TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Trong kinh NT rất nhiều bài kinh ghi lại khi Đức Phật đạt được Tứ thiền với tâm thuần tịnh trong sáng nhu nhuyễn dễ sử dụng..... Thế Tôn hướng tâm đến Tam minh......đạt được quả giải thoát. Vậy xin hỏi các vị thiện hữu tri thức Tứ thiền của Đức Phật sử dụng có gì giống và khác nhau với Tứ Thiền của ngoại đạo mà trước đây Đức phật đã từng học. kính mong các bậc cao nhân từ bi thương tưởng chỉ bày dùm


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......Có Tứ vô lượng tâm, có bát chánh đạo và có nhân quả, có lý nhân duyên.

Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng như thế nào?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết:TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......Có Tứ vô lượng tâm, có bát chánh đạo và có nhân quả, có lý nhân duyên.

Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng như thế nào?
Đạo hữu Chú Hỉ kính !
Nếu như câu hỏi của tôi hỏi về đạo phật có những đặc tính gì giố́ng và khác nhau với ngoại đạo, thì câu trả lời của đạo hữu như thế là rất đúng. Những đặc tính ưu việt của đạo Phật như đh nêu trên ở ngoại đạo là không thấy. Chắc có lẽ đh quên uống cà phê trước khi comment nên hơi bị lạc đề chăng cafene Mong đh xem lại
Muố́n chặt cây thì cần phải dùng dao thật bén và phải biết cách sử dụng dao như thế nào để đạt mục đích
Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng cũng như thế khi hành giả đạt được Tứ thiền rồi dùng nó để chuyển qua thiền quán để thấu đạt Tam Minh kinhle
Thân ái !


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Chú Hỉ đã viết:TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......Có Tứ vô lượng tâm, có bát chánh đạo và có nhân quả, có lý nhân duyên.

Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng như thế nào?
Đạo hữu Chú Hỉ kính !
Nếu như câu hỏi của tôi hỏi về đạo phật có những đặc tính gì giố́ng và khác nhau với ngoại đạo, thì câu trả lời của đạo hữu như thế là rất đúng. Những đặc tính ưu việt của đạo Phật như đh nêu trên ở ngoại đạo là không thấy. Chắc có lẽ đh quên uống cà phê trước khi comment nên hơi bị lạc đề chăng cafene Mong đh xem lại
Muố́n chặt cây thì cần phải dùng dao thật bén và phải biết cách sử dụng dao như thế nào để đạt mục đích
Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng cũng như thế khi hành giả đạt được Tứ thiền rồi dùng nó để chuyển qua thiền quán để thấu đạt Tam Minh kinhle
Thân ái !
Đạo hữu chanhhoitrong_123 mến, :)

Thread: ''Tứ thiền của đức Phật sử dụng có gì?" ... chuyển qua thiền quán để thấu đạt tam minh.v.v.
Cần phải trích dẫn (thân cây) nào, cho loại dao nào rồi. Hi hi. Mong nhờ đ/h trích dẫn ra cho rõ ràng tí xíu nhé.

Theo tôi không muốn đi lạc đề lần nữu, phải đi lại văn tự, tư duy và tu học của từ chi một:
Đầu tiên phải hiểu sơ thiền là thế nào, rồi mới từng tự tới tam minh như vậy mới có sự khác biệt giữa chánh thiền và tà thiền, phải vậy không?

1. Hỏi: thế nào là sơ thiền:

1) Sơ thiền: Đầu tiên, hành giả chọn một trong 40 đề mục thiền định, rồi sau khi ngồi thoải mái với thân thư giản, tâm buông xả, vị ấy tinh tấn hướng tâm tiếp cận đối tượng, không quá cố gắng, cũng không lơ là, chỉ cần vừa đủ để tâm vượt qua trạng thái hôn trầm thụy miên.

2. Không còn lười biếng giải đãi thì có thể chú hướng vững vàng về phía đối tượng ấy, đó là trạng thái tầm.

Khi đã không còn lười biếng bỏ rơi đối tượng, tâm bắt đầu tìm cách áp sát trên đối tượng, tâm hành giả đã lấy lại được thăng bằng, không nghi hoặc, không phân vân do dự nữa, đó là trạng thái tứ.

Nhờ tâm thăng bằng, không nghi hoặc đã cảm giác được sự vui thích, hứng thú trên đối tượng, không còn bực bội, chán nản hay sân hận nữa, đó là trạng thái hỷ.

Sự hoan hỷ, phấn khởi này lắng dịu dần, để lại một sự bình an, tĩnh lặng, không còn một gợn sóng của dao động bất an, đó là trạng thái lạc của thiền.

Đến đây tâm đã có thể an trú, tĩnh chỉ, nhất tâm và hoàn toàn quân bình (xả), không còn khởi lên một tham muốn nào đối với ngũ dục.

Đó là trạng thái nhất tâm hay an chỉ định.

Với những trải nghiệm trên, hành giả đã chứng sơ thiền sắc giới, tâm vị ấy có đủ năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Sơ thiền được Đức Phật mô tả là trạng thái “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầmtứ”. (HT.Viên Minh)


Như vậy sơ thiền của Phật giáo khác với ngoại đạo là ở chổ có Tầm, có tứ và trong trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp.

(còn tiếp...)
p.s bạn cũng có thể giải thích về Nhị Thiền... Tam minh khác thế nào với ngoại đạo, được mà. Xin mời. tangbong kinhle


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính chư hiền hữu!
Tứ thiền của đạo Phật ứng dụng như thế nào?

Thread: ''Tứ thiền của đức Phật sử dụng có gì?" ... chuyển qua thiền quán để thấu đạt tam minh.v.v

Theo tôi không muốn đi lạc đề lần nữu, phải đi lại văn tự, tư duy và tu học của từ chi một:
Đầu tiên phải hiểu sơ thiền là thế nào, rồi mới từng tự tới tam minh như vậy mới có sự khác biệt giữa chánh thiền và tà thiền, phải vậy không?

1. Hỏi: thế nào là sơ thiền:

1) Sơ thiền: Đầu tiên, hành giả chọn một trong 40 đề mục thiền định, rồi sau khi ngồi thoải mái với thân thư giản, tâm buông xả, vị ấy tinh tấn hướng tâm tiếp cận đối tượng, không quá cố gắng, cũng không lơ là, chỉ cần vừa đủ để tâm vượt qua trạng thái hôn trầm thụy miên.

2. Không còn lười biếng giải đãi thì có thể chú hướng vững vàng về phía đối tượng ấy, đó là trạng thái tầm.

Khi đã không còn lười biếng bỏ rơi đối tượng, tâm bắt đầu tìm cách áp sát trên đối tượng, tâm hành giả đã lấy lại được thăng bằng, không nghi hoặc, không phân vân do dự nữa, đó là trạng thái tứ.

Nhờ tâm thăng bằng, không nghi hoặc đã cảm giác được sự vui thích, hứng thú trên đối tượng, không còn bực bội, chán nản hay sân hận nữa, đó là trạng thái hỷ.

Sự hoan hỷ, phấn khởi này lắng dịu dần, để lại một sự bình an, tĩnh lặng, không còn một gợn sóng của dao động bất an, đó là trạng thái lạc của thiền.

Đến đây tâm đã có thể an trú, tĩnh chỉ, nhất tâm và hoàn toàn quân bình (xả), không còn khởi lên một tham muốn nào đối với ngũ dục.

Đó là trạng thái nhất tâm hay an chỉ định.

Với những trải nghiệm trên, hành giả đã chứng sơ thiền sắc giới, tâm vị ấy có đủ năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Sơ thiền được Đức Phật mô tả là trạng thái “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầmtứ”. (HT.Viên Minh)


Như vậy sơ thiền của Phật giáo khác với ngoại đạo là ở chổ có Tầm, có tứ và trong trạng thái ly dục, ly bất thiện pháp.

(còn tiếp...)
p.s bạn cũng có thể giải thích về Nhị Thiền... Tam minh khác thế nào với ngoại đạo, được mà. Xin mời. tangbong kinhle[/quote]

Hiền hữu chú hỉ Kính!
Tôi thật tình chưa rõ:
Sơ thiền được Đức Phật mô tả là trạng thái “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầmtứ”. (HT.Viên Minh)[/color]
và tôi nghĩ đây là trạng thái thường hằng của hành giả đạt sơ thiền.
Nhưng:
Trong quá trình Thực Hành sơ thiền Từ: chọn đề mục, đến có: Tầm, Tứ, hỷ, lạc ! Không thấy nơi nào có tác ý LY DỤC_ LY ÁC PHÁP!
mà sao: kết quả lại đạt LY DỤC , LY ÁC PHÁP.
Kính mong chư hiền hữu đã đạt được : LY DỤC, LY ÁC PHÁP giúp đỡ!
Kính chúc cả nhà thâm tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

sotam26 đã viết:
Hiền hữu chú hỉ Kính!
Tôi thật tình chưa rõ:
Sơ thiền được Đức Phật mô tả là trạng thái “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầmtứ”. (HT.Viên Minh)[/color]
và tôi nghĩ đây là trạng thái thường hằng của hành giả đạt sơ thiền.
Nhưng:
Trong quá trình Thực Hành sơ thiền Từ: chọn đề mục, đến có: Tầm, Tứ, hỷ, lạc ! Không thấy nơi nào có tác ý LY DỤC_ LY ÁC PHÁP!
mà sao: kết quả lại đạt LY DỤC , LY ÁC PHÁP.
Kính mong chư hiền hữu đã đạt được : LY DỤC, LY ÁC PHÁP giúp đỡ!
Kính chúc cả nhà thâm tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Mến chào đ/h sotam26,

Câu hỏi của đ/h có tầm nhìn rất xa. Về bài trích dẫn sơ thiền của HT Viên Minh chỉ giải đáp cho người trong giai đoạn (trình độ của học viên) đó... ''Sơ thiền là gì?".
Tất nhiên người học Phật, không thể nào bỏ phần gốc (cội nguồn của Pháp).

Vậy cội nguồn của tác ý ly dục ở đâu? bên trong của danh sắc thu nhiếp 6 căn, ngoài giữ 5 dục. Đó là tác ý của sự ly dục.
Ly ác pháp tức là hành giả tu tập thập thiện... Và đi sâu vào tác ý ly dục, ly ác thì nằm trong nhân và quả của Khổ tập diệt đạo. Đó là cội nguồn cho hành giả tu tập sơ thiền.

Về sơ yếu để có sơ thiền, thì hành giả đó có thiền chỉ /quán để đạt tới tầm và tứ. Muốn có tầm tứ thì phải quán xét là 5 triền cái.
Tóm lại triền cái, ngũ trược phiền não còn thì hỏi ''Ai có thể đạt được sơ thiền'' Do đó khác với ngoại thiền là ở chổ này.

Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

1. Thiền minh sát ( quán) chỉ đạt đến cận định hay sát na định, k đạt được đến sơ thiền. Các hành giả thường nhập vào sơ thiền trước rồi xuất sơ thiền, sử dụng ánh sáng của sơ thiền để hỗ trợ cho minh sát, vì ánh sáng của những bậc thiền rất sáng, hành giả có thể dùng nó để quán sát các đề mục dễ dàng hơn.

2. Tầm và tứ là 2 biến hành tâm sở, tức là nó luôn luôn có trong cuộc sống hằng ngày. 5 biến hành tâm sở là tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm bình thường nó chỉ là 5 biến hành tâm sở. Không đủ khả năng đè nén 5 triền cái. Chỉ khi nào đạt đến cận định nó phát triển được, trở thành 5 thiền chi thì 5 triền cái mới bị đẩy lùi. Tầm đối trị trảo cử hối quá, tứ đối trị hôm trầm thụy miên, hỷ đối trị sân hận, lạc đối trị tham dục, định (tâm sở nhất tâm phát triển thành thiền chi định) đối trị nghi.

3. Các bậc thiền chỉ có tác dụng đè nén 5 triền cái không cho khởi lên. Không thể trừ diệt được hoàn toàn. Chỉ có các tuệ của thiền minh sát mới có đủ khả năng cắt đứt triền cái hoàn toàn không bao giờ khởi lên được nữa, như cỏ dại bị nhổ bật cả góc rễ. Các tuệ minh sát được ví như người nông dân cắt lúa, gom lúa lại rồi dùng liềm một nhát cắt lìa.

PS: Thế nào là ly dục trong các bậc thiền? Thực tế nó như thế này, chỉ những người thực hành mới biết được. Dục ở đây có nghĩa là ham muốn, ham muốn chạy theo lạc của 5 giác quan. Vì vậy việc đầu tiên là ta đóng cửa các giác quan k cần thiết lại. Rồi thay thế lạc của những ham muốn chạy theo 5 giác quan đó bằng lạc sinh ra khi ngồi thiền. Khi ngồi thiền các bạn có thấy lạc xuất hiện k ? Khi các bạn thư giãn, thả lỏng cơ thể thì có thấy an lạc k ?

Vì vậy, thế nào là ly dục khi thực hành thiền? Đó là đóng cửa các giác quan, phòng hộ các căn, là không phóng dật theo ham muốn của các giác quan.

Thế nào là hỷ lạc do ly dục sinh. Ví dụ như có một người bỏ cả đời khổ cực ra để làm lụng cung phụng cho đứa con ngỗ nghịch. Rồi một ngày người đó biết đứa con đó là con ghẻ và từ mặt nó. Giây phút từ bỏ và không còn khổ cực chăm sóc cung phụng cho nó nữa có hạnh phúc và sung sướng k ?

Túm lại, khi các bạn thả lỏng cơ thể, ngồi ngay ngắn, thả lỏng đầu óc, kệ hết mọi chiện trên đời, các bạn cảm thấy cơ thể thật thoải mái, thật thư giãn, thật an lạc, thì lạc đó là do ly dục sinh đó, mà hễ ly dục rùi thì hiển nhiên là đã ly ác pháp luôn ha


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

huynhnamphuong đã viết: 2. Tầm và tứ là 2 biến hành tâm sở, tức là nó luôn luôn có trong cuộc sống hằng ngày. 5 biến hành tâm sở là tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm bình thường nó chỉ là 5 biến hành tâm sở. Không đủ khả năng đè nén 5 triền cái. Chỉ khi nào đạt đến cận định nó phát triển được, trở thành 5 thiền chi thì 5 triền cái mới bị đẩy lùi. Tầm đối trị trảo cử hối quá, tứ đối trị hôm trầm thụy miên, hỷ đối trị sân hận, lạc đối trị tham dục, định (tâm sở nhất tâm phát triển thành thiền chi định) đối trị nghi.
Tầm và tứ là 2 biến hành tâm sở, tức là nó luôn luôn có trong cuộc sống hằng ngày? Điều này không đáng tin, cho thí dụ và bằng chứng đi, hi hi.

Theo bạn 5 triền cái nghĩa thế nào, mà phải có 5 thiền chi mới đẩy lùi được nó?
Đặt giả thuyết, những nhà hiền triết, tâm lý học,..không biết đạo Phật là gì thì không thể nào đẩy lùi 5 triền cái hay sao? Lời luận của bạn bất thành lập. Hi


(Tầm đối trị trảo cử hối quá, tứ đối trị hôm trầm thụy miên, hỷ đối trị sân hận, lạc đối trị tham dục, định (tâm sở nhất tâm phát triển thành thiền chi định) đối trị nghi.)

trong sách dạy đúng, là đúng cho đối tượng thiền sinh đang tu học thiền với căn bản đang thực hành giới định huệ. Mà giới định huệ tức trong 37 phẩm trợ đạo của đạo đế, hay bát chánh đạo nói riêng.


Nếu bạn là người vô sư (tự học); hay những người thợ/thầy/bác nông phu cũng có thể thực hành được tầm và tứ. Hay mèo, cọp, sư tử... khi bắt con mồi cũng có thể thực hành tầm tứ như thường. Do đó thiền Phật giáo và ngoại đạo (bà la môn) khác là khác ở chổ có và không có giới định huệ thôi.


Hi, bạn không phải là người xuất gia, không phải là người nhàn ruổi tọa thiền thì chỉ áp dụng 37 phẩm trợ đạo là bao gồm tất cả tam tạng kinh. (không nên lấy chia hay định nghĩa thiền chi, triền cái, thiền chỉ thiền quán, cho tới minh sát. Thiền minh sát cũng là thiền chế định cho những ai không có thời gian tu tập. Ngày nay pháp môn này rất hợp với thời cơ, tiến bộ của thời đại bây giờ. Tuy nhiên Đức Phật muốn trở thành chánh đẳng, chánh giác cũng mất 49 ngày đêm thiền định. Hãy nghĩ tới cội nguồn, mà tu theo Đức Từ Phụ.)


Trích dẫn:
2) Nhị thiền: Khi hành giả đã thuần thục trong sơ thiền, có thể nhập xuất dễ dàng, nếu vị ấy không quá thỏa thích đến nỗi bám víu trong thiền chứng này, thì hoặc là vị ấy cố gắng từ bỏ tầm và tứ vì thấy chúng còn thô, hoặc do tâm định tiến triển hành giả tự động vượt qua hai chi thiền này một cách dễ dàng để vào tâm thiền thứ hai.

Nhị thiền chỉ còn lại ba chi: hỷ, lạc, nhất tâm, được Đức Phật mô tả là trạng thái “diệt tầm tứ, chứng trú thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm”.(theo sách HT Viên Minh)

Bạn đã được sơ thiền thuần nhiển nhập xuất của tầm tứ chưa, nếu chưa thì đừng nên tập nhị thiền.
Hành giả thực tập nhị thiền tức là thực tập hỷ lạc nhất tâm... Tuy rằng tầm tứ không còn tu tập như sơ thiền, nhưng căn bản tiến tới nhị thiền, bắt buộc phải có tầm tứ trợ duyên.

Trong trường hợp ngoại lệ những người có huệ căn, (ví dụ lục tổ Huệ Năng); hay Đại thừa Bát Nhã thì tu huệ, trực tiếp (đốn ngộ)...!?

Thân ái.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Bạn chú hỉ thân mến, những cái mà mình nó đến chỉ là những kiến thức cơ bản của phật giáo nguyên thủy, ai cũng có thể nắm được.Mà đã là kiến thức cơ bản thì gọi là hiển nhiên, hiển nhiên ta có, không ai đi chứng minh 1+1=2 cả, mà người ta nói là hiển nhiên ta có 1+1=2. Đạo phật là con đường thực hành chứ k phải là chứng minh gì đó. Và mình cũng k có ý định trở thành một nhà hiền triết cao siêu đâu. Và đạo phật cũng k có gì cao siêu cả, thực hành nhiều mà thành quen thôi. Thực hành từng chút từng chút một thì sự thành công từ từ sẽ đến. Các bạn đừng nên thần thánh hóa cho nó trở nên ghê gớm làm gì.

Tại sao 5 triền cái bị đẩy lùi ? chứng minh ? sr các bạn, mình hk phải là nhà hiền triết nên hk có đi chứng minh đâu. Mình là người thực hành. Mình thực hành và mình thấy như vậy. Khi các bạn ngồi thiền thấy thích mà hk phải là cực hình thì 5 triền cái sẽ từ từ bị đẩy lùi.

Những kiến thức về tâm và tâm sở được ghi chép trong vi diệu pháp là tập hợp những kinh nghiệm của nhiều đời các hành giả tu hành ghi chép lại. Nó được thực chứng, được trải qua, và được chứng minh bởi những vị tôn túc rường cột của phật giáo nguyên thủy, ví dụ như ngài Mahasi chẳng hạn. Nếu bạn cho rằng những gì được ghi chép đó là không đúng đối với bạn, và bạn thấy khác thì mình cũng chịu. Vì với mình, những bậc tôn đức như ngài Mahasi có uy tín hơn bạn nhìu. Tại sao họ có uy tín, tại vì rất rất nhiều người thực hành theo lời dạy của họ đã đạt được rất rất nhìu lợi ích về mặt tâm linh. Điều đó là đúng với lời dạy của kinh kamala và mình nghe theo họ.

Những cái gì đã thành chuẩn mực, thành quy chuẩn rồi đã được chứng minh, được tuyên thuyết bởi các bậc tôn đức rồi thì tốt nhất là chúng ta đi theo đó đi, đừng ở đó mất thời gian lật qua lật lại làm gì, chúng ta chẳng chứng tỏ được gì đâu. Đừng cố chứng minh hay chứng tỏ điều gì cả, điều đó có thể có một chút lợi lạc nho nhỏ nào đó, nhưng hại nhiều hơn lợi đó.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Bồ đề gai
Bài viết: 31
Ngày: 27/06/15 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Không có vô minh

Re: Tứ thiền của Đức Phật sử dụng có gì......

Bài viết chưa xem gửi bởi Bồ đề gai »

chanhhoitrong_123 đã viết:Trong kinh NT rất nhiều bài kinh ghi lại khi Đức Phật đạt được Tứ thiền với tâm thuần tịnh trong sáng nhu nhuyễn dễ sử dụng..... Thế Tôn hướng tâm đến Tam minh......đạt được quả giải thoát. Vậy xin hỏi các vị thiện hữu tri thức Tứ thiền của Đức Phật sử dụng có gì giống và khác nhau với Tứ Thiền của ngoại đạo mà trước đây Đức phật đã từng học. kính mong các bậc cao nhân từ bi thương tưởng chỉ bày dùm
Hahahah bao năm rồi mà hiền hữu vẫn chưa tìm thấy lối ra ? Cái mà Phật dạy chính là đạo đức chứ không phải kỹ thuật thiền định siêu việt huyền bí bất tử , hahahahah , Phải chăng trong lòng hiền hữu muốn tìm cái gì đó cao siêu, hoán chuyển càn khôn, định thiên lập địa một khi thành tựu ? Hahahahah 2500 năm nay hiền hữu có thấy ai tu PGNT mà làm được điều này chưa ?

Còn chiếu theo kinh sách thì ngay khi đạt trạng thái sơ thiền, hành giả đã có khả năng bay đến mặt trời uống trà hay búng trái đất văng khỏi dãi thiên hà xinh đẹp này đó, hahahahaha

Chúc hiền hữu an lạc.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Tứ thiền của Đức Phật sử dụng có gì......

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Bồ đề gai đã viết:Hahahah bao năm rồi mà hiền hữu vẫn chưa tìm thấy lối ra ? Cái mà Phật dạy chính là đạo đức chứ không phải kỹ thuật thiền định siêu việt huyền bí bất tử , hahahahah , Phải chăng trong lòng hiền hữu muốn tìm cái gì đó cao siêu, hoán chuyển càn khôn, định thiên lập địa một khi thành tựu ? Hahahahah 2500 năm nay hiền hữu có thấy ai tu PGNT mà làm được điều này chưa
Còn chiếu theo kinh sách thì ngay khi đạt trạng thái sơ thiền, hành giả đã có khả năng bay đến mặt trời uống trà hay búng trái đất văng khỏi dãi thiên hà xinh đẹp này đó, hahahahaha

Chúc hiền hữu an lạc.
Không biết thầy học hành như thế nào mà dám nói Đức Phật không dạy những kỷ thuật thiền định, nếu như Đức Phật chỉ dạy đạo đức không, thì những tôn giáo khác cũng có điều này .Vậy thì Đạo Phật có gì hay hơn những tôn giáo khác. Không biết ông có hiểu thế nào là Giới, Định, Tuệ trong Bát chánh Đạo hay không mà lớn tiếng bạo gan bẻ cong sự thật uổng công cho ông xuất gia bao nhiêu năm nay không biết ĂNHỌC cái gì nhi ? 8-> ha hahaha =))


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TỨ THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG CÓ GÌ......

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Bồ đề gai đã viết:Hahahah bao năm rồi mà hiền hữu vẫn chưa tìm thấy lối ra ? Cái mà Phật dạy chính là đạo đức chứ không phải kỹ thuật thiền định siêu việt huyền bí bất tử , hahahahah , Phải chăng trong lòng hiền hữu muốn tìm cái gì đó cao siêu, hoán chuyển càn khôn, định thiên lập địa một khi thành tựu ? Hahahahah 2500 năm nay hiền hữu có thấy ai tu PGNT mà làm được điều này chưa
Còn chiếu theo kinh sách thì ngay khi đạt trạng thái sơ thiền, hành giả đã có khả năng bay đến mặt trời uống trà hay búng trái đất văng khỏi dãi thiên hà xinh đẹp này đó, hahahahaha

Chúc hiền hữu an lạc.
Không biết thầy học hành như thế nào mà dám nói Đức Phật không dạy những kỷ thuật thiền định, nếu như Đức Phật chỉ dạy đạo đức không, thì những tôn giáo khác cũng có điều này .Vậy thì Đạo Phật có gì hay hơn những tôn giáo khác. Không biết ông có hiểu thế nào là Giới, Định, Tuệ trong Bát chánh Đạo hay không mà lớn tiếng bạo gan bẻ cong sự thật uổng công cho ông xuất gia bao nhiêu năm nay không biết ĂNHỌC cái gì nhi ? 8-> ha hahaha =))
Đúng là tiếng cười của Thầy dễ lây quá!

Cười người chớ khá cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười!
Vô minh biến mất tiêu rồi!!! :D :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách