Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

Chào các bạn, xin các bạn giúp và chia sẽ cho batnha tìm hiểu them về phương pháp tạo thiền. Cám ơn các bạn nhiều .


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

tạo thiền = tọa thiền?
Tọa thiền theo kiểu nào? Theo kiểu căn bản hay theo kiểu đốn ngộ của Lục Tổ?


batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

batnha xin lổi, viết sai...muốn viết tọa thiền chứ không phải tạo thiền...

batnha muốn tìm hiểu thêm về căn bản của thiền....xin các bạn chia sẽ.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Bác Mộng Giác làm ơn cứu bồ dùm chỗ này đi! Trong tủ sách của Đại tạng kinh, có chỗ nào dạy cách tọa thiền, theo hơi thở ra sao để ổn định thân tâm ... móc ra dùm.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Căn bản ngồi thiên đó là Giới, nếu bạn không có Giới thì bạn ngồi thiền chỉ làm chuyện màu mè mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

trời ơi, zelda làm khó wá . batnha moi bat đầu chuẩn bị tim hiểu thôi mà nói zị làm sao biết được . batnha mù tịt


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

ý bạn phương pháp ngồi thiền tức là ngồi bán già hay kiết giá đó phải không ? nếu đúng vậy thì mình xin giới thiệu bạn phương pháp tọa thiền do Tam tạng pháp sư Trí Tịch soạn và hướng dẫn tăng ni khi ngài là giáo thọ tại trường đại học Vạn Hạnh, bạn có thể tìm thấy bài này trong quyển Hương Sen Vạn Đức tg HT Trí Tịnh và Quyển thiền tông và tịnh độ tông (không thấy tên tác giả)
Phương pháp Tọa Thiền

Trong bài tựa Phạm Võng Bồ Tát giới có dạy rằng:

“ Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy
Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc
Ngày nay dù còn khó bảo ngày mai”

“Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn, chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ dể thời gian luống qua vô ích mà sau này phải ăn năn…”
Nhưng phàm muốn làm việc gì cho được lợi ích, chúng ta cần phải “ biết làm”. Việc ở đây muốn y chỉ lời dạy nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết làm sao để nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền cho trúng cách, đúng phương pháp, tức là biết cách tọa thiền niệm Phật.
Vậy trước khi học về phần thực hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích của phương pháp tọa thiền.

A. Mục đích của phương Pháp tọa thiền.

Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng, chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoại đạo cũng vẫn có từ xưa.

Tọa thiền tức là ngồi để tham cứu một vấn đề gì. Thế nên, tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để ý đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.

B. Phương pháp tọa thiền.: Phần này chia làm ba:

1. Điều thân:
Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho tâm . Thế nên, nếu thân có những cử động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ý sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên, trước khi tọa thiền, cần phải điều hòa thân. Vậy phải điều hòa thân bằng cách nào ?

a. Phải điều dưỡng sự ăn uống: Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, vì bệnh thường phát sinh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này, nhưng lại không thể hạp với người kia, và trái lại. Dù sao, không nên dùng những thứ có dầu mở nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như càfé đậm, rượu, trà đậm, thuốc hút v.v… mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.

Trước giờ tọa thiền không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ,vì nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều, lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật.

b. Y phục: Trước khi tọa thiền, phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi ngứa ngấm trong người. Sau đó, trời lạnh thì mặc áo ấm, trời nóng thì dùng y phục mỏng, rộng rãi và sạch sẽ. Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.

Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển bởi thời tiết.

c. Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng: (Nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, không nghiêng ngã hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi, vì đi, đứng hay nằm không thể đạt được mục đích vừa nói trên .

Nhưng nếu ngồi mà thòng hai chân xuống, thì khi quên, thân lại cũng không vững. Hơn nữa lúc ở trong nhà, thất có bàn, ghế, giường v.v… thì không nói làm chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược, đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó tìm ra chỗ ngồi có thể thòng chân xuống được dễ dàng

Thế nên, chỉ có cách rút chân xếp bằng lại, là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.

d. Cách ngồi: Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình.

* Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa): Gác bàn chân trái lên đùi bên mặt, gác bàn chân mặt lên bàn chân trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.

* Bán già, có hai cách:

- Hàng ma tọa: gác bàn chân mặt trên đùi bên trái (như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát).

- Kiết tường tọa: gác bàn chân trái lên đùi bên mặt (như Ngài Phổ Hiền Bồ Tát).

Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho đầu gối sát xuống chiếu như nhau, hai mông cùng chịu đều như nhau thì mạch máu không bị cấn, chân không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dày. Một điều nên để ý, là thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng, một chân nhẹ. Để sửa chữa khuyết điểm đó, chỉ có một cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nâng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần thì hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không còn cảm tưởng nặng nhẹ nữa.

Tay: Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt đặt trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam Muội ấn)

Phương pháp để bàn tay như vậy, theo cổ đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài, giúp cho Tâm dễ an ổn.

Lưng: Tay chân đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba, bốn lần cho được ung dung và phải giữ xương sống ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.

Đầu, cổ: Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá

Mắt: Mắt hơi nhắm lại, để chỉ còn thấy tướng trắng hay sáng bên ngoài mà thôi, đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đừng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.

Miệng: Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chân rằng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đừng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẽ nhẹ nhàng.

2. Điều tức:
Khi thân đã nghiêm chỉnh rồi, bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng
nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựa theo không khí mà ra ngoài hết. Đến khi hít vô cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu điều thanh tịnh bên ngoài đều vào trong hết.

Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái. Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân bình.

Nên để ý, khi điều hòa hơi thở hành giả thường gặp hai lỗi sau:

a. Phong tướng: tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do vì hơi thở quá mạnh.

b. Suyễn tướng: tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng, nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.

Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.

Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.

Thế nên, điều hòa hơi thở là một công phu hệ trọng đối với phép tĩnh tọa.
3. Điều tâm:
Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh,
hoặc niệm Phật v.v…

Nếu đã phát tâm niệm Phật, thì hành giả phải nghĩ Ta- bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly (chán nản) sanh tử nơi Ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.

Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên, thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả, quảng độ chúng sanh, đến đức Phật A- Mi- Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi lòng từ tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc quốc.

Lúc bấy giờ, hành giả khởi niệm câu dài “ Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A- Mi- Đà Phật”, rồi lần lần thâu ngắn lại còn bốn chữ “ A Mi- Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho an trụ vào đó. Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần thiết là phải niệm cho tiếng nổi rõ trong tâm chậm rãi, tâm ý nghe rõ, nhận rõ từng tiếng, từng chữ, tức là “ Quán trí hiện tiền”. Nếu không tâm sẽ tạp niệm (tán loạn), hay ngủ gục (hôn trầm).Nếu tán loạn, không rõ, lơ là hay khi hôn trầm muốn đến, hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ý đến câu niệm Phật.

Có khi hành giả cố gắng kiềm tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm chạy mãi, thì có cách phải niệm Phật và nghĩ ở hai đầu ngón tay cái, đầu hai ngón chân cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.

Làm như vậy, thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức là cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.

Còn nếu bị hôn trầm thì phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm thì sẽ hết, vì ý chí phấn khởi.

Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp “ Thập niệm ký số”, là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai mươi, ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi vì dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc còn thấy kém sức lại chia ra làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.

Cần để ý: niệm nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được. Dùng phép này lâu sẽ được nhất tâm.

Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ý đến, mà phải chuyên gìn chánh niệm.

C. Phương Pháp giải tọa (xả thiền)
Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả. nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng là xả thân.

1. Xả tâm: Hành giả phải nhớ lại, coi hiện giờ mình ngồi ở chỗ nào, nãy giờ mình làm gì, nhớ coi mình có tán loạn hay hôn trầm không, và dù có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về Tây Phương để trang nghiêm Tịnh độ.

2. Xả tức: Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt, và để hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi tĩnh tọa.

3. Xả thân: Tâm, tức đều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ giao động nơi lưng và cổ. Khi mạch lạc chạy đều, từ từ duỗi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt. Sau đó uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.

Tay và mắt xả xong, đến lượt hai chân. Trước hết phải lấy tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.

D. Những điều cần thiết để tọa thiền có kết quả.
Hôn trầm, ngủ nghỉ là một chướng ngại trong việc tu thiền, thế nên nơi thân phải bớt ngủ nghỉ.
Phật dạy đầu hôm cuối đêm thì tham thiền, nửa đêm thì tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu mình không kham nổi thì nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm chỉ nghỉ ba canh, từ 11giờ đến 04 giờ sáng thôi, đó là lời dặn dò của cổ đức vậy. Còn nơi tâm thì phải có sự điều nhiếp theo hai cách dưới đây:
1. Không niệm tham dục.
2. Không niệm sân hận.

Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm coi sanh tội lỗi chi không. Hằng ngày phải nói lời dịu dàng, hòa nhã cho tâm lắng xuống. Đối với người và vật, giữ cho tâm mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng.

Ngoài giờ tĩnh tọa, phải giữ câu niệm Phật không rời tâm.Tâm tương ưng với chánh định thì phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhất, thân cảnh không hai.

Lúc bấy giờ hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết… Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa thiền niệm Phật mà thành công vậy.
HT Thích Trí Tịnh
( Tài liệu nầy chính Hòa Thượng Trí Tinh đă dạy cho sinh viên Tăng, Ni và cư sĩ nam, nữ tại Đại Học Vạn hạnh.)
bạn có thể tham khảo thêm bài hướng dẩn của HT Thanh Từ:http://www.thuongchieu.net/index.php?op ... &Itemid=39
tuy nhiên bài hướng dẫn này có một vài điểm rất nhỏ (theo cá nhân mình) thấy không hợp lý. vd: "Một bồ đoàn tròn, đường kính 2 tấc (20 cm), bề cao 2 tấc (20 cm), dồn gòn, khi ngồi xuống còn một tấc (10cm) là vừa." bồ đoàn mà cao 2 tấc thì quá cao. khi ngồi lún xuống còn 10 cm thì ít có cái bồ đoàn nào đạt được tiêu chuẩn ấy. có người cho rằng bồ đoàn nên cao khoảng ba đốt ngón tay chỏ của bản thân người sử dụng bồ đoàn.

gối kê tay không cần thiết lắm có người hướng dẩn mình làm thế này vd: nếu ngồi bán già chân phải lên chân trái thì tay kiết tam muội ấn bạn sẽ để tay trái lên tay phải, bạn sẽ thấy nó cân bằng. và ngược lại. Nếu bạn ngồi kiết già thì tay trái để lên tay phải. cùi chỏ đừng ôm vào hong quá chỉ cần kiết ấn tam muội và thả lỏng tự nhiên.

về các phần hướng dẩn khác thì hay lắm.

Trong các cách ngồi dĩ nhiên ngồi bán già là dể nhất tuy nhiên nếu bạn còn trẻ bạn nên ngồi kiết giá. dù lớn tuổi nếu có thể bạn cũng nên cố gắng ngồi kiết già.

Quán hơi thở theo Thanh tịnh đạo luận ns Trí Hải dịch:

http://daitangkinhvietnam.org/tong-phai ... hi-th.html

Quán niệm hơi thở theo "Chú giải Luật Thiện Kiến",
Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la dịch Hán,
Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch Việt.
http://daitangkinhvietnam.org/index.php ... &Itemid=68

2 bài này nội dung gần giống nhau, và là bản gốc nhưng mình thấy bản dịch của Ns Trí Hải giải thích Ví dụ thích đáng hơn. ngoài ra bạn có thể xem kinh anapanasati sutta.

Thiền đốn ngộ thì trong diễn đàn này có nhiều cao thủ, xin các ngài bố thí pháp cho chúng con nhờ. kinhle kinhle kinhle

ps: có người cho rằng không nên xem thường phần cuối "xả thiền" đấy nhé. phần này quan trọng cũng như phần đầu và giữa, phải làm đầy đủ nếu không lâu ngày bị chứng thần kinh tọa khó chữa lắm.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

hi hi ... Mấy người giò cao thì cần bồ đoàn cao. Còn mua Bồ đoàn nếu người độn bông độn không chắc lắm, thì nó xuống 10cm. Nhiệt tình độn cho chắc thì nó ... hi hi ... không xuống thiệt. Hoặc xuống chút đỉnh thôi. Nhưng nói như thế thì biết, tiêu chuẩn có thể là từ 10cm đến 20cm. Tùy người mà chọn bồ đoàn cho mình thôi.

Nói chung, chuyện bồ đoàn phải ứng hợp với thân thể vóc dáng và sức lực của mình. Ăn thua là ngồi lên đó, hơi thở mình có thông không. Ngồi lên mà thấy tim nặng chẳng hạn, thì thấp xuống. Pháp thế gian là pháp nhân duyên mà, chư vị đưa ra tiêu chuẩn như thế, nhưng tự mình mình phải điều chỉnh cho phù hợp với mình.

Ht bây giờ có khi không ngồi bồ đoàn. Ngồi dậy theo tư thế bán già, thấy hơi thở ổn định điều hòa thành ngồi luôn, không lên bồ đoàn nữa. hi hi ... sợ đổi thế ... mất cái bình yên hiện tại.

Việc xả thiền quan trọng lắm nghe. Tui đây đầy tràn kinh nghiệm vì sự ăn gian trong khi xả thiền. Mọi thứ phải từ từ. Nếu là thiền theo hơi thở, thì khi xả, phải xả tâm trước bằng bài chú Bát Nhã. Rồi đến xả hơi thở, sau cùng mới động hai vai từ từ xả.

Xát cho kỷ mọi chỗ nhưng nhẹ nhàng chậm rãi, không sẽ như bác Mộng Giác nói.

Ngồi hoặc nằm một chặp khoảng 10 phút, hãy đứng dậy đi. Cũng phải từ từ ...
Không làm như vậy, tâm sẽ lay động sau rất khó ngồi. Thân cũng bệnh, nhất là bệnh Tim mạch. Đây là những gì cuốn thiền căn bản đã dạy. (Riêng bệnh tim mạch là tui nói). Có điều, đọc qua ít ai chú ý. chỉ khi bệnh mới hoảng hồn đọc kỹ. kinhle


batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

hehehe xin cam on Chanhientam nhieu. batnha se tham khao sau.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

batnha đã viết:trời ơi, zelda làm khó wá . batnha moi bat đầu chuẩn bị tim hiểu thôi mà nói zị làm sao biết được . batnha mù tịt
Zelda thành thật xin lỗi .
Chẳng là Zelda muốn nhấn mạnh sự quan trọng của giới trong THiền .
Theo Zelda được biết thì:
Thiền thì có thể chia làm 2 loại . Là Định và Tuệ.
THiền thì tốt nhất là ngồi nhưng không phải nhất thiết là ngồi mới thiền được . Tuy nhiên tùy theo khả năng , mình mới tu tập cần phải ngồi mới thiên và tốt nhất vẫn là ngồi mới thiền .
Trước khi bạn bắt đầu thiền bạn cần có một thời gian thọ an tịnh 8 giới trong thời gian it nhất là 1 tuần.
Trước khi thiền bạn nên liên tưởng đến công ơn của những vị thầy đã bảo tồn và lưu truyền các phương pháp thiền đến cho bạn.
Điều mà mình lưu ý hơn nữa là nếu bạn đã nhất định thiền thì bạn nên không bỏ nữa chừng vì như vậy là kô tốt.
Cần có thầy hướng dẫn để biết căn cơ thế nào.Vì có tất cả là 8 căng cơ lận .
Khi thiền nhất định chỉ đề ra mục tiêu là tiêu diệt đi Tham , Sân , Si . Không nên mơ mộng gặp người này người kia , càng không nên lo sợ bi ma quỷ gì đó .

Định nghĩa thiền định

Thiền định là định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất làm đối tượng, có khả năng chế ngự, làm vắng lặng được 5 pháp chướng ngại (nivaraṇa), bằng 5 chi thiền, làm cho tâm an định vững chắc trong một đề mục thiền định ấy, dẫn đến sự chứng đắc tuần tự 5 bậc thiền sắc giới, 4 bậc thiền vô sắc giới.

Định tâm an trú trong bậc thiền, hành giả hưởng sự an lạc trong thiền định.

Phần Giải Thích
1- Định Tâm Của Thiền Định

Thiền định có chi pháp là "nhất tâm tâm sở" [1] (ekaggatācetasika), gọi là định tâm.

Trong trường hợp hành giả tiến hành thiền định, nhất tâm tâm sở đóng vai trò chính yếu, làm cho tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất làm đối tượng.

Định tâm trong một đề mục thiền định ấy, trải qua 3 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn đầu: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 8 dục giới đại thiện tâm (hay dục giới đại duy tác tâm), làm phận sự định tâm tiến hành thiền định (parikammasamādhi), có đề mục tiến hành (parikammanimitta), và ấn chứng thô ảnh tương tự (ugghanimitta), làm đối tượng thiền định.

* Giai đoạn giữa: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 4 dục giới đại thiện tâm hợp trí tuệ (hay 4 dục giới đại duy tác tâm hợp với trí tuệ), làm phận sự cận định (upacārasamādhi) có ấn chứng quang ảnh trong sáng (paṭibhāganimitta), làm đối tượng thiền định.

* Giai đoạn cuối: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 5 sắc giới thiện tâm (hay 5 sắc giới duy tác tâm), làm phận sự an định vững chắc (appanāsamādhi) có ấn chứng quang ảnh trong sáng (paṭibhāganimitta) làm đối tượng thiền định.

* Và Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 4 vô sắc giới thiện tâm (hay 4 vô sắc giới duy tác tâm), làm phận sự an định vững chắc (appanāsamādhi) có đề mục thiền vô sắc giới làm đối tượng.

Nhất tâm tâm sở này gọi là định tâm của thiền định.


Sáu loại tánh của hành giả hành thiền định
Hành giả nói chung có 6 loại tánh (carita).

1- Rāgacarita: Tánh tham dục.
2- Dosacarita: Tánh sân hận.
3- Mohacarita: Tánh si mê.
4- Vitakkacarita: Tánh suy diễn.
5- Saddhācarita: Tánh tín.
6- Buddhicarita: Tánh giác.

Trong một người có thể có nhiều tánh kể trên, song có một tánh nào đó dễ phát sanh, thường phát sanh nhiều hơn các tánh khác, nên gọi người ấy có tánh ấy.
Bạn nên thực hiện đúng theo đề mục thích hợp với căn tánh của bạn nếu kô thì tác dụng ngược

Tuy nhiên vẫn có đề mục thiền định thích hợp cả 6 tánh

Những đề mục thiền định thích hợp cho tất cả 6 tánh hành giả như sau:

- 6 Đề mục hình tròn kasiṇa: đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, hư không.
- 4 Đề mục vô sắc giới.

Những đề mục này thích hợp cho tất cả mọi hành giả, không phân biệt tánh nào.

Đặc biệt, đối với hành giả có tánh si mê, nếu tiến hành đề mục hình tròn kasiṇa đất,… nên làm hình tròn đường kính rộng hơn bình thường, so với các hành giả khác, để tâm trí không bị khó chịu, hay quên, phóng tâm. Và đối với hành giả có tánh suy diễn, nếu tiến hành đề mục hình tròn kasiṇa đất,… nên làm hình tròn đường kính hẹp hơn bình thường, so với các hành giả khác, để tâm an trú trong đề mục hình tròn kasiṇa dễ dàng.

Và:
Pháp hành thiền định vẫn còn phải chịu cảnh tử sanh luân hồi quanh quẩn trong tam giới, không thể giải thoát khổ.

Pháp hành có thể dẫn đến sự giải thoát tử sanh luân hồi trong tam giới, đó là Pháp hành thiền tuệ

Vì Pháp hành thiền định chỉ có tác dụng hổ trợ mà thôi và đã được Đức Phật học tập từ các tôn giáo khác .

Tiếp sau đây giới thiệu về Pháp Hành Thiền Tuệ của chỉ riêng Phật Giáo mới có .

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành chỉ có trong Phật giáo, không có ngoài Phật giáo. Qua tiểu sử của Đức Phật khi còn là Đức Bồ Tát, Ngài đã từng thọ giáo với vị Đạo sư Ālāra Kālāmagotta và vị Đạo sư Udaka Rāmaputta về pháp hành thiền định, Đức Bồ Tát đã chứng đắc tứ thiền sắc giới và tứ thiền vô sắc giới, là pháp hành cao nhất ở thời kỳ ấy, nhưng hoàn toàn không có pháp hành thiền tuệ.

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được tham ái là nhân sanh khổ, và tất cả mọi phiền não, mọi ác pháp, cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Vì vậy, pháp hành thiền tuệ là pháp hành rất vi tế, sâu sắc, rất khó hiểu về phần pháp học (lý thuyết), lại càng khó về pháp hành (thực hành) cho đúng
.

Và Thiền Tuệ là con đường duy nhất đưa đến giải thoát hoàn toàn vì trong nó có chứa đựng đầy đủ Giới Định và Tuệ ,tức là Tứ Thánh Đế.

Định Nghĩa Thiền Tuệ (Vipassanāñāṇa).
Thiền tuệ là trí tuệ thấy rõ và biết rõ danh pháp, sắc pháp sanh rồi diệt, nên hiện thấy rõ biết rõ ba trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái cùng mọi phiền não và mọi ác pháp, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài

Thiền tuệ có tất cả 16 trí tuệ như là 16 trình độ học vấn vậy , bạn cần có thái độ từ tốn xác định mục tiêu chứ không cầu hay mơ mộng để thực hành loại thiền này.
Trong thiền Tuệ thì có 8 loại căng cơ , mình đã viết bài này trong phần PPTQ.
Thời gian tu tập thiền Tuệ : khi còn trẻ về già rồi thì rất khó.

QUẢ BÁU ĐẶC BIỆT CỦA THIỀN TUỆ

Diệt đoạn tuyệt mọi Tham ái, Phiền não, Ác pháp
Thọ hưởng Quả Vị Giải Thoát của Thánh Quả
Hưởng quả vị theo Thánh Đạo lộ trình tâm
Hưởng quả khi nhập Thánh Quả Định
Nhập Thánh Quả Định khác với nhập Thiền Định
Điều kiện nhập Thánh Quả Định
Giai đoạn nhập Thánh Quả Định
Đồ biểu nhập Thánh Quả Định lộ trình tâm
Niết Bàn là đối tượng của Thánh Quả Định
Điều kiện xả Thánh Quả Định

Nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Bậc Thánh nhân nào nhập Diệt Thọ Tưởng Định?
Điều kiện nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Hai năng lực
Khả năng chế ngự 3 pháp hành
16 pháp hành Thiền Tuệ
9 pháp hành Thiền Định
5 pháp thuần thục

Nhập Diệt Thọ Tưởng Định nương nhờ 2 năng lực Thiền Định và Thiền Tuệ
Đối với bậc Thánh Bất Lai - Ðồ biểu Diệt Thọ Tưởng Định lộ trình tâm
Ðối với bậc Thánh Arahan - Người chết và bậc Thánh nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Bậc Thánh nhân thành tựu các Ân Đức Tăng

Quả báu đặc biệt của Thiền Tuệ

Khổ đế
Khổ thân hoặc khổ của sắc pháp
Khổ tâm hoặc khổ của danh pháp


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL cũng mạn phép có đôi lời :vì batnha hỏi nó liên quan tới hành mà Zelda nói tới giới bạn đã nói là cao siêu thì theo thiển ý của PL bạn nên tìm hiểu kỹ mục đích việc bạn muốn hướng tới là gì !ở đây diễn đàn bàn về Phật pháp theo PL có lẽ bạn cũng muốn tu học ! vậy thì theo PL bạn hãy tìm hiểu kỹ về đạo để có được chánh tín bởi cần phải thứ lớp đó là TÍN ,HẠNH ,NGUYỆN điều này theo PL rất cần thiết giúp ta đi suốt con đường mà không bị lầm lạc ! khi đã bắt tay vào việc thì quý thiện tri thức đã nói ở trên !chúc bạn thành công trong việc trọng đại này của chính bạn !cổ nhân nói "thân người khó được ,Phật pháp khó gặp" KÍNH


batnha
Bài viết: 16
Ngày: 22/03/08 21:07
Giới tính: Nam

Re: Phương Pháp Căn bản Ngồi Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi batnha »

cán ơn tất cả các bạn đã ziệt tình giup cho batnha.

nhampl-
cám ơn PL, PL nói rất là chí lý. batnha cũng không phải là có ý nguyện tu học gì to lớn cả. nhưng tại từ nhỏ có duyên biết đến phật pháp chút xíu cho nên cũng muốn tìm hiểu thêm và giống như PL đã nói trên "rất cần thiết giúp ta đi suốt con đường mà không bị lầm lạc".


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách