiểm tưởng, tu tập xả ly tưởng, tu tập vô tham tưởng, tu tập diệt tưởng,

6 Pháp bất thối chuyển
1) Đối với các vị đồng tu phạm hạnh, gìn giữ thân nghiệp từ hòa
2) Đối với các vị đồng tu phạm hạnh, gìn giữ khẩu nghiệp từ hòa
3) Đối với các vị đồng tu phạm hạnh, gìn giữ ý nghiệp từ hòa
4) Chung thọ hưởng với các bạn giới đức đồng tu, mọi lợi dưỡng chơn chánh, hợp pháp.
5) Sống với các bạn đồng tu, trong sự thọ trì những giới luật đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm
6) Sống với các bạn đồng tu, trong sự thọ trì những tri kiến đúng với Sa-môn hạnh, những thánh tri kiến đưa đến giải thoát, hướng đến sự diệt tận khổ đau cho những ai thực hành theo

5 lợi ích việc giữ giới
1) Người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật..
2) Người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa.
3) Người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối.
4) Người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn.
5) Người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới.
Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 31/07/12 13:42 với 3 lần sửa.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Lời dạy về 4 Thánh Đế
„Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các ngươi.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các ngươi.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các ngươi.
Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Ðạo Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các ngươi.
Này các Tỷ-kheo khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.“

Lời dạy về Tứ Niệm Xứ
„Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ.............. đối với tâm... ………đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.
Này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.“

Lời dạy về 8 Giải thoát
„Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư "hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.
Này Ananda, như vậy là tám giải thoát“

Lời dạy về 37 Pháp Giác Ngộ
„Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các ngươi, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.“


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Lời dạy về 4 Thần Túc
„Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại"

Lời dạy về Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ & Thánh giải thoát
„Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn?
-Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
-Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
-Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
-Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.“

Lời dạy về 4 Đại Giáo Pháp
1 - Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ hai, các Ngươi hãy thọ trì.
3. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.
4. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.
Này các Tỷ-kheo, bốn Ðại giáo pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Lời dạy của vị Đạo Sư không còn nắm tay
„Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh Pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).
Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.“

Lời dạy về pháp môn giải thoát được Đức Thế Tôn lập đi lập lại 7 lần:
"Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.“

Lời xác định Pháp và Luật là Thầy
„Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các ngươi.“

Lời dạy cuối cùng
„Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát.“

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thành kính tri ân quí Thiện Hữu vào đây đọc những lời dạy cuối cùng của Như Lai kinhle kinhle kinhle
bt


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay, lành thay Thiện hữu bt! tangbong
Thật khéo lành thay khi Thiện hữu đã trùng tuyên lại ý nghĩa này, Chánh pháp mà đức Như Lai đã hoằng truyền suốt 45 năm ở Thế gian. Thật thâm sâu vi diệu chính là diệu Pháp này.
Thưa Thiện hữu! Sau khi dặn dò những lời di giáo cuối cùng cho chúng đệ tử, Thế Tôn còn thuyết bài Pháp vô ngôn giữa bao hàng Trời Người trước khi vào Vô dư y Niết Bàn, cđ đã có duyên thỉnh hỏi và học tập; nay xin phép được post lại cho trọn vẹn ý nghĩa của thời Pháp. Mong được nhiều an lạc và hoan hỷ !
cục đất đã viết:
minh ho đã viết:Thật là hoan hỷ, thật là đáng quý thay tấm lòng cầu đạo của Thầy ! kinhle Nhưng này Thiện hữu ! Ngu tôi là ai mà có thể nói được chỗ này, là ai mà có thể trả lời được câu hỏi ? Bài Pháp vô thượng Thế Tôn đã thuyết giữa bao hàng Trời Người. Ngu tôi thật không có đủ vàng để trả lời thay cho người hỏi hay những bậc Thánh đệ tử đã hiểu được giáo Pháp của Thế Tôn. Kính mong Thầy hoan hỷ !!! kinhle kinhle
Vậy là ĐH đã biết câu trả lời.
cục đất xin lạy Người, xin cung kính đảnh lễ Người và giáo Pháp của Thế Tôn !
kinhle kinhle kinhle
cục đất đã nghĩ rằng đây là câu đố vui hay là 1 câu đố mẹo nhưng qua những câu trả lời của ĐH thì cục đất tin rằng câu hỏi này nghiêm túc và ĐH đã biết câu trả lời.
Kính mong ĐH từ bi như là từ bi Phật dạy, nói cho cục đất hiểu rõ chỗ này !
Nếu như phù hợp giáo Pháp của chư Phật, cục đất xin ghi nhớ và tinh tấn thực hành ! kinhle
tangbong kinhle kinhle
Này Thiện hữu ! Ngu tôi tự thấy mình chưa thành tựu, chưa xứng đáng để nói lên diệu nghĩa bài Pháp này. Nhưng vì Thầy đã có tâm như vậy, lại lấy từ bi của Phật ra nhắc nhở thời ngu tôi không dám không vâng lời.
Nhưng ở đây này Thiện hữu ! Trong một thời kỳ trong một thế giới, có 1 và chỉ 1 Đức Thế Tôn xuất hiện. Ngày nào vị ấy có mặt ở trên đời, vị ấy sống vì hạnh phúc, vì an lạc cho muôn loài; vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Nên mỗi mỗi một lời vị ấy nói, mỗi mỗi một điều vị ấy làm đều vì lòng thương tưởng cho đời (không có dư tàn, thừa sót). Thầy hãy ghi nhớ và khéo tác ý ! kinhle
Này Thiện hữu ! Có 1 lần vị ấy thuyết bài Pháp vi diệu giữa bao hàng chúng sanh của mười phương Thế giới. Thế nào là "bao hàng chúng sanh của mười phương Thế giới" ? Ở đây, này Thiện hữu !
Đại đức Upavàna này là thị giả, sống gần và hầu cận Thế Tôn đã lâu ngày. Nay Thế Tôn trong giờ phút cuối cùng lại quở trách đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mạt Ta." Do nhơn gì, do duyên gì, Thế Tôn quở trách đại đức Upavàna: "Này Tỷ-kheo hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta"?

-- Này Ananda, rất đông các vị Thiên thần ở mười phương thế giới tụ hội để chiêm ngưỡng Như Lai. Này Ananda, cho đến mười hai do tuần xung quanh Kusinàrà, Upavattana, rừng Sàlà thuộc dòng họ Mallà, không có một chỗ nào, nhỏ cho đến đầu một sợi tóc có thể chích được mà không đầy những Thiên thần có uy lực tụ họp. Này Ananda, các vị Thiên Thần đang than phiền: "Chúng ta từ rất xa đến chiêm ngưỡng Như Lai. Thật rất là hy hữu, các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, và tối hôm nay, trong canh cuối cùng, Như Lai sẽ nhập diệt. Và nay Tỷ-kheo có oai lực này lại đứng ngang trước Thế Tôn, khiến chúng ta không thể chiêm ngưỡng Như Lai trong giờ phút cuối cùng". Này Ananda, các chư Thiên than phiền như vậy.

6. -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đang nghĩ đến hạng chư Thiên nào?

- Này Ananda, có hạng chư Thiên ở trên hư không nhưng có tâm tư thế tục, những vị này khóc than, ới đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: "Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".

Này Ananda, có hạng Thiên thần ở trên đất với tâm tư thế tục những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại:

"Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm".

Có chư Thiên đã diệt trừ ái dục, những vị này bình thản, tỉnh giác chịu đựng, với tâm suy tư: "Các hành là vô thường, làm sao sự kiện có thể khác được?"
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
Thế Tôn đã răng hỏi và dặn dò kỹ lưỡng những di ngôn cuối cùng trong đó có lời :
- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các Ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

Đó là lời cuối cùng Như Lai.
Rồi Thế Tôn đi vào thuyết bài Pháp vô ngôn giữa vô lượng Chư Thiên và loài Người (Thế Tôn thuyết - Ngài Anuruddha tuyên nói), đây cũng chính là diệu nghĩa của câu "45 năm Ta chưa nói 1 lời". Hãy lóng nghe và khéo tác ý ! kinhle
8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền, Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha :

- Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. (Ngài Ananda chưa chứng đạo nên không thấy được Thiền giới & Phật giới)

- Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.

9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định. Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

10. Khi Thế Tôn diệt độ, cùng với sự diệt độ, đại địa chấn động khủng khiếp, râu tóc dựng ngược, sấm trời vang động.
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... truongbo16
kinhle kinhle kinhle

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp không hề có một lời.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp chỉ có Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mới thuyết được.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp không có vị Giáo chủ, vị Tiên gia, Chân nhân... nào có thể thuyết giống được.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp chỉ có Thánh đệ tử của Thế Tôn mới tỏ rõ và tuyên nói.

Này Thiện hữu !
Như vậy là bài Pháp Thế Tôn muốn đệ tử thấu hiểu và làm được.

Ở đây, này Thiện hữu !
Thế Tôn đã tu vô lượng kiếp, hành trì vô lượng công hạnh, thành tựu vô lượng Công Đức, tuyên giảng vô lượng Pháp môn. Nhưng đến giờ phút cuối cùng, sau khi dặn dò kỹ lưỡng Người vẫn không quên để lại 1 bài Pháp vô thượng, hoàn thành sứ mạng của một Đấng Thế Tôn.
Sự kiện là như vậy thời này Thiện hữu ! Có thể Thầy không cần phải thông lào Tam Điển, không cần phải là vị đệ tử đa văn nhưng Thầy cần phải ghi nhớ, cần phải hiểu rõ và làm được điều bài Pháp đã dạy. Được như vậy, Thầy xứng đáng là vị đệ tử chơn chánh, xứng đáng là vị đồng phạm hạnh của các bậc Thánh đệ tử của Thế Tôn !

Kính chúc Thầy cùng Chư Thiện hữu tinh tấn, an lạc trong Pháp & Luật vi diệu này !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !! kinhle kinhle kinhle

viewtopic.php?f=47&t=4060&start=36
Kính chúc chư Thiện hữu tinh tấn và thành tựu diệu Pháp của Như Lai !

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kinhle kinhle kinhle

Như được quỳ trước Ngài lắng tâm với bài Pháp Vô Ngôn, bt cảm xúc mà không buồn, muốn khóc mà không khóc bởi nhớ lời Ngài dạy „hãy tự nhìn mình, hãy tự thắp đuốc“
Những đứa con, kiếp này, kiếp sau…chí đến vô lượng kiếp nếu tinh tấn không phóng dật thời chắc chắn sẽ thấu hiểu & làm được như đấng Cha Lành.

sadhu sadhu thiện hữu Cục Đất kinhle kinhle kinhle
kính,bt


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Lời Dạy Cuối Cùng Của Như Lai

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính các vị Đạo Hữu kinhle Kính các Bạn kinhle

NHÂN
gửi bởi biển tâm » 01/Tháng 8/'12, 20:28

kinhle kinhle kinhle

Như được quỳ trước Ngài lắng tâm với bài Pháp Vô Ngôn, bt cảm xúc mà không buồn, muốn khóc mà không khóc bởi nhớ lời Ngài dạy „hãy tự nhìn mình, hãy tự thắp đuốc“
Những đứa con, kiếp này, kiếp sau…chí đến vô lượng kiếp nếu tinh tấn không phóng dật thời chắc chắn sẽ thấu hiểu & làm được như đấng Cha Lành.

sadhu sadhu thiện hữu Cục Đất kinhle kinhle kinhle
kính,bt
Kính Đạo Hữu Biển Tâm kinhle
Những danh tự chia sẻ trên với tôi LÀ THẬT CHỨNG. Một điều mà TRONG NHỮNG CHIA SẺ TRƯỚC ĐÂY CHƯA HỀ CÓ, KỂ CẢ KHI ĐẠO HỮU CHIA SẺ TRONG TỨ DIỆU ĐẾ.


Chúc Đạo Hữu CHỨNG NGỘ THOÁT KHỔ TRÊN CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

Namo siddhartha gautama
Kính
kinhle kinhle kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách