NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc A la hán, bậc Chánh Ðẳng Giác


I. Lời tựa:
Là Phật tử, không những thọ Tam Qui, ngũ giới rồi thì trở thành người Phật tử chân chính cho hết đời này, như vậy thì không đủ nghĩa để trở thành một người Phật tử. Mà còn phải biết thật chính xác ai là người khai đạo tâm cho ta, nhờ ai mà ta hiểu biết điều hay lẽ phải. Đó là Đức Phật Thích Ca hơn 2600 năm trước đã thị hiện ở cõi Ta bà này.

Mục đề "Niệm Ân Đức Phật" là để tưởng niệm, nhớ ơn công đức Ngài, mỗi khi chúng ta Lễ Phật ở chùa hay ở nhà, hoặc những lúc hành thiền, tụng kinh Lễ bái.

Ngoài ra trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng luôn luôn tưởng niệm Hồng Danh là để ghi nhớ "Việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu, tâm ý thanh tịnh", Đó là chúng ta cúng dường Ân Đức Phật.

Chín Ân Đức Phật:

Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn.

*** Chín ân đức nầy chỉ có nơi Ðức Phật. Ngoài Ðức Phật ra, không có một Sa môn, Bà la môn, Chư thiên, Phạm thiên nào có thể có đủ những ân đức nầy.

*** Chín ân đức nầy không phải do nhân vật nào trong cõi trời và người tự ý xưng tán để diễn tả lòng kính phục và biết ơn của họ đối với Phật.

*** Chín ân đức nầy tự phát khởi lên đến chư Phật quá khứ, hiện tại, và vị lai cùng lúc với Trí tuệ hoàn toàn sáng suốt thông hiểu các pháp không dư sót (Sabbannutanana) khi Ngài vừa thành đạo dưới cội bồ đề.

*** Chín danh hiệu nầy đã được Ðức Phật khẳng định là danh hiệu của Ngài khi Ngài giảng pháp cho chư thiên và loài người. Ðiều này đã được chính thức ghi chép lại trong các kinh điển đạo Phật.

II.
Niệm một hồng danh Phật, chúng ta sẽ thoát khỏi vũng lầy ‘tham-ái’,
Niệm một hồng danh Phật, sẽ trải qua đường ‘phiền-não’ hiểm-nguy,
Niệm một hồng danh Phật, Hành giả sẽ vượt trùng-dương ‘Luân-hồi’ mê tối.

III.

1. ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG - ARAHAM: Bậc đáng được nhận sự cúng dường của chư thiên và loài người.

2. ÂN ÐỨC CHÁNH BIẾN TRI - SAMMA SAMBUDDHO: Bậc giác ngộ tối thượng không thầy chỉ dạy

3. ÂN ÐỨC MINH HẠNH TÚC - VIJJACARANA SAMPANNO: Bậc có đầy đủ tuệ giác và đức hạnh

4. ÂN ÐỨC THIỆN THỆ - SUGATO: Ðấng có sự hành trình hoàn hảo (Sobhana gamana).

5. ÂN ÐỨC THẾ GIAN GIẢI - LOKAVIDU: Người hiểu thấu tất cả các pháp của thế gian.

6. ÂN ÐỨC VÔ THƯỢNG SĨ ÐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU - ANUTTARO PURISA-DAMMA-SARATHI: Ðức vô thượng giáo hóa chúng sanh; Ðấng điều ngự những chúng sanh chưa thuần thục không ai bằng.

7. ÂN ÐỨC THIÊN NHÂN SƯ - SATTHA DEVA MANUSSANAM: Thầy của chư thiên và loài người.

8. ÂN ÐỨC PHẬT - BUDDHO: Người hiểu biết trọn vẹn tất cả những gì có thể biết được.

9. ÂN ÐỨC THẾ TÔN - BHAGAVA: Người có những tính chất tuyệt đỉnh vượt lên trên tam giới.

IV. TỔNG KẾT THEO 3 ÂN ÐỨC TRỌNG ÐẠI CỦA PHẬT LÀ TỊNH ÐỨC, BI ÐỨC, VÀ TUỆ ÐỨC:

Ðức Phật có vô số ân đức vi diệu. Tuy nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ 3 ân đức trọng đại là Tịnh đức, Bi đức, và Tuệ đức.

1. Tịnh Ðức (Visuddhi guna): Ngài đã xa lìa tất cả phiền não thô sơ và vi tế, nên thân khẩu ý của Ngài đều được trọn lành. Trước mặt người hoặc nơi khuất lấp, Ngài cũng không hề làm, nói và tưởng điều tội lỗi. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) và Sugato (Thiện Thệ) thuộc về Tịnh Ðức.

2. Bi Ðức (Karuna guna): Ngài thấy chúng sanh đang bị nóng nãy lăn lộn trong lửa ngũ dục, đang chìm đắm chơi vơi trong biển trần ai, chịu thống khổ vô cùng vô tận từ đời nầy qua kiếp khác nên Ngài phát tâm bi mẫn bao la đối với tất cả chúng sanh, chẳng khác nào người mẹ hiền thương xót đàn con dại, mong mỏi cho con khỏi khổ, được vui lâu dài. Từ khi còn tu hạnh Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mang, vợ con, của cải để tìm phương cứu vớt chúng sanh; đến khi thành đạo rồi, Ngài chu du phổ độ chúng sanh không ngừng nghĩ trong 45 năm trường đằng đẳng. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Anuttaro Purisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu), Satthadevanamussanam (Thiên nhân sư), Buddho (Phật), Bhagava (Thế Tôn) thuộc về Bi Ðức.

3. Tuệ Ðức (Panna guna): Ngài có trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, không có chi che án được, thông suốt cả ba giới, bốn loài, thấu triệt lý Tứ Diệu Ðế là thấy rỏ, biết rõ ái dục phiền não; nguyên nhân sinh ra ái dục phiền não; nơi diệt tận ái dục phiền não và phương pháp diệt trừ ái dục phiền não. Do nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt ấy nên Ngài tri tỏ nghiệp nào có sự lợi ích, nghiệp nào có sự nguy hại hầu tìm phương tiện giáo huấn chúng sanh xa lánh các điều ác, làm những việc lành để sớm đến bờ giác ngộ. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sammasambuddho (Chánh Biến Tri), Vijjacaranasampanna (Minh Hạnh Túc), Lokavidu (Thế gian giải) thuộc về Tuệ Ðức.

============================

(Chú thích:
*Có sách ghi là 10 ân đức bằng cách tách Vô thượng sĩ và Ðiều ngự trượng phu ra làm 2 (Kinh Nhật Tụng của Cư Sĩ, Chùa Kỳ Viên, Washington, D.C. trang 11) hoặc bõ ân đức Vô thượng sĩ và thêm ân đức Như lai (HT Thích Thanh Từ, trích từ Những cánh hoa đàm).
*Có sách ghi 11 ân đức bằng cách tách Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu ra làm hai, và thêm ân đức Như lai (Từ điển Phật học hán Việt, 1994). Ông Ðoàn Trung Còn (Tự Ðiển Phật Học) gộp Vô thượng sĩ và Ðiều ngự trượng phu thành một nhưng giữ danh hiệu Như Lai.
*Kinh Ðại Biết bàn - Hán tạng, tập 1, trang 585, Phẩm Phạm hạnh, HT Trí Trịnh dịch, 1996, gộp Phật và Thế Tôn thành một. 9 ân đức của Phật thường thấy trong nhiều kinh điển Phật giáo như Trường Bộ, quyển 1, Kinh Ðại Niết bàn, trang 573- 574, HT Minh Châu dịch, 1991. Tăng Chi Bộ, quyển 4, trang 252 và trang 489, HT Minh Châu dịch, 1994. (Chú thích nầy phỏng theo và có bổ sung chú thích của Bình Anson trong bài "Mười danh hiệu của Phật". Xin xem Website BuddhaSasana, http://www.budsas.org) . http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/00.htm )


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Về pháp niệm Ân đức Phật, Ðức Phật dạy:

"Này chư Tỳ kheo, pháp hành tùy niệm Ân Ðức Phật mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sanh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp - sắc pháp náy, để tận diệt tâm tham ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền não; để làm phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo - 4 Thánh quả và Niết bàn" Kinh Anguttara Nikaya, phần Ekadhammavagga. Trích dẫn trong Tìm hiểu pháp môn niệm Phật. Ðại đức Hộ Pháp. Trang 3.

Tất cả đề mục thiền định đều có một mục đích duy nhất là định tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất, không thể phóng tâm chuyện nầy chuyện kia. Có những đề mục thiền định có thể dẫn đến cận định (Upararasamadhi) rồi tiến đến an định (Appanasamadhi) để chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.

I. LỢI ÍCH TRONG KIẾP HIỆN TẠI:

Cận định tâm là một đại thiện tâm thuộc dục giới. Cùng với đại thiện tâm cận định nầy là sự tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, lòng tôn kính sâu sắc nơi Ðức Phật, phát sinh hỉ lạc rất vi tế ở ý thức tâm. Hành giả có thể ngồi niệm Ân đức Phật hàng giờ vẫm cản thấy an lạc lạ thường.

Do năng lực của dục giới thiện nghiệp nầy, cuộc sống hằng ngày của hành giả thường an lạc, tránh được điều rủi ro một cách phi thường, phần đông mọi người đều kính mến, chư thiên kính yêu và hộ trì, vắng lặng phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng. Hành giả sẽ luôn có cảm tưởng như gần gũi với Ðức Phật, nên tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn trong thân khi bị bệnh hoạn, luôn luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch dễ dàng, dễ dàng lắng nghe chánh pháp, thực hành chánh pháp, dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh quả và Niết bàn. Thân của hành giả luôn niệm ân đức của Ðức Phật trở thành một ngôi chùa với hình ảnh thiêng liêng của Thế Tôn. Tâm của vị ấy luông hướng về sự giác ngộ tối thượng. Do đó niệm ân đức Phật là cơ sở vững chắc cho chúng ta trên đường tu tập và thành tựu Thánh Ðạo và Thánh quả.

II. LỢI ÍCH TRONG KIẾP VỊ LAI:

Dục giới thiện nghiệp tạo được do tiến hành thiền định này vững chắc hơn thiện nghiệp dục giới tạo ra do Bố thíTrì giới.
Cho nên, khi gần chết, tâm của hành giả không mê muội. Trái lại, tâm rất bình tĩnh và sáng suốt. Vì vậy, sau khi chết.
Nếu tái sinh làm người sẽ là người có trí tuệ, có sắc thân sinh đẹp đáng ngưỡng mộ, các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng yêu quý. Thân có hương thơm. Miệng có mùi hương tỏa ra. Có trí tuệ nhiều. Có trí tuệ sâu sắc. Có trí tuệ sắc bén. Có trí tuệ nhanh nhẹn. Có trí tuệ phong phú. Có trí tuệ phi thường. Nói lời hay có lợi ích. Có địa vị cao quý.
Nếu tái sinh làm chư thiên, sẽ là một thiên nam hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, hưởng được sự an lạc đặc biệt hơn các chư thiên khác. http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/10.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Thông tin: Xuất gia Gieo duyên khóa 4

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Xuất gia Gieo duyên khóa 4

Theo thông lệ hàng năm, thiền viện Phước Sơn sẽ tổ chức khóa tu Xuất gia gieo duyên lần 4 một tháng, từ rằm tháng năm cho đến rằm tháng sáu Âm lịch, cho các Phật tử.

Theo truyền thống Phật giáo Nam Tông tại các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện và Sri Lanka, phật tử tại gia có thể xuất gia, sống đời tu sĩ với thời gian ngắn hạn 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc 3 năm.

Lịch xuất gia gieo duyên cụ thể cho năm nay là từ 03/07 – 02/08/2012 tức 15/05 – 15/06 Âm lịch.

Quí Phật tử có thể xuất gia gieo duyên ngắn ngày hoặc trọn tháng, xuống tóc hoặc không xuống tóc, tùy theo sở nguyện.

Để tham dự khóa tu, xin vui lòng đăng ký với phòng Phát hành qua số điện thoại số 0613967237.

TM Thiền viện Phước Sơn http://www.thienvienphuocson.net/home/i ... &Itemid=94
== tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
KHÓA TU NIỆM HỒNG DANH ĐỨC PHẬT LẦN THỨ 16 http://phatgiaonguyenthuy.com/news-2502 ... Hu-16.html
Hoa Cúc
Vĩnh Long: Ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thiền viện Thiện Minh long trọng tổ chức khóa tu niệm phật lần thứ 16. Trưởng ban tổ chức khóa tu Đại đức Tiến sĩ Thiện Minh, với sự tham dự của Chư tăng, Tu nữ Tổ đình Bửu Quang, TT Minh Đạt trụ trì chùa Bửu An. Trong khóa tu có khoảng 200 Phật tử tham dự. Đặc biệt khóa tu kỳ này có sự tham dự của Thượng tọa Minh Nhẫn Ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo Tỉnh Kiên Giang ban bố thời giảng pháp cho đại chúng.

==
Khóa tu niệm (Ân) Phật lần thứ nhất

Tổ chức tại thiền viện Thiện Minh, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Đặc biệt, trong khóa tu, Đại đức Thiện Minh đại diện Thiền viện tuyên bố khai mạc khóa tu, Đại đức cho biết khóa tu sẽ tổ chức mỗi tháng vào ngày 20 Âl, tuy nhiên tháng Tư bị trùng vào ngày Bầu cử của toàn quốc, khóa tu sẽ chuyển qua ngày 21 Âl, rất mong Chư tăng và Phật từ hoan hỷ đến dự. Sau khi khai mạc, TT Giác Giới giảng một bài pháp về Ý nghĩa và Lợi ích khóa tu Niệm Phật. Buổi chiều, Đại đức Chánh Định, Đại đức Phước Nhân, Cư sĩ Đức Tài phát biểu cảm tưởng và chia sẽ kinh nghiệm tu học đến khóa tu. Đúng 16 giờ, khóa tu hoàn mãn một cách tốt đẹp, mọi người ra về trong niềm hỷ lạc.
Thien Vien.jpg
Thien Vien.jpg (168.27 KiB) Đã xem 6709 lần
PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT: Đề mục Niệm Phật của khóa tu, đọc theo tiếng Pali: Araham Sammasambuddho, đọc theo tiếng Việt Nam: Á Rá Hăn Sâm Ma Sâm Bút Thô. Để niệm phật tốt, chúng ta cần những bước sau đây:
1- Ngồi trong tư thế thoải mái, Lưng và Cổ thẳng (Có thể ngồi Kiết già, Bán già, hoặc ngồi Bình thường)

2- Kệ tán dương đức Phật: đọc theo tiếng Pali: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa 3 lần, đọc theo tiếng Việt Nam: Ná mô tát sá phá gá vá tô á rá há tô xâm ma xâm bút thát xá 3 lần

3- Rãi Lòng Từ: Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng, hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được sự yên vui. Tất cả chúng sanh đến khổ rồi, xin đừng cho có khổ, đến sự kinh sợ rồi, xin đừng cho kinh sợ, đến sự thương tiếc rồi, xin đừng cho thương tiếc. (lạy)

4- Đề Mục Niệm phật Chính: Trong 30 phút, Hành giả ngồi niệm Phật như sau: Á Rá Hăn Xâm Ma Xâm Bút Thô và 15 phút niệm trong khi đi kinh hành. Cứ liên tục niệm đến hết khóa tu. Thời gian từ 8h sáng đến 16 giờ... http://www.phattuvietnam.net/1/14101.html
===============


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

NIỆM ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG - ARAHAM
Hằng dâng hương chuyên-cần đảnh lễ,
Các hàng đệ tử, Mâu Ni Phật.
Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
Công đức Tam-Bảo luôn tưởng niệm.
Tục ngữ: "Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng".

Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, ngưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng.


Lòng tri ân là một đức tính quí báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được. Một xã hội gồm những phần tử phi ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, không có thể tồn tại được lâu dài, vì nó làm chán nản những kẻ có lòng, và làm khô cạn nguồn hy sinh.

Vả lại, nếu con người thấy điều tốt, người hiền mà chẳng hâm mộ, thấy điều xấu, người ác mà không tránh xa, thì con người ấy là người thiếu căn bản đạo đức, thiếu mầm thiện, khó có thể tiến bộ.

Vì những lý do trên, ta thấy trên thế giới, bất luận ở phương trời nào, dân tộc nào, thời đại nào, hễ kẻ có công với làng xóm, thì được làng xóm tôn thờ, kẻ có công với quốc gia, dân tộc, thì được quốc gia, dân tộc tôn thờ, kẻ có công đức với nhân loại, thì được nhân loại sùng thượng.

Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, vì các vị Giáo chủ là những bậc có công ơn lớn đối với nhân loại và là những gương sáng mà tín đồ cần đặt luôn luôn ở trước mắt để soi sáng đời mình.
Trong các vị Giáo chủ, thì Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật.(Trích dẫn: PHPT)...Đó là hình thức Thờ Phật ngoài tâm, lạy Phật ngoài tâm và cúng Phật ngoài tâm. Trong nhà Thiền hay trong Phật giáo Nguyên Thủy có dạy thêm rằng, Không những về hình thức bề ngoài, mà phải lạy cái Phật tâm. Thì mới rốt ráo. Đó mới thật sự là chúng ta dùng thiền Bát-nhã bơi ngược dòng đời.
Có Thờ, lạy và cúng Phật bằng sự và lý thì mới thật đúng cách của người chân chính Phật tử.
Đó là Niệm Ân Đức hồng danh Phật Thích Ca, Bằng vào các giới thể và giới tánh.

II. Có Chánh Niệm nơi: 1. ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG - ARAHAM - Là Bậc đáng được nhận sự cúng dường của chư thiên và loài người.

Khi chúng ta có Chánh niệm Ân đức Ứng cúng - Araham, thì ta có 4 nghĩa:

1. Ðức Phật là bậc đã xa lìa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não.

2. Ðức Phật là bậc đã phá hủy vòng luân hồi trong ba giới bốn loài.

3. Ðức Phật là bậc không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo.

4. Ðức Phật là bậc xứng đáng thọ nhận lễ bái cúng dường.


III.
1. Ðức Phật là bậc đã xa lìa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não.

Từ Araham có nhân tố ari. Ari có nghĩa là kẻ thù. Và kẻ thù phá hoại sự an lạc của chúng sanh chính là phiền não. Phiền não là những tâm sở bất thiện đồng sanh với những tâm bất thiện làm cho thân tâm nóng nảy, khó chịu, khổ thân, khổ tâm; phiền não còn làm cho tâm, tâm sở bị ô nhiễm, khiến tạo nghiệp do thân, khẩu, ý, đề rồi chịu quả khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

A. Mười Loại Phiền Não Chính:

1. Tham : Tâm sở tham đồng sanh với tâm tham có trạng thái ham muốn, vừa lòng, dính mắc và say mê trong đối tượng.

2. Sân: Tâm sở sân đồng sanh với tâm sân, có trạng thái hung dữ, tàn bạo, nóng nảy, ưu phiền, không vừa lòng với đối tượng.

3. Si : Tâm sở si đồng sanh với tất cả tâm bất thiện, có trạng thái si mê, lầm lạc, không biết thực tánh của các pháp.

4. Tà kiến : Tâm sở tà kiến, đồng sanh với tâm tham hợp với tà kiến, có trạng thái thấy sai, chấp lầm ở đối tượng.

5. Ngã mạn: Tâm sở ngã mạn đồng sanh với tâm tham không hợp với tà kiến, có trạng thái so sánh "Ta" hơn người, bằng người, kém hơn người.

6. Hoài nghi : Tâm sở hoài nghi đồng sanh với tâm si, có trạng thái hoài nghi ở đối tượng.

7. Buồn chán : Tâm sở buồn chán, uể oải, buồn ngũ, đồng sanh với tâm tham, tâm sân, cần sự động viên, có trạng thái không hăng hái, buông bỏ đối tượng.

8. Phóng tâm : Tâm sở phóng tâm đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không an trụ ở đối tượng.

9. Không hổ thẹn : Tâm sở không hổ thẹn đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không biết hổ thẹn tội lỗi khi làm điều ác.

10. Không ghê sợ : Tâm sở không ghê sợ đồng sanh với tâm bất thiện, có trạng thái không biết ghê sợ tội lỗi khi làm điều ác.

Trong 10 loại phiền não nầy, có 3 phiền não trọng đại: Tham lam là pháp làm cho tâm dính mắc. Sân hận là pháp làm cho tâm nóng nảy ưu phiền. Si mê là pháp làm cho tâm lầm lạc. Ba phiền não nầy là nguồn cội của tất cả phiền não khác, ví như một cây to có 3 nhánh lớn đâm chồi nảy lá ra khắp bốn phía. Còn tiếp ... http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/01.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG - ARAHAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: ÂN ÐỨC ỨNG CÚNG 1. Ðức Phật là bậc đã xa lìa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não.

A. Mười Loại Phiền Não Chính: Tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn. Hoài nghi, buồn chán, phóng tâm, không hổ thẹn, không ghê sợ.

B. Ba Loại Phiền Não Xếp Theo Mức Ðộ: Phiền não loại thô, phiền não loại trung, loại vi tế.

C. 1.500 Loại Phiền Não Tính Rộng:

10 loại phiền não vừa kể trên, khi chúng liên quan đến đối tượng làm nhân duyên để phát sinh phiền não, tạo thành 1.500 loại phiền não.
Tâm: 1 x Tâm sở: 52 pháp x Sắc: 18 pháp x Trạng thái của Sắc: 4 pháp = 75 pháp

75 pháp tự ngã phát sanh + 75 pháp nhân ngã bị sanh x 10 phiền não căn bản = 1500 phiền não.

Còn phần khổ thân thuộc về quả của nghiệp thì không một ai tránh khỏi, dầu là Ðức Phật hay chư bậc A La Hán. Ðức Phật và bậc Thánh A La Hán diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền não rồi, nên hoàn toàn không còn khổ tâm nữa. Nhưng còn sắc thân, các ngài vẫn còn khổ thân cho đến khi hết tuổi thọ tịch diệt Niết bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi trong ba giới bốn loài. Khi ấy mới thật là giải thoát hoàn toàn mọi cảnh khổ.

D. 108 Loại Tham Ái:

1. Sáu đối tượng của tham ái là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
2. Ba tính chất của tham ái là: Ái dục, ái hữu, ái phi hữu.
3. Bên của tham ái là: bên trọng tự ngã, bên ngoài là nhân ngã (Tạo tác do người khác gây ra.)
4. Thời gian của tham ái là: Quá khứ, hiện tại, vị lai. (Nhân đến quả, quả đến nhân).

Như vậy, tham ái phát sanh cho 6 đối tượng, nhân với 3 tính chất, 2 bên, và ba thời thành 108 loại (6 x 3 x 2 x 3 = 108). Tham ái nầy là nhân phát sinh cái khổ của sự tái sinh, dẫn đến khổ già, khổ bệnh, khổ chết và bao nhiêu nỗi thống khổ khác không sao kể xiết được.

E. Một Số Loại Phiền Não Khác:

1. Pháp trầm luân (Asava hay cankers): Có 3 loại: Trầm luân trong ngũ dục (Kamasava), trầm luân trong kiến thức hay tà kiến (Ditthasava), trầm luân trong vô minh (Avijjasava).

2. Ðiều lầm lạc (Vipallasa hay perversions): Có 3 loại: Tư tưởng lầm lạc (sannavipallasa), Tâm lầm lạc (Cittavipallasa), Kiến thức lầm lạc (Ditthivipallasa) xem những gì vô thường là thường, đau khổ là hạnh phúc, vô ngã là ngã, bất tịnh là tịnh.

3. Pháp ngũ ngầm (Anusaya): Có 7 loại: Tình dục ngũ ngầm (Kamaraganusaya), Tà kiến ngũ ngầm (Ditthanusaya), Sân hận ngũ ngầm (Patighanusaya), Hoài nghi ngũ ngầm (Vicikiccha), Ngã mạn ngũ ngầm (Mananusaya), Ái hữu ngũ ngầm (Bhavaraganusaya), Vô minh ngũ ngầm (Avijjanusaya).

4. Tư vị và đi sai đường (Agati): Có 4 loại: Tư vị vì thương (Chandagati), Tư vị vì giận ghét (Dosagati), Tư vị vì si mê (Mohagati), Tư vị vì sợ (Bhayagati).

5. Ðiều ràng buộc (Gantha): Có 4 loại: Ràng buộc thân sắc trong sự thèm muốn (Abhijjhakaya gantha), Ràng buộc tâm trong sự thù oán và mong hại người (Byapadakaya gantha), Ràng buộc vì tập quán và chấp lễ cúng tế (silabbattaparamasakaya gantha), Ràng buộc vì chấp ý kiến của ta là chơn chánh, chắc thật, còn ý của người khác là sai lầm (Idamsaccbhinivesakaya gantha).

6. Vực thẳm, bảo táp, hay nạn hồng thủy (Ogha): Có 4 loại: Cơn bão ngũ dục (Kamaogha), cơn bão tam giới (Bhavogha), cơn bão tà kiến (Ditthogha), Cơn bão vô minh (avijjogha).

7. Cố chấp (Upadana): Có 4 loại: Cố chấp trong ngũ dục (Kamupadana), Cố chấp trong kiến thức hay tà kiến (Dittupadana), Cố chấp trong tập quán, trong lễ cúng tế thần thánh (Silabbattupadana), Cố chấp trong thân này có bản ngã (Attavadupadana).

8. Bỏn xẻn (Macchariya): Có 5 loại: Bỏn xẻn về chỗ ở (Avasa macchariya), Bỏn xẻn về gia quyến, môn đồ, đảng phái (Kula macchariya), Bỏn sẻn về sự khen tặng và sắc tốt (Vanna macchariya), Bỏn sẻn về lợi lộc (Labha macchariya), Bỏn sẻn về giáo pháp (Dhamma macchariya).

9. Pháp thế gian (Lokadhamma): Có 8 loại: Ðược nhận lợi lộc và của cải (Labho), Mất lợi lộc và của cải (Alabho), Ðược danh vọng, nổi tiếng (Yaso), Mất danh vọng và tiếng tăm (Ayaso), Bị chê bai, phỉ báng, soi mói lỗi lầm, làm cho nhục nhã (Ninda), Ðược khen hoặc làm cho sung sướng (Pasamsa), Ðược vui vẻ (Sukha), Bị khổ (Dukkho).

10. Pháp nhơ bẩn (Mandila): Có 9 loại: Hờn giận (Kodha), Vong ơn bội nghĩa (Makkha), Issa (ganh tỵ), Bỏn xẻn (Macchariya), Làm bộ, giả dối (Maya), Khoe khoang (Satheyya), Nói láo (Musa), Tham muốn những điều xấu xa tội lỗi (Papiccha), Tà kiến (Micchaditthi).

11. Pháp tà vạy (Micchatta Dhamma): Có 10 loại: Tà kiến (Micchaditthi), Tà tư duy (Miccha sankappo), Tà ngữ (Miccha vaca), Tà nghiệp (Miccha Kammanto), Tà tinh tấn (Miccha vayamo), Tà niệm (Miccha sati), Tà định (Miccha samadhi), Tà huệ (Miccha nanam), Miccha vimutti (Tà giải thoát).

12. Nghiệp ác (Akusalakammapatha): Có 10 loại và còn gọi là Thập ác: Sát sanh (Panatipato), Trộm cắp (Adinnadanam), Tà dâm (Kamesu micchacaro), Nói dối (Musavado), Nói đâm thọc (Pisunavaca), Nói lời độc ác, chưởi rủa (Pharusavaca), Nói lời vô ích, viễn vong (Samphappalapo), Tham lam (Abhijjha), Thù oán mong hại người (Byapada), Tà kiến (Micchaditthi).

13. Pháp thằng thúc (Samyojana): Có 10 loại: Thân kiến (Sakkayaditthi), Hoài nghi về nhân quả (Vicikiccha), Chấp theo lễ cúng tế thần thánh, chấp theo tập quán (giới cấm thủ) (Silabbataparamasa), Vui thích tình dục (Kamachanda), Thù oán mong hại người (Byapada), Mê thích trong cảnh sắc (Ruparaga), Vui thích cảnh vô sắc (Aruparaga), Ngã mạn, cống cao (Mana), Phóng tâm (Uddhacca), Vô minh (Avijja).

14. Tâm ác (Akulasacittuppada): Có 12 loại: 8 tâm san tham (Lobhamula), 2 tâm sân hận (Dosamula), 2 tâm si mê (Mohamula).

F. Tiền Khiên Tật (Vasana):

Ðức Bồ tát Siddharttha không những đã diệt đoạn được tất cả 1.500 loại phiền não, 108 loại tham ái mà còn có khả năng tận diệt được mọi tiền khiên tật (vasana) do tích lũy từ vô lượng kiếp ở quá khứ.[ii] Cho nên, mỗi hành vi cử chỉ đi, đứng, ngồi, nằm, nói năng của Ðức Phật không thể nào có thể chê trách được.

Bậc Thánh Thanh Văn A La Hán chỉ có khả năng diệt đọn được 1.500 loại phiền não và 108 loại tham ái mà thôi, chứ không thể diệt hết tiền khiên tật...

*** Tiền Khiên Tật là từ một thói quen được lập đi lập lại nhiều lần trong quá khứ.

Tóm lại, Ðức Bồ tát Siddharttha diệt đoạn được tất cả 1.500 loại phiền não, 108 loại tham ái không còn dư sót, hoàn toàn quét sạch tất cả các tiền khiên tật còn sót lại trong tâm bằng 4 Thánh Ðạo Tuệ dưới cội Bồ Ðề vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm lịch) trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác độc nhất vô nhị đầu tiên trong toàn thế giới chúng sanh. Vì thế, Ngài có được ân đức Araham hay Ứng Cúng--Bậc đáng cho chư thiên và loài người đãnh lễ và cúng dường.

=============================================================

Toát yếu: 2. Ðức Phật là bậc đã phá hủy vòng luân hồi trong ba giới bốn loài.

A. Bánh Xe Luân Hồi:

Tóm lược: Muốn chấm dứt luân hồi sinh tử,Ðức Phật đã làm việc nầy bằng cách đứng vững vàng trên hai chân là Sự tinh tấn (Viriya), trên mặt đất bằng phẳng là Giới (Sila), dùng hai tay là Ðức Tin (Saddha) cầm cây gươm bén là Trí tuệ (Panna) chặt rã, phá tan từng mảnh cái xe luân hồi ấy dưới cội bồ đề, từ đây không còn chở Ngài quanh quẩn trong ba cõi, sáu đường được nữa.

B. Pháp Thập Nhị Duyên Sanh:

1. Nhân quả liên quan:

Từ vô minh đến lão tử gồm 12 chi pháp. Pháp nầy làm duyên để sanh pháp kia là quả; pháp quả ấy trở lại làm duyên để sanh pháp quả khác, và cứ như vậy duyên quả liên hoàn với nhau thành vòng luân hồi, không có chỗ bắt đầu và cuối cùng. Như vậy vô minh là nhân duyên của quá khứ, không phải là nhân bắt đầu, vì vô minh còn là quả của 4 pháp trầm luân. Như Ðức Phật dạy: (Do có sự sanh của bốn pháp trầm luân, nên có sự sanh của vô minh).

2. Tam Luân:

- Phiền não luân: Gồm có vô minh, lục ái và tứ thủ.

- Nghiệp luân: gồm có nghiệp hữu và hành.

- Quả luân: gồm có cảnh hữu, thức, danh sắc, lục nhập, lục xúc, lục thọ, sanh, lão tử.

a. Phiền não luân khiến tạo nghiệp luân; b. Nghiệp luân cho quả luân; c. Quả luân sinh phiền não luân:...

Trong khi nhập đại định trọn 7 ngày đêm dưới cội bồ đề, Ðức Phật đã xem xét thật vi tế sự sanh ra và sự diệt tắt của mỗi nhân duyên, xem thuận rồi xem nghịch, cho đến khi phát sanh trí tuệ thấy rõ các pháp hửu vi đều do nguyên nhân mà sanh ra, khi nguyên nhân bị diệt đi thì các pháp ấy cũng diệt tắt theo. Khi thấy rỏ như thế rồi, Ðức Thế Tôn diệt đoạn tuyệt được tất cả 1.500 loại phiền não, nhổ tận gốc rễ của vô minh và tham ái bằng 4 Thánh Ðạo Tuệ. Từ đó, vòng tam luân tan rã và Ðức Phật trở thành bậc Araham với ý nghĩa là Ngài phá hủy vòng luân hồi sanh tử trong ba giới bốn loài.

==============================
Toát yếu: 3. Ðức Phật là bậc không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo.

Giải thích nầy dựa trên 2 nhân tố gốc của từ Araham. A là không; Raha là xấu. Nơi kín đáo là nơi không một ai thấy, không một ai nghe, không một ai biết, cũng không có một ai nghi ngờ. Ðối với người còn bất thiện tâm, nơi kín đáo là nơi dễ hành ác do thân, khẩu, ý vì không sợ ai chê trách. Tuy nhiên đức Phật thì khác. Vì đã hoàn toàn tận diệt được tất cả phiền não, bất thiện tâm không còn nữa. Nên thân, khẩu, ý của ngài lúc nào cũng hoàn toàn trong sạch thanh tịnh. Cho nên, dầu ở nơi kín đáo, không một ai thấy, không một ai nghe, không một ai biết, không một ai nghi ngờ, Ðức Thế Tôn cũng không bao giờ hành ác do thân, khẩu, ý nữa.

Do đó, Ðức Phật có ân đức Araham vì ngài không bao giờ hành điều ác ở nơi khuất lấp.
==============================================================

Toát yếu: 4. Ðức Phật là bậc xứng đáng thọ nhận lễ bái cúng dường.

Ðức Thế Tôn là bậc cao thượng nhất trong tất cả thế giới chúng sinh. Thật vậy, trong toàn thế giới chúng sanh không có một người, một Sa môn, Bà La Môn, Chư thiên, Phạm thiên ... nào cao thượng hơn Ðức Thế Tôn về Giới, Ðịnh, Tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Chỉ Ðức Thế Tôn mới có đầy đủ 5 pháp: Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến hoàn toàn thanh tịnh mà thôi. Vì vậy, Ðức Thế Tôn là bậc xứng đáng cho chúng sinh lễ bái cúng dường.

Tóm lại, chính nhờ Ðức Thế Tôn đã xa lìa và đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não, đã phá hủy vòng luân hồi trong ba giới bốn loài, đã không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo nên Ngài có danh hiệu là Araham hay Ứng cúng--Bậc xứng đáng thọ nhận lễ bái cúng dường của Chư thiên và loài người.

=====
Về những bậc đáng được cúng dường, chẳng những Ðức Phật là bậc siêu nhân cao thượng xứng đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường mà thôi, các bậc Thánh nhân A la hán, A na hàm v.v... khác đã tận diệt phiền não hay còn chút ít phiềm não nơi tâm, hoặc các hạng phàm nhân có giới đức, tu hành chân chánh theo giáo pháp của Ðức Thế Tôn cũng là những bậc đáng thọ lãnh vật cúng dường của tín thí.
http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/01.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Toát yếu: 2. Chánh Biến Tri

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: 2. Chánh Biến Tri

2. ÂN ÐỨC CHÁNH BIẾN TRI - SAMMA SAMBUDDHO

Bậc giác ngộ tối thượng không thầy chỉ dạy

Trong tiếng Pali, Samma là đúng, chân chánh. Sam là tự mình tỏ ngộ không thầy giáo hóa. Buddho là bậc hoàn toàn giác ngộ, thông suốt các pháp, biết được tất cả những gì có thể biết được. Samma Sambuddho là bậc giác ngộ tối thượng không thầy chỉ dạy.

Tại sao Ðức Bổn Sư có danh hiệu là Samma Sambuddha mà các vị Phật khác không có danh hiệu nầy?

Trước hết, chúng ta xét trường hợp của Ðộc giác Phật hay Bích chi Phật (Paccekabuddhas). Giống như Phật Thích ca, Ðộc giác Phật đã tự mình tu tập và giác ngộ, không có thầy chỉ dạy. Tuy nhiên, khác với Ðức Bổn Sư, Ðộc giác Phật không thể dạy người khác giác ngộ như mình. Vì thế, Ðộc giác Phật chỉ được danh hiệu Sambuddha mà thôi tức là bậc tự mình giác ngộ. Bây giờ đến trường hợp của các Vị Thánh (Ariya). Giống như Ðức Phật Bổn Sư, các vị thánh đã tu tập giác ngộ và có thể dạy đệ tử mình tu tập để giác ngộ. Nhưng sự khác biệt chính giữa các vị thánh và Ðức Phật là họ không thể tự mình tu tập và giác ngộ. Họ phải được sự chỉ dạy của Ðức Bổn Sư. Vì thế họ chỉ có danh hiệu là Sammabuddha mà thôi tức là bậc có được sự hiểu biết chân chánh. Chỉ có đức Phật Bổn sư mới vừa có thể tự mình tu tập để hoàn toàn giác ngộ và có thể hướng dẫn người khác tu tập và giác ngộ như mình. Vì thế Ðức Phật mới có cả hai danh hiệu: Samma Sambuddha.

Ðức Phật đã tự mình phát giác, hiểu biết tường tận về 4 chân lý vi diệu là Tứ Diệu đế

II.

Chân lý vi diệu hay Diệu đế (ariyasacca) có nghĩa là:

1. Pháp chắc chắn và chân thật của bậc thánh nhân.

2. Pháp chắc chắn và chân thật dắt dẫn chúng sanh xa lìa kẻ nghịch là phiền não. Bậc nào đã đắc pháp Tứ Ðế rồi thì các kẻ nghịch là phiền não không còn tồn tại trong thân tâm nữa.

3. Pháp chắc chắn và chân thật làm cho quả thánh phát sanh tròn đủ, vì bậc nào đã đắc pháp Tứ đế rồi thì trí tuệ phát khởi thấy rõ: "Ðây là khổ, đây là nguyên nhân phát sinh sự khổ, đây là nơi diệt khổ, đây là con đường đi đến nơi diệt khổ", có thể đắc đạo quả thánh nhân dễ dàng.

4. Pháp chắc thật đáng tôn quý. Tôn quý vì tính cách hiển nhiên, chân thật của Tứ đế: Khổ, thật có trên thế gian nầy. Nguyên nhân phát sinh sự khổ, nguyên nhân ấy có thật. Nơi diệt khổ, nơi ấy có thật. Con đường đi đến nơi diệt khổ, con đường ấy có thật.

III. Toát yếu về Tứ Đế:

Khổ đế: Có 12 sự khổ. Chữ "khổ" (Dukkha) nếu giải tóm tắt thì chỉ có cái khổ về ngũ uẩn. Vì ta chấp là trong ngũ uẩn nầy, có ta, cho sắc thân là ta, là của ta... và chấp thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng như thế ấy, nên các sự khổ não mới phát sinh lên được. Một lẽ nữa, ngũ uẩn là nguồn cội, là nơi chứa chất các sự thống khổ, vì có thân ngũ uẩn nầy mới có khổ sanh, khổ già, khổ đau, khổ chết...

Tóm lại, khổ đế là ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp trong tam giới là pháp nên biết. Chính Ðức Phật tự mình đã biết rõ xong rồi.

TẬP ÐẾ:Nguyên nhân sinh ra khổ là lòng ái dục (Tanha). Lòng ái dục có mãnh lực ngấm ngầm trong tâm của tất cả phàm nhân, khiến cho chúng sanh ước ao tìm kiếm và cố giữ lấy những vật vừa lòng đẹp ý, say mê, quyến luyến, theo ngũ trần không ngừng nghỉ. Chính lòng ái dục dắt dẫn chúng sinh trầm luân từ kiếp này sang kiếp khác, trong vòng sanh tử vô cùng vô tận.

Có 3 loại ái dục:

a. Tâm ham muốn và say mê theo ngủ trần, hoặc ước muốn được sanh làm người hoặc làm trời trong 6 cõi dục giới (Kama tanha)

b. Tâm ham muốn sanh về cõi trời sắc giới (Bhava tanha)

c. Tâm ham muốn sanh về cỏi vô sắc giới

Nếu kể rộng, lòng ái dục có 108, như đã giải thích trong phần ân đức Ứng cúng (Araham)[iii]. Ái dục là nguyên nhân phát sinh ra các sự thống khổ. Nếu ái dục diệt thì các sự khổ não cũng diệt theo. Ái dục là pháp nên diệt. Chính đức Phật đã tự mình diệt tất cả xong rồi.

DIỆT ÐẾ: Diệt đế là nơi diệt trừ hoàn toàn các sự khổ, tức là Niết Bàn. Niết Bàn theo tiếng Pali là Nibbana, tiếng Sanscrit là Nirvana. Ni có nghĩa là ra khỏi hoặc không còn. Vana có nghĩa là phiền não hoặc tam giới.

Niết bàn có 32 nghĩa, nhưng nếu giải thích tóm tắt, đại khái có 2 nghĩa như sau:

A. Niết Bàn là trạng thái của tâm: Niết Bàn là trạng thái tâm đã đoạn tuyệt, diệt trừ hẳn ái dục. Lòng ái dục phát sanh lên do sự tiếp xúc của lục căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý) với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu thu thúc lục căn cho thanh tịnh, không cho duyên theo, quyến luyến theo lục trần, thì lòng ái dục không còn phát sinh lên được. Lòng ái dục đã diệt trừ thì các sự khổ não cũng diệt theo không dư sót.

B. Niết Bàn là nơi hoặc cõi: Niết bàn là nơi tịch tịnh, không có sanh, già, đau, chết, là cõi ngoài tam giới (xuất thế gian).

Ðức Phật và các bậc A la hán đã đắc 2 Niết Bàn:

1. Phiền não Biết Bàn (Kilesa Nibbanam) hoặc Hữu dư Niết Bàn (Saupadisesa nibbanam) là trạng thái tâm các bậc thánh nhân, ngay trong kiếp chót, đã diệt tận ái dục phiền não, đã được giác ngộ và giãi thoát. Nhưng các vị nầy vẫn còn thân ngũ uẩn.

2. Ngủ uẩn Niết bàn (Khandha Nibbanam) hoặc Vô Dư Niết Bàn (Anupadisesa Nibbanam) là khi tuổi thọ đã đến lúc cùng tận, các bậc Thánh nhân ấy rời khỏi thân ngủ uẩn nhập vào cõi tịch tịnh, không còn sanh tử luân hồi nữa.

ÐẠO ÐẾ: là con đường đi đến nơi diệt khổ. Con đường ấy là Bát Chánh Ðạo (Ariyatthanika Magga), gồm có 8 chi:

1. Chánh kiến (Samma Ditthi) là thấy biết chân chính.

2. Chánh tư duy (Samma Sankappa) là suy nghĩ chân chính, chính hướng tâm.

3. Chánh ngữ (Samma Vaca) là lời nói chân chính.

4. Chánh nghiệp (Samma Kammata) là sự làm chân chánh.

5. Chánh mạng (Samma Ajiva) là sự nuôi mạng chân chánh.

6. Chánh tinh tấn (Samma Vayama) là sự cố gắng chân chánh.

7. Chánh niệm (Samma Sati) là sự ghi nhớ chân chánh.

8. Chánh định (Samma samadhi) là định tâm chân chính.

Bát chánh đạo chia ra làm 3 phần:

1. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới.

2. Chánh tinh tân, chánh niệm, chánh định thuộc về Ðịnh.

3. Chánh kiến, Chánh tư duy thuộc về Tuệ.

Vì thế, người hành theo Bát chánh đạo cũng gọi là người tu Giới, Ðịnh, Tuệ.

Bát chánh đạo cũng là Trung Ðạo (Majjhima paitpada), nghĩa là con đường ở giữa, không thiên về hai cực đoan, không khổ hạnh, ép xác thân (attakilamathanuyoga) và không lợi dưỡng, say mê theo ngũ trần (Kamasakhallikanuyoga). Con đường ấy có năng lực hằng làm cho phát sanh pháp nhãn (cakkhu) và trí tuệ (panna), khiến cho tâm trở nên thanh tịnh sáng suốt mà cứu cánh là sự giác ngộ và Niết bàn.

IV. kinh Chuyển Pháp Luân

Ðức Phật đã khẳng định điều nầy với nhóm 5 Tỳ kheo trong bài kinh Chuyển Pháp Luân:

"Này chư Tỳ kheo, khi nào trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của Tứ Thánh Ðế theo tam tuệ luân (Trí tuệ học, trí tuệ hành, trí tuệ thành), thành 12 loại trí tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh đã phát sanh đến với Như Lai"

"Này chư Tỳ Kheo, khi ấy Như Lai khẳng định tuyên bố rằng "Như Lai đã chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác vô thượng vô song trong toàn thế giới chúng sinh, nhân loại, vua chúa, Sa môn, Bà la môn, chư thiên, ma vương, phạm thiên cả thảy"

Như vậy, Ðức Thế Tôn đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo-4 Thánh quả trở thành bậc thánh A la hán đầu tiên trên toàn thế giới chúng sanh nên ngài có ân đức là Chánh Biến Tri -- Sammasambuddho.

=================
Trong tiếng Việt, Chánh là chân chánh. Biến là cùng khắp các nơi. Tri là hiểu biết. Sự hiểu biết đúng đắn và cùng khắp chứ không bị giới hạn nào. Bậc Chánh biến tri là bậc giác ngộ chân chính tối thượng, không gì hơn được. Ở đây, từ Chánh biến tri chỉ nhấn mạnh yếu tố samma (đúng và chân chánh) và buddho (hiểu biết cùng khắp). Yếu tố sam (tự mình chứng ngộ) là yếu tố rất quan trọng nhưng lại không nổi bật . http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/02.htm#_edn1


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

ÂN ÐỨC MINH HẠNH TÚC

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: 3. ÂN ÐỨC MINH HẠNH TÚC - VIJJACARANA SAMPANNO. Bậc có đầy đủ tuệ giác và đức hạnh

Trong tiếng Pali, Vijja hay Giác hoặc Minh là sự hiểu biết cùng tột và tinh tường có thể dẩn đến những năng lực thần thông. Carana là pháp tu tập hay những đức hạnh để có được tuệ giác nầy. Ðầy đủ Tuệ giác có nghĩa là Ðức Phật có 3 cái giác (Tam minh) như ghi trong kinh Bhayabherava (Trung Bộ Kinh) hay 8 cái giác (Bát minh) như ghi trong kinh Ambattha (Trường Bộ Kinh).

I. TÁM CÁI GIÁC HAY BÁT MINH CỦA ÐỨC PHẬT:

1. Túc Mạng Minh
2. Thiên Nhãn Minh
3. Lậu Tận Minh
4. Minh Sát Minh (Vipassana vijja): Tuệ quán tưởng các pháp hành (sankhara), biết và thấy rõ ràng, đầy đủ, xuyên suốt, và như thật sự sinh và sự diệt của Vật chất và Tâm, theo 10 pháp minh sát và Tuệ siêu tam giới chứng đắc Thánh Ðạo Tuệ và Thánh quả Tuệ và Niết bàn.

10 pháp minh sát nầy gồm có:

a. Tuệ quán tưởng các vật chất và tâm đều vô thường, khổ não, vô ngã đúng theo thật tướng (Sammasanannana).

b. Tuệ quán tưởng sự sinh và diệt của vật chất và tâm (Udayabbayannana)

c. Tuệ quán tưởng sự diệt của vật chất và tâm (Bhangannana)

d. Tuệ quán tưởng cho thấy vật chất và tâm là đáng ghê sợ như là thú dữ (Bhayannana)

e. Tuệ quán tưởng cho thấy rõ sự khổ sở của vật chất và tâm như người thấy nhà mình bị lửa cháy, tìm đường thoát ra cho khỏi (Adinavannana)

f. Tuệ quán tưởng cho phát sanh lòng chán nản vật chất và tâm (Nibbidannana)

g. Tuệ quán tưởng cho phát sanh tâm mong mỏi thoát khỏi vật chất và tâm cũng như cá mắc lưới muốn thoát thân, như kẻ tù tội muốn lìa khỏi cùm xích lao tù (Muncitukamyatannana).

h. Tuệ quán tưởng tìm phương thế giải thoát khỏi danh sắc (Patisankharannana)

i. Tuệ xả, tức là không còn chấp vật chất và tâm nữa, không vui, không buồn, ví như người bỏ hẳn vợ, chẳng còn mến tiếc nữa (Sankharupekkha nana).

j. Tuệ thấy rõ và dốc lòng thực hành xuôi theo thánh đạo (Anulomannana).

Từ đó, Ngài ví ngũ uẩn theo lý Tứ diệu đế như sau:

- Khổ đế: Ngũ uẩn là chúa tể các sự khổ rất đáng sợ ví như 5 kẻ nghịch hung bạo.

- Tập đế: Ba tâm ái dục ví như 3 tên dẫn đường chỉ nẻo cho 5 kẻ nghịch ấy.

- Diệt đế: Niết bàn là khí cụ để ngăn chặn lối 5 kẻ nghịch ấy.

- Ðạo đế: Bát chánh đạo là phương pháp diệt trừ bọn nghịch ấy.

5. Hoá Tâm Minh
6. Thần Thông Minh
7. Thiên Nhĩ Minh
8. Tha Tâm Minh


II. MƯỜI LĂM ÐỨC HẠNH CAO THƯỢNG (CARANA) CỦA ÐỨC PHẬT:

A. Có giới đức hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh (Sila Samvara) là giữ gìn trong sạch Tứ thanh tịnh giới hay 227 giới của các vị tỳ kheo (Patimokkha)

B. Thu thúc lục căn thanh tịnh (Indriyasamvara dvarata)

C. Biết tri túc trong vật thực (Bhojane mattannuta)

D. Tinh tấn tỉnh giác (Jagariya muyoga):

E. Ðức tin chân chính và không lay chuyển ở Tam bảo, tin nghiệp và tin quả, tin ở sự giác ngộ của Ðức Phật và ở 37 phần pháp Bồ Ðề (Saddha)

F. Luôn luôn chánh niệm, có sự ghi nhớ chân chính và biết mình, ghi nhớ theo Tứ niệm xứ (niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp) và biết rõ những hành vi của mình về thân khẩu ý (Sati sampajanna)

G. Biết hổ thẹn khi làm điều tội lỗi, không làm điều tội lỗi (Hiri, Tàm).

H. Biết ghê sợ khi làm điều ác, không làm mọi tội ác (Ottapa, Quý).

I. Luôn luôn có sự tinh tấn theo Tứ chánh cần (samappadhana):

J. Ða văn túc trí, học nhiều hiểu rộng tất cả các Pháp và giáo lý Phật, nhất là Kinh, Luật, Luận và các pháp giải thoát (Bahusacca)

K. Có trí tuệ hiểu thấy chân chánh, hiểu thấy theo ba thật tướng của vũ trụ (vô thường, khổ não, vô ngã) theo lý Tứ Diệu Ðế (Panna).

4 hạnh sau cùng (từ thứ 12 dến 15) là 4 tầng thiền vô sắc giới:

L. Ðệ nhất thiền hữu sắc và vô sắc (Pathamajjhana)

M. Ðệ nhị thiền hữu sắc và vô sắc (Dutiyajjhana)

N. Ðệ tam thiền hữu sắc và vô sắc (Tatiyajjhana)

O. Ðệ tứ thiền hữu sắc và vô sắc (Catutthajjhana)

Những tuệ giác (vijja) và đức hạnh (carana) nầy tác động qua lại lẫn nhau. Tuệ giác giống như đôi mắt trong khi đức hạnh giống như đôi chân. Muốn đi đến một nơi nào đó mà thiếu một trong hai thì không thể nào đạt được ước nguyện của mình. http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/03.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: 4. ÂN ÐỨC THIỆN THỆ - SUGATO

Ðấng có sự hành trình hoàn hảo (Sobhana gamana). Ðấng khéo léo thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích cho chúng sanh (Sammagadatta).

I. ÐẤNG CÓ SỰ HÀNH TRÌNH HOÀN HẢO:

Trong tiếng Pali, từ Sugato có 2 phần, phần đầu là tiền tố Su, có nghĩa là hạnh phúc, toàn thiện, thiện xảo, khéo léo. Phần thứ nhì là Gato. Gato có nghĩa là “đi qua” và “đi đến” (Gati). Sugato có nghĩa là người khéo léo đi qua, người làm cuộc hành trình hoàn hảo.

Sự hành trình hoàn hảo có của Ðức Phật có 3 nghĩa:

A. Ði đến nơi trong sạch:
B. Ði con đường chân chánh:
C. Ði đến nơi an lạc vô sanh bất diệt là Ðại Niết bàn:

II. ÐẤNG KHÉO LÉO DÙNG LỜI THUYẾT PHÁP ÐEM LẠI GIÁC NGỘ CHO CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI.

Ðức PhậtÐấng thiện thệ hay Sugato vì Ngài thuyết những huấn từ chân thật đúng theo Giáo lý, nhắm vào sự lợi ích và sự giải thoát của chúng sanh, tùy theo trường hợp và tùy theo hoàn cảnh thích đáng.

- Lời nào không đúng theo chân lý, không lợi ích và không vừa lòng chúng sanh. Thí dụ: Cho người thiện là người ác. Ngài không bao giờ thuyết.

- Lời nào đúng theo chân lý, nhưng không có lợi ích và không vừa lòng chúng sanh. Thí dụ: Cho người xấu là xấu nhưng không phải với ý sửa đổi mà để mạ lỵ người đó. Ngài không bao giờ thuyết.

- Lời nào đúng theo chân lý, có lợi ích, nhưng không vừa lòng chúng sanh. Thí du: Vì lòng bi mẫn, Ðức Phật cho biết là Ðề bà đạt ba sẽ bị đọa xuống địa ngục. Ngài biết tùy theo cơ hội thuận tiện để thuyết.

- Lời nào không đúng theo chân lý, không có lợi ích, nhưng vừa lòng chúng sanh. Thí dụ: Trích dẫn Kinh Vệ Ðà cho rằng một người phạm tội sát sanh sẽ được sinh về cõi tốt. Ngài không bao giờ thuyết.

- Lời nào đúng theo chân lý, nhưng không có lợi ích, dầu vừa lòng chúng sanh. Thí dụ: Ðiều đúng sự thật nhưng có thể gây chia rẽ những người khác, ngoài người nghe. Ngài không bao giờ thuyết.

- Lời nào đúng theo chân lý, có lợi ích và vừa lòng chúng sanh, Ngài biết lựa cơ hội thuận tiện để thuyết.

Như một ngày nọ, đi ngang qua cánh rừng nhỏ gần thành Kosambi, đức Thế Tôn cầm một nắm lá trong tay và hỏi ngài A nan đa: "Này A nan đa, là cây mà Như Lai nắm trong tay đây và lá cây trong rừng này, lá nào nhiều hơn? " Ngài A nan đa bạch rằng: "Thưa Thế Tôn, lá cây mà Thế Tôn nắm trong tay rất ít, lá cây còn trong rừng thật là nhiều." Ðức Phật mới phán rằng: "Này A nan đa! cũng như thế ấy, những pháp mà Như Lai đã thấy rõ, biết rõ thì thật là nhiều ví như lá cây trong cánh rừng nầy, còn những pháp mà Như lai đã thuyết ra cho chúng sanh được biết, chỉ ít ỏi như nắm lá trong tay Như lai vậy".

"Tại sao thế? Bởi vì các pháp mà Như Lai không thuyết ra là những pháp không đem lại sự lợi ích không liên hệ chi đến sự hành phạm hạnh, đến sự diệt tận phiền não, đến sự yên lặng của tâm hồn, đến sự phát sanh trí tuệ viên dung về đến Niết bàn. Vì vậy, Như lai không thuyết ra."

"Còn các pháp mà Như Lai đã thuyết là những pháp chỉ rõ đây là khổ, đây là nguyên nhân phát sinh sự khổ, đây là nơi diệt khổ là đây là con đường đi đến nơi diệt khổ. Vì các pháp ấy đem lại sự lợi ích liên hệ đến đời sống thanh cao, đến sự diệt tận phiền não, đến sự yên lặng của tâm hồn, đến sự phát sinh trí tuệ viên dung và đến Niết bàn."

Mặc dầu Ðức Phật đã hiểu biết tường tận vô lượng pháp, nhưng Ngài chỉ phổ cập những pháp nào đúng theo chân lý và đem sự lợi ích và sự giải thoát đến cho chúng sanh thôi. Ðại đức Sri Dhammananda viết: "Ðức Phật được gọi là Ðấng Thiện Thệ có nghĩa con đường của Ngài là tốt, nói đến là thượng hạng, lời nói và phương pháp sử dụng là rất hài hòa và không thể chê trách. Con đường đạt hạnh phúc chính đáng là thanh tịnh, đứng đắn, không cong queo, thẳng thắn, và chắc chắn.

Do nhờ những ân đức cao quí vừa kể trên, nên Ngài có danh hiệu là Sugato (Thiện Thệ).


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

5. ÂN ÐỨC THẾ GIAN GIẢI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

5. ÂN ÐỨC THẾ GIAN GIẢI - LOKAVIDU Người hiểu thấu tất cả các pháp của thế gian. Người thông suốt Tam giới

Trong tiếng Pali, Loka có nghĩa là thế gian, là các pháp có sự sanh, sự diệt, sự thành, sự hoại. Vidu là người có kiến thức phân tích và hiểu biết thấu suốt. Có hai cách chú giải về từ Loka trong Thanh Tịnh Ðạo (Vissuddhimagga):

Theo cách thứ nhất, Loka là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà chúng sanh bám díu và chấp chặt vào (Upadanakkhandha)

Theo cách thứ hai, rộng hơn và chi tiết hơn, có 3 loại Loka hay Thế gian: Thế gian của chúng sanh (Satta Loka), Thế gian của các cõi (Okasa Loka), Thế gian pháp hành (Sankhara Loka).

I. THẾ GIAN CHÚNG SANH (SATTA LOKA) VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN CHÚNG SANH:

A. Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):

Satta Loka là thế gian của những vật đang sống, có sự sống hay chúng sanh (Satta). Vì chúng sanh có khuynh hướng chấp thủ vào những đối tượng của mắt, tai, mũi... nên thế giới chúng sanh cũng hàm ý thế giới của sự chấp ngã (ego identity). Từ đó chúng ta có từ Sattaloka (The animated world).

Về nơi sanh, thế gian của chúng sanh có 4 loại:

1. Thai sanh: Chúng sinh sanh ra từ bụng mẹ như loài người, trâu, bò, v.v

2. Noãn sanh: Chúng sinh sanh ra từ trứng như gà, vịt, chim v.v..

3. Thấp sanh: Chúng sinh sanh ra từ nơi ẩm thấp như con dòi, con trùng v.v..

4. Hóa sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức thì như Chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, Atula, chúng sinh địa ngục v.v..

Về uẩn, thế gian chúng sanh có 3 loại:

1. Chúng sinh có 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn ở cõi dục giới và cõi sắc giới.

2. Chúng sinh có 4 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (Không có sắc uẩn) ở cõi vô sắc giới.

3. Chúng sinh có 1 uẩn: sắc uẩn (không có các uẩn thuộc về tâm) ở cõi sắc giới Vô tưởng thiên v.v..

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):
Ðức Phật hiểu biết đầy đủ và xuyên suốt bản chất, thói quen, phong tục tập quán, cách suy nghĩ, tính khí, trình độ khả năng, quá khứ, hiện tại, tương lai của tất cả chúng sinh hửu tình, từ Chư thiên, Phạm thiên, người giàu đến người nghèo, từ người nội trợ, lái buôn, nông dân, tu sĩ Bà la môn, vua chúa, đến kẽ trộm cướp và từ đó tìm ra phương pháp thích hợp để giáo hóa họ.

1. Sự hiểu biết của Ðức Phật về căn cơ (Asaya, proclivities) của từng chúng sanh:

Có hai loại căn cơ: 1. Căn cơ tà kiến (dithiasaya); 2. Căn cơ tuệ kiến (pannaasaya)

2. Phiền não ngấm ngầm hay ô nhiễm ngủ ngầm (Anusaya, latent tendencies):

Còn những phiền não mà chúng sanh chưa tận diệt trên con đường đạo quả (Magga Nana). Chúng ngấm ngầm tồn tại và chỉ sinh khởi khi có đủ duyên.

Có 7 loại phiền não ngủ ngầm:

a. Tham ái ngủ ngầm (Kamaraganusaya).

b. Mê thích tam giới ngủ ngầm (Bhavaraganusaya).

c. Bất bình và sân hận ngủ ngầm (Patighanusaya).

d. Kiêu hãnh, cống cao, ngã mạn ngủ ngầm (Mananusaga).

e. Tà kiến ngủ ngầm (Ditthanusaga).

f. Hoài nghi ngủ ngầm (Vicikicchanusaga).

g. Vô minh, si mê ngủ ngầm (Avijjanusaya).

Với trí tuệ siêu việt, nhìn một chúng sanh, Ðức Phật có thể biết là chúng sanh nầy còn rất nhiều phiền não ngủ ngầm tham ái, hoặc ngã mạn, hoặc sân hận v.v..

Phiền não ngủ ngầm có xu hướng thể hiện ở 3 mức độ:

a. Phiền não tiếp tục ngấm ngầm.

b. Phiền não thật sự xuất hiện và phát triển thành 3 giai đoạn--sinh khởi (upada), phát triển (thiti), và hoại diệt (bhanga).

c. Phiền não bùng nổ thành những hành động và lời nói bất thiện.

Thí dụ: Có một phàm nhân còn nhiều phiền não tham ái ngủ ngầm đang cúng dường chư tăng. Khi bắt đầu hành lễ, tâm của vị nầy đầy những thiện pháp của tâm bố thí (maha kusala citta). Nhưng sau đó, khi vị ấy gặp một đối tượng xinh đẹp và tự nhiên sinh tâm tham ái.

-Tâm tham ái nầy bắt nguồn từ phiền não tham ái ngủ ngầm mà vị ấy chưa dứt khỏi được và chỉ sinh khởi khi vị ấy gặp đối tượng xinh đẹp trên.
- Nếu vị ấy tiếp tục giao tiếp nhiều hơn với đối tượng xinh đẹp kia, tâm tham ái nầy sẽ biến thành những tư tưởng tham muốn rõ ràng và mạnh mẽ hơn (pariyutthana kilesa).
- Nhưng nếu lúc ấy, vị ấy quán niệm được tâm tham ái của mình, tư tưởng tham muốn mạnh mẽ trên sẽ yếu dần đi và biến mất.

Tuy nhiên, nếu lúc ấy vị ấy không những không chánh niệm mà còn tiếp tục chạy theo tư tưởng tham ái của mình, không chóng thì chầy, tư tưởng tham ái nầy nó sẽ trở thành những hành động và lời nói sàm sỡ bất thiện.

Ðây là giai đoạn bùng nổ của phiền não ngủ ngầm. Ðây là thí dụ về sự phát triển của phiền não tham ái ngủ ngầm từ giai đoạn ngấm ngầm đến giai đoạn bùng nổ. Nguyên tắc nầy cũng áp dụng cho các loại phiền não ngủ ngầm khác như sân hận, ngã mạn, hoài nghi... v.v..

3. Tính chất, cá tính, phong cách, hành vi, hạnh kiễm (Carita, Habitual conduct):

Carita là những tính chất, phong cách và hành vi thiện hoặc bất thiện thể hiện ra bên ngoài của chúng sanh. Có 6 loại tính chất hay phong cách:

a. Tính chất tham ái (Ragacarita): Tính nhiều ái dục, ưa thích những sắc tốt đẹp (người đẹp, quần áo sang trọng, nhạc hay... v.v.).

b. Tính chất sân hận (Dosacarita): Tính thường dễ giận, gây gỗ, bất bình, sợ hãi, lo âu.

c. Tính chất si mê (Mohacarita): Tính thường tối tâm, ngu độn, thiếu sáng suốt.

d. Tính chất tín (Saddhacarita): Tính dễ tin, thiếu suy xét.

e. Tính chất giác (Buddhicarita): Tính nhiều trí tuệ, mau suy xét, mau hiểu biết sáng suốt.

f. Tính chất tâm (Vitakkacarita): Tính suy nghĩ nhiều, sống về nội tâm, suy nghĩ nhiều mà không hệ thống.

Ðức Phật không những biết tính chất (tham ái, sân hận, si mê v.v..) của mỗi chúng sanh mà còn biết những điều kiện làm nhiễm ô, những điều kiện làm trong sạch, những thuộc tính cơ bản, những nghiệp quả và hệ quả của các tính chất nầy.

4. Nguyện vọng (Adhimutti, Leaning or disposition):

Adhimuti là nguyện vọng hay sự ưa thích tự nhiên của mỗi chúng sanh.

Có 2 loại ưa thích: Ưa thích những pháp cao thượng hay phước báo (panitadhi mutta), ưa thích pháp thấp hèn và tội lỗi (hinadhi mutti). Những chúng sanh có nguyện vọng giống nhau thường tìm đến gần nhau. Chúng sanh hướng về pháp cao thượng sẽ tìm đến chúng sanh cao thượng. Chúng sanh hướng về tội lỗi sẽ tìm đến những người tội lỗi. Ðức Phật biết rõ chúng sanh nào có nguyện vọng cao thượng và chúng sanh nào ưa thích việc làm tội lỗi. Không những thế, Ðức Phật còn biết mức độ cao thấp của những nguyện vọng nầy.

5. Ngũ căn (Indriya, Spiritual faculties):

Ngũ căn hay những năng lực tâm linh gồm Tín (Saddhindriyam), Tấn (Viriyindriyam), Niệm (Satindriyam), Ðịnh (Samadhindriyam), Tuệ (Pannindriyam), Trên đường tu tập, chúng sanh phải kết hợp hài hòa giữa Tín (Saddha) và Tuệ (Panna), Tấn (Viriya) và Ðịnh (Samadhi).
- Nếu quá nhiều Tín hay Ðức Tin mà thiếu Trí Tuệ, chúng sanh dễ tin một cách mù quáng và thiếu sáng suốt.
- Nếu quá nhiều Trí Tuệ hay hiểu biết mà thiếu Ðức Tin, chúng sanh dễ bị cống cao và ngã mạn.
- Nếu quá nhiều sự tinh tấn hay cố gắng quá độ mà thiếu Ðịnh hay sự tĩnh tâm, chúng sanh sẽ bị trạo cữ và phóng dật.
- Nếu quá nhiều sự định tâm và thiếu sự tinh tấn hay cố gắng, chúng sanh dễ bị hôn trầm hay buồn ngủ và dã dượi.

Niệm căn (Sati) là công phu tăng cường 4 căn Tín, Tấn, Ðịnh, Huệ đến độ cao nhất.
Ðức Phật biết rõ trình độ phát triển ngũ căn và ngũ lực của chúng sanh, chúng sanh nào có bản căn tinh nhuệ thượng căn và thượng trí, chúng sanh nào hạ căn hay hạ trí...
============
Có 2 loại tà kiến:

- Thường kiến (Sassata ditthi): Thường kiến, là sự hiểu biết cho rằng trời, người hay súc sanh khi mãn kiếp nầy sẻ tái sinh nhưng y như trước vậy, không hề có sự tiến hóa hay thối hóa.

- Ðoản kiến (Uccheda ditthi): Ðoản kiến, là sự hiểu biết rằng khi chết đi thì mất luôn, chớ không có tái sanh lại ở đâu cả. Ðoản kiến lại chia ra làm 3: Vô hành kiến (Akiriya ditthi), Vô nhân kiến (Ahetuka ditthi), Vô quả kiến (natthika ditthi).

Ngoài ra, chúng sanh nào phạm 5 tội vô gián nghiệp hay ngũ nghịch tội (Pancanantariya Kamma) là: Giết mẹ (Matughata), Giết cha (Pitughata), Giết A la hán (Arahantaghata), Làm Phật đổ máu (Buddhalohituppada), Làm cho Tăng chúng chia rẽ - từ 8 vị trở lên- (Sanghabheda) và phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn, chúng sanh ấy sẽ không thể đắc đạo quả trong thế gian nầy được.

II. CÕI THẾ GIAN VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ CÕI THẾ GIAN (OKASA LOKA):

A. Cõi Thế Gian: Hiểu nôm na là Cõi Thế gian, Thế gian hư không, Vũ trụ, hay Tam thiên đại thiên thế gian.

Tam giới có 31 cõi. Trong đó, Dục giới có 11 cõi, Sắc giới có 16 cõi, Vô sắc giới có 4 cõi.

1. 11 cõi Dục giới:

a. 4 cõi ác dục giới (Apaya): Ðịa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh. 4 cõi nầy sống trên trái đất, bên cạnh cõi người, và không có tuổi thọ nhất định.

Vương quốc A tu la ở dưới chân núi Tu Di là các hạng thần nhiều sân hận, thường gây giặc với chư thiên ở cõi trời Dục giới mà thấp nhất là do Tứ Ðại Thiên Vương (Catumaharaja) cai quản, để chiếm các triền núi thấp của Tu Di.

b. 11 cõi thiện dục giới (Kama sugati bhumi):

- Cõi người: Ở trên trái đất, không có tuổi thọ nhất định.

- Cõi trời Tứ đại thiên vương: Ngự trên đỉnh Yugandhara, cao bằng nửa núi Tu di, tuổi thọ là 500 tuổi trời hay 9 triệu năm cõi người...

III. THẾ GIAN PHÁP HÀNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN PHÁP HÀNH (SANKHARA LOKA):

1. Thế gian có một pháp: Tất cả chúng sinh tồn tại là nhờ nhân duyên.

2. Thế gian có 2 pháp: Vật chất và Tâm (Sắc pháp và Danh pháp hay Rupa và Nama). Tâm gồm có 81 tâm vương (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika) và 24 phụ sắc[xiv]. Sắc có 4 tứ đại sắc (Mahabhurarupa) là đất, nước, gio,ù lửa và 24 phụ sắc hoặc liên kết sắc (Upadaya rupa). Danh sắc cùng hợp lại với nhau, nương tựa với nhau thành lập nên thân hình có tri giác. Giống như chiếc thuyền và người lái thuyền, thuyền phải có người lái mới đi được.

3. Thế gian có 3 cảm thọ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ xã (thọ không lạc không khổ).

4. Thế gian tồn tại được nhờ 4 vật thực (Ahara):

a. Vật thực hữu hình: Thức ăn như cơm, thịt, trái cây v.v.. gồm thứ đại, sắc, hương, vị, và chất bổ dưỡng để giúp cho mạng sống tồn tại (Kabalinkarahara hay đoạn thực).

b. Vật thực tiếp xúc (Phassahara hay xúc thực): Sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần làm cho cảm thọ (Vedana) phát sinh lên. Nói theo ngôn ngữ đời thường, để tồn tại, chúng sinh cần có tình cảm mà tình cảm chỉ phát sinh từ sự tiếp xúc giữa giác quan và thế giới bên ngoài. Nếu không có sự tiếp xúc và cảm thọ, con người và chúng sinh sẽ khô héo và chết dần đi.

c. Vật thực tác ý (Manosancetanahara): Vật thực tác ý gồm tác ý thiện hay tác ý bất thiện hay nghiệp thiện và nghiệp bất thiện để đưa chúng sinh đi tái sinh trong tam giới. Nói theo ngôn ngữ đời thường, nghiệp là vật sở hữu của chúng sanh và khi chết đi, chúng sanh sẽ đi với nghiệp của mình.

d. Vật thực tâm thức (Vinnanahara): Tâm thức là vật thực cần để nuôi dưỡng tâm và sắc thân lúc mới thụ thai, là chỗ tâm sở nương nhờ và sắc pháp phát sinh từ nghiệp[xv]

5. Thế gian có năm thủ uẩn (Pancupadanakkhandha Sankhatam): Năm uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩ, hành uẩn, và thức uẩn. Gọi là thủ uẩn vì chúng sinh chấp vào năm uẩn này cho chúng là ta, là thân ta, là của ta.

6. Thế gian có sáu xứ hay sáu căn bên trong (Chaajjhattikayatana Sankhatam): Mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ý và 6 xứ hay 6 trần bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp...Cho tới 18 pháp hành.... http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/05.htm#_ednref9


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

6. ÂN ÐỨC VÔ THƯỢNG SĨ ÐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU - ANUTTARO PURISA-DAMMA-SARATHI

Ðức vô thượng giáo hóa chúng sanh.
Ðấng điều ngự những chúng sanh chưa thuần thục không ai bằng.

Trong Thanh Tịnh Ðạo, ân đức Anuttaro Purisadammasarathi, được chia làm 2 ân đức riêng biệt: Anuttaro: Ðức Vô Thượng.

Purisadammasarathi: Ðức giáo hóa chúng sanh.


Hai ân đức nầy được gộp thành một trong bài viết nầy. Nhưng vì tầm quan trọng của ân đức Anuttaro hay Ðức vô thượng, Vô thượng sĩ, chúng ta sẽ tìm hiểu riêng phần Ðức Vô Thượng trước và sau đó là phần Ðức Giáo hóa hay Ðức Ðiều ngự trượng phu.

A. ÐỨC VÔ THƯỢNG- ANUTTARO:

Trong thế gian này, không ai có thể sánh bằng Ðức Phật, vì Ngài có những ân đức cao quí và đáng kính trọng như sau:

1. Quý trọng về sắc thân (Rupakayesu Anuttaro): Ðức Phật được quý trọng vì sắc thân không tội lỗi, tật nguyền, có oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) tốt đẹp, đằm thắm, đầy đủ 32 tướng hão và 80 tướng phụ có hào quang phóng ra sáng ngời, nhân loại và chư thiên không ai sánh bằng (Rupakayesu Anuttaro).

2. Quý trọng về giới hạnh (Silesu Anuttaro): Ðức Phật có 2 giới: Phàm giới (Lokiya sila) và Thánh giới (Lokuttara sila)...Cho tới đề mục...

43. Quý trọng vì huệ thông suốt hằng hà vô tận pháp môn (Kotisatasahassa sancaritadhamma vajirannanesu) như Dukapatthana (luận về duyên khởi từng đoạn 2 chi), Tikapatthana (luận về duyên khởi từng đoạn 3 chi), Dukatikapatthana (luận về duyên khởi 2 và 3 chi), Tikadukapattthana (luận về duyên khởi từng đoạn 3 và 2 chi).

Do nhờ những ân đức quý trọng không ai có thể sánh bằng vừa kể trên, nên đức Phật có hiệu là Anuttaro hay Ðức vô thượng hay Vô thượng sĩ.

B. ÐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU (PURISADAMMASARATHI):

Trong tiếng Pali, Purisa có nghĩa là người nam. Sarathi là người hướng dẫn hay tế độ. Damma là đáng được giáo hóa.

1. Người hữu duyên: Người hữu duyên với Phật pháp là người trong kiếp quá khứ đã thực hành pháp Ba La Mật, là người năng bố thí, chuyên cần trì giới, tham thiền, thính pháp. Người đã thực hành những hạnh thanh cao ấy là người đã tập duyên lành (Upanissaya) đáng được tế độ. Tùy theo trình độ phạm hạnh thấp hoặc cao, thiện duyên nhiều hoặc ít, Thế Tôn dùng phương tiện thích ứng để tế độ mỗi người hữu duyên. Không phải Ðức Thế Tôn gặp chúng sanh nào cũng giáo hóa tế độ chúng sanh ấy được cả thảy.

Có hai hạng người hữu duyên:

a. Hạng người do Ðức Phật tế độ (Buddhaveneyya)

b. Hạng người do các bậc Thanh Văn tế độ (Savakaveneyya).

Hạng người nào hữu duyên cùng đức Phật thì tự Ngài đến tế độ. Hạng người nào ngài biết rõ có duyên với bậc Thanh Văn nào thì Ngài bảo vị ấy đến tế độ.

2. Phương tiện tế độ chúng sanh:

Ðức Thế Tôn tùy theo tâm tánh và căn cơ cũa mỗi hạng người mà giảng giải rõ ràng về phước hoặc tội:

- Chúng sanh nào ưa thích những điều lành thì Ngài thuyết về các pháp hành thiện, là hành thiện do thân (Kaya sucarita), do khẩu (Vaci sucarita) và do ý (mano sucarita), cùng phước báo của các pháp ấy, hầu chúng sanh đó phát tâm thỏa thích trong sự làm các điều thiện.

- Chúng sanh nào ưa thích những điều ác, Ngài thuyết về các pháp hành ác, là hành ác do thân (Kaya duccarita), do khẩu (vari duccarita) và do ý (mano duccarita) cùng quả báo của các pháp ấy, hầu chúng sanh đó phát tâm nghê sợ những điều tội lỗi và hồi tâm làm các việc lành.

Kế tiếp, với những hạng người đã trau giồi giới hạnh thanh tịnh rồi, Ngài thuyết về các Pháp thiền định và phước báu do các pháp ấy từ bậc sơ thiền đến tứ thiền.

Với những bậc đã đắc thiền định, Ngài lại giảng giải về các pháp Minh Sát, hầu những vị ấy tu tập lần lần để phát sanh trí tuệ thấy rõ thật tướng các pháp hữu vi diệt trừ phiền não và đắc đạo quả Thánh nhân từ Tu đà hoàn đến A la hán.

Chúng ta không lấy làm lạ rằng trong tích xưa có nhiều Chư thiên và bậc đại thiện duyên, khi nghe qua một câu kệ ngôn hoặc một thời pháp do đức Phật thuyết được liền chứng đạo quả Thánh nhân ngay tại chỗ ngồi của mình. Nguyên do là các vị ấy đã thực hành viên mãn các pháp Ba La Mật và tập hợp thiện duyên cao dày, qúy báo từ vô số kiếp quá khứ, đến kiếp hiện tại hữu phước gặp Ðức Phật giảng dạy tế độ cho, nên được nếm hương vị an vui tuyệt đối, ví như một trái cây đã chín mùi từ bao nhiêu ngày trên cành cao, chỉ một luồng gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng vậy.

Trong kinh Anguttara Kikaya, có câu Phật ngôn: "Này Kesi! Như Lai huấn luyện chúng sanh đáng tế độ khi thì bằng cách dịu dàng, lúc thì bằng phương tiện cứng rắn, và khi thì bằng cả hai cách dịu dàng và cứng rắn."

Nói tóm lại, ngài tế độ chúng sanh bằng 3 phương tiện sau đây:

1. Abhinna: Ngài giảng dạy rõ ràng về các điều thiện và điều ác.

2. Sanidana: Ngài dạy bảo theo nguyên nhân, là tùy theo quả lành hoặc dữ xảy ra, Ngài chỉ cho thấy do nhân thiện hoặc nhân ác.

3. Sappatihariya: Ngài giáo hóa bằng 3 pháp phi thường là:

a. Iddhippatihara: bằng cách dùng các pháp thần thông.

b. Adesanapatihara: bằng cách biết rõ tâm của chúng sanh.

c. Anusasanipatihara: bằng những lời khuyên răn, nhắc nhở và giáo huấn về giới, định, tuệ.

Do nhờ hiểu biết tường tận tánh nết, hạnh kiểm, trình độ trí tuệ và duyên lành của mỗi chúng sanh, nên Ngài mới có thể giáo hóa chư thiên và nhân loại một cách dễ dàng và các bậc hữu duyên nên tế độ đều vâng theo lời khuyên bảo và giáo huấn của ngài.

3. Chúng sanh được tế độ:

Nghĩa đen của từ Purisadammasarathi là bậc hướng dẫn (Sarathi) những người nam (Purisa) đáng được giáo hóa (damma). Như thế thì có phải Ðức Phật chỉ độ toàn những người nam thôi hay sao? Không phải vậy. Ngài tế độ cả người nam và người nữ nhưng lệ thường thì nói đến người nam trước vì theo Phật giáo, người nam hữu phước hơn người nữ và hành đạo cũng được tiện lợi dễ dàng hơn.

Ðức Phật không những chỉ độ riêng cho nhân loại thôi, Ngài còn tế độ luôn cả loài thú và phi nhơn (chư thiên, dạ xoa, ngạ quỷ v.v...) có duyên lành. Hạng nam (Purisa) được tế độ có 3: Thú đực (Tiracchana Purisa), người nam (Manussa purisa) và phi nhơn nam (Amanussa purisa).

a. Ðức Phật giáo hóa loài súc sanh:
b. Ðức Phật giáo hóa những người bất thiện, tội lỗi và ác trở thành bậc Thánh nhân:
c. Giáo hóa dạ xoa hung dữ trở thành bậc Thánh nhân:
d. Giáo hóa phạm thiên tà kiến trở thành chánh kiến:

3. Huấn từ của Ðức thế tôn:

Lời Ðức Thế Tôn thốt ra để giáo hóa chúng sanh rất nhiều, không thể kể xiết. Khi giáo huấn, Ngài tùy theo tâm tính và duyên lành, theo trí tuệ và căn cơ mỗi chúng sanh, theo nguyên nhân, thời buổi và cơ hội, theo phong tục tập quán mỗi quốc độ v.v...

Huấn từ của Ngài có 3 điểm:

a. Không nên làm điều ác
b. Nên làm các điều lành
c. Nên trau dồi tâm cho trong sạch
=================
Nếu tóm tắt hơn nữa, huấn từ của Thế Tôn có thể thu ngắn trong 2 khuyên ngôn quý báu sau đây:

a. Nên xa lánh sự dể duôi (pamada) hay sự giãi đãi:

b. Nên thực hành sự không dể duôi (appamada):


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Toát yếu: 7. ÂN ÐỨC THIÊN NHÂN SƯ - SATTHA DEVA MANUSSANAM

Thầy của chư thiên và loài người. Người hướng dẫn chư thiên và loài người đạt được lợi lạc trong hiện tại, tương lai, và cuối cùng được quả vị giải thoát

I. ÐỨC PHẬT GIÁO HÓA CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI VỀ SỰ LỢI ÍCH CỦA GIÁO PHÁP:

Ðức Phật là Thầy của chư thiên và loài người vì Ngài giáo huấn tất cả Chư thiên và nhân loại những pháp đem lại 3 sự lợi ích:

1. Sự lợi ích và sự an lạc trong kiếp hiện tại (Ditthadhammikattha)

2. Sự lợi ích và sự an lạc trong kiếp vị lai (Samparayikattha)

3. Sự lợi ích và an lạc cao thượng Niết bàn, tùy theo căn duyên trí tuệ của mỗi chúng sinh.

A. Sự Lợi Ích Và Sự An Lạc Trong Kiếp Hiện Tại (Ditthadhammikattha):

Thế Tôn dạy chúng sanh 4 pháp để đem lại những sự lợi ích và an lạc trong kiếp hiện tại:

1. Siêng năng và cần mẫn làm những việc nuôi mạng sống hàng ngày bằng những nghề nghiệp chơn chánh và không tội lỗi (Utthana samada),

a. Biết giữ gìn của cải tài sản (Arakkha sampada):
b. Nên thân cận bạn lành hay bậc Thiện trí (Kalyanamittata)
c. Nên tiêu xài tiền của một cách độ lượng cân phân

2. Sự lợi ích và an lạc trong những kiếp vị lai:

a. Có đức tin trọn đuû (Saddha sampada):
b. Có giới hạnh trong sạch (Sila sampada):
c. Có sự bố thí trọn đủ (Caga sampada):
d. Có trí tuệ trọn đủ (Panna Sampada):

3. Sự lợi ích an lạc cao thượng Niết bàn: Ðức Thế Tôn có 2 loại trí tuệ đặc biệt:

- Trí tuệ thấy rõ biết rõ căn duyên cao thấp của mỗi chúng sinh.

- Trí tuệ thấy rõ biết rõ phiền não ngũ ngầm của mỗi chúng sinh.

II. BẬC DẪN ÐẠO TUYỆT LUÂN:

Trong bộ Maha Niddesa có giải về chữ "Thầy" (Satthu) như sau: "Ðức Thế Tôn là thầy, vì Ngài là bậc dẫn đạo chuyên nghiệp là dắt dẫn đoàn lữ hành qua những con đường xa hẻo lánh đầy sự hiểm nguy tai hại, về đến nhà hoặc đi đến nơi đã định trước một cách an toàn vô sự. Con đường xa hẻo lánh có đầy sự hiểm nguy tai hại:

1. Tai hại vì trộm cướp (Corakantara).

2. Nguy hiểm vì thú dữ (Balakantara).

3. Nguy hiểm vì không có nước uống (Nirudakakantara).

4. Nguy hiểm vì phi nhơn (Amanussakantara).

5. Nguy hiểm vì không có vật thực (Appabhakkhakantara)."

Cũng như thế, Ðức Thiên nhân sư đã hướng dẫn chúng sanh qua khỏi 13 con đường xa (kantara) có nhiều sự khổ não và tai hại như sau:

1. Con đường nguy hiểm của sự sanh (Jati kantara)...Trong (khổ đế & Tập đế). http://www.budsas.org/uni/u-9anducphat/07.htm


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách