NIỆM PHẬT NHƯ THẾ NÀO ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: NIỆM PHẬT NHƯ THẾ NÀO ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết:Thế đạo hữu có nói rõ điều này với người bạn thân thiết của Đh chưa? Nếu CHƯA thì đạo hữu làm chưa đúng với chữ "DŨNG" trong tinh thần Bi, Trí, Dũng của đạo Phật ngày nay. Như thế thì phải xem lại, hihi :D
Chào mừng đạo hữu Không Biết ghé thăm diễn đàn
Trong đạo Thiên Chúa Giáo có một chức vụ gọi là Giáo lý Viên họ rất giỏi về giáo lý công giáo được đào tạo học tập bài bản từ Chủng Viện Công Giáo của một Giáo phận( tương đương Học viện Phật giáo)
Công việc của họ là truyền dạy giáo lý từ A→Z không hưởng lương, rất nhiệt tình và cần mẫn, tôi từng gặp những người như thế để thảo luận vấn đề tôn giáo, trong những buổi thảo luận tôi cũng đưa sự việc này ra thảo luận chất vấn, cật vấn, nạn vấn về sự cứu rỗi của Thượng đế họ thường tỏ ra 3 thái độ: hoặc là phẫn nộ, hai là lãng tránh bằng việc trả lời vòng vo, ba là im lặng làm thinh đỏ mặt tiá tai rụt cổ.Những người như thế Đức Phật dạy rằng mình không nên thảo luận vì chẳng được lợi ích gì rút ra từ thảo luận .Thôi nhé hiền hữu sự việc này không hợp thời không cần phải nói, mình sẽ thảo luận ở câu phản biện của đh nhé
Hihi, tốt lắm. Ít ra thì tôi còn biết Đh có làm những việc này hơn là suốt ngày cứ mò vào các diển đàn Phật pháp tự sướng với nhau và nói xấu người khác. Như thế thì đâu xứng danh là đệ tử Phật :D
Thứ hai, tôi xin đóng vai trò làm người phản biện, nếu như có những người ngoại đạo đó hỏi ngược lại đạo hữu:
"Đức Phật của quý ngài thần thông là như thế, từ bi là như thế, pháp Phật cao diệu là như thế sao không cứu vớt cho dân Ấn Độ bớt nghèo nàn đói khổ đi, bớt phân biệt chấp trước, đánh đập cưỡng hiếp phụ nữ

Hiền hữu chớ có vu cáo và xuyên tạc Thế Tôn như thế, này hiền hữu có hai hạng người xuyên tạc Như Lai: hạng người thứ nhất xuyên tạc Như Lai với tâm phẫn nộ sân hận, hạng người thứ hai xuyên tạc với niềm tin mê tín và tà kiến vì mong vào sự cứu rỗi của Như Lai sự kiện này không xảy ra thưa hiền hữu. Cái khổ mà Đạo Phật muốn đoạn diệt là sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, oán gặp nhau, ái biệt ly, cầu không được. Tất cả các nỗi thống khổ này đều phát sinh từ sự luân hồi sanh tử.Chúng ta thử ôn lại lời Phật dạy tại sao chúng sanh khổ đau trong muôn kiếp luân hồi:
“ Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này”.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm

Giáo pháp của Thế Tôn khéo giảng, khéo thuyết, siêu vượt thời gian thiết thực hiện tiền đến để thấy có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu, sự cứu độ của Đức Phật vẫn đang hiện hữu điều này được khẳng định trong kinh Đại Bát Niết Bàn Trường Bộ Kinh đó sao : "Nơi nào có Bát Chánh Đạo là nơi đó có Tứ quả thánh" đây là tính siêu vượt thời gian đối với Chánh pháp, sở dĩ thế gian này hay một cộng đồng quốc gia nào còn đau khổ, nghèo đói bất công..... là do họ chưa có đủ nhân duyên hoặc cố tình lãng quên với Tứ Thánh Đế, bởi thế Đức Phật vẫn từng nói "“Cho dù Như Lai có ra đời hay không ra đời thì Chánh Pháp vẫn hiện hữu Như Lai chỉ là một bậc đạo sư chỉ đường đi hay không là do các ông". Qua đó chúng ta thấy tinh thần cứu độ của Đức Phật không theo "cơ chế xin và cho" "ban phước hay giáng họa" hoặc "phóng quang tiếp độ" như các ông thần bà thánh khác hay làm, ngài không phải là đấng cứu rỗi, ai đến với ngài thì phải hãy tự thắp đuốc lên mà đi nếu không có đuốc thì tự mượn người khác :D . Như vậy vì cớ sao hiền hữu có thể quy trách nhiệm cho Đức Phật không cứu độ người dân Ấn Độ. Này hiền hữu dã sử như hiền hữu là vua của một đất nước khi quê nhà của hiền hữu bị đói khổ,áp bức bóc lột,cưỡng hiếp....hiền hữu có ra tay cứu giúp hay không ? tất nhiên hiền hữu phải có những biện pháp thích ứng hợp thời để cứu giúp người dân quê nhà, vì hiền hữu là con người thì điều đó là lẽ đương nhiên nhưng sự cứu giúp đó chỉ là những giải pháp tạm thời ngắn hạn hoặc trung hạn, không nhổ tận được gốc rễ của khổ đau là Vô minh và Tham ái. Một bậc thánh, các ngài không làm như thế, con đường của bậc thánh chỉ dẫn là: "Đây là khổ" như thật rõ biết "Đây là khổ tập" như thật rõ biết "Đây là khổ diệt" như thật rõ biết "Đây con đường đưa đến diệt khổ" và cách giáo hoá của ngài như sau:
"6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa".
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch ... 3-0507.htm

Qủa vậy giáo dục của Đức Phật là một nền giáo dục toàn diện, từ đạo đức đến trí tuệ, giúp cho con người chuyển hoá khổ đau bằng việc nhổ tận gốc rễ Vô minh và Tham ái. Khi nào loài người còn Vô minh và Tham ái thì sự khổ đau vẫn còn hiện hữu trên thế gian này không riêng gì người dân Ấn Độ .Nhưng thưa đạo hữu:
“ Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.”- Kinh Kotigàma (Tương Ưng Bộ kinh-Tương ưng sự thật)

Ôi Trời, tôi chỉ hòi quý ngài vài điều về lĩnh vực Kinh tế Xã hội trong thực tế mà quý ngài lôi cả Đại tạng kinh ra trả lời thì làm sao mà tôi hiểu nổi. Với lại tôi đâu có ngồi đây để nghe quý ngài giảng dạy về Phật pháp cho tôi; tôi muốn biết là đức Phật & pháp Phật mà quý ngài thường đề cao có đóng góp thiết thực gì cho người dân và đất nước Ấn độ ? Câu trả lời của ngài cho tôi hiểu được là đức Phật & pháp Phật cao diệu ấy thỏa mãn được lòng mong mỏi theo trí tưởng tượng của quý ngài, còn người dân và đất nước Ấn độ có ra sao thì cũng mặc có phải vậy không ạ?

(nếu có thể thì đạo hữu CHT hãy dùng kiến thức Kinh tế Xã hội của mình để giải quyết chỗ mâu thuẫn này, càng bám víu vào kinh điển thì càng rối và đẩy câu chuyện đi đến chỗ bế tắc)
Và các Thánh đệ tử của Phật trí tuệ vô song kiểu gì mà làm cho đạo Phật tàn lụi ngay trên đất Ấn độ, cái nôi đã khai sinh và một thời là đỉnh cao của Phật pháp?"
đứng trước câu hỏi mỉa mai và ác ý như thế. ĐH sẽ bảo vệ đạo pháp của mình như thế nào? :D
Sự thịnh suy của vạn pháp là quy luật tất yếu, phật giáo Ấn Độ cũng thế có sinh thì phải có diệt tiến trình này nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên nền tảng của nhân- duyên- quả, tương quan tương duyên liên đới lẫn nhau.Chúng ta không thể quy trách nhiệm cho chư tăng đã để cho phật giáo bị “thất truyền” ở Ấn Độ, nói như thế là phiến diện vì vấn đề này nó rất lớn liên quan đến nhiều thứ như: kinh tế, bối cảnh chính trị, xung đột tôn giáo,văn hoá và ý thức hệ, ngoại xâm, sự phân chia bộ phái sau khi Phật nhập diệt......
Không quy hết trách nhiệm thì cũng phải quy một phần, lý luận như vậy để chứng tỏ họ vô can thì rõ là đổ thừa theo kiểu ngụy biện. :D
chúng ta có thể cùng học lại lời phật dạy như thế nào Chánh pháp được hưng thịnh và bị suy vong
Này Kassapa, có năm thối pháp khiến cho diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?
15) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không tôn kính, không tùy thuận Chánh pháp, sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, sống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định.
Này Kassapa, chính những thối pháp này đưa đến sự hỗn loạn, sự biến mất của diệu pháp.
Và có năm pháp, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là năm?
17) Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống kính trọng, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống kính trọng, tùy thuận Chánh pháp, sống kính trọng, tùy thuận chúng Tăng, sống kính trọng, tùy thuận học giới, sống kính trọng tùy thuận Thiền định.
18) Chính năm pháp này, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của diệu pháp.
(Tương Ưng Bộ – Thiên Nhân Duyên – Tương Ưng Kassapa – Tượng Pháp)

Kính chúc đạo hữu thân tâm thường an lạc và thường ghé thăm trang nhà
À, hóa ra là trong hàng đệ tử Phật cũng có kẻ khôn người ngu ấy chứ nhỉ. Thế mà tôi cứ tưởng trong hàng ngũ Tăng bảo ấy toàn những bậc Thánh trí tuệ vô song thôi chứ. Hóa ra.. :D

đạo hữu càng bám víu vào kinh điển thì mọi chuyện càng tệ như vậy đấy. Kinh Phật cũng giống như Vàng, là những thứ vô cùng quý giá nhưng mà vào tay của những "thằng bờm" thì chúng cũng không bằng nắm xôi đâu. Cho nên hãy tùy nơi tùy chỗ mà sử dụng chứ đừng có lạm dụng, với lại trao đổi ở ngoài thì đạo hữu cũng không có copy + paste được đâu. :D

Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách