TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,
Kính đạo hữu Hlich,
Kính đạo hữu Không Biết,

Tới giờ cơm trưa, một người đến nhà một anh bạn hỏi xem anh này có cùng mình ra quán ăn trưa hay không ? có hai cách để trả lời như sau:
1_ tôi đang đói.
2_ tôi chưa đói.

anh bạn này có thể trả lời :
a) câu 1 ,tức câu thứ hai là trật.
b) câu 2, tức câu thứ nhất là trật.
c) cả 2 câu đều đúng, tức 1 và 2 đều đúng.
d) cà 2 câu đều trật, tức 1 và 2 đều trật .
Xin hoan hỉ giải thích rõ tại sao !?.

Đạo hữu Hlich, đạo hữu Không Biết vui lòng góp ý !? tangbong
Chư vị đạo hữu khác có thể cùng góp sức cho ý kiến !?. tangbong

Kính,
Hihi, đơn giản quá mà đạo hữu. Cả 2 câu đều trật lất.
Lý do là ông hỏi Gà mà bà đáp Vịt :D

Thân ái !


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,
Kính đạo hữu Hlich,
Kính đạo hữu Không Biết,

Tới giờ cơm trưa, một người đến nhà một anh bạn hỏi xem anh này có cùng mình ra quán ăn trưa hay không, hỏi: anh đói không ? có hai cách để trả lời như sau:
1_ tôi đang đói.
2_ tôi chưa đói.

anh bạn này có thể trả lời :
a) câu 1 ,tức câu thứ hai là trật.
b) câu 2, tức câu thứ nhất là trật.
c) cả 2 câu đều đúng, tức 1 và 2 đều đúng.
d) cà 2 câu đều trật, tức 1 và 2 đều trật .
Xin hoan hỉ giải thích rõ tại sao !?.

Đạo hữu Hlich, đạo hữu Không Biết vui lòng góp ý !? tangbong
Chư vị đạo hữu khác có thể cùng góp sức cho ý kiến !?. tangbong

Kính,
Hi...hi...viết thiếu một câu, xin đính chính lại.
hi....hi.....
Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Nếu chỉ nghĩ đến "đói hay không" thì 1 hoặc 2 sẽ đúng. Nếu "thích đi với bạn" thì đang no cũng nói đói, tức là cả 1 và 2 trật. Nếu "không thể đi với bạn" vì bận chuyện khác thì đang đói cũng phải nói chưa đói, tức là cả 1 và 2 đúng??? :-/

Đạo hữu Khongduyen123 muốn dạy chi thì nói thẳng, hỏi trắc nghiệm làm chi? Tuy nhiên mình cũng chịu khó trả lời cho vui vì cũng là thâm giao :D

Sẽ bận cả ngày. Một ngày bình an nhen.

kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tất cả đều trả lời trật hết, dù là trả lời cho vui. Vì câu hỏi và câu trả lời còn tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại (không gian và thời gian), tức là phải "chánh niệm tỉnh giác" trong lúc quý vị trả lời câu hỏi này. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:47 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:Đạo hữu CHT thân mến! hum bửa mới giải quyết cái ý trên, còn cái ý này chưa giải quyết
Lời Phật dạy thì không ai có đủ tư cách để diễn giải lại đâu đạo hữu. Vì sao vậy?
đến đây thì cũng dài thòn lòn rồi Đh, chúng ta thử áp dụng bằng một bài tập hen :D
trong 5 hạ phần Kiết sử mà Phật dạy có cái kiết sử vô cùng đặc biệt và quái dị là GIỚI CẤM THỦ. Dám hỏi đạo hữu học và hiểu cái kiết sử quái đảng ấy như thế nào? :D
Hi ! không khí tết ở box này vui nhỉ ! mình là anh em một nhà mà ,đạo hữu Không Biết có trí nhớ tốt thật ,tôi tính đánh bài chuồn mà bị đạo hữu bắt lại đành phải liều mạng trả lời luôn nè
Nếu trả lời theo sự hiểu biết của ngu tôi thì Kiết Sử là những "phiền não đủ loại hằm bà lằn xoắn cấu" (tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến,biên kiến, kiến thủ, giơí cấm thủ, tà kiến ) trói buộc chúng sanh vào trong sanh tử luân hồi.Còn Giới cấm Thủ là những giới điều đưa đến hành động việc làm không dựa trên lý Nhân Quả những niềm tin mê tín mù quáng dựa vào thần quyền, tha lực, cứu rỗi sùng kính một cách thái quá cực đoan, những nghi lễ thờ cúng, vái lạy van xin đầu đường xó chợ.... vàng mã.... điều liệt vào Giới cấm Thủ. Vài dòng trao đổi kính chúc đạo hữu an lạc


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, Mỗi Mỗi CHỮ, Mỗi Mỗi CÂU, cần phải được học hỏi KỸ LƯỠNG và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm"... :D
Hiền hữu! hiền hữu ! qùa tặng nhân dịp xuân về cho hiền hữu đây nè đọc đoạn kinh trên CHT có một thắc mắc nhỏ xíu thôi kính mong đạo hữu giải nghi cho CHT. Xin trích dẫn lại câu của đạo hữu viết: "Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm" (1)
Những lời từ kim khẩu của Đức PHật thuyết ra được kết tập cách đây hơn 2500 năm rồi, nếu như mình có phước duyên nghe trực tiếp từ Thế Tôn thì ôi thôi thật tuyệt vời, con xin thọ nhận đảnh lễ phụng hành không còn gì bàn cãi.NHưng đã hơn 2500 năm qua không ai dám bảo đảm kinh và luật của Thế Tôn còn dzin 100̀% và chính đạo hữu cũng đã phủ nhận Tiểu bộ Kinh qua nhiều lần kết tập, vậy thử hỏi 4 bộ còn lại có đảm bảo còn dzin 100% trải qua thời gian rất là dài với những biến cố lịch sử, văn hoá, chính trị,ý thức hệ và sự tàn phá của ngoại đạo. Với trí tuệ thuần tịnh, trong sáng siêu nhiên đức Thế Tôn đã biết được điều đó nên ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử chúa qua bài kinh KaLama để phủ nhận niềm tin mù quáng thiếu suy xét:
"Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình." (2)
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm
Như vậy xin hỏi có gì mâu thuẩn qua mệnh đề (1) và mệnh đề (2) ??
Ở mệnh đề (1) Đức PHật dạy mình trước một vấn đề nào đó chớ vội hủy báng chớ vội khen ngợi phải đối chiếu với những lời dạy của Thế Tôn thông qua tạng kinh và tạng luật làm chuẩn. Nhưng ở mệnh đề (2) đức PHật dạy đừng vội tin vì "kinh điển truyền tụng"
NHư vậy xin hỏi đạo hữu Không Biết cùng tất cả các vị thiện tri thức khác thế nào là niềm tin mù quáng và thế nào là niềm tin chánh tín ? để tránh rơi vào hai cực đoan "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan và ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết" ???


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, Mỗi Mỗi CHỮ, Mỗi Mỗi CÂU, cần phải được học hỏi KỸ LƯỠNG và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm"... :D
Hiền hữu! hiền hữu ! qùa tặng nhân dịp xuân về cho hiền hữu đây nè đọc đoạn kinh trên CHT có một thắc mắc nhỏ xíu thôi kính mong đạo hữu giải nghi cho CHT. Xin trích dẫn lại câu của đạo hữu viết: "Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm" (1)
Những lời từ kim khẩu của Đức PHật thuyết ra được kết tập cách đây hơn 2500 năm rồi, nếu như mình có phước duyên nghe trực tiếp từ Thế Tôn thì ôi thôi thật tuyệt vời, con xin thọ nhận đảnh lễ phụng hành không còn gì bàn cãi.NHưng đã hơn 2500 năm qua không ai dám bảo đảm kinh và luật của Thế Tôn còn dzin 100̀% và chính đạo hữu cũng đã phủ nhận Tiểu bộ Kinh qua nhiều lần kết tập, vậy thử hỏi 4 bộ còn lại có đảm bảo còn dzin 100% trải qua thời gian rất là dài với những biến cố lịch sử, văn hoá, chính trị,ý thức hệ và sự tàn phá của ngoại đạo. Với trí tuệ thuần tịnh, trong sáng siêu nhiên đức Thế Tôn đã biết được điều đó nên ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử chúa qua bài kinh KaLama để phủ nhận niềm tin mù quáng thiếu suy xét:
"Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình." (2)
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm
Như vậy xin hỏi có gì mâu thuẩn qua mệnh đề (1) và mệnh đề (2) ??
Ở mệnh đề (1) Đức PHật dạy mình trước một vấn đề nào đó chớ vội hủy báng chớ vội khen ngợi phải đối chiếu với những lời dạy của Thế Tôn thông qua tạng kinh và tạng luật làm chuẩn. Nhưng ở mệnh đề (2) đức PHật dạy đừng vội tin vì "kinh điển truyền tụng"
NHư vậy xin hỏi đạo hữu Không Biết cùng tất cả các vị thiện tri thức khác thế nào là niềm tin mù quáng và thế nào là niềm tin chánh tín ? để tránh rơi vào hai cực đoan "y kinh diễn nghĩa tam thế PHật oan và ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết" ???
Hihi, NGHI kiết sử nặng như vậy mà đạo hữu không đem ra hỏi, để cho nó dồn ứ trong lòng thì biết bao giờ thoát khỏi "trói buộc" Đh :D

giáo pháp "TOÀN HẢO ở đoạn đầu, TOÀN HẢO ở đoạn giữa, TOÀN HẢO ở đoạn kết" mà Đh lo là có thừa sót à. Tín lực của Đh ở Như Lai và giáo pháp của Như Lai còn yếu quá.

chính vì "đừng vội tin" Kinh điển truyền tụng mới mở ra cơ hội "học hỏi Kỹ Lưỡng" những gì được cho là lời Phật dạy rồi đem đối chiếu với Kinh và Luật, còn nếu nghe một cái là tin ngay thì người này quá dễ dãi biếng nhác (về mặt tư duy) và đóng sầm luôn cánh cửa trí tuệ. Ví dụ:

có người đọc bài kệ số 279 trong kinh Pháp cú:
Tất cả pháp vô ngã,
Với Tuệ quán thấy vậy,
Ðau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.


rồi răm rắp tin theo và đi đâu cũng bô bô "tất cả pháp Vô ngã" thì những người này chỉ là vẹt đọc kinh chứ không hơn không kém. Vì họ không nắm được Phương Tiện và Mục Đích, và khi gặp một chỗ khác cũng trong Kinh pháp cú thì rối loạn:
XII. Phẩm Tự Ngã

157. "Nếu biết yêu tự ngã,
Phải khéo bảo vệ mình,
Người trí trong ba canh,
Phải luôn luôn tỉnh thức."


(http://budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb12-pc2.htm)
hihi, dễ thấy quá chứ có phải là khó thấy đâu Đạo hữu, nội nhiêu đó thôi là đủ thấy nó vi phạm cái "toàn hảo" trong giáo pháp của Phật. :D

vì vậy mà Phật từng tuyên bố: "ta giảng Pháp cho người biết cho người thấy, không phải cho người không cho người không thấy"

và bài tập về kiết sử GIỚI CẨM THỦ này là cực kỳ thích hợp để minh họa cho cái "trung đạo học Phật" này :D
chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết:Đạo hữu CHT thân mến! hum bửa mới giải quyết cái ý trên, còn cái ý này chưa giải quyết
Lời Phật dạy thì không ai có đủ tư cách để diễn giải lại đâu đạo hữu. Vì sao vậy?
đến đây thì cũng dài thòn lòn rồi Đh, chúng ta thử áp dụng bằng một bài tập hen :D
trong 5 hạ phần Kiết sử mà Phật dạy có cái kiết sử vô cùng đặc biệt và quái dị là GIỚI CẤM THỦ. Dám hỏi đạo hữu học và hiểu cái kiết sử quái đảng ấy như thế nào? :D
Hi ! không khí tết ở box này vui nhỉ ! mình là anh em một nhà mà ,đạo hữu Không Biết có trí nhớ tốt thật ,tôi tính đánh bài chuồn mà bị đạo hữu bắt lại đành phải liều mạng trả lời luôn nè
Nếu trả lời theo sự hiểu biết của ngu tôi thì Kiết Sử là những "phiền não đủ loại hằm bà lằn xoắn cấu" (tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến,biên kiến, kiến thủ, giơí cấm thủ, tà kiến ) trói buộc chúng sanh vào trong sanh tử luân hồi.Còn Giới cấm Thủ là những giới điều đưa đến hành động việc làm không dựa trên lý Nhân Quả những niềm tin mê tín mù quáng dựa vào thần quyền, tha lực, cứu rỗi sùng kính một cách thái quá cực đoan, những nghi lễ thờ cúng, vái lạy van xin đầu đường xó chợ.... vàng mã.... điều liệt vào Giới cấm Thủ. Vài dòng trao đổi kính chúc đạo hữu an lạc
hihi, câu "theo sự hiểu biết của ngu tôi" thì tôi hiểu là Đh đang áp dụng lời Phật dạy trong kinh Canki: "có niềm tin quan điểm như thế nào thì được quyền tuyên bố niềm tin quan điểm của mình như thế ấy" nhưng không được kết luận "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng"
và trong những loại Kiết sử mà Đh kể trên thì 3 cái màu đỏ in đậm là không đúng với chánh tạng:
- 5 hạ phần kiết sử "Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Tham và Sân"
- 5 thượng phần kiết sử "Sắc tham, Vô sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh" :D

còn những chữ in đậm như "thần quyền,tha lực,vái lạy,vàng mã..." là hết sức tầm bậy; và có rất nhiều người hiểu tầm bậy giống như Đh :D

vấn đề này lên hỏi thử anh "Google" thì sẽ ra một đống những kiến giải khác nhau, nhưng không có kiến giải nào đảm báo tính trung đạo như tôi trình bày với Đạo hữu "mỗi mỗi Chữ, mỗi mỗi Câu cần phải được học hỏi kỹ lường và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Sau khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật.." rồi muốn kết luận gì thì kết luận

câu kinh Pali nói về các kiết sử đó như sau:

Tassa evaṃ yoniso manasikaroto tīṇi saṃyojanāni pahīyanti sakkāyadiṭṭhi vicikicchā sīlabbataparāmāso (http://tamtangpaliviet.net/VHoc/13/002.htm)
Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ

chiết tự Pali:
Sīla : giới, điều luật
Vata: nghi thức
Parāmāso: sự cố chấp, bám víu
cụm từ sīlabbataparāmāso được các vị trưởng bối dịch là Giới Cấm Thủ

ngu tôi có suy nghĩ như sau, lúc đầu Phật tự mình xuất gia và đi tìm con đường giải thoát đâu có vị thầy nào quy định hay ban bố giới luật nào cho Phật đâu. Thậm chí sau khi Phật giác ngộ và giảng pháp để độ cho Thế hệ đệ tử đầu tiên như 5 anh em Kiều Trần Như, Xá Lợi Phất, Mục kiền Liên.. thì các vị ấy tu chứng giải thoát luôn chứ Phật cũng không hề đặt ra Giới luật. Vậy cái anh "Giới Cấm Thủ" này được nêu ra có ý nghĩa gì? phải chăng là vô nghĩa?

tôi lại suy nghĩ, cái kiết sử GCT này chẳng hề thấy Phật dạy cho cư sĩ tại gia. 3 ví dụ về thánh quả Dự lưu trong bài viết trước thì nếu là giảng cho cư sĩ nam thì Phật day 4 pháp "Phật Pháp Tăng Giới", nếu là giảng cho cư sĩ nữ thì Phật dạy "Phật Pháp Tăng Thí"; chỉ có giảng cho tỷ-kheo thì mới thấy Phật dạy đoạn diệt 3 kiết sử "Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ". Phải chăng chữ "Giới cấm thủ" này là chỉ cho những giới điều,nghi thức ngay chính trong Phật đạo chứ không phải là Ngoại đạo?

từ những nghi vấn như vậy tôi mới đi tìm hiểu sâu vào 2 tạng Kinh Luật và chỉ có 2 tạng Kinh Luật mới giúp tôi giải quyết triệt để vấn đề này (một tạng là không đủ cơ sở nha Đh, giống như một người muốn giữ thăng bằng và đi xa thì phải đi bằng 2 chân, đi 1 chân có ngày té chỏng gọng :D ).

đem so sánh với Kinh:
(VI) (44) Cho Các Vật Khả Ái

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, rừng Ðại Lâm, tại giảng đường có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Ugga người Vesàlì, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ Ugga, người Vesàlì đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Ugga, người Vesàlì bạch Thế Tôn:

2. - Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có cháo nấu từ hoa cây sàla thật là khả ý, có thể ăn được. Mong Thế Tôn nhận lấy cháo ấy, vì lòng từ ái!

Và Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có thịt heo nấu chung với trái táo, thật là khả ý. Mong Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái (chúng con)!

Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có loại rau ống dài có dầu thật là khả ý. Mong Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái!

Và Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có cháo gạo, các hạt đen được loại bỏ dùng với các món canh, các món đồ ăn nhiều loại, thật là khả ái. Mong Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái!

Và Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ái, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có các loại vải dệt từ Kàdi thật là khả ý. Mong Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái!

Và Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn, con có nhận lãnh như sau từ miệng Thế Tôn: "Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý". Bạch Thế Tôn, con có ghế dài với nệm trải giường bằng lông cừu, chăn len thêu bông, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadalimigapavarapaccat-tharanam, tấm thảm có lọng che phía trên, ghế dài có hai đầu gối chân màu đỏ. Bạch Thế Tôn dầu rằng chúng con được biết: Những vật ấy không phù hợp với Thế Tôn, nhưng bạch Thế Tôn, tấm phản nằm bằng gỗ chiên đàn này đáng giá hơn một trăm ngàn, mong Thế Tôn hãy nhận lấy, vì lòng từ ái!

Thế Tôn nhận lấy, vì lòng từ ái.

Rồi Thế Tôn làm cho tùy hỷ gia chủ Ugga người xứ Vesàlì, với bài kệ tùy hỷ này:

Ai cho vật khả ý,
Nhận được điều khả ý,
Ðối với bậc Chánh trực,
Vui lòng đem bố thí,
Vải mặc và giường nằm,
Ăn uống các vật dụng.
Biết được bậc La-hán,
Ðược ví là phước điền,
Nên các bậc Chân nhân,
Thí những vật khó thí,
Ðược từ bỏ, giải thoát,
Không làm tâm đắm trước,
Người thí vật khả ý,
Nhận được điều khả ý.


(phẩm Vua Munda, Tăng Chi 5 Pháp)
chúng ta đều biết trong luật Bát Quan Trai giới thì cấm không cho nằm "giường cao,thảm rộng..", thậm chí là ông gia chủ Ugga cũng biết nhưng vẫn muốn dâng cúng, đức Phật tùy hỷ nhận tuốt :D

đem đối chiếu với Luật:
[185] Vào lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn trong lúc giảng Pháp giữa hội chúng đông đảo vây quanh đã hắt hơi. Các tỳ khưu đã nói lớn tiếng rằng: “Bạch ngài, mong rằng đức Thế Tôn sống thọ, mong rằng đấng Thiện Thệ sống thọ.” Âm thanh ấy đã làm gián đoạn buổi giảng Pháp. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, khi hắt hơi mà được nói rằng: “Mong rằng người sẽ sống thọ,” do duyên ấy có thể sống thọ hay có thể chết đi?

- Bạch ngài, không có điều ấy.

- Này các tỳ khưu, khi (ai đó) hắt hơi không nên nói rằng: “Mong rằng người sẽ sống thọ.” Vị nào nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). (công nhận ông Phật ổng khó tính thật :D )

[186] Vào lúc bấy giờ, khi các tỳ khưu hắt hơi, dân chúng nói rằng:

- Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ.

Các tỳ khưu ngần ngại không đáp lại. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử khi được nói rằng: “Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ” lại không đáp lời?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

- Này các tỳ khưu, những người tại gia mong điều tốt lành. Này các tỳ khưu, khi được nói rằng: “Thưa ngài, mong rằng ngài sẽ sống thọ,” ta cho phép đáp lại người tại gia rằng: “Mong rằng người sẽ sống lâu.”

(http://budsas.org/uni/u-luat-tieupham/tp-05.htm)
ví dụ này cho thấy Đức Phật cực kỳ khéo léo và tinh tế. Đối nội (Thầy-trò) thì phải khắc khe nghiêm cẩn để làm gương cho đồ chúng còn đối ngoại (chư Tăng-Tín chủ) thì uyển chuyển khéo leo để kết duyên hóa độ. Quan trọng là phải có trí tuệ để sự dụng giới luật làm phương tiện trên con đường giải thoát, không phải là những chính sách hay giáo điều để hạch sách lẫn nhau :D

hihi, như vậy là những điều tôi đã tự tìm tòi và "học hỏi kỹ lưỡng" đó Đh, sau khi học hỏi kỹ lương thì đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Sau khi so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật và thấy phù hợp, như vậy có thể đi đến kết luận đó là những điều chơn chánh mà Phật dạy rồi phải không đạo hữu? :D

có ví dụ này sinh động và dễ hiểu lắm nè:
Có hai nhà sư người Nhật bản đi từ tinh xá này đến tinh xá nọ vì một vài công vụ. Trên đường đi thì 2 vị ấy gặp phải một vũng lầy chỉ có thể lội qua, có một người phụ nữ đang mặc đồ Kimono lóng nga lóng ngong chẳng biết làm cách nào để qua đến bờ bên kia. Người sư đệ thì vờ như không thấy rồi lẳng lặng lội qua bờ bên kia, ông sư huynh thì bế người phụ nữ đó lên vai rồi lội qua sau. Người sự đệ thấy vậy rất phẫn nộ nghĩ thầm trong bụng: "tại sao giới luật Phật dạy cấm không đụng chạm nữ giới mà sư huynh ta lại phóng dật không giữ gìn giới Luật". Đi được một khoảng khá xa không kiềm nén được nữa ông sư đệ bèn buộc miệng nói:

- Tại sao giới nhà Phật đã cấm mà sư huynh lại dám đụng chạm với người nữ ?

- Ủa, ta đã đặt người phụ nữ ấy ở chỗ vũng lầy mà sao đệ còn vác cả cô ấy tới đây. :D
khuyến cáo: ví dụ này không có nguồn gốc từ Kinh và Luật cho nên không nên lạm dụng, chỉ nên dùng làm phương tiện để minh họa cho những gì đã chắc chắn và rõ ràng.

Chúc Đạo hữu năm mới bình an và hạnh phúc !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Bửa nay có time rãnh tranh thủ trả luôn mấy cái nợ cũ, để sang năm mới chúng ta sẽ khởi tạo và giải quyết những vấn đề mới hơn. :D

ở bài viết trước, pháp như lý tác ý vẫn còn dang dỡ
Không biết đã viết: chữ như lý tác ý được HT Minh Châu việt dịch từ cụm từ "yoniso manasi karoti" trong nguyên bản Pali, trong đó như lý:
YONISO ad. một cách khôn ngoan, đúng đắn, đúng lẽ (http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-30-y.htm)

đến đây thì câu hỏi đặt ra là "Khôn ngoan, đúng đắng, hợp lẽ"(như lý) theo tiêu chí nào? có đoạn kinh nào mà đức Phật chỉ rõ ra cách mà ta cần phải Tác ý không? :D
vấn đề này đã có người hỏi và một đạo hữu với nickname Vô thủ đã trả lời một cách kinh thiên động địa :D
Vô thủ
24/07/2013 lúc 11:19 sáng

@Hiếu Nguyễn: ” (1) Như lý,
hợp cách, đúng đắn là theo TIÊU CHÍ Nào? Có Đoạn KINH NÀO Đức Phật Chỉ Rõ Ra Cách Mà Ta Cần Phải “TÁC Ý” Không Ạ? ”

Này Hiền giả! Hãy lóng nghe và khéo Tác Ý !
– Này Hiền giả! Thế Tôn đã dạy: “nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi?”, thời vị ấy cần phải được trả lời: “Tất Cả Pháp lấy TÁC Ý làm Sanh khởi” (chương X, phẩm VI, Tăng Chi Bộ kinh)
này Hiền giả! “Tất Cả Pháp” gì, mà các Pháp ấy lấy “TÁC Ý” làm Sanh khởi?
ở đây,này Hiền giả, các Pháp như: “Lậu hoặc, Tri Kiến, Nghiệp, Tinh Tấn, Chánh niệm Tỉnh giác, 5 Triền cái, 7 Giác chi, 8 Thánh đạo” là các Pháp đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác giảng dạy.

LẬU HOẶC
– “Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc Cho Người BIẾT, Cho Người THẤY, KHÔNG Phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: CÓ Như Lý Tác Ý và KHÔNG Như Lý Tác Ý.
Này các Tỷ-kheo, do KHÔNG Như Lý Tác Ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
Này các Tỷ-kheo, do Như Lý TÁC Ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
………….
Vị ấy Như Lý Tác Ý:”đây là Khổ”, Như Lý Tác Ý:”đây là khổ Tập”, Như Lý Tác Ý:”đây là khổ Diệt”, Như Lý Tác Ý:”đây là Con Đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các Lậu Hoặc phải do tri Kiến được đoạn trừ.” (kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc – Trung Bộ kinh)

THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH
“55.VII. Như Lý (1) (Yoniso). (S.v,31)
1) …
2)– Này các Tỷ-kheo, như cái Đi Trước và điềm tướng Báo TRƯỚC mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Cái Đi TRƯỚC và điềm tướng báo trước Thánh đạo Tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ Như Lý TÁC Ý (yonisomana-sikàrasampadà).
3) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ Như Lý TÁC Ý này, thời chờ đợi rằng Thánh đạo Tám ngành sẽ được tu tập, Thánh đạo tám ngành sẽ được sung mãn.” (Tương ưng Đạo,phẩm IV – Tương Ưng Bộ kinh)

CHÁNH KIẾN
Ta Không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do Pháp ấy, Chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay Chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như Như Lý TÁC Ý.
Do Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, Chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay Chánh kiến đã sanh được tăng trưởng.
” (Chương I,Phẩm XVII – Tăng Chi Bộ kinh)
Hay là:
Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai?
“Tiếng Nói Của Người Khác” và “Không Như Lý TÁC Ý”. Những Pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai Duyên khiến Tà Kiến sanh khởi.
Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến Chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? “Tiếng Nói Của Người Khác” và “Như Lý TÁC Ý”. Những Pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai Duyên khiến Chánh kiến sanh khởi.
” (Chương II,phẩm XI – Tăng Chi Bộ kinh)
do nhân này,do duyên này, này Hiền giả! đầu MỌI Thời Pháp, Thế Tôn LUÔN nhắc nhở và sách tấn các Đệ tử: “Này các Ty-kheo, hãy lóng Nghe và khéo TÁC Ý, Ta sẽ nói… ”;
vì sao vậy,này Hiền giả? vì rằng:
Có Hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? “Người Độc Ác với Tâm đầy Sân Hận”, và “người có Lòng Tin Với TÀ Kiến”. Này các Tỷ-kheo, có Hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

(chương II,phẩm III – Tăng Chi Bộ kinh)

lại nữa, này Hiền giả:
“có hạng người đi đến khu vườn(tinh xá) thường thường nghe pháp từ các Tỷ-kheo, các vị Tỷ-kheo thuyết pháp cho người ấy, Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, có Nghĩa, có Văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Người ấy, Tại Chỗ Ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Đầu, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Giữa, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Cuối. Cũng vậy, khi người ấy Từ Chỗ Ngồi Ấy Đứng Lên, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Đầu, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Giữa, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Cuối. Ví như này các Tỷ-kheo, một cái ghè bị Lộn Ngược, nước chứa trong ấy tuôn chảy, không có dừng lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ Lộn Ngược.” (chương III,phẩm III – Tăng Chi Bộ kinh)
như vậy, này Hiền giả! 1 người đến học tập trong Chánh pháp, nếu như người ấy không có khéo lóng Nghe, “không có khéo Tác Ý” trên những gì được nghe, thời KHÔNG Có Lợi Ích cho người ấy và vị ấy hoàn toàn có thể trở thành người “Có Lòng Tin và xuyên tạc Như Lai

NGHIỆP
“Phàm có những pháp nào, này các Tỷ-kheo, dự phần về Thiện và Bất thiện, nhưng thuộc về Phần THIỆN, Tất Cả Những Pháp Ấy lấy Như Lý TÁC Ý làm căn bản, lấy Như Lý TÁC Ý làm chỗ quy tụ; Như Lý TÁC Ý được gọi là TỐI THƯỢNG đối với những pháp ấy.” (Tương ưng Giác Chi,phẩm IV – Tương Ưng Bộ kinh)

“Ý Dẫn Đầu Các Pháp. Ý Làm Chủ, Ý Tạo,
Nếu tác Ý nhiễm ô, Nói lên hay hành động,
Khổ não liền theo sau, như xe theo bò kéo.
Ý Dẫn Đầu Các Pháp. Ý Làm Chủ, Ý Tạo,
Nếu tác Ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động,
An lạc liền theo sau, như bóng chẳng rời hình” (Kệ số 01 – Kinh Pháp Cú)

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác Nghiệp được làm, ác Nghiệp được tiếp tục làm? … Này Mahàli, do nhân PHI Như Lý TÁC Ý, do duyên PHI Như Lý TÁC Ý, ác Nghiệp được làm, ác Nghiệp được tiếp tục làm.
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thiện Nghiệp được làm, thiện Nghiệp được tiếp tục làm? … Này Mahàli, do nhân Như Lý TÁC Ý, do duyên Như Lý TÁC Ý, Thiện Nghiệp được làm, Thiện Nghiệp được tiếp tục làm.”(Chương X,phẩm V – Tăng Chi Bộ kinh)

“Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành nội chi phần, Ta Không Thấy Một Chi Phần Nào Khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là Như Lý TÁC Ý.
Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo Như Lý TÁC Ý, Từ Bỏ BẤT Thiện, Tu Tập THIỆN.” (kinh Phật Thuyết Như Vậy,chương I,phẩm II – Tiểu Bộ kinh)

TINH TẤN
“7.- Ta Không Thấy Một Pháp Nào Khác, này các Tỷ-kheo, do Pháp ấy, các pháp Thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp Bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như Như Lý TÁC Ý. Với người Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, các pháp Thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp Bất thiện đã sanh được đoạn tận.” (chương I,phẩm Tinh Tấn – Tăng Chi Bộ kinh)

“Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo,
ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, Khởi Lên Ý Muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, Khởi Lên Ý Muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các Thiện pháp chưa sanh, Khởi Lên Ý Muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các Thiện pháp đã sanh, Khởi Lên Ý Muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.” (Đại kinh Niệm xứ – Trường Bộ kinh)

CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
“Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng KHÔNG Chánh Niệm Tỉnh Giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và Cái Gì là thức ăn cho KHÔNG Chánh Niệm Tỉnh Giác? PHI Như Lý TÁC Ý, cần phải trả lời như vậy.
……………
Này các Tỷ-kheo, Chánh Niệm Tỉnh Giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC? Như Lý TÁC Ý, cần phải trả lời như vậy” (Chương X,phẩm VII – Tăng Chi Bộ kinh)

* tóm lại:
Khởi đầu “điềm Đi TRƯỚC, điềm Báo TRƯỚC” Thánh Đạo Tám Ngành sẽ sanh khởi & được tu tập viên mãn, là Như Lý TÁC Ý. Kế đến, Như Lý TÁC Ý phản ánh và Tác Động vào “từng chi phần” của Thánh đạo Tám ngành, gồm có: CHÁNH Kiến, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm. Đặc biệt là nếu khéo Như Lý TÁC Ý trên 4 Thánh Đế, tức là “KHỔ,TẬP,DIỆT,ĐẠO” thời có thể đoạn diệt 3 Kiết sử, chứng quả Dự lưu.

5 TRIỀN CÁI
“I. Món Ăn Của Các Triền Cái
1-2) …
3) — Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Dục THAM (kàmacchanda) chưa sanh được sanh khởi; hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có TỊNH Tướng, này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
4) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho SÂN chưa sanh được sanh khởi; hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có CHƯỚNG NGẠI Tướng (patighanimittam), này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
5) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Hôn Trầm Thụy Miên chưa sanh được sanh khởi; hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? KHÔNG Hân Hoan, Biếng Nhác, Chán Nản, Ăn Quá No, Tâm Uể Oải. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
6) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Trạo Hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có Tâm Chưa Được CHỈ Tịnh, này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
7) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có Các Pháp Trú Xứ Của Nghi hoặc. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.

III. Không Phải Món Ăn Cho Các Triền Cái
15) — Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có bất tịnh tướng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
16) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có từ tâm giải thoát. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
17) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có phát cần giới, tinh cần giới, dõng mãnh giới. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
18) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có tâm chỉ tịnh. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
19) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có pháp thiện và bất thiện, có pháp có tội và không có tội, có pháp liệt và thắng, có pháp dự phần vào đen và trắng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.” (Tương ưng Giác chi,phẩm VI – Tương Ưng Bộ kinh)

7 GIÁC CHI
“2) Ví như, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm Đi TRƯỚC,là tướng Báo TRƯỚC mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, CÁI Này là điềm đi trước, là tướng báo trước bảy giác chi sanh khởi, tức là Như Lý TÁC Ý. Tỷ-kheo thành tựu Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng: bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn.” (Tương ưng Giác chi,phẩm II – Tương Ưng Bộ kinh)
“IV. Không Phải Là Món Ăn Cho Các Giác Chi
20) — Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho NIỆM Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
21) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các Pháp Thiện và Bất Thiện, Có Tội và Không Có Tội, liệt và thắng, dự phần vào đen và trắng. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
22) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có Phát Cần Giới, Tinh Cần Giới, Dõng Mãnh Giới. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
23) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Trú Xứ Cho HỶ Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
24) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có THÂN Khinh An, TÂM Khinh An. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý, làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
25) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có TỊNH CHỈ Tướng, BẤT LOẠN Tướng. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
26) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho XẢ Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.

II. Món Ăn Cho Các Giác Chi
8) — Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho NIỆM Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn.
9) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có Những Pháp Thiện và Bất Thiện, này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Có Tội và Không Có Tội, có những pháp liệt và thắng, có những pháp dự phần đen và trắng. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
10) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có Phát Cần Giới, này các Tỷ-kheo, Tinh Cần giới, Dõng Mãnh Giới. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
11) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Trú Xứ Cho HỶ Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có THÂN Khinh An, TÂM Khinh An. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
13) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có TỊNH CHỈ Tướng, BẤT LOẠN Tướng. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
14) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho XẢ Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.” (phẩm VI,Tương ưng Giác chi – Tương Ưng Bộ)

* Như vậy, này Hiền giả! là các pháp vận hành theo nguyên lý Duyên khởi: “Cái này có mặt, Cái kia có mặt. Cái này diệt,Cái kia diệt”.

ở đây, này Hiền giả :
– “Tịnh tướng” + “Phi như lý tác ý” => Dục Tham sanh & tăng trưởng
“Bất Tịnh tướng” + “Như lý Tác Ý” => Dục Tham đoạn diệt & Ko sanh khởi

– “Chướng Ngại tướng” + “Phi như lý tác ý” => Sân sanh & tăng trưởng
“Từ Tâm giải thoát” + “Như lý Tác Ý” => Sân đoạn diệt & Ko sanh khởi

– “Không hân hoan, biếng nhác, uể oải,ăn no” + “Phi như lý tác ý”=> Hôn trầm Thụy Miên sanh & tăng trưởng
“Phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Như lý Tác Ý” =>Hôn trầm Thụy Miên đoạn diệt & Ko sanh khởi

– “Tâm chưa tịnh Chỉ” + “Phi như lý tác ý” => Trạo hối sanh & tăng trưởng
“Tâm được Chỉ tịnh” + “Như lý Tác Ý” => Trạo hối đoạn diệt & Ko sanh khởi

– “Có pháp là trú xứ của Nghi hoặc” + “Phi như lý tác ý” => Nghi hoặc sanh & tăng trưởng
“Có pháp Thiện,pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Như lý Tác Ý”=> Nghi hoặc đoạn diệt & Ko sanh khởi.

ở đây, này Hiền giả :
– “Có Pháp là trú xứ cho Niệm giác chi” + “Phi như lý tác ý” =>Niệm giác chi Không sanh & viên mãn
“Có Pháp là trú xứ cho Niệm giác chi” + “Như lý Tác Ý” => Niệm giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp Thiện,pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Phi như lý tác ý” => Trách Pháp giác chi Không sanh & viên mãn
“Có pháp Thiện,pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Như lý Tác Ý”=> Trạch Pháp giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Phi như lý tác ý” => Tinh Tấn giác chi Không sanh & viên mãn
“Có phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Như lý Tác Ý”=> Tinh Tấn giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp trú xứ cho Hỷ giác chi” + “Phi như lý tác ý” => Hỷ giác chi Không sanh & viên mãn
“Có pháp trú xứ cho Hỷ giác chi” + “Như lý Tác Ý” => Hỷ giác chisanh & tu tập viên mãn

– “Có Thân khinh an,Tâm khinh an” + “Phi như lý tác ý” => Khinh angiác chi Không sanh & viên mãn
“Có Thân khinh an,Tâm khinh an” + “Như lý Tác Ý” => Khinh angiác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có tịnh Chỉ tướng, bất loạn tướng” + “Phi như lý tác ý” => Địnhgiác chi Không sanh & viên mãn
“Có tịnh Chỉ tướng, bất loạn tướng” + “Như lý Tác Ý” => Định giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp là trú xứ cho Xả giác chi” + “Phi như lý tác ý” => Xả giác chi Không sanh & viên mãn
“Có pháp là trú xứ cho Xả giác chi” + “Như lý Tác Ý” => Xả giác chisanh & tu tập viên mãn

** LƯU Ý: trong các Duyên sanh khởi “5 Triền cái” có pháp Thuận-có pháp Nghịch, tức là: “”TỊNH Tướng” nghịch với “BẤT Tịnh tướng”, “CHƯỚNG NGẠI tướng” nghịch với “TỪ TÂM”,…
còn trong các Duyên sanh khởi “7 Giác chi” thời các Pháp tiên khởi là khách quan, tức là Có tác ý thì Sanh khởi-Không tác ý thì Không sanh khởi, tức là: "trú xứ cho Niệm","trú xứ cho Hỷ"…

như vậy, này Hiền giả! là “Như Lý TÁC Ý” được Thế Tôn nói đến trong nhiều phương diện sai khác,
như vậy, này Hiền giả! là các “TIÊU CHÍ”, các “KINH VĂN” Thế Tôn giảng rõ các PHÁP(Như Lý) để cho các Đệ tử TÁC Ý.
@Bs Phạm Doãn: nếu không có gì phiền hà và bất tiện, mong rằng Hiền giả chuyển những lời này đến Hiền giả Hiếu Nguyễn, để cho Hiền giả ấy được lợi ích, được nhiều tăng thịnh trong Thánh đạo Thiện pháp. Cảm ơn Hiền giả!
Kính chúc Chư Hiền giả an lạc, tinh tấn !!

(https://thaoluantrungbokinh.wordpress.c ... tuong-tri/)
cá nhân ngu tôi thấy câu trả lời này quá đầy đủ và không có thừa sót. Đọc được những lời này mà không biết cách tu nữa thì đúng là người ấy "không có mắt" thấy được chánh pháp của Thế Tôn.

ngu tôi đặc biệt lưu ý Đh ở những chỗ in đậm, vì nó ảnh nghiêm trọng đến phần Trí Tuệ trong chánh pháp. Sau này ĐH có gặp câu "ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu.." trong Đại Kinh Bốn Mươi thì cũng dễ thông hơn. Và trong tương ưng Minh Kiến cũng có nói, một người thành tựu một phần tri kiến của bậc Thánh, vị ậy ấy đã đoạn tận khổ nhiều như nước sống Hằng, khổ còn lại chỉ là chút ít như là vài giọt nhỏ.

tôi chỉ xin bổ sung thêm đôi chỗ có nhắc đến "như lý tác ý" và một vài điều có ích lợi trong pháp hành

SI
"Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Không như lý tác ý". "Với ai không như lý tác ý, thời si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại".

"Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "như lý tác ý". "Với ai như lý tác ý, thời si chưa sanh không sanh khởi, và si đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận."

(http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 3-0507.htm)

PHI THỜI - PHẢI THỜI
"1) ...
2) Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.

3-10) ... (Giống như kinh Pháp Môn 52)

11) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo cần được trả lời như sau : "Này chư Hiền, khi tâm thụ động (linam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời? Nhưng, này chư Hiền, trong khi tâm dao động (uddhatam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

12) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này, ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

I. Phi Thời
13)-- Trong khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

14) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt, để ngọn lửa ấy giữa mưa, gió và rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa nhỏ ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, khi tâm thụ động, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

II. Phải Thời
15) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

16) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ khô, phân bò khô, củi khô, dùng miệng thổi, không có rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.

III. Không Phải Thời
17) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tâm dao động, thật khó được tịnh chỉ do những pháp ấy.

18) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ khô, phân bò khô và củi khô, lấy miệng thổi, và không rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt đống lửa lớn ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật không dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp ấy.

IV. Phải Thời
19) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động thật dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp này.

20) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ ướt, ném vào phân bò ướt, ném vào củi ướt, để giữa gió và mưa, và rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt ngọn lửa lớn ấy không?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật dễ được tịnh chỉ nhờ các pháp này.

21) Nhưng đối với niệm, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lợi ích trong mọi trường hợp."

(http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm)

chỗ này là cảnh giới cao rồi Đh, cần phải thiện xảo về các trạng thái tâm và khéo tác ý tu tập loại giác chi thích hợp. May mắn thay là "Niệm" thì vẫn ích lợi trong mọi trượng hợp :D

"Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như nước. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu; tuy vậy nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tụ tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, như gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ không tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại. Này Rahula, ví như hư không không bị trú tại một chỗ nào; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái không, khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng từ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc Sân tâm sẽ được trừ diệt .
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về lòng bi. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng bi, cái gì thuộc Hại tâm sẽ được trừ diệt.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về hỷ. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về hỷ, cái gì thuộc Bất lạc sẽ được trừ diệt.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về xả. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về xả, cái gì thuộc Hận tâm sẽ được trừ diệt.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về bất tịnh. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về bất tịnh, cái gì thuộc Tham ái được trừ diệt.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về vô thường. Này Rahula, do tu tập sự tu tập về vô thường, cái gì thuộc ngã Mạn được trừ diệt."

(Ðại kinh Giáo giới La Hầu La - Trung Bộ kinh)

hihi, một đống pháp luôn đó Đh, muốn tu kiểu gì thì tu, nhưng mà phải có thành tựu và kết quả ngay trong hiện tại hen Đh. :D

Thân ái!


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

chanhhoitrong_123 đã viết: Hiền hữu! hiền hữu ! qùa tặng nhân dịp xuân về cho hiền hữu đây nè đọc đoạn kinh trên CHT có một thắc mắc nhỏ xíu thôi kính mong đạo hữu giải nghi cho CHT. Xin trích dẫn lại câu của đạo hữu viết: "Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm" (1)
Những lời từ kim khẩu của Đức PHật thuyết ra được kết tập cách đây hơn 2500 năm rồi, nếu như mình có phước duyên nghe trực tiếp từ Thế Tôn thì ôi thôi thật tuyệt vời, con xin thọ nhận đảnh lễ phụng hành không còn gì bàn cãi.NHưng đã hơn 2500 năm qua không ai dám bảo đảm kinh và luật của Thế Tôn còn dzin 100̀% và chính đạo hữu cũng đã phủ nhận Tiểu bộ Kinh qua nhiều lần kết tập, vậy thử hỏi 4 bộ còn lại có đảm bảo còn dzin 100% trải qua thời gian rất là dài với những biến cố lịch sử, văn hoá, chính trị,ý thức hệ và sự tàn phá của ngoại đạo. Với trí tuệ thuần tịnh, trong sáng siêu nhiên đức Thế Tôn đã biết được điều đó nên ngài đã rống lên tiếng rống của con sư tử chúa qua bài kinh KaLama để phủ nhận niềm tin mù quáng thiếu suy xét:
"Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình." (2)
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm
Như vậy xin hỏi có gì mâu thuẩn qua mệnh đề (1) và mệnh đề (2) ??
Ở mệnh đề (1) Đức PHật dạy mình trước một vấn đề nào đó chớ vội hủy báng chớ vội khen ngợi phải đối chiếu với những lời dạy của Thế Tôn thông qua tạng kinh và tạng luật làm chuẩn. Nhưng ở mệnh đề (2) đức PHật dạy đừng vội tin vì "kinh điển truyền tụng"

ĐH chanhhoitrong_123 kính mến,
2 mệnh đề trên đây, nhìn sơ qua thấy mâu thuẫn nhưng xét kĩ, không có gì là mâu thuẫn cả.
Tại sao thấy mâu thuẫn ? một là vì đạo hữu trích dẫn không đầy đủ đoạn kinh Kalama, hai là vì thứ tự trước sau, chúng ta nên suy xét đoạn kinh Kalama (2) trước rồi mới suy xét đoạn (1).

....
- Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm


Với câu này "đừng tin vì kinh điển truyền tụng" đức Phật dạy ta phải có lòng nghi ngờ, không nên tin liền đó là kinh Phật.
Câu in đậm trong đoạn trích, sau khi suy xét kĩ lưỡng thì mới tin. Như vậy "kinh điển truyền tụng" đã được phân loại ra đâu là kinh của Phật và không phải kinh Phật.

"Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm"

Kinh trong đoạn trích trên đây được hiểu là kinh đã qua khâu kiểm duyệt, suy xét và hiểu rõ, tức là kinh Phật. Bây giờ mới đem sử dụng để so sánh, đối chiếu.

Như vậy, 2 mệnh đề trên là bổ sung cho nhau, không có mâu thuẫn. :)


_()_
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư đạo hữu,

Đạo hữu CHT đã biết rõ rồi, đạo hữu ấy hỏi lại để chứng thực thôi, nhờ câu hỏi ấy mà KD biết đạo hữu CHT có duyên với Phật pháp, cũng vừa đúng 20 năm trước đây KD cũng dựa vào bài kinh Kalama mà hỏi vị thầy hướng dẫn của mình '' Thưa sư, làm sao con biết đây là lời Phật dạy ?'' Sư hoan hỉ cười '' Khi con tu tập rồi tự mình nhận biết nơi tâm'' tham sân si'' được suy giảm, thì con biết đây đúng lời Đức Phật đã dạy '' , sư hoan hỉ nói tiếp '' Con là mảnh vườn tốt, còn sư chỉ là người gieo giống trên mảnh vườn ấy, sư không cần nhiều người nếu chỉ có vài người giống như con thì sư thấy hạnh phúc lắm (tri túc)'', tuy đạo hữu CHT có duyên với Phật pháp, nhưng cũng phải có duyên với người hướng dẫn Phật pháp, đạo hữu ấy ngã mạn, những phải có người ngã mạn hơn đạo hữu ấy mới trị được cái căn bệnh này......hi.hi.....bệnh ngã mạn của KD là buông xả bỏ hết kinh văn, rồi tự mình đi trên con đường hẹp khó đi, rồi còn phải chui qua cánh cửa nhỏ bằng đầu mũi kim nữa.....hi.hi...chẳng dể..... khó lắm đó.

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.


khi nào các người tự biết rõ

Tự biết rõ bằng cách nào !?.
Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi
Các pháp này là những pháo nào !?.
các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận
Thực hiện bằng cách nào !? như thế nào mới được gọi là Chấp nhận một cách chân chánh đúng như lời Đức Phật dạy !?.
thì dẫn đến hạnh phúc an vui
Những nhân nào dẫn đến hạnh phúc an vui !? Có bao nhiêu nhân, những nhân ấy như thế nào, lợi ích ra sao !? hạnh phúc này như thế nào !? những an vui này có phải được hài lòng như ý muốn,thỏa thích như ý muốn !? an vui này có giống như là phỉ lạc của tâm !? như là hỉ lạc của tâm !?
các người hãy đạt đến và an trú.
An là gì !? lúc nào an !? trú bằng cách nào !? và trú ở đâu !?.
Hi...hi....

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.


khi nào các người tự biết rõ

Tự biết rõ bằng cách nào !?.
Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi
Các pháp này là những pháo nào !?.......

Kính,
ĐH Khongduyen123 kính mến, QT xin phép được múa rìu trước mắt thợ, :)
ĐH khởi lên nghi ngờ rất hợp lẽ. Và làm QT cảm thấy thích chí quá chừng chừng. Vì với các câu hỏi của ĐH , QT coi lại bài kinh Kalama thì Đức Phật thuyết bài kinh đúng là đầy đủ, thích hợp cho nhiều hạng căn cơ khác nhau.

Cơ mà ĐH Khongduyen123 hỏi QT "Tự biết rõ bằng cách nào !?" hỏi thế là hỏi khó người ta nhé, theo đúng lẽ thì trích lại nguyên câu như vầy : "Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê...."
rồi mới khởi lên câu hỏi : "làm sao để tự biết rõ các pháp này là thiện ?"
rồi mới khởi lên câu hỏi :"làm sao để tự biết rõ các pháp này là không đáng chê ?"
....
đây mới là những khởi nghi của người bình thường, còn hỏi " Tự biết rõ bằng cách nào !?" thì đúng là khởi nghi của người phi thường, nhưng không liên quan gì tới điều Phật muốn gởi gắm trong bài kinh Kalama này. :)

- Này các người Kâlâma, các người nghĩ thế nào: khi tham sân si (*) khởi lên trong lòng người nào thì hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Bạch Thế Tôn, bất hạnh.

- Này các người Kâlâma, người tham lam sân hận si mê (*), tâm bị tham sân si chinh phục, chiếm cứ, giết sinh vật, lấy của không cho, đi lại với vợ người, nói dối, khuyên bảo người khác cũng làm như vậy - có bị bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Bạch Thế Tôn, có.

- Này các người Kâlâma, các người nghĩ thế nào: các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Bạch Thế Tôn, bất thiện.

- Ðáng chê hay không đáng chê?

- Bạch Thế Tôn, đáng chê.

- Bị người trí chỉ trích hay được người trí khen ngợi?

- Bạch Thế Tôn, bị người trí chỉ trích.

- Nếu được thực hiện, chấp nhận thì có dẫn đến bất hạnh đau khổ hay là như thế nào?

- Bạch Thế tôn, được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh đau khổ. Sự thật là như vậy.


- Như vậy, này các người Kâlâma, điều ta vừa nói với các người: các người Kâlâma, các người đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình. Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh, khổ đau, thời này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ chúng đi. Ðiều đã được nói như thế là do nhân duyên như thế.

Ðiều nên chấp nhận

- Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.

Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm


Phần in đậm là giải nghi "làm sao để tự biết rõ các pháp này là thiện ?",....theo đúng lý luận, hiểu biết của thế gian.
Kính, tangbong


_()_
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách