Như Lai Thiền là gì?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"domc"]
Đây chỉ là tư kiến của bạn. Theo bạn thì chỉ có Tổ sư thiền mới biết thế nào là "giữ tâm ý trong sạch" chắc? 8->
Vậy thử nói xem, thế nào là giữ tâm ý trong sạch đối với domc?

Lại là áp đặt theo ý riêng của ban. Theo bạn thì chỉ có Tổ sư thiền mới có thể "vượt ngoài tương đối" sao? 8->
Muốn vượt ngoài tướng đối thẳng tắc vào bản thể tuyệt đối chỉ có tham thiền mà thôi. Vậy thử nói xem pháp nào vượt ngoài tương đối được?

Bài kệ này bạn đọc được ở đâu? Mà đọc được ở đâu đó thì có còn đúng là "Giáo ngoại biệt truyền" không?. Đó là "Giáo ngoại" với Kinh Phật vì Kinh Phật không có ghi bài kệ này, nhưng nó lại không hề "Giáo ngoại" đối với đầy rẫy những sách vở của người Trung Hoa. Nó cũng không hề "biệt truyền" vì nếu biệt truyền thì sao bài kệ đó giờ lại nằm chình ình trên diễn đàn này để ai cũng biết vây?
Vậy thì không hiểu "giáo ngoài biệt truyền" là gì. Chĩ cứ chấp trên ngôn ngữ mà sai lầm.

Chính ngay Phật đưa cành hoa, đại chúng ngơ ngát, chỉ có tổ Ca Diếp mĩm Cười thì ngôn ngữ ở đâu?

Sở dĩ nói "giáo ngoại biệt truyền chẳng lập văn tự?" đó là bởi vì văn tự là giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới ra lời nói, thế nên chỉ là việc gián tiếp. Còn chơn tâm tự tánh là một sự thật tế rốt ráo, tuyệt đối chẳng thể dùng chẳng ngôn ngữ văn tự dể diễn tả được. Cho nên trong Kinh Kim Cang Phật nói: "Trong 49 năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời".

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng" cho nên ngôn ngữ chỉ là ngón tay tạm mượn để chỉ bản thể chân tâm một cách gián tiếp. Song, gián tiếp đâu thể bằng sự giản dị rốt ráo chỉ thị trực tiếp như Phật Đưa Cành Hoa, Tổ Ca Diếp mĩ Cười.

Nhưng đời sau chấp ngón tay là mặt trăng, nên chư tổ tùy duyên chấp chỗ nào phá chỗ đó. Dù nói bất lập văn tự nhưng đâu phế bỏ văn tự. Bởi có thể mươn văn tự mà tạm giáo hóa chúng sanh.

Không nên kỳ thị rằng người nước nầy viết thì sai, còn người nước kia viết là đúng. Đúng sai không phải ở trên đất nước mà ở nơi con người viết, ở nơi vọng thức chưa thông, lầm chấp của họ. Và đúng hay sai là ở nội dung trong bài họ viết mình có thực hành và đúng như thế hay không.

Người đã giác ngộ thì nói giống nhau, cho nên không cần phân biệt là Ấn Độ hay Trung Hoa, hay Việt Nam. Người chưa giác ngộ nói ra thì sai bất luận là họ ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Hoa hay Việt Nam.


Bạn như người say không bao giờ nhận ra mình đang say. HT. Minh Châu nói "Thần thánh hóa" không phải là nói về thần thông hay van xin. Thần thánh hóa ở ngay câu: "Kiến tánh thành Phật" đó. Bạn đã thấy ai tu Tổ sư thiền mà "thành Phật" chưa? Xưa nay chỉ thấy kiến tánh thành A La Hán là đã vĩ đại lắm rồi. Rồi cái điển tích "Niêm hoa vi tiếu" nữa. Trong pháp hội hôm đó có rất nhiều các vị Thánh tăng, kể cả các vị Đại đệ tử của Phật mà không ai ngộ ngoài Ngài Ca Diếp ư? Thế thì bạn Thánh_Tri định tu chứng pháp "Tối Thượng Thừa" mà qua mặt được các Ngài sao? Bạn không thấy nghịch lý của sự thần thánh hóa đó à? Ôm cái điển tích đó bạn có thấy "sướng âm ỉ" vì đang tu pháp "Tối Thượng thừa" không?
Lại chấp vào văn tự!

Kiến tánh thành Phật là bởi vì Phật là Giác nên chứng nhập tự tánh giác nên mình mới gọi là Phật. Chứ đâu phải là 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp ở ngoài hình tướng đâu! Chấp 32 tướng 80 vẽ đẹp là thần thánh hóa đó vậy, bởi chuyển luân thánh vương cũng có tướng đó. Vậy chuyển luân thánh vương là Phật?

Kinh Kim Cang nói: "Nếu dùng âm thinh cầu ta, dùng mắt thấy ta, người đó hành đạo tà, chẳng thể thấy Như Lai".

Lại nói: "Như Lai là nghĩa NHƯ của các pháp"

Lại nói: "Kiến chư tướng phi kiến tức kiến Như Lai".

Bài kệ Tắm Phật ngày Phật Đản "Bất sinh bất diệt lão cù đàm".

Vậy đâu phải phật là cái thân xác giả tạm vô thường ấy, mà chính là chỉ có tâm tánh bồ đề, chơn như tự tánh.


Dù là giả danh hay thật danh nhưng nếu không thần thánh hóa thì chẳng ai có thể nghĩ ra những cái tên đẹp như mơ vậy đâu!
Lại chấp vào danh tự. Giờ tôi cho tên xấu cũng được, kẻ lở thiền, cuồi thiền, không ai ưa thiền, v.v... cũng được. Tất cả chỉ là giả danh. Gọi là gì không quan trọng, quan trọng là đúng Như Pháp. Tánh Giác vẫn là Tánh Giác dù có gọi nó là gì, cho nên tên đẹp hay tên xấu không sao, chỉ là giả danh.
Tâm của bạn là Phật sao? Bạn có mê sảng không đấy? Tâm bạn là Phật mà bạn lại vẫn là phàm phu Vô minh thế sao? Tâm bạn có Phật mà lại để cho Vô minh che lấp thế à? 8->
Nghe nói tâm liền chấp tâm.

Tâm có hai: "Chân tâm" và "vọng tâm".

Vọng tâm là những tâm tham sân si hằng ngày, nó che mờ chân tâm. Mình không hay biết nên cho người và tâm khởi tham sân si là mình nên chịu khổ sanh tử.

Phật thị hiện cõi đời để chỉ cách mình nhìn lại và xử lý tâm vọng đó. Di dẹp đám mây mù vọng tâm thì chân tâm sẽ rõ ràng chiếu soi.

Như mặt trời vốn lúc nào cũng chiếu soi, nhưng bị mây đen che nên tạm mình không thể thấy thôi, chứ đâu phải là không có mặt trời!

Phật là Tánh Giác nơi mình, chỉ vì vọng tâm che lấp chẳng thể thấy chứ đâu phải là không có.

Mật tông thì không nói, còn bạn vơ đũa cả nắm nói Nam tông chấp vào thần thông là quá hồ đồ. Bạn thử đưa ra dẫn chứng là trong kinh nguyên thủy chủ trương chấp vào thần thông xem?
Ai bảo bạn rằng thiền quán hơi thở là của ngoại đao? Ngoại đạo chuyên tu Nín thở nhe bạn. Thế chẳng lẽ Phật dạy quán hơi thở trong Kinh quán niệm hơi thở là Phật dạy pháp tu của ngoại đạo à? Chính bạn mới là "điên đảo mê muội hết mức" đó. Còn Đức Phật tu pháp thiền nào để giác ngộ giải thoát thì bạn hanh phuc đã trình bày rõ ràng ở topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 151#p93144 rồi. Bạn bớt bảo thủ hơn có được không? =P~
[/quote]

Tôi chẳng nói pháp đó là ngoài đạo, nhưng có xuất xứ từ ngoại đạo. Phật cũng từng tu tập chứng đến phi phi tưởng xứ định mà không có kết quả.

Sao nầy chứng quả rồi, mới dùng phương tiện tiếp dẫn người sơ cơ vào cửa Phật nên mới mượn những gì hiện có ngoài đời tức là thiền hơi thở yoga, bà la môn nhưng sang phật giáo thì nó khác rồi, bởi Phật chỉnh xửa lại cho đúng phép.

Xong, quán hơi thở ra tôi biết tôi thở ra, hơi thở vào tôi biết tôi thở vào, lạnh tôi biết lạnh, nóng tôi biết nóng v.v... chỉ là cách dạy tạm thời để đè nén tâm hư vọng mà thôi. Song cái tâm hư vọng biết đó vẫn còn thì đâu thể triệt để giải thoát giác ngộ.

Thế cho nên lên cao nữa thì có "Diệt Thọ Tưởng Định" thì mới có thể vào bản thể tuyệt đối được. Đây là bước vào Đại Thừa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

@ Thánh_Tri: Tôi sẽ không tiêu tốn thời gian với bạn nữa, bởi vì những vấn đề tôi chất vấn thì bạn không trả lời trực tiếp mà luôn tìm cách ngụy biện lòng vòng né tránh lái chệch ra khỏi vấn đề tôi đang hỏi bạn. Tóm lại bạn hãy đọc những bài kinh trong topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 151#p93144 để xem mình có thực hiện theo đúng lời dạy của Thế Tôn không nhé, hay thậm chí là bạn còn xuyên tạc những pháp tu mà ba đời Chư Phật đều tu tập là thấp kém? Bạn đang phỉ báng và phản bội lại Chư Phật đấy bạn có biết không? 8->c


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thảo luận để phơi bài ra lẽ thật. Mà phải thảo luận đúng tinh thần khoa học và hài hòa như đức Phật.

Thảo luận chỉ ở trên vấn đề mà thảo luận, chứ đường xen kẻ những lời nói xấu cá nhân.

Ở đây là học tập chứ không phải gì khác.

Thôi thì cũng chúc domc an vui, mọi việc hãy tùy duyên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

cafene Trong chủ đề này chỉ thiên về kinh tạng Pali , không nói về kinh Hán tạng.

Cố HT, đã nhấn mạnh phần đầu bài chỉ gọi là Như Lai Thiền hệ Pali, chớ không động đến Tổ Sư Thiên kinh Hán Tạng.

Và mục đích Chú Hỉ trích dẫn ra là để học lại các bài học thực tế và ứng dụng cho mình... Theo như Cố HT cũng đã nhấn mạnh ở phần đầu.
Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật.
Như vậy, Cố HT đã khuyến tấn chúng ta, bài giảng này không phải là một bài giảng lý thuyết mà là một bài ứng dụng của Cố HT đã gom tụ trong đời.

Hy vọng những ai cần tìm hiểu về hệ Pali thì hãy đọc từ từ và trích dẫn ra để cùng hiểu chung, còn ai không thích thì cũng đừng đem kinh Hán Tạng vào bình luận, khó mà cùng tâm, cùng ý.

Nguyên do chánh của Hệ Pali là dạy tu tập ''từ thân tới tâm, nói đúng hơn là từ pháp có như Tứ Diệu Đế; Vô Ngã Tướng, Tam Pháp Ấn, Giới Định Huệ. Mà đi đến pháp không quán như Bát Nhã Tâm Kinh.
Ngược lại Kinh Hán Tạng thì tu tập ''Từ tâm rồi đến thân'' hay quán chiếu pháp không quán hiểu nghĩa của các Pháp... rồi mới đến Giới Định Huệ.v.v. Đây chỉ là một giả dụ giữa hai Nam Tông và Bắc Tông Phật Giáo. Quí Phật tử đừng nên chấp vào, xem như là hí luận.

Chúng tôi chỉ quan tâm đến những cộng đồng thành viên nào thích học và nghiêm cứu về kinh tạng Pali thì xin mời cùng tham khảo. Thank.

-----------------------------------
Như Lai Thiền thì quí vị đã biết ý của cố HT nói về Ngài Tất-đạt-đa, Vị Hoàng tử xứ Ấn...
Đời sống tu tập của Ngài khó ai vượt qua. Trong kinh thi chúng ta mỗi người hiểu một phần lời dạy của Bậc Chánh Đẳng Giác tức là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trong Tứ Diệu Đế có Đạo Đế; trong Đạo Đế được gọi là 37 phẩm trợ đạo, được chia ra làm 6 phần.
Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.

Như vậy, chúng ta tu tập ''Tứ Niệm Xứ'' thì có gọi đúng là Như Lai Thiền ?

Hành giả tu Tứ Niệm Xứ thì phải như thế nào ? Xin mời :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết: Chúng tôi chỉ quan tâm đến những cộng đồng thành viên nào thích học và nghiêm cứu về kinh tạng Pali thì xin mời cùng tham khảo. Thank.
Vậy là chú Hỉ biết đọc và viết tiếng Pali. Chủ có thể chỉ cho mọi người cách đọc tiếng Pali ra sao được không!?

Ví dụ như câu này:

  • "Tato yamakapātihāriyāvasāne Bhagavā cintesi atītabuddhā pātihiram katvā kattha nu kho vassam
    upaganchimsūti. Āvajjanto tāvatimseti addasa idāni mayā gantum tattha gantvā mādupaccupakāratthāya
    sattapakaranābhidhammadesanatthāya vattātīti".
tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Chú Hỉ đã viết: Chúng tôi chỉ quan tâm đến những cộng đồng thành viên nào thích học và nghiêm cứu về kinh tạng Pali thì xin mời cùng tham khảo. Thank.
Vậy là chú Hỉ biết đọc và viết tiếng Pali. Chủ có thể chỉ cho mọi người cách đọc tiếng Pali ra sao được không!? tangbong
Không phải ý này đây Bác Battinh,

Xin đính chánh: kinh tạng hệ Pali đã dịch thực ra chữ Việt của Cố HT Thích Minh Châu. Thì xin mời cùng tham khảo, Thanks.

Hề hề, chữ Việt viết chưa đủ tiêu chuẩn. Xin thông cảm. :) kinhle


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tôi nghĩ "chú Hỷ" lầm lẫn rồi đó.

Như Lai Thiền là Thiền Bắc Tông.
Sở dĩ gọi là Như Lai Thiền là để chỉ những vị Thiền sư đã kiến tánh, thấy được chơn tâm, nhưng chưa sử dụng được diệu dụng của nó.
Các vị đắc "vô sanh pháp nhẫn" tức là đắc Như Lai Thiền.
Chỉ khi nào phát huy được Diệu dụng của Tâm, mới gọi là đắc "Tổ Sư Thiền".

Cho nên bài này đưa vào lầm Box rồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:Tôi nghĩ "chú Hỷ" lầm lẫn rồi đó.

Như Lai Thiền là Thiền Bắc Tông.
Sở dĩ gọi là Như Lai Thiền là để chỉ những vị Thiền sư đã kiến tánh, thấy được chơn tâm, nhưng chưa sử dụng được diệu dụng của nó.
Các vị đắc "vô sanh pháp nhẫn" tức là đắc Như Lai Thiền.
Chỉ khi nào phát huy được Diệu dụng của Tâm, mới gọi là đắc "Tổ Sư Thiền".

Cho nên bài này đưa vào lầm Box rồi.
Sư phụ Bình kính,
Chúng ta là những Phật tử tại gia thì chiếu theo kinh, Hỉ cũng chiếu theo kinh, sách dịch của Cố HT viết vậy, GHPGVN chấp nhận như vậy. Thí chúng ta cũng phải tuân theo.
Và khi nói đến sách nào thì luôn luôn chú thích lại để Phật tử và học giả có chổ phân biệt.

Kinh Hán Tạng thì có Kinh Lăng Già có dạy về Như Lai Thiền... Hỉ chi hướng dẫn đem đến lợi ích ''học kinh này thì đứng ngó kinh khác! sẽ làm cho mình điên đảo thêm hơn.''

Bây giờ thì Quí Phật tử, Sư phụ Bình hiểu ý rồi phải hông, Thanks :) cafene Vậy xin mời nhập cuộc vào sân chơi lành mạnh tangbong đi. tangbong

Chủ đề gốc: Như Lai Thiền Thiền Nguyên Thủy
Cố Hòa thượng Thích Minh Châu


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong trang web http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap021.htm
mà đ/h "chú hỷ" đã đưa lên, có một đoạn quan trọng, trích ra như sau :
Thiền Định của đức Phật.
Một kinh nghiệm nữa đến với Sa-môn Gotama: Sau khi tu hành khổ hạnh trong 6 năm không có kết quả, Ngài tự hỏi có con đường nào khác có thể đưa Ngài đến giác ngộ, và sau đây là những lời ghi nhận của Ngài khi Ngài hướng tìm một con đường khác, như đã ghi trong Đại kinh Saccaka, Trung Bộ Kinh:
"Nhưng ta với sự khổ hạnh khốc liệt như thế này vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thăng xứng đáng bậc Thánh. Hay là có con đường nào khác đưa đến giác ngộ?".
"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, dòng họ Thích Ca, đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ, khi an trú như vậy Ta nghĩ: "Theo con đường này có thể đưa đến giác ngộ chăng"? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là con đường đưa đến giác ngộ".
Với kinh nghiệm này, Sa-môn môn Gotama thực hành Thiền định chứng Sơ thiền, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư. Rồi đến Thiền thứ tư, Ngài hướng tâm và chứng được ba minh và cuối cùng, Ngài thành Đạo, chứng được Thánh quả, thành bậc Chánh giác.
Chúng tôi ghi chép sau đây kinh nghiệm hành Thiền, chứng đạo của Ngài như đã được ghi trong Đại Kinh Saccaka:
"Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại,
- Ta ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
- Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
- Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
- Xả niệm xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta".
Rồi với tâm định tĩnh trong Thiền thứ tư ấy, Sa-môn môn Gotama hướng tâm đến Túc mạng minh, đến Thiên nhãn minh, đến Lậu tận minh:
"Nhờ hiểu biết như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta đã biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành. Việc cần làm đã làm. Không còn trở lui trạng thái này nữa". Này Aggivessana, đó là Minh thứ ba, Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt minh sanh, mê tối diệt ánh sáng sanh, do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần" (Trung Bộ Kinh).
Theo đó thì Đức Phật từ bỏ khổ hạnh, và ngài thực hành Thiền Định bên bờ sông Ni Liên. Kinh nghiệm của ngài như sau:
- Ta ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Đầu tiên là ngài ly dục, nhập sơ thiền, cảm giác an lạc, nhưng vẫn có những tìm tòi, suy nghĩ (tầm và tứ)
- Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Ngài diệt tầm và tứ (ý thức) nhập thiền thứ hai. Nội tâm yên tịnh, có cảm giác an lạc, và hiện hữu
- Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Ngài lìa cảm giác vui thích, buông bỏ hết thảy, nhưng vẫn giữ chánh niệm, chứng được thiền thứ ba, cảm giác an lạc, hiện hữu, nhưng không bận tâm.
- Xả niệm xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này
Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta".
Ngài buông bỏ cả các niệm về khổ, và niệm vui đã chứng được, chứng thiền thứ tư, không khổ không vui. Chỉ có một niềm an lạc.

Từ Tâm định tĩnh này, đức Phật quán xét các kiếp trước của mình, chứng được "túc mạng minh". (về thời gian)
Quán xét pháp giới, chứng được "Thiên nhãn minh" (về không gian)
Quán xét nguồn gốc của sự hiện hữu, nguồn gốc của luân hồi, nguồn gốc của vô minh, và chứng được "lậu tân minh" (dứt tận các nghiệp), thành đạo Bồ Đề.

So sánh với Tổ sư Thiền thì cũng có những tuơng đồng :
Như Lai Thiền (Bắc tông) và Tổ sư Thiền đều chủ truơng làm ngưng lại các hành niệm, ngưng lại ý thức, khiến cho tâm được thanh tịnh, định tĩnh, để sửa soạn cho việc chứng nhập vào chơn tâm (nhập pháp giới)
Nhưng Tổ sư Thiền dùng các phuơng tiện : quán thoại đầu, tham công án để làm trong sạch bổn tâm, làm cho vọng tâm (niệm) không khởi, từ đó mà tâm được định, tĩnh, vào trạng thái "không khổ không vui, không hiện hữu, không phải không hiện hữu. tuơng đuơng với đệ tứ Thiền.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật

Hòa thượng Thích Minh Châu


Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
Trong đoạn trích dẫn trên, cái tựa nói là "Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật" và trong câu mở đầu, ở ngay đầu dòng, chỉ vọn vẹn có ba chữ độc nhất "Như Lai Thiền", còn lại toàn là chỉ đề cập đến các pháp thiền của đức Phật đã thực hành để giác ngộ, mà không thấy có thêm ba chữ "Như Lai Thiền" nào nữa.

Và ở đoạn cuối cố Hòa thượng nhắc nhở và sách tấn: "Chúng ta hãy cố gắng làm sống dậy ý nghĩa lành mạnh của hành Thiền nguyên thủy, áp dụng pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta và như vậy chúng ta vừa báo đáp ân đức thuyết pháp độ sanh của đức Phật và tự mình được san xẻ những kinh nghiệm về Thiền của đức Phật. Có vậy chúng ta mới đánh giá đúng đắn phương pháp hành Thiền của đức Phật và được hưởng thọ những ảnh hưởng tốt đẹp của Pháp môn hành Thiền".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết: So sánh với Tổ sư Thiền thì cũng có những tuơng đồng :
Như Lai Thiền (Bắc tông) và Tổ sư Thiền đều chủ truơng làm ngưng lại các hành niệm, ngưng lại ý thức, khiến cho tâm được thanh tịnh, định tĩnh, để sửa soạn cho việc chứng nhập vào chơn tâm (nhập pháp giới)
Nhưng Tổ sư Thiền dùng các phuơng tiện : quán thoại đầu, tham công án để làm trong sạch bổn tâm, làm cho vọng tâm (niệm) không khởi, từ đó mà tâm được định, tĩnh, vào trạng thái "không khổ không vui, không hiện hữu, không phải không hiện hữu. tuơng đuơng với đệ tứ Thiền.
tangbong tangbong tangbong Đúng vậy, lối tu có nhiều lối nhưng bản thể thì trở về một nguồn cội. Nôm na là tự giải thoát ''kiếp lục đạo luân hồi'' còn trở về nguồn cội làm theo những lời dạy của Đức Từ Phụ dạy tứ chúng thế nào, thì hậu nhân chúng ta học theo thế ấy. Đừng cầu thị, đừng chỉ trích, mỗi mỗi người người hãy tìm cho mình một ốc đão tự thân thì dầu có đi diễn đàn khác hay ở giữa chợ đời cũng không sợ.

Tóm lại: Bắc Tông Phật Giáo thì đi theo: Chân Không diệu hữu làm cứu cánh.
Còn Nam Tông Phật Giáo thì theo: Diệu Hữu, Chân Không.
------------------
Nhưng hiện nay các Phật tử theo học kinh Pali tạng không thấy chia sẻ thì phải kết thúc thôi, thật đáng tiếc. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

battinh đã viết:
Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật

Hòa thượng Thích Minh Châu


Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
Trong đoạn trích dẫn trên, cái tựa nói là "Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật" và trong câu mở đầu, ở ngay đầu dòng, chỉ vọn vẹn có ba chữ độc nhất "Như Lai Thiền", còn lại toàn là chỉ đề cập đến các pháp thiền của đức Phật đã thực hành để giác ngộ, mà không thấy có thêm ba chữ "Như Lai Thiền" nào nữa.

Và ở đoạn cuối cố Hòa thượng nhắc nhở và sách tấn: "Chúng ta hãy cố gắng làm sống dậy ý nghĩa lành mạnh của hành Thiền nguyên thủy, áp dụng pháp môn niệm hơi thở vô hơi thở ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta và như vậy chúng ta vừa báo đáp ân đức thuyết pháp độ sanh của đức Phật và tự mình được san xẻ những kinh nghiệm về Thiền của đức Phật. Có vậy chúng ta mới đánh giá đúng đắn phương pháp hành Thiền của đức Phật và được hưởng thọ những ảnh hưởng tốt đẹp của Pháp môn hành Thiền".
Một danh từ ''Như Lai Thiền'' cũng đủ cho chúng ta phân biệt ''Ai hành thiền đúng theo Ngài'' tức là tu Như Lai Thiền.
Và Như Lai Thiền thì đâu có khác chi ''Thiền Nguyên Thủy'' Xem lại Kinh Lăng Già giảng giải cũng không khác.
Nhưng người có tâm cầu mạn ''theo quyền thế, danh vọng, tiền tài...'' thì mới thấy khác và tạo lập riêng cho mình. Vậy đó, mà ngày nay vẫn còn một số ít thiên kiến sai lầm học theo những lời tà mạn cho rằng Thiền Nguyên Thủy là Tiểu Thừa Thiền.

Có phải là người...Thiển cận, khinh thị đuổi theo ngoại vọng mới chết chớ. Thật là xấu hổ mang danh Phật tử, đi chùa chiền cầu đạo. Mà không biết phân biệt phia nhà, phia ta... Hãy thức tỉnh và sám hối việc làm mình sai đi. :)
---------------------------------------------------------------------------------------
Trả lời với Bác Batting, về quyền hạn và chức dụ của Cố HT lúc đương thời có thể sửa đổi kinh sách, dịch thực mọi thứ...Bác đồng ý phải hông. :)

Nhưng HT không cần phải làm vậy ''Người nói xấu mình, mình nói xấu lại'' v.v. Do đó, người trí chỉ cần một câu, một chữ cũng đủ diễn tả hết tâm ý.


Còn ngày nay chúng ta đọc học hiểu rất nhiều kinh, nói giải đáp có khi còn gây ra khẩu chiến mích lòng với nhau, đó là tại chúng ta tu chưa đúng mức.

Thì ngày nay, nếu chúng ta thây kệ, chuyện thị phi đừng chấp là cũng đủ dùng ở diễn đàn rồi. :)
Sửa lần cuối bởi Chú Hỉ vào ngày 22/10/14 13:08 với 1 lần sửa.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách