NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Các vị thiện hữu tri thức kính mến !
Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật từng khẳng định ''Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. ''
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vậy xin hỏi người thực hành Tứ Niệm Xứ quyết liệt, tinh tấn, chuyên cần,đúng pháp mà chưa tròn đầy 10 Ba la Mật có thể thành tựu chánh trí chứng ngộ Niết Bàn không ??? kính mong các bậc thiện hữu tri thức từ bi hoan hỷ giải đáp dùm


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bạn chưa hiểu hết.
Ba La Mật là pháp tu của Bồ Tát. Thực hành đầy đủ 6 Ba La Mật có thể chứng đến Phật quả.
Còn Tứ Niệm xứ là pháp tu của bậc Thanh Văn. Nếu tu đúng pháp, đầy đủ thì có thể chứng A La Hán quả, và khi hết thọ mạng sẽ nhập Hữu Dư Niết Bàn, không còn luân hồi nữa.
Nếu tu quyết liệt như bạn nghĩ thì sẽ phát điên (cứng quá thì gãy). Cho nên Phật mới bảo : Phải giữ Trung Đạo, không gấp quá,không hưỡn quá . Khi nhân duyên đầy đủ thì sẽ đắc quả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

binh đã viết:Bạn chưa hiểu hết.
Ba La Mật là pháp tu của Bồ Tát. Thực hành đầy đủ 6 Ba La Mật có thể chứng đến Phật quả.
Còn Tứ Niệm xứ là pháp tu của bậc Thanh Văn. Nếu tu đúng pháp, đầy đủ thì có thể chứng A La Hán quả, và khi hết thọ mạng sẽ nhập Hữu Dư Niết Bàn, không còn luân hồi nữa.
Nếu tu quyết liệt như bạn nghĩ thì sẽ phát điên (cứng quá thì gãy). Cho nên Phật mới bảo : Phải giữ Trung Đạo, không gấp quá,không hưỡn quá . Khi nhân duyên đầy đủ thì sẽ đắc quả.
Đạo hữu Binh kính mến !
ĐẠO hữu Binh cần xem lại Bồ Tát bên Nam Truyền hoàn toàn khác với Bắc Truyền , Bồ Tát BT là những vị có năng lực thần thông "phép lạ", có khả năng cứu rỗi chúng sanh như Bồ tát Quan Âm..... còn Bồ tát bên NT được Đức phật nói rất rõ trong bài kinh Thánh Cầu như sau :
"Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm....sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
NHư vậy qua đoạn kinh trên Đức Phật nói rất là rõ một vị Bồ Tát theo NT là người còn bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết,vị đó đang trên đường tìm cầu cái không sanh, không già, không bệnh, không chết, VÀ CŨNG ĐANG THỰC HÀNH 10 BA LA MẬT cho tròn đầy mới thành A la Hán .Còn Bồ Tát bên BT có thể là vị đó đã đạt được từ sơ địa Bồ Tát---> Thập địa đang tu Lục Độ ba La Mật để thành Phật. Đạo hữu cần nhớ 6 Ba la Mật không phải mặc định đặc quyền dành riêng cho các vị Bồ tát Bắc Tông mà bên Nam Tông người ta vẫn thực hành 10 Ba la Mật.Và hình như đạo hữu vẫn chưa hiểu câu hỏi của tôi
Thân ái !


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:Các vị thiện hữu tri thức kính mến !
Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật từng khẳng định ''Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. ''
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vậy xin hỏi người thực hành Tứ Niệm Xứ quyết liệt, tinh tấn, chuyên cần,đúng pháp mà chưa tròn đầy 10 Ba la Mật có thể thành tựu chánh trí chứng ngộ Niết Bàn không ??? kính mong các bậc thiện hữu tri thức từ bi hoan hỷ giải đáp dùm
Chào bạn, có thể bạn cho biết nghĩa"chứng ngộ Niết bàn" là gì theo văn học phổ thông ngày nay?
Sau khi bạn giải rõ nghĩa rồi, thì sẻ có thiện hữu theo sự hiểu đó, bằng như không thể thi phải theo kiểu ông nói gà bà nói vịt :)) không ăn khớp. .

Riêng niết bàn của chú Hỉ là ăn uống ngủ nghĩ sống an lạc (thiểu dục tri túc) :) như vậy đó, đâu có ai giống ai cùng một Niết bàn.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

binh đã viết:Còn Tứ Niệm xứ là pháp tu của bậc Thanh Văn. Nếu tu đúng pháp, đầy đủ thì có thể chứng A La Hán quả, và khi hết thọ mạng sẽ nhập Hữu Dư Niết Bàn, không còn luân hồi nữa
Đức Bổn Sư nhờ tu thiền Tứ Niệm Xứ mà thành tựu Phật quả đó ĐH binh ạ! :-? (Xem thêm trong Topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =48#p93144) tangbong



Còn thế nào là Hữu Dư Niết Bàn, Vô Dư Niết Bàn thì xin mời các ĐH cùng tham khảo:
Có hai loại Niết bàn thường được biết đến, đó là Hữu dư Niết bàn và Vô dư Niết bàn. Hữu dư Niết bàn là chỉ cho người đã đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng phần nhục thể vẫn còn tồn tại; Vô dư Niết bàn là cảnh giới vĩnh viễn khi xả ly phần nhục thể. Hai loại Niết bàn này của Phật Giáo có phần tương tự với hai loại giải thoát của Vedanta là Hữu thân giải thoát và Vô thân giải thoát.

Đức Phật với pháp thoại, trình bày về Niết bàn Hữu dư y và Vô dư y:

“Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy năm căn còn tồn tại, ngang qua năm căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y”.

“Này các Tỷ kheo, thế nào là Niết bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là bậc Alahán, các lậu hoặc đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối với vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Niết bàn không có dư y”
(http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/0 ... hat-07.htm)


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết:Chào bạn, có thể bạn cho biết nghĩa"chứng ngộ Niết bàn" là gì theo văn học phổ thông ngày nay?
Sau khi bạn giải rõ nghĩa rồi, thì sẻ có thiện hữu theo sự hiểu đó, bằng như không thể thi phải theo kiểu ông nói gà bà nói vịt :)) không ăn khớp. .

Riêng niết bàn của chú Hỉ là ăn uống ngủ nghĩ sống an lạc (thiểu dục tri túc) :) như vậy đó, đâu có ai giống ai cùng một Niết bàn.
Đạo hữu Chú Hỉ kính mến!
Nếu CHÚ Hỉ muốn tôi định nghĩa chứng ngộ Niết Bàn theo văn học phổ thông thì tôi e rằng ĐH sẽ thất vọng vì chứng ngộ Niết Bàn dành cho người thực tu thực chứng còn tôi thì thực tu nhưng "nổi chứng" nên khó lòng đáp ứng cho đạo hữu được. Vả lại trong Tăng Chi Bộ kinh phẩm Bốn Pháp Đức Phật có dạy như sau:
"Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể Đi Đến CUỒNG LOẠN và THỐNG KHỔ. Thế nào là bốn?
- Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
- Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... THỐNG KHỔ.
- Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... THỐNG KHỔ.
- Tầm tư về thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể Đi Đến CUỒNG LOẠN và THỐNG KHỔ." (kinh Không Thể Nghĩ Đến Được, phẩm Không Hý Luận, Tăng Chi Bộ Kinh - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0712.htm)
Cảnh giới của các Đức Phật người phàm phu không thể nghĩ đến đựợc thì làm sao tôi có thể định nghĩa về chứng ngộ Niết Bàn phải không đạo hữu.Nhưng trên tinh thần khát khao học hỏi giáo pháp cao thượng của Thế Tôn và kinh nghiệm tu học của các bậc thiện tri thức đi trước tôi cũng mạo muội định nghĩa về cụm từ chứng ngộ Niết Bàn như sau:
CHứng ngộ niết bàn là một trạng thái tâm quả như thế nào tôi không biết, nhưng tôi chỉ biết vị đó đã hoàn toàn không còn sanh tử luân hồi, và tham sân si của vị đó đã đoạn diệt hoàn toàn chấm dứt khổ đau :D
Riêng đạo hữu có nói Niết Bàn của đạo hữu là Thiểu dục tri Túc, vâng đó cũng là cảm nhận về Niết Bàn của riêng đạo hữu, và ai cũng có quyền cảm nhận về một trạng thái hạnh phúc cuả riêng mình
Nhưng xin hỏi đạo hữu thế nào là Thiểu dục tri Túc đúng nghĩa vì theo tôi có bốn trường hợp Thiểu dục tri Túc
1/ Người quá nghèo không có đủ điều kiện vật chất để "khoe hàng" với người khác đành chấp nhận sống bằng lòng với những gì mình có để được cho là mình sống muốn ít biết đủ
2/ Người quá giàu đầy đủ địều kiện vật chất nhưng không thích hưởng thụ sống giản dị gần gủi không "chảnh" không nổ cũng có thể cho là thiểu dục tri túc
3/Người quá lười biếng không muốn làm gì hết để cho cái gì cũng đơn giản...như thế là đủ rồi
4/Người đã hoàn toàn xả ly tất cả thân lẫn tâm không bám víu vào bất cứ điều gì hết thì cũng có thể được cho là người thiểu dục tri túc
Không biết đạo hữu CHÚ HỈ nằm trong hạng người nào trong bốn hạng người trên, thật ra Niết Bàn cũng không xa mà cũng chẳng gần, xa đối với người không liễu ngộ được Tứ diệu Đế và rất gần đối với người đã hết vô minh nhưng đối với tôi Niết Bàn còn rất xa... xa lắm.....


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Chào bạn, có thể bạn cho biết nghĩa"chứng ngộ Niết bàn" là gì theo văn học phổ thông ngày nay?
Sau khi bạn giải rõ nghĩa rồi, thì sẻ có thiện hữu theo sự hiểu đó, bằng như không thể thi phải theo kiểu ông nói gà bà nói vịt :)) không ăn khớp. .

Riêng niết bàn của chú Hỉ là ăn uống ngủ nghĩ sống an lạc (thiểu dục tri túc) :) như vậy đó, đâu có ai giống ai cùng một Niết bàn.
Đạo hữu Chú Hỉ kính mến!
Nếu CHÚ Hỉ muốn tôi định nghĩa chứng ngộ Niết Bàn theo văn học phổ thông thì tôi e rằng ĐH sẽ thất vọng vì chứng ngộ Niết Bàn dành cho người thực tu thực chứng còn tôi thì thực tu nhưng "nổi chứng" nên khó lòng đáp ứng cho đạo hữu được.
Hi hi Đạo hữu vẫn có thể nói theo "nổi chứng niết bàn" cũng được mà, chớ tìm cái không biết không hiểu để làm gì, trong khi đó sẽ làm uổng phí đi chất sám, hãy để tâm trí vào tứ diệu đế thực hành tốt hơn.
Vả lại trong Tăng Chi Bộ kinh phẩm Bốn Pháp Đức Phật có dạy như sau:
"Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể Đi Đến CUỒNG LOẠN và THỐNG KHỔ. Thế nào là bốn?
- Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
- Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... THỐNG KHỔ.
- Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... THỐNG KHỔ.
- Tầm tư về thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể Đi Đến CUỒNG LOẠN và THỐNG KHỔ." (kinh Không Thể Nghĩ Đến Được, phẩm Không Hý Luận, Tăng Chi Bộ Kinh - http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 4-0712.htm)
Cảnh giới của các Đức Phật người phàm phu không thể nghĩ đến đựợc thì làm sao tôi có thể định nghĩa về chứng ngộ Niết Bàn phải không đạo hữu.
đã nói là không định nghĩa được Niết bàn thì mời người khác định nghĩa "chứng ngộ nb" để làm gì?
Chú Hỉ thấy thật khó hiểu quá, như ví dụ về thiểu dục tri túc rồi, bạn đâu có tin. Đã không tin mà còn hỏi thật kỳ lạ :-?
Nhưng trên tinh thần khát khao học hỏi giáo pháp cao thượng của Thế Tôn và kinh nghiệm tu học của các bậc thiện tri thức đi trước tôi cũng mạo muội định nghĩa về cụm từ chứng ngộ Niết Bàn như sau:
CHứng ngộ niết bàn là một trạng thái tâm quả như thế nào tôi không biết, nhưng tôi chỉ biết vị đó đã hoàn toàn không còn sanh tử luân hồi, và tham sân si của vị đó đã đoạn diệt hoàn toàn chấm dứt khổ đau :D
cái này là bạn chỉ đọc theo sách vở chớ chưa hiểu sự chứng ngộ Niết bàn của tâm. Dó đó cái nghi tình này sẽ đi đến cuồng loạn và thống khổ như trong kinh bạn đã trích dẫn.
bạn phải tự tìm hiểu sanh tử luân hồi từ nơi vô minh.
Vô minh thì lại từ tham sân si.
Tham sân si lại từ tập đế...Do đó bạn muốn thấy được niết bàn là bạn đã thấy sự vận hành của Tứ Đế, dễ quá chừng.
Riêng đạo hữu có nói Niết Bàn của đạo hữu là Thiểu dục tri Túc, vâng đó cũng là cảm nhận về Niết Bàn của riêng đạo hữu, và ai cũng có quyền cảm nhận về một trạng thái hạnh phúc cuả riêng mình
Nhưng xin hỏi đạo hữu thế nào là Thiểu dục tri Túc đúng nghĩa vì theo tôi có bốn trường hợp Thiểu dục tri Túc
1/ Người quá nghèo không có đủ điều kiện vật chất để "khoe hàng" với người khác đành chấp nhận sống bằng lòng với những gì mình có để được cho là mình sống muốn ít biết đủ? Nghèo không phải là tội, nếu ng. đó không có tâm đố kỵ ganh ghét với người giàu hơn mình, thì tại sao không được gọi là sống thiểu dục tri túc chớ!
2/ Người quá giàu đầy đủ địều kiện vật chất nhưng không thích hưởng thụ sống giản dị gần gủi không "chảnh" không nổ cũng có thể cho là thiểu dục tri túc ? Có thể,, cafene
3/Người quá lười biếng không muốn làm gì hết để cho cái gì cũng đơn giản...như thế là đủ rồi? :D
4/Người đã hoàn toàn xả ly tất cả thân lẫn tâm không bám víu vào bất cứ điều gì hết thì cũng có thể được cho là người thiểu dục tri túc

Không biết đạo hữu CHÚ HỈ nằm trong hạng người nào trong bốn hạng người trên, thật ra Niết Bàn cũng không xa mà cũng chẳng gần, xa đối với người không liễu ngộ được Tứ diệu Đế và rất gần đối với người đã hết vô minh nhưng đối với tôi Niết Bàn còn rất xa... xa lắm.....
Cái trường hợp nào cũng có thể đặt ra nghi vấn tích cực và tiêu cực được hết. Nhưng hay dở là cách sử trí của sự việc. Như bạn đi biển bị lạc đường, thiếu lương thực, lúc đó bạn sử lý sao...
Khi bạn đang lúc cận tử nghiệp thì bạn đang nghĩ đến thân hoại diệt hay nghĩ đến đất Phật. Cho nên người có tu trì lâu mau cao thấp là ở chổ tu hành, chớ không phải ở chổ giải trình, nói lời mật ngọt vừa lòng người. baibaibai


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

chanhhoitrong_123 đã viết:Các vị thiện hữu tri thức kính mến !
Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật từng khẳng định ''Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. ''
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vậy xin hỏi người thực hành Tứ Niệm Xứ quyết liệt, tinh tấn, chuyên cần,đúng pháp mà chưa tròn đầy 10 Ba la Mật có thể thành tựu chánh trí chứng ngộ Niết Bàn không ??? kính mong các bậc thiện hữu tri thức từ bi hoan hỷ giải đáp dùm
Theo đạo phật nguyên thủy, chỉ có 8 tâm lấy niết bàn làm đối tượng, ngoài 8 tâm này ra, những tâm khác k biết được, đó là :
Tâm đạo dự lưu và tâm quả dự lưu
Tâm đạo thất lai và tâm quả thất lai
Tâm đạo bất lai và tâm quả bất lai
Tâm đạo alahan và tâm quả alahan

Vì vậy thực là k cần phải là alahan, đắc quả dự lưu là đã biết đến niết bàn rồi. Biết đến niết bàn k có nghĩa là niết bàn luôn heng. Thực ra niết bàn cũng chỉ là một đối tượng của tâm. Khi một vị alahan nhập diệt. Tâm vị alahan bắt đối tượng niết bàn. Rồi diệt mất. Đồng thời k sinh ra nữa.

Trong những chuyện tích xưa của đạo phật cũng có những vị alahan cũng còn một vài hạnh ba la mật còn yếu. Ví dụ như thầy của đại đức Na Tiên. Đã chứng quả alahan, đã nhập được thiền diệt. Nhưng vẫn còn phải thực hành ba la mật nhẫn nhục để giáo hóa gia đình bà la môn của đại đức Na Tiên.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết:đã nói là không định nghĩa được Niết bàn thì mời người khác định nghĩa "chứng ngộ nb" để làm gì?
CHú Hỉ kính mến!
Không biết Chú Hỉ có nhầm lẫn câu hỏi ban đầu của tôi không ? :D xin được trích dẫn lại:
Vậy xin hỏi người thực hành Tứ Niệm Xứ quyết liệt, tinh tấn, chuyên cần,đúng pháp mà chưa tròn đầy 10 Ba la Mật có thể thành tựu chánh trí chứng ngộ Niết Bàn không ???
Ở đây tôi chỉ hỏi người thực hành Tứ niệm Xứ nếu không có đủ Ba la Mật thì có thể giác ngộ không ? đơn giản vậy thôi chứ tôi đâu có mời ai định nghĩa chứng ngộ Niết Bàn để làm gì ? sở dĩ tôi định nghĩa Niết Bàn là tại vì theo yêu cầu cuả đạo hữu xin được trích dẫn lại câu của đạo hữu:
"Chào bạn, có thể bạn cho biết nghĩa"chứng ngộ Niết bàn" là gì theo văn học phổ thông ngày nay? "
Vậy là quá rõ rồi phải không đạo hữu .Quan điểm của tôi khi thảo luận phật pháp tôi ít khi tôi yêu cầu ai phải định nghĩa các khái niệm phật học vì sách vỡ trên mạng có nhiều rồi, như vậy sẽ mất thời gian cho đôi bên kính mong đạo hữu xem lại và đi thẳng vào câu hỏi của tôi như đã nêu trên


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Chú Hỉ đã viết:đã nói là không định nghĩa được Niết bàn thì mời người khác định nghĩa "chứng ngộ nb" để làm gì?
CHú Hỉ kính mến!
Không biết Chú Hỉ có nhầm lẫn câu hỏi ban đầu của tôi không ? :D xin được trích dẫn lại:
Vậy xin hỏi người thực hành Tứ Niệm Xứ quyết liệt, tinh tấn, chuyên cần,đúng pháp mà chưa tròn đầy 10 Ba la Mật có thể thành tựu chánh trí chứng ngộ Niết Bàn không ???
Ở đây tôi chỉ hỏi người thực hành Tứ niệm Xứ nếu không có đủ Ba la Mật thì có thể giác ngộ không ? đơn giản vậy thôi chứ tôi đâu có mời ai định nghĩa chứng ngộ Niết Bàn để làm gì ? sở dĩ tôi định nghĩa Niết Bàn là tại vì theo yêu cầu cuả đạo hữu xin được trích dẫn lại câu của đạo hữu:
"Chào bạn, có thể bạn cho biết nghĩa"chứng ngộ Niết bàn" là gì theo văn học phổ thông ngày nay? "
Vậy là quá rõ rồi phải không đạo hữu .Quan điểm của tôi khi thảo luận phật pháp tôi ít khi tôi yêu cầu ai phải định nghĩa các khái niệm phật học vì sách vỡ trên mạng có nhiều rồi, như vậy sẽ mất thời gian cho đôi bên kính mong đạo hữu xem lại và đi thẳng vào câu hỏi của tôi như đã nêu trên
Chào chú Chảnh...123, Hi hi tôi cũng xin xác nhận là không nhầm lẫn, mà chỉ ngừa nói lạc đề của người mở chủ đề. Nên muốn biết sự hiểu về Niết Bàn của chú như thế nào, để trả lời cho đúng sự thật mà. ./..,.,
Chú nói người nào chứng ngộ Niết bàn là người đó sẽ / đã thoát ly lục đạo luân hồi và dứt trừ tham sân si, là người đó mới thật sự là chứng ngộ Niết bàn?
Tôi đã trả lời lại. Người nào chứng ngộ được tứ diệu đế là người chứng ngộ Niết bàn. Câu trả lời xác thực như vậy mà chú không chấp nhận, để đi vào nội dung của chủ đề thì tôi có nói thêm cũng chẳng ích gì?

Bây giờ, tôi mới vào nội dung của chủ đề này. Người đã thực hành Tứ Niệm xứ rốt ráo, thì không cần phải thực hành 10 ba la mật. Bởi 10 ba la mật đã có và nằm hết trong Niệm xứ. (hay nói rộng ra hành giả thực hành Tứ diệu đế là đã thực hành tất cả ba la mật.)

Tại gì, Chú không thích tu mà chỉ thích hỏi cho ra lẽ, thành ra vẫn còn rút mắc ở tâm phân biệt, nào là tứ niệm xứ khác với 10 ba la mật, hoặc Tứ diệu đế không phải là Niết Bàn. Thì chú chỉ là người chơi chữ. tangbong cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: NGƯỜI THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ QUYẾT LIỆT,...CÓ THỂ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết:Bây giờ, tôi mới vào nội dung của chủ đề này. Người đã thực hành Tứ Niệm xứ rốt ráo, thì không cần phải thực hành 10 ba la mật. Bởi 10 ba la mật đã có và nằm hết trong Niệm xứ. (hay nói rộng ra hành giả thực hành Tứ diệu đế là đã thực hành tất cả ba la mật.)

Tại gì, Chú không thích tu mà chỉ thích hỏi cho ra lẽ, thành ra vẫn còn rút mắc ở tâm phân biệt, nào là tứ niệm xứ khác với 10 ba la mật, hoặc Tứ diệu đế không phải là Niết Bàn. Thì chú chỉ là người chơi chữ. tangbong cafene
Chú HỈ kính !
Tôi chờ bài viết này của CHÚ Hỉ mấy ngày nay, thật ra trước đây khoảng 6 tiếng trên đường đi làm về tôi cũng đã loáng thoáng nghĩ ra điều này vì trong Tứ diệu Đế thì có Đạo Đế trong Đạo Đế có Bát chánh Đạo, trong Bát chánh Đạo có Tứ niệm Xứ, người nào thực hành Tứ niệm Xứ thì cũng phải thực hành nốt 7 chi phần kia thì Bát Chánh Đạo mới tròn đầy. Khi tôi đặt câu hỏi thì bao giờ cũng muốn học một điều gì đó ở các bậc cao nhân, không hề muốn hý luận hay chơi chữ đâu đạo hữu, tại CHú Hỉ thích chơi trò mèo vờn chuột HA... HA hôm nay thật hoan hỷ khi đọc bài của đạo hữu :D :D :D SADHU.....SADHU


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách