Chánh niệm với sự nỗ lực vừa đủ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Chánh niệm với sự nỗ lực vừa đủ

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

MEDITATION

(SỰ THIỀN TẬP)



Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v…) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì dang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản. Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.

Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.

Do đó việc hành tập cũng vậy, quý vị có thể dùng cách này để áp dụng trong việc hành tập thiền Vipassana của mình. Theo tôi thì cái điều quan trọng nhất là sự liên tục. Nếu quý vị hiểu được ý nghĩa của sự chánh niệm là như thế nào, quý vị sẽ chánh niệm được nhiều hơn. Để chánh niệm quý vị phải học cách làm thế nào để có chánh niệm với sự nỗ lực vừa đủ. Nếu nỗ lực thực hành thì quý vị sẽ thấy được sự ảnh hưởng của chánh niệm đối với tâm là như thế nào. Quý vị sẽ phải học cách để duy trì sự chánh niệm và quý vị sẽ nhận thấy tâm của mình sẽ không an tịnh khi nó không có chánh niệm.

Nên chọn một hoặc hai đối tượng thích hợp cho mình, và chánh niệm một cách liên tục, và sự liên tục là điều quý vị cần phải ghi nhận nhiều nhất. Sự suy nghĩ không thể làm cho tâm của quý vị được hạnh phúc mà quý vị chỉ nên nhìn những cái suy nghĩ mà không mong cầu để chế ngự nó. Khi quý vị nhìn đối tượng một cách rõ ràng thì chúng sẽ biến mất. Sự suy nghĩ làm một cản trở cho việc hành tập.

Đừng cố làm cho tâm quý vị an tịnh hay bình thản, chỉ làm một điều duy nhất là hãy chánh niệm hoàn toàn những gì trong hiện tại, thật đơn giản. Nếu có bất cứ câu hỏi nào khởi lên trong tâm. Quý vị chỉ cần nhìn nó rồi tiếp tục đi và đừng cố để tìm ra câu trả lời. Tự nó sẽ trả lời sau.

Hành thiền khi được hướng dẫn và luyện tập với nhiều phương pháp thiền khác nhau, nó có giới hạn của chính nó. Đó là vì họ không hiểu nó một cách chính xác và họ đang cố để làm cho nó trở thành một cái gì đó bên ngoài cuộc sống của họ. Nhưng sự chánh niệm thật sự là sự tập trung duy nhất. Chánh niệm không thể tách rời khỏi đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Khi đó mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta ắt sẽ được hiểu một cách đúng đắn.

Trong việc hành thiền bất cứ việc gì đến một cách dễ dàng và tự nhiên, quý vị sẽ thấy thú vị và nó sẽ gây thích thú để tiếp tục hành thiền. Ắt là có sự thỏa thích trong việc hành tập. Sẽ có một cách suy nghĩ đối nghịch với đối tượng, một khi bất cứ một điều gì khởi lên làm cho quý vị chán nản, bất toại nguyện. Người ta thường nói: “Sự tự tin đem đến một năng lực”. Vâng, khi quý vị có sự tự tin trong việc hành tập thì quý vị sẽ có được nghị lực cố gắng để hành tập. Trước khi tôi trở thành một nhà sư, tôi đã đọc rất nhiều sách về thiền Minh Sát Tuệ, do đó tôi nghĩ rằng mình hiểu tất cả về thiền. Sau khi trở thành một nhà sư được một năm, tôi đã tự nghĩ rằng “Tôi hiểu được thiền là như thế nào?”, và sau khi trở thành tu sĩ khoảng 3 năm tôi lại tự hỏi: “Tôi đã hiểu được thiền là gì chưa?” Và cứ thế tôi luôn đặt câu hỏi cho chính mình.

Hành thiền đem lại cho chúng ta một sự lợi ích cao thượng.

Người ta thường nói: “Những kinh nghiệm trong hành thiền thì rất sâu sắc” và một số quý vị muốn biết ý nghĩa của câu nói này như thế nào.

Chánh niệm là sự hay biết trạng thái của tâm hay là sự tỉnh thức. Việc hay biết cái gì đang xảy ra trong hiện tại mà không có bất cứ một định kiến nào.

Trong cuộc sống hiện tại hằng ngày, nhiều người đã hành thiền nhiều nhưng họ không thấy được cái tham, sự mong cầu, sự thù hận, sự giận dữ, sự ganh tỵ và sự bỏn xẻn. Rất nhiều phương pháp thiền đã không thấy được tầm quan trọng của việc nhìn thấy những ô nhiễm đang sanh khởi trong tâm hằng ngày, với một cách thật là chân thật trong cuộc sống của họ, và sức ảnh hưởng của nó đối với những hành động hằng ngày.

Tôi muốn nhấn mạnh về sự chánh niệm trong lúc nói chuyện, đó là lúc người ta ít chánh niệm nhất. Hầu hết những phương pháp thiền đều có một thời gian biểu để hành tập, và họ chọn một số đề mục như hơi thở sự phồng xẹp của bụng, sự xúc chạm và những cảm giác. Họ có quyền chọn lựa đề mục thích hợp cho mình ngay từ lúc bắt đầu hành tập và là đề mục duy nhất. Theo sự hiểu biết của tôi thì cho dù phương pháp nào thì quý vị cũng phải cố để nhận thức được những sự ô nhiễm trong tâm của quý vị ngay từ lúc bắt đầu.

Tôi suy nghĩ về Buddha nhiều, tôi có một bức tranh vẽ Đức Phật đang ngồi với một sự tập trung cao độ. Ngài ngồi dưới cội bồ đề già với những rễ cây tủa xuống từ những nhánh ở trên, có một vài chú thỏ đến gần Ngài và kế bên là một cái hồ khá rộng và hoang sơ cùng với những đóa hoa sen đang nở rộ. Ở phía xa của bờ sông là một khu rừng rộng lớn và những dãy núi cao và ánh trăng trên những ngọn núi đó đang tỏa sáng. Trên mặt hồ với những gợn sóng lăng tăng, hòa với một không gian yên tĩnh và thật thanh bình. Và Đức Phật ở đó, vị Giáo chủ của chúng ta đang ngồi trong tư thế hoàn toàn tỉnh lặng, mà không hề có một bất cứ một sự hiện hữu nào của tham, sân, si thật là một biểu tượng hoàn hảo của sự thanh bình. Khuôn mặt Ngài đang tỏa rực sáng với một luồng ánh sáng màu trắng thật mát dịu, khuôn mặt của Ngài, đôi vai, cánh tay, lưng và chân tất cả thật thoải mái, hoàn toàn thanh thản, không có bất cứ một sự căng thẳng nào toát ra trên khuôn mặt của Ngài, và tôi đang ngồi dưới cội cây gần đó (nhưng tôi thì không thật sự ở trong bức tranh đó) và tôi thật sự cảm thấy thanh thản. Quý vị cũng sẽ cảm nhận như chúng tôi chứ!

Nói như thế để quý vị thấy rằng trí tưởng tượng thật sự rất mạnh mẽ. Khi quý vị tưởng ra một trạng thái thanh bình thì lúc đó tâm trở nên thanh thản. Và có thể nếu quý vị cảm thấy sợ hãi trước cái chết là do tưởng tượng ra một cảnh tượng hãi hùng. Từ đó tâm của quý vị sẽ chọn lựa những trạng thái thanh bình, yên tỉnh như đang hành thiền gần Đức Phật của chúng ta, tất cả những cái đó đều do tưởng mà ra. Ví dụ như quý vị tưởng rằng mình đang ở trong hang núi sâu, lạnh lẽo và gần bên là Đức Phật, và quý vị cảm thấy thật tỉnh lặng, an toàn và được bảo vệ, thoát khỏi những ô nhiễm từ bên ngoài.

Nếu quý vị ngồi quá nhiều thì hệ thống cơ thể của mình sẽ không hoạt động tốt, hãy tập một số bài yoga, nó cũng rất hữu ích cho bạn, quý vị sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu quý vị không thiền hành thường xuyên. Do đó thiền hành cũng quan trọng không kém phần quan trọng so với thiền tọa.

Hãy thực hành với một cái tâm trọn vẹn, nếu bạn muốn đạt được những lợi ích trong việc hành thiền. Hãy thực hành chánh niệm cũng như đây là một điều tất yếu duy nhất mà quý vị cần làm trong cuộc sống của mình. Hãy tỉnh thức với những xao lãng của nội tâm.

http://thonthuc.net/?ms=10


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.53 khách