Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong

Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Học hiểu (hành) bấy lâu, diệu ở đâu ?
Thân, Thọ, Tâm, Pháp, tâm chuyên nhứt.
Đi, đứng, ngồi, nằm, nương trung đạo.
Quán sát danh sắc, không người quán.
Dùng tuệ tri soi rõ (thấu) tham ái.
Lảo-bệnh, Tử-sanh do Tập thủ.
Bốn đường ác đạo, thân quả Khổ.
Kiếp mau lìa khổ (nan phương), tâm thêm khổ.
Rung sợ (chuyển) thân tâm, tâm chấn động.
Buông mất phàm tâm, lột xác phàm. (Khổ bất lực, rơi mất tánh phàm.)
Giới - Định - Tuệ hương pháp tám nhành.
Sát-na diệt khổ, chơn tướng (như) không.
.........................................................................................................................................................
Hỏi : Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Đáp
: Trong tứ diệu đế, phần nào cũng diệu, nhưng diệu nhất là phần Khổ đế, Bồ tát do nhận biết Già, bệnh, tử, sanh là khổ trên thế gian, nên đã xa lià hạnh phút đang có mà nhiều người hằng mơ ước, Bồ Tát chẳng quản ngại khó nhọc đi tìm một pháp nơi nào, nơi đó không còn Khổ chính là Niết-Bàn, lúc đó Bồ Tát không biết chi về Niết Bàn dù chỉ là danh tự Niết-Bàn, vào thời đó không một ai có thể biết được, người ngoại đạo vào thời đó chỉ tin sẽ có một nơi nhất không còn khổ nhưng mà họ chưa biết đến mà thôi, do đó có nhiều giáo chủ nổi lên, và nhiều pháp tu tập khác nhau ra đời để đến một nơi không có sự khổ.

Nhóm năm vị Kiều Trần Như cũng chẳng khác chi Bồ Tát, các Ngài cũng nhận biết thế gian Già, bệnh, tử, sanh là khổ, hai vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn là Ngài Xá Lợi Phất Ngài Mục Kiền liên cũng chẳng khác, các Ngài cũng vì khổ mà tìm kiếm khắp nơi cái pháp thoát khổ.
Không riêng gì các Ngài, nếu chúng ta xem đọc lại phần lịch sử cuộc đời và dữ kiện mà các Ngài đã trãi qua trước khi chứng thánh đạo thánh quả thì chúng ta sẽ hiểu và nhận biết khổ là nguyên nhân chính thúc đẩy một chúng sanh đi tìm kiếm và thực chứng khổ là sự thật không thể phủ nhận, ngay khi Đức Phật thuyết giảng lên các Ngài đều chứng thánh đạo thánh quả, nhưng cũng có vị chưa chứng ngộ trong lúc đó, nhưng sau một thời gian thực hành đều chứng ngộ thánh đạo thánh quả liền sau đó, hoặc nói một lời, đưa một vật như là cây chổi, cái khăn, hay là hóa ra một hồ sen v.v… từ đó mới phát sanh hiểu rõ nguồn gốc của khổ tức là Tập đế. Trong lúc nghe thuyết pháp các Ngài an trú nơi tâm, quán sát theo dõi, tức là vừa nghe vừa hành, đây cũng là cái diệu nhất của phần Đạo đế.
Cái diệu thứ tư là Diệt đế, chính là diệt diệu đế là phần cốt lỏi, diệu ở đây chính là các phiền não lậu hoặc được đoạn trừ không còn dư sót, khác với các pháp môn tu thiền của ngoại đạo chỉ là lấy đá đè cỏ, các lậu hoặc vẫn còn nguyên không thuyên giảm.

Các vị thiền sinh tu tập theo Tổ sư thiền, tâm cũng phải khổ thật là khổ, tới lúc nào tâm khổ đã chính mùi rồi, chỉ cần một câu nói, các Ngài an trú nơi tự tâm, quan sát tự tánh liền bật ngộ.

Thiền Tứ niệm xứ cũng chẳng khác, tức là lấy Chánh niệm,tỉnh giác là chính, đối tượng tùy khởi, tức là tâm biết (tuệ tri) một (cảnh) xứ trong 4 niệm xứ hiện tại đang là, tức là đối tượng đang tiếp diễn hiện tại nhất mà tâm đang nhận biết (tánh biết).

Không riêng gì thiền tứ niệm xứ hay Tổ sư thiền, các loại thiền môn nào lấy căn bản khổ làm gốc (thiền tuệ) đều có thể tu đặng giải thoát.

Kn cũng đã trãi qua tâm khổ này, và đã đọc và hành theo bài kinh vô ngã tướng trong lúc thực hành, trên đây do kinh nghiệm và duyên theo bài Tứ diệu đế, diệuở đâu ? của đạo hữu Alphatran mà tùy duyên viết ra.

Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh, học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp. tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Này Hiền hữu ! Thế Tôn đã dạy các đệ tử phải khéo thẩm sát khi lắng nghe từ người khác: "MỖI MỖI CHỮ, MỖI MỖI CÂU, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sanh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ưng với Luật thì có thể kết luận: chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm; nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ưng với Luật thì có thể kết luận: chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh" - http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo16.html

Và này Hiền hữu ! Trong thời Thế Tôn chuyển Pháp luân bên dưới vườn Lộc Uyển ở thành Ba-la-nại (Bàranasi), Ngài đã tuyên bố rõ đây là bốn Thánh đế (không phải bốn Diệu đế):
"Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt" - phẩm Chuyển Pháp luân, chương XII Tương Ưng Sự Thật, Tương Ưng Bộ Kinh.

sự tình là như vậy, thời phải chăng Hiền hữu đã học hỏi kỹ lưỡng, đã so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật? đã khéo tác ý khi đặt câu hỏi và diễn giải ý nghĩa về : "Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?"

Chúc Hiền hữu cùng đại chúng an lạc và thành tựu trong Thánh pháp Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • LỜI NHẮN NHỦ
    (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Kinh Trường bộ 1 (Pali - Đại Tạng Việt Nam Ap1)


Cuối đời giáo hóa, trước lúc Phật nhập Niết Bàn, ngài đã có nhiều lời dặn dò, nhắn nhủ đến các hàng đệ tử. Những lời dặn đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Quan trọng nhất là nhắc về Tứ Thánh Đế.

Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

  • - Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh Đế mà chúng ta phải lưu chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thật này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn đã được đoạn trừ sẽ không còn một đời sống nào khác nữa.
Ngài nhắc nhở chi tiết hơn trước khi nhắm mắt lìa đời, xa các đệ tử:
  • - Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc (Tứ như ý túc), Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ đề phần, Tám Chánh đạo phần. Này các Tỳ kheo, chính những pháp này do ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh,vì lòng thưởng tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài trời và loại người.
Đức Phật còn cặn kẽ hơn:
  • - Thế nào là Tỳ kheo an trú chánh niệm?

    - Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đối với Thân, quán thân tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở đời.

    Đối với các cảm Thọ, quán thọ tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời.

    Đối với Tâm, quán tâm tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở đời.

    Này các Tỳ kheo như vậy gọi là chánh niệm.
Lời dạy cuối cùng :
  • - Này các Tỳ kheo, đây là lời ta nhắn nhủ các người: "Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn để giải thoát".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

tangbong
Những bài viết trên đều bao gồm Bát chánh, vì đạo diệu đế là do 8 chánh gôm lại trong lúc ngộ đạo (kiến tánh=thánh đạo), từ một phàm nhân cho đến khi thành Phật (A La Hán) chỉ có 4 lần,

Như kn đã viết trên, Diệu nằm chỗ Khổ đế tức là Khổ diệu đế == Khổ thánh đế.Phải thực hành sống trung thực trên trung đạo, dù là tâm mong cầu ngộ đạo hay kiến tánh đều phải diệt, vì tâm này cũng là tâm khổ.

Trước khi bàn về kiến tánh, chúng ta cũng nên biết đại khái tánh là gì ?

Qua lời yêu cầu của Đồng Nát nên kn cố gắng viết dể hiểu hơi.

Hỏi: Tự tánh là gì ?
Đáp : Tự là ám chỉ nơi đây (tự này không phải chữ trong kinh văn), tánh là sự nhận biết chân thật của tâm.
Tự tánh tức là bản tánh chơn thật nhận biết đúng, thấy giả biết giả, thấy thật biết thật, không khởi niệm sửa đổi làm sai khác, tức là không khởi niệm thấy giả cho là thật, thấy thật cho là giả, dù là thấy thật hay giả tâm chẳng vọng động, biết mà chẳng khởi niệm thêm, tức là niệm niệm chẳng nhiễm trước, xa lià tất cả pháp tướng tức Phật, tức là ở trong mọi cảnh cho dù là xấu tốt, thiện ác hay Niết bàn chẳng bị chao động hay khởi niệm (phóng) thêm, sống thật chẳng nhiễm trước ấy là tịnh.

Tức là câu : niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh
đồng với câu : Bản (tự) tánh vốn thanh tịnh đồng với phật tánh .
Tự tánh vốn vô sanh đại ý nói là chẳng bị chao động hay khởi niệm (phóng), chẳng nhiễm trước vậy.

Nếu các đạo hữu xem lại phần viết trước, và có những bài viết của kn đều ám chỉ cái chân tâm này, tuy là dùng văn tự khác nhau để viết.
Khi bàn về tự tánh chơn thật hay tự tánh thanh tịnh (tâm thanh tịnh) chúng ta cũng nên biết rõ thế nào là phóng ( tâm phóng).
Anh Cường Nam đã viết :
vì nhà Phật cái gì mà phóng thì sợ lấm, vì chỉ muốn tam nghiệp thanh tịnh thôi, chứ không có thích phóng khỡi. phóng bao nhiêu thì tam độc nặng bao nhiêu.phóng thiện cũng là tam độc, phóng ác cũng là tam độc. khi Bô đề hành tức chánh tâm. vâng Bồ Đề không có đạo phóng ỡ trong đó.
Vậy rõ rằng là nếu ta cứ chấp cảnh thành vọng, chấp tướng cầu Bổ Đề thì chẳng khác là ta tự làm khổ cho ta thôi, vì mê muội, vì Bồ Đề tâm không thể cầu ỡ ngoài mà được, Bồ Đề tâm chỉ bao giờ mình tự ngộ và hành pháp cung kính, dứt trừ tam nghiệp vậy mới đúng ý nghĩa Bồ Đề hành. tức là đúng ý nghĩa tu hành.
viewtopic.php?f=35&t=7199&start=30
Hỏi : Tại sao nói phóng thiện cũng là tam độc ?
Đáp : Phóng là gì ?
Phóngkhởi niệm , khởi vọng, khi phóng dật nhiều được liên tục, biết rõ ràng "cốt chuyện" hay " ý sự" của tâm vọng này thì gọi là vọng tâm hay vọng tưởng,
khi tâm thiếu chánh niệm không nhận ra tâm đang phóng, cho dù là đang nghĩ thiện hay bất thiện (ác), tốt hay xấu, khi tâm không còn tự kiểm hay kìm hãm được sẽ biểu tri qua lời nói hay hành động thì lúc này tâm không còn tỉnh giác tự tánh.(tâm không còn tự tánh)
Anh Cường Nam đã viết :
Cho nên người thuyết pháp chỉ cần thuyết cho chúng sính dừng chân lại không đi tìm và mong cầu ỡ đâu hết (phóng) ấy đã là khiến cho tam nghiệp từ từ bớt đi, vì tâm đã bớt sanh khỡi nữa (bớt phóng), khi tâm bớt sanh khỡi thì các khổ dục cũng bớt đi,
viewtopic.php?f=35&t=7199&start=30
Phần mở đóng (…) và tô đậm do kn thêm vào cho dể hiểu,

Do phóng (tâm phóng) nên tâm thường khởi niệm tham ái qua 5 căn sanh ưa thích qua 5 cảnh qua đó sanh khởi sự triều mến lợi dưỡng, Thủ (5 dục)
Anh Cường Nam gọi là khổ dục.
Anh Cường Nam đã viết :
Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, ví dụ: tức là khi thấy được các pháp thiện ác chẳng sanh lòng ganh ghét tự đại mà giại đạo, ấy tức là thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, nếu thuyết pháp mà lìa tự tánh tức là tự mình hư vọng chẳng chân thật, vì chẳng chân thật cho nên khi thuyết pháp mà chính mình chẳng hành như cái pháp mà mình đang thuyết, ấy chính là tà kiến mê chấp. tức là chẳng lìa tài sắc, lại tham lòng tự đại, tức là chẳng thiểu dục tri túc. nếu muốn lìa tài thì phài bổ lòng ganh tỵ, nếu muốn lìa sắc thì phải bổ nhân, ngã. ví dụ: như mình đang làm chủ mà chẳng bao giờ lấy cái quyền thế làm chủ mà đối sữ với chúng sính, thường quên mình mà lấy cái lý để xữ sự.
Cho nên cần phải sống chân thật trong cảnh hiện tại khổ do vô thường, biết rõ và làm một cách tự nhiên, nhẫn nại hay nhẫn nhục không ham lợi dưỡng (tham), không cố gắng chịu đựng khổ quá sức tức là đang hành khổ (sân).
Tức hành trung đạo, tức đang đi trên con đường diệt khổ, tức là nghĩ đến chứng ngộ, hay ấn tướng,
Biết rõ chơn chánh thân tâm này do nghiệp lực quá khứ mà có nên nghiệp lực hiện tại tùy duyên sanh trổ (tốt hay xấu), làm những gì cần làm trong hiện tại đang là (diệt khổ), chơn chánh (chánh đạo==bát chánh==thánh đạo==kiến tánh)


Kn chỉ chia sẽ một ít kinh nghiệm và phương pháp tu tập của mình, vì kn cũng đang đi, tuy chưa đến nơi,
Những đoạn đường đã đi qua kn so sánh với kinh văn và lời dạy của chư thầy tổ nhận thấy đang đi đúng.

tangbong tangbong tangbong
Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh Khaiduy cho Cường góp phần thêm nhé.

Tánh có hai cách nhìn, các bài trước của Cường đã có nói đến việt này, vâng bây giờ xin lập lại.

Tánh là vua, vua ngự nơi tâm địa.

Tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn.

Tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại.

Anh Khaiduy phần sau để lại cho anh nhé, cám ơn anh. Mật truyền tâm ấn.



Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cường nam đã viết:Thưa anh Khaiduy cho Cường góp phần thêm nhé.

Tánh có hai cách nhìn, các bài trước của Cường đã có nói đến việt này, vâng bây giờ xin lập lại.

Tánh là vua, vua ngự nơi tâm địa.

Tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn.

Tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại.

Anh Khaiduy phần sau để lại cho anh nhé, cám ơn anh. Mật truyền tâm ấn.

Cường Nam AO SEN.
Kính đạo hữu Cường Nam tangbong ,

Được biết, nơi đạo hữu pháp hành rất giỏi. Alpha là kẻ hậu học sơ cơ, mong được đạo hữu chỉ dạy thêm cho.

Alpha thành kính cầu pháp,


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh alphatran.

Anh bạn à, cẩu đạo ỡ nơi tâm, tức là chẳng cấu gì hết, chỉ cần tâm cư sữ mội việt bình đẳng ấy đã là đạo lý rồi, người tu hành không nhất thiến phải biết hết các kinh văn, chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần nhớ lời mà nghịch ý nghĩa trong kinh. vì cầu đạo là tâm sanh, khi tâm sanh thì mội pháp sanh, cầu bảo nhiêu cho là tận góc, chỉ cần vô sanh đã là triệt góc rồi.

Hẫy trọn đúng bộ kình mà tham thiền là sẽ ngộ ra thồi, vì cái hổi người ta là tai hại nhất, vì mổi người mổi cảnh. từ nghi đến ngộ độ, niệm chánh chẳng tam chướng.

Cường chúc anh tinh tấn.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cường nam đã viết:
Thưa anh alphatran.

Anh bạn à, cẩu đạo ỡ nơi tâm, tức là chẳng cấu gì hết, chỉ cần tâm cư sữ mội việt bình đẳng ấy đã là đạo lý rồi, người tu hành không nhất thiến phải biết hết các kinh văn, chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần nhớ lời mà nghịch ý nghĩa trong kinh. vì cầu đạo là tâm sanh, khi tâm sanh thì mội pháp sanh, cầu bảo nhiêu cho là tận góc, chỉ cần vô sanh đã là triệt góc rồi.

Hẫy trọn đúng bộ kình mà tham thiền là sẽ ngộ ra thồi, vì cái hổi người ta là tai hại nhất, vì mổi người mổi cảnh. từ nghi đến ngộ độ, niệm chánh chẳng tam chướng.

Cường chúc anh tinh tấn.

Cường Nam AO SEN.
Cảm ơn đạo hữu Cường Nam,

Alpha cũng còn trẻ tuổi thôi, lại mới vào đạo, xin ghi nhớ lời đạo hữu chỉ dạy. Cái câu này:
Cường nam đã viết: người tu hành không nhất thiết phải biết hết các kinh văn
xin phép được sửa thành:
Cường nam đã viết: người cầu đạo không nhất thiết phải biết hết các kinh văn
Sau này alpha sẽ nói vì sao. Đây là một vấn đề rất lớn.

Một lần nữa, cảm tạ sự chỉ giải của đạo hữu.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Cường nam đã viết:Thưa anh Khaiduy cho Cường góp phần thêm nhé.

Tánh có hai cách nhìn, các bài trước của Cường đã có nói đến việt này, vâng bây giờ xin lập lại.

Tánh là vua, vua ngự nơi tâm địa.

Tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn.

Tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại
.

Anh Khaiduy phần sau để lại cho anh nhé, cám ơn anh. Mật truyền tâm ấn.


Cường Nam AO SEN.
Thưa anh Cường Nam,cám ơn anh góp ý, mấy bài anh viết đã quá rõ rồi, nhứt là phần tô đậm màu đỏ, cộng thêm phần tâm phóng và tự tánh nửa, thật là đã quá đầy đủ rồi !

kn cũng tùy duyên thêm một câu nửa: phiền não hay Bồ đề đều đồng nơi sanh, không đồng bản thể.

kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
xhtd9
Bài viết: 5
Ngày: 20/07/10 17:47
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi xhtd9 »

Kính các đạo hữu! kinhle tangbong
Kính đạo hữu Khai Nhụy! kinhle
Nhân đọc được bài chia sẻ củâ đạo hữu:
Gửi bởi khai nhụy Ngày 28/4/'12, 20:35
tangbong

Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Học hiểu (hành) bấy lâu, diệu ở đâu ?
Thân, Thọ, Tâm, Pháp, tâm chuyên nhứt.
Đi, đứng, ngồi, nằm, nương trung đạo.
Quán sát danh sắc, không người quán.
Dùng tuệ tri soi rõ (thấu) tham ái.
Lảo-bệnh, Tử-sanh do Tập thủ.
Bốn đường ác đạo, thân quả Khổ.
Kiếp mau lìa khổ (nan phương), tâm thêm khổ.
Rung sợ (chuyển) thân tâm, tâm chấn động.
Buông mất phàm tâm, lột xác phàm. (Khổ bất lực, rơi mất tánh phàm.)
Giới - Định - Tuệ hương pháp tám nhành.
Sát-na diệt khổ, chơn tướng (như) không.
.........................................................................................................................................................
Hỏi : Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Đáp : Trong tứ diệu đế, phần nào cũng diệu, nhưng diệu nhất là phần Khổ đế, Bồ tát do nhận biết Già, bệnh, tử, sanh là khổ trên thế gian, nên đã xa lià hạnh phút đang có mà nhiều người hằng mơ ước, Bồ Tát chẳng quản ngại khó nhọc đi tìm một pháp nơi nào, nơi đó không còn Khổ chính là Niết-Bàn, lúc đó Bồ Tát không biết chi về Niết Bàn dù chỉ là danh tự Niết-Bàn, vào thời đó không một ai có thể biết được, người ngoại đạo vào thời đó chỉ tin sẽ có một nơi nhất không còn khổ nhưng mà họ chưa biết đến mà thôi, do đó có nhiều giáo chủ nổi lên, và nhiều pháp tu tập khác nhau ra đời để đến một nơi không có sự khổ.

Nhóm năm vị Kiều Trần Như cũng chẳng khác chi Bồ Tát, các Ngài cũng nhận biết thế gian Già, bệnh, tử, sanh là khổ, hai vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn là Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền liên cũng chẳng khác, các Ngài cũng vì khổ mà tìm kiếm khắp nơi cái pháp thoát khổ.
Không riêng gì các Ngài, nếu chúng ta xem đọc lại phần lịch sử cuộc đời và dữ kiện mà các Ngài đã trãi qua trước khi chứng thánh đạo thánh quả thì chúng ta sẽ hiểu và nhận biết khổ là nguyên nhân chính thúc đẩy một chúng sanh đi tìm kiếm và thực chứng khổ là sự thật không thể phủ nhận, ngay khi Đức Phật thuyết giảng lên các Ngài đều chứng thánh đạo thánh quả, nhưng cũng có vị chưa chứng ngộ trong lúc đó, nhưng sau một thời gian thực hành đều chứng ngộ thánh đạo thánh quả liền sau đó, hoặc nói một lời, đưa một vật như là cây chổi, cái khăn, hay là hóa ra một hồ sen v.v… từ đó mới phát sanh hiểu rõ nguồn gốc của khổ tức là Tập đế. Trong lúc nghe thuyết pháp các Ngài an trú nơi tâm, quán sát theo dõi, tức là vừa nghe vừa hành, đây cũng là cái diệu nhất của phần Đạo đế.
Cái diệu thứ tư là Diệt đế, chính là diệt diệu đế là phần cốt lỏi, diệu ở đây chính là các phiền não lậu hoặc được đoạn trừ không còn dư sót, khác với các pháp môn tu thiền của ngoại đạo chỉ là lấy đá đè cỏ, các lậu hoặc vẫn còn nguyên không thuyên giảm.

Các vị thiền sinh tu tập theo Tổ sư thiền, tâm cũng phải khổ thật là khổ, tới lúc nào tâm khổ đã chính mùi rồi, chỉ cần một câu nói, các Ngài an trú nơi tự tâm, quan sát tự tánh liền bật ngộ.

Thiền Tứ niệm xứ cũng chẳng khác, tức là lấy Chánh niệm,tỉnh giác là chính, đối tượng tùy khởi, tức là tâm biết (tuệ tri) một (cảnh) xứ trong 4 niệm xứ hiện tại đang là, tức là đối tượng đang tiếp diễn hiện tại nhất mà tâm đang nhận biết (tánh biết).

Không riêng gì thiền tứ niệm xứ hay Tổ sư thiền, các loại thiền môn nào lấy căn bản khổ làm gốc (thiền tuệ) đều có thể tu đặng giải thoát.

Kn cũng đã trãi qua tâm khổ này, và đã đọc và hành theo bài kinh vô ngã tướng trong lúc thực hành, trên đây do kinh nghiệm và duyên theo bài Tứ diệu đế, diệuở đâu ? của đạo hữu Alphatran mà tùy duyên viết ra.

Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh, học, hỏi, hiểu và hành đúng theo chánh pháp. tangbong
Tôi chỉ thấy bạn có khó nhọc nhưng thật sự bạn chưa chứng về Khổ.
Kính. tangbong cafene


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chào đạo hữu xhtd9,
Tôi chỉ thấy bạn có khó nhọc nhưng thật sự bạn chưa chứng về Khổ
.

Xin đạo hữu hoan hỷ chia sẽ pháp hành của đ/h về khổ. tangbong
kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

cục đất đã viết:tangbong

Này Hiền hữu ! Thế Tôn đã dạy các đệ tử phải khéo thẩm sát khi lắng nghe từ người khác: "MỖI MỖI CHỮ, MỖI MỖI CÂU, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sanh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ưng với Luật thì có thể kết luận: chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm; nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ưng với Luật thì có thể kết luận: chắc chắn những lời này là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh" - http://www.quangduc.com/kinhdien/Truong ... gbo16.html

Và này Hiền hữu ! Trong thời Thế Tôn chuyển Pháp luân bên dưới vườn Lộc Uyển ở thành Ba-la-nại (Bàranasi), Ngài đã tuyên bố rõ đây là bốn Thánh đế (không phải bốn Diệu đế):
"Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt" - phẩm Chuyển Pháp luân, chương XII Tương Ưng Sự Thật, Tương Ưng Bộ Kinh.

sự tình là như vậy, thời phải chăng Hiền hữu đã học hỏi kỹ lưỡng, đã so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật? đã khéo tác ý khi đặt câu hỏi và diễn giải ý nghĩa về : "Tứ diệu đế, diệu ở đâu ?"

Chúc Hiền hữu cùng đại chúng an lạc và thành tựu trong Thánh pháp Thế Tôn !

:)
Chào đạo hữu cục đất, tangbong

Trước hết kn cám ơn đ/h đã chia sẽ và góp ý,
Thế Tôn đã dạy các đệ tử phải khéo thẩm sát khi lắng nghe từ người khác: "MỖI MỖI CHỮ, MỖI MỖI CÂU, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật
.
Thưa đạo hữu, lời đạo hữu viết không sai, nhưng kn xin hỏi đ/h cục đất đã đọc kỹ tựa bài ???
thứ hai: Tứ diệu đế và Tứ thánh đế tuy có phần khácphần chẳng khác.
Vậy thế nào là có phần khácphần chẳng khác ?
Đáp :Tứ diệu đế là bài Đức Thế Tôn tuyên giảng về bốn tột cùng của sự thật, tức là Khổ diệu đế,Tập diệu đế, Diệt diệu đế và Đạo diệu đế ,
trong khi Tứ thánh đế là bài kinh Đức Thế Tôn tuyên giảng về phần sau, Đạo diệu đế tức là về Con Đường đưa đến sự chấm dứt Khổ (Khổ diệt),Tứ thánh đế tức là
đạo quả Tu Đà Hoàn ==đạo+quả,
đạo quả Tư Đà Hoàn ==đạo+quả,
đạo quả A Na Hàm ==đạo+quả,
đạo quả A La Hán ==đạo+quả.
trong kinh ghi rõ Bốn đôi, Tám chúng.
Hỏi: thế nào là Bốn đôi, Tám chúng ?
Đáp: như viết ở trên, đạo + quả Tu Đà Hoàn là một đôi== đạo+quả,
đạo + quả Tư Đà Hoàn là đôi thứ hai ==đạo+quả,
đạo + quả A Na Hàm là đôi thứ ba ==đạo+quả,
đạo + quả A La Hán là đôi thứ tư ==đạo+quả.
còn tám chúng tức là 4 đôi đạo + 4 đôi quả ==8 chúng,
theo trong kinh văn mà kn được giảng dạy là trong sát-na hiện tại nhất đang (4 đôi) chứng đắc và sẽ (4 đôi) chứng đắc, sát-na hiện tại nhất tức là hiện tại cận quá khứ đang là, vì tâm không bao giờ biết hiện tại.
Cho nên đ/h cực đất đã viết ra thì cũng nên giải nghĩa cho rõ mới phải, kn nói vậy thôi nhé ! :)
nhờ đ/h góp ý nên kn có dịp để viết rõ thêm. tangbong :)

Kính,kn
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 17/05/12 00:24 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách