Như Lai Thiền là gì?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chủ đề gốc:
Thiền Nguyên Thủy
Cố Hòa thượng Thích Minh Châu


--------------------------------------------------------------------------------

Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.


Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật.

khi ngài chưa thành Đạo.
khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng.
khi Ngài nhập Niết-bàn.


Tiếp đến chúng tôi giới thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng có thể ứng dụng ngay trong đời sống hiện tại, vừa là một tiến trình đưa đến giải thoát và giác ngộ.

Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Anapànasati, niệm hơi thở vô hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quán, Định Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình.

Mọi trình bày của chúng tôi đều nêu rõ xuất xứ, trích từ trong Kinh tạng Pàli nào, để xác chứng đó là những lời dạy của đức Phật, chứ không phải là những sản phẩm tưởng tượng của diễn giả, và giúp cho những ai muốn tự mình nghiên cứu tư liệu cũng có thể truy nguyên đến nguồn gốc một cách chính xác. (Còn tiếp...)

Trước hết, chúng tôi xin trình bày: Những kinh nghiệm cá nhân của đức Phật về Thiền.

Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, không một ai dạy cho Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoát và giác ngộ, rất độc đáo, tuyệt diệu; đó là pháp môn: Giới Định Tuệ.


Lời bàn:
Trong nội dung bài giới thiệu '''Như Lai Thiền'' của cố tác giả HT.Thích Minh Châu viết, và đã để lại cho chúng ta một bài giới thiệu Thiền vô giá. Của Kinh tạng Pali. Đó là trrong sự khác biệt giữa Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền.

Nếu là một học -giả có trí và muốn tìm hiểu sâu về tâm linh kiến thức trước phải tìm hiểu Như Lai Thiền là gì! sau mới tới Tổ Sư Thiền là để phân biệt nguồn gốc khái niệm căn bản mà hòa hợp lại tâm tánh mình cho hợp hơn là bàn luận bằng sự tưởng tượng một bên, thần thánh hóa một hướng thì không mang được lợi ích nào về nguồn gốc tâm linh và Đạo Phật nói chung.

Kế đến là cố HT chỉ giảng dạy cá biệt về Kinh tạng Pali chớ không đề cấp đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli


Vì kinh A-tỳ-đàm không thuộc về kinh mà là một bộ luận càng giải thích sâu vấn đề, thì kinh tạng thiếu đi sự ứng dụng trong cách hành thiền Như Lai, mà tác giả sẽ nói tiếp cho phần sau.

Theo cá nhân riêng của Chú Hỉ, con đây, nếu hành giả không hiểu gì về Như Lai Thiền thì đừng mơ tưởng sự thành công ở Tổ Sư Thiền. Ngược lạ Hành giả có căn bản Như Lai Thiền thì muốn trải nghiệm qua Tổ Sư Thiền là một sự thật dễ dàng. :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
Thời đức Phật làm gì có danh từ "Như Lai Thiền" hay "Tổ Sư Thiền".
Cho nên khi đức Phật hành thiền thì chỉ nói là Thiền định không thôi.
Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Anapànasati, niệm hơi thở vô hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quán, Định Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình.
Các loại thiền này trong sách thiền định cũng có dạy
- Thiền niệm hơi thở ra vào , gọi là sổ tức quán.
- Pháp môn chỉ quán là phuơng pháp chính của "Thiên Thai Tông"
Chỉ là đình chỉ, tức làm ngừng dòng vọng thức, vọng niệm. (đây chính là Định)
Quán là xem xét sâu sắc các đặc tính Phật học như Phật tính, chân như, Niết Bàn v.v.... (Đây là phuơng pháp để phát huệ)

Nói tóm lại là như vầy :
Cả Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền đều có mục đích và đều có khả năng đưa đến giải thoát.
Có điều là Tổ Sư Thiền có các phuơng pháp đặc thù do các Tổ sư áp dụng để khai hóa cho đệ tử sớm nhập pháp môn, sơm nhận ra tự tánh của chính mình. Nên có tên như vậy.

Tất cả các pháp Thiền này đều bắt nguồn từ đức Phật.
Các loại thiền do Phật dạy (giáo) trong các kinh sách thì gọi là "giáo môn"
Riêng Thiền Tông, (được Phật chỉ riêng về tự tánh), lấy Phật tánh làm Tông chỉ thì gọi là "Tông môn", Vì lấy Phật Tâm làm tông chỉ nên còn gọi là "Phật Tâm Tông".

Những kẻ hậu sinh sau này, không có mặt khi Phật còn tại thế, không thể biết Phật đã chỉ dạy ai cái gì, thì không được phán quyết rằng
Pháp này của Phật, pháp này không phải của Phật. Ai dám phủ nhận điều Phật đã chỉ dạy tức là đã tạo nghiệp địa ngục.

Ai theo pháp môn nào đều có thể nói "Pháp môn này là hay nhất" (vì nó phù hợp với mình), nhưng không thể nói pháp môn mà người khác tu là giả mạo, là ngụy tạo. Đó tức là tạo nghiệp địa ngục. Vì tất cả Pháp môn đều do Phật thuyết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

binh đã viết:- Thiền niệm hơi thở ra vào , gọi là sổ tức quán.
Sổ tức quán là phép đếm hơi thở, không phải là Thiền quán niệm hơi thở. Trong kinh Phật không dạy phép đếm hơi thở, đó là do hậu thế sáng tác ra thôi. caunguyen
Thời đức Phật làm gì có danh từ "Như Lai Thiền" hay "Tổ Sư Thiền".
Đúng thế, HT Minh Châu gọi như vậy là để người thời nay dễ hiểu thôi, vì danh từ "Tổ sư Thiền" đã quá phổ biến ở các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung quốc. Dựa vào đặc điểm đốn ngộ của pháp thiền này thì chúng ta có thể gọi đó là Thiền Đốn Ngộ. Mà hiện tượng đốn ngộ thì không phải là chỉ có ở các Tổ của Tổ Sư Thiền. Thời Phật còn tại thế đã có rất nhiều vị đệ tử đã được đốn ngộ, mà triệt ngộ luôn, Tam Minh Lục Thông đều viên mãn. Còn những vị thiền sư sau này của Tổ Sư Thiền không biết có được Tam Minh Lục Thông chưa thì chúng ta không rõ. Vấn đề này tôi cũng thấy ĐH Nói Thẳng đã trình bày khá cặn kẽ ở topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 40&t=10768 rồi ( Rõ nhất là ở comment sau: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =60#p91393). .,.,
Sửa lần cuối bởi hanh phuc vào ngày 16/10/14 04:34 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khổ thật! Vấn đề tông phái sao cứ nhắc đi nhắc lại mãi biết đến bao giờ mới chấm dứt!

Trong kinh Lăng Già có chỉ rõ bốn pháp thiền là: Ngu Phu Sở Hành Thiền, Quán Sát Nghĩa Thiền, Phan Duyên Như Thiền và Như Lai thiền. Hình như năm ngoái tôi có đăng trong diễn đàn này bốn loại thiền nói trên, nay tìm lại không thấy đâu vì quá nhiều bài vở...

Quí vị có thể tìm đọc cuốn kinh Lăng Già do bác Bình đăng vào trong này.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

battinh đã viết:Khổ thật! Vấn đề tông phái sao cứ nhắc đi nhắc lại mãi biết đến bao giờ mới chấm dứt!

Trong kinh Lăng Già có chỉ rõ bốn pháp thiền là: Ngu Phu Sở Hành Thiền, Quán Sát Nghĩa Thiền, Phan Duyên Như Thiền và Như Lai thiền. Hình như năm ngoái tôi có đăng trong diễn đàn này bốn loại thiền nói trên, nay tìm lại không thấy đâu vì quá nhiều bài vở...

Quí vị có thể tìm đọc cuốn kinh Lăng Già do bác Bình đăng vào trong này.
Nhưng vấn đề ở đây là kinh Lăng Già lại không được Phật giáo nguyên thủy Theravada công nhận là được các vị đại đệ tử của Phật kết tập trong hai lần kết tập kinh điển đầu tiên. Thế mới khó xử ĐH battinh ạ! #-o

Mà tôi nghĩ nếu Phật có dạy 4 loại thiền như thế thì dù là người ngu nhất cũng chẳng chịu học Ngu Phu Sở Hành Thiền làm gì đâu. Đến thời mạt pháp bây giờ người ta còn đua nhau học những pháp "Tối Thượng Thừa" cơ mà! :D


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phật giáo Nguyên Thủy không cộng nhận là chuyện của họ, Như Lai thiền do chính Phật thuyết cho Bồ tát Đại Huệ trong kinh Lăng Già và người sau này học và hành theo cũng là chuyện của họ. Đao hữu thấy "khó xử" là do đạo hữu, có thể thay đổi được việc đã thành truyền thống lâu đời được không?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hanh phuc
Bài viết: 45
Ngày: 04/09/14 00:56
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh phuc »

battinh đã viết:Đao hữu thấy "khó xử" là do đạo hữu, có thể thay đổi được việc đã thành truyền thống lâu đời được không?
Ồ không, tôi thì làm sao thay đổi được "truyền thống lâu đời" cơ chứ. Nội việc Việt Nam bây giờ muốn bài trừ tệ nạn đốt vàng mã vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc lây lan sang mà dường như đã là không thể (Thậm chí rất nhiều người vẫn lầm lẫn tưởng hủ tục đó có nguồn gốc từ Đạo Phật cơ đấy). Còn trong gia đình, ngay đến việc tôi muốn thay đổi một số thói quen của bà xã mà có vẻ đã là một "nhiệm vụ bất khả thi" rồi! :D

Thôi tùy duyên ĐH battinh nhỉ. Đến Phật mà còn phải xác nhận rằng: "Tịnh, không tịnh tự mình. Không ai thanh tịnh ai" cơ mà! tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hanh phuc đã viết:
Thôi tùy duyên ĐH battinh nhỉ. Đến Phật mà còn phải xác nhận rằng: "Tịnh, không tịnh tự mình. Không ai thanh tịnh ai" cơ mà! tangbong
Đúng vậy, và hãy để cho "Các pháp tự vận hành". tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khà khà, Phật sử, sau khi đọc xong sẽ tăng thêm một phần công lực (tri kiến).

Chủ nghĩa Danh thơm, tiếng tốt của Tông môn mình thích học! ai ai cũng có chút phần thiên vị ''Cái của mình'' đúng hông? cafene :)

Đây là cái ngã còn sót lại của người Phật Tử học đạo. Nếu ai muốn bám vào danh tự thì hãy tự nhiên. Bởi có ai tu dùm cho ai đâu hè.

Sự phụ Bình bàn rất đúng, mà đ/h HP nói không sai, Bác Battinh cũng hoàn toàn đúng. Hề hề.
Hiểu đúng hết tất cả là một lẽ, còn ứng dụng tu thiền mới là bước thứ hai.

Về bài giảng ''Giới thiệu về Như Lai Thiền của cố HT'' thì Hỉ không thấy dạy, chân tâm, Phật tánh là gì, Hay kiến tánh thành Phật, Duy tâm tịnh độ... mà chỉ dạy cái mà chúng ta đã hiểu, đã trải qua... Đó là các phiền não chướng trong đời này. Như vậy Như Lai Thiền trong kinh điển hệ Pali, Chú Hỉ muốn học, thì phải học thế nào? tangbong cafene Xin tiếp ứng, hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi có vài góp ý như sau:

1. Rất tôn kính cố HT Minh Châu vì ngài là nhà nghiên cứu và văn hóa.

---------------

2. Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền đều là giả danh, tạm mượn mà nói thôi, tại sao chúng ta lại chấp trên văn tự mà dò xét có không trong kinh điển và đúng sai? Đôi khi tên tổ sư thiền hay Như Lai Thiền không có trong kinh mà bản chất thiền ấy vẫn nằm trong ý kinh, hay có một tên gọi khác. Như một người vô danh không tên tuổi, đâu có nghĩa là họ không tồn tại, không có trong xã hội? Cũng thế dù cái danh tên Tổ Sư Thiền không nằm trong Kinh, đâu có nghĩa là nó không được Phật đề cập đến?

Tôi cho rãi rác trong Kinh Nam Truyền đều có dâu vết của Tổ Sư Thiền:

Pháp Cú:

"Không làm các viêc ác, chỉ làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đấy lời dạy chư Phật".

Chính chỗ "giữ tâm ý trong sạch" là Tổ Sư Thiền. Người đời không biết lại cho rằng giữ tâm ý trong sạch là cố gắng kèm chế vọng tâm, hay không cho những ác tâm sanh khởi là giữ tâm ý trong sạch. Đó là sai lầm. Ý nghĩa của giữ tâm ý trong sạch là vượt ngoài tất cả tương đối của tâm thức có, không, vô ký, vượt ngoài khổ, vui, không khổ không vui.

Lại kinh nói: "Như Lai không bước tới, không bước lui, cũng không dừng lại như vậy Như Lai vượt khỏi bọc lưu". Đây cũng là tư tưởng Đại Thừa Thiền vì vượt ngoài tương đối.

Tại sao chúng ta lại chấp vào văn tử giả danh? Tại sao chúng ta chỉ nghe cái tên mà đánh giá, như một quyển sách chỉ nhìn trang bìa hay tựa đề mà đánh giá, chẳng chịu tìm hiểu nghĩa lý bên trong. Đây là điên đảo mê muội quá mức! Người Phật Tử là người theo con đường Giác Tỉnh đâu phải mê muội đến thế!
------------------------

3. Sở dĩ gọi là Tổ Sư Thiền vì pháp Thiền Trực Tiếp nầy được truyền từng đời từng đời qua các tổ sư, tâm ấn tâm. Tôi có thể cho nó cái tên khác cũng được như Tối Thượng Thừa Thiền, Bát Nhã Thiền, Vô Trụ Thiền, Trực Chỉ Thiền, Tự Tánh Thiền, Vô Đối Thiền, Tuyệt Đối Thiền, vv.... Tất cả chỉ là giả danh mượn dùng để nói mà thôi!

--------------

4. Trong bài Kệ Truyền của Phật Thích Ca cho Tổ Ma Ha Ca Diếp có nói như sau:

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.

Thế thì pháp thiền nầy trước khi được gọi là Tổ Sư Thiền, thì Phật gọi là "Pháp Vô Pháp". Đã là pháp vô pháp thì cũng không tên gọi, mà không tên gọi thì chúng sanh làm sao biết, bất đắc dĩ phải mượn ngô từ thế gian mà diễn tả. Tất cả chỉ là tên gọi thôi! Nhưng miễn sau đường lối tu hành đúng tôn chỉ không sai khác mà thôi.

---------------

5. Pháp thiền VÔ Pháp nầy không phải thần thánh hóa cái gì cả, mà còn đánh tan tất cả chấp trước, mê muội, lầm chấp của chúng sanh từ xưa đến nay. Khi xóa sạch tự ngôn tự ngữ trong lòng mỗi người thì chân tánh tròn sáng chiếu soi. Thì làm gì có thần thánh hóa ở trong đó mà nói rằng: "Nếu là một học -giả có trí và muốn tìm hiểu sâu về tâm linh kiến thức trước phải tìm hiểu Như Lai Thiền là gì! sau mới tới Tổ Sư Thiền là để phân biệt nguồn gốc khái niệm căn bản mà hòa hợp lại tâm tánh mình cho hợp hơn là bàn luận bằng sự tưởng tượng một bên, thần thánh hóa một hướng thì không mang được lợi ích nào về nguồn gốc tâm linh và Đạo Phật nói chung."

Thật sai lầm hết sức! Đã "Giáo ngoài biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật" thì thần thánh hóa ở chỗ nào? Có vang xin, cung kiến, bái lạy vị thần nào đâu mà nói thế?

Ngược lại còn dạy mình phải xoay về tự tâm mình mà nhận ra ông Phật nơi mình, đừng vọng cầu ông phật nào khác bên ngoài, vì không có phật ngoài tâm, vì Tâm là Phật, Phật là Tâm, tìm phật ngoài tâm là việc mê sảng mới đúng!

Bên Nam Tông và các thiền giáo môn khác, kể cả Mật Tông cũng còn chấp vào Thần Thông nhiều lần bị Phật quở không cho dùng, cái đó mê chúng sanh, cái đó thần thánh hóa thì mới phải! Chứ Thiền Đốn Ngộ thì không cần thiết những thần thông ấy, chỉ là cốt thấy Tự Tánh, sống thật với chính mình mà thôi. Nên nói hằng ngày "Ăn cơm mặt áo".

----------------
6. Chính cái thiền quán hơi thở cũng là xuất phát từ Ngoại Đạo. Phật xưa theo ngoại đạo tu tập 6 năm không kết quả giác ngộ nên bỏ đến cội bồ đề dùng Bát Nhã Thiền mà giác ngộ giải thoát. Vậy thì Bát Nhã Thiền hay Pháp Vô Pháp Thiền nầy mới thật là của Phật Giáo chính tông, còn các pháp vai mượn khác chỉ là tạm diệu dắt chúng sanh đến Bát Nhã Thiền mà thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
domc
Bài viết: 22
Ngày: 16/09/14 02:38
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi domc »

Thánh_Tri đã viết:Pháp Cú:

"Không làm các viêc ác, chỉ làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đấy lời dạy chư Phật".

Chính chỗ "giữ tâm ý trong sạch" là Tổ Sư Thiền. Người đời không biết lại cho rằng giữ tâm ý trong sạch là cố gắng kèm chế vọng tâm, hay không cho những ác tâm sanh khởi là giữ tâm ý trong sạch. Đó là sai lầm. Ý nghĩa của giữ tâm ý trong sạch là vượt ngoài tất cả tương đối của tâm thức có, không, vô ký, vượt ngoài khổ, vui, không khổ không vui.
Đây chỉ là tư kiến của bạn. Theo bạn thì chỉ có Tổ sư thiền mới biết thế nào là "giữ tâm ý trong sạch" chắc? 8->
Thánh_Tri đã viết:Lại kinh nói: "Như Lai không bước tới, không bước lui, cũng không dừng lại như vậy Như Lai vượt khỏi bọc lưu". Đây cũng là tư tưởng Đại Thừa Thiền vì vượt ngoài tương đối.
Lại là áp đặt theo ý riêng của ban. Theo bạn thì chỉ có Tổ sư thiền mới có thể "vượt ngoài tương đối" sao? 8->
Thánh_Tri đã viết:Trong bài Kệ Truyền của Phật Thích Ca cho Tổ Ma Ha Ca Diếp có nói như sau:

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.

Thế thì pháp thiền nầy trước khi được gọi là Tổ Sư Thiền, thì Phật gọi là "Pháp Vô Pháp". Đã là pháp vô pháp thì cũng không tên gọi, mà không tên gọi thì chúng sanh làm sao biết, bất đắc dĩ phải mượn ngô từ thế gian mà diễn tả. Tất cả chỉ là tên gọi thôi! Nhưng miễn sau đường lối tu hành đúng tôn chỉ không sai khác mà thôi.
Bài kệ này bạn đọc được ở đâu? Mà đọc được ở đâu đó thì có còn đúng là "Giáo ngoại biệt truyền" không?. Đó là "Giáo ngoại" với Kinh Phật vì Kinh Phật không có ghi bài kệ này, nhưng nó lại không hề "Giáo ngoại" đối với đầy rẫy những sách vở của người Trung Hoa. Nó cũng không hề "biệt truyền" vì nếu biệt truyền thì sao bài kệ đó giờ lại nằm chình ình trên diễn đàn này để ai cũng biết vây?
Thánh_Tri đã viết: Pháp thiền VÔ Pháp nầy không phải thần thánh hóa cái gì cả, mà còn đánh tan tất cả chấp trước, mê muội, lầm chấp của chúng sanh từ xưa đến nay. Khi xóa sạch tự ngôn tự ngữ trong lòng mỗi người thì chân tánh tròn sáng chiếu soi. Thì làm gì có thần thánh hóa ở trong đó mà nói rằng: "Nếu là một học -giả có trí và muốn tìm hiểu sâu về tâm linh kiến thức trước phải tìm hiểu Như Lai Thiền là gì! sau mới tới Tổ Sư Thiền là để phân biệt nguồn gốc khái niệm căn bản mà hòa hợp lại tâm tánh mình cho hợp hơn là bàn luận bằng sự tưởng tượng một bên, thần thánh hóa một hướng thì không mang được lợi ích nào về nguồn gốc tâm linh và Đạo Phật nói chung."

Thật sai lầm hết sức! Đã "Giáo ngoài biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật" thì thần thánh hóa ở chỗ nào? Có vang xin, cung kiến, bái lạy vị thần nào đâu mà nói thế?
Bạn như người say không bao giờ nhận ra mình đang say. HT. Minh Châu nói "Thần thánh hóa" không phải là nói về thần thông hay van xin. Thần thánh hóa ở ngay câu: "Kiến tánh thành Phật" đó. Bạn đã thấy ai tu Tổ sư thiền mà "thành Phật" chưa? Xưa nay chỉ thấy kiến tánh thành A La Hán là đã vĩ đại lắm rồi. Rồi cái điển tích "Niêm hoa vi tiếu" nữa. Trong pháp hội hôm đó có rất nhiều các vị Thánh tăng, kể cả các vị Đại đệ tử của Phật mà không ai ngộ ngoài Ngài Ca Diếp ư? Thế thì bạn Thánh_Tri định tu chứng pháp "Tối Thượng Thừa" mà qua mặt được các Ngài sao? Bạn không thấy nghịch lý của sự thần thánh hóa đó à? Ôm cái điển tích đó bạn có thấy "sướng âm ỉ" vì đang tu pháp "Tối Thượng thừa" không?
Thần thánh hóa còn ở những câu sau của chính bạn đấy:
Thánh_Tri đã viết:Sở dĩ gọi là Tổ Sư Thiền vì pháp Thiền Trực Tiếp nầy được truyền từng đời từng đời qua các tổ sư, tâm ấn tâm. Tôi có thể cho nó cái tên khác cũng được như Tối Thượng Thừa Thiền, Bát Nhã Thiền, Vô Trụ Thiền, Trực Chỉ Thiền, Tự Tánh Thiền, Vô Đối Thiền, Tuyệt Đối Thiền, vv.... Tất cả chỉ là giả danh mượn dùng để nói mà thôi!
Thánh_Tri đã viết:Vậy thì Bát Nhã Thiền hay Pháp Vô Pháp Thiền nầy mới thật là của Phật Giáo chính tông, còn các pháp vai mượn khác chỉ là tạm diệu dắt chúng sanh đến Bát Nhã Thiền mà thôi.
Dù là giả danh hay thật danh nhưng nếu không thần thánh hóa thì chẳng ai có thể nghĩ ra những cái tên đẹp như mơ vậy đâu!

Tôi nói như vậy là nói lên sự thật chứ không phải là tôi không công nhận Tổ sư thiền. Tổ sư thiền đã được Đức Phật áp dụng để khai ngộ cho rất nhiều vị đệ tử. Cái gì đúng thì chúng ta phải công nhận là đúng, còn cái gì là ngụy tạo tô vẽ của người sau thêm vào thì chũng ta phải thẳng thắn dũng cảm xác nhận, vì Đạo Phật là Đạo của sự thật
Thánh_Tri đã viết:Ngược lại còn dạy mình phải xoay về tự tâm mình mà nhận ra ông Phật nơi mình, đừng vọng cầu ông phật nào khác bên ngoài, vì không có phật ngoài tâm, vì Tâm là Phật, Phật là Tâm, tìm phật ngoài tâm là việc mê sảng mới đúng!
Tâm của bạn là Phật sao? Bạn có mê sảng không đấy? Tâm bạn là Phật mà bạn lại vẫn là phàm phu Vô minh thế sao? Tâm bạn có Phật mà lại để cho Vô minh che lấp thế à? 8->
Thánh_Tri đã viết:Bên Nam Tông và các thiền giáo môn khác, kể cả Mật Tông cũng còn chấp vào Thần Thông nhiều lần bị Phật quở không cho dùng, cái đó mê chúng sanh, cái đó thần thánh hóa thì mới phải!
Mật tông thì không nói, còn bạn vơ đũa cả nắm nói Nam tông chấp vào thần thông là quá hồ đồ. Bạn thử đưa ra dẫn chứng là trong kinh nguyên thủy chủ trương chấp vào thần thông xem?
Thánh_Tri đã viết:Chính cái thiền quán hơi thở cũng là xuất phát từ Ngoại Đạo. Phật xưa theo ngoại đạo tu tập 6 năm không kết quả giác ngộ nên bỏ đến cội bồ đề dùng Bát Nhã Thiền mà giác ngộ giải thoát. Vậy thì Bát Nhã Thiền hay Pháp Vô Pháp Thiền nầy mới thật là của Phật Giáo chính tông, còn các pháp vai mượn khác chỉ là tạm diệu dắt chúng sanh đến Bát Nhã Thiền mà thôi
Ai bảo bạn rằng thiền quán hơi thở là của ngoại đao? Ngoại đạo chuyên tu Nín thở nhe bạn. Thế chẳng lẽ Phật dạy quán hơi thở trong Kinh quán niệm hơi thở là Phật dạy pháp tu của ngoại đạo à? Chính bạn mới là "điên đảo mê muội hết mức" đó. Còn Đức Phật tu pháp thiền nào để giác ngộ giải thoát thì bạn hanh phuc đã trình bày rõ ràng ở topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 151#p93144 rồi. Bạn bớt bảo thủ hơn có được không? =P~


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mời quý vị đọc bài nói về bốn loại thiền trong cuốn Lăng Già Luận do bác Bình đã đăng trong diễn đàn này: ===>Bốn loại thiền trong kinh Lăng Già

Từ trang này đọc tiếp đến các trang kế, sẽ thấy những điều quý vị đang tranh cãi đều đuợc giảng rõ ràng.

Tôi trích một đoạn nói về Pháp thân chân ngã, trong đó Phật nói: "Tất cả pháp vô ngã..."
  • III- PHÁP THÂN CHƠN NGÃ THƯỜNG LẶNG LẼ
Như ta đã nói, tất cả pháp vô ngã. Phải biết nghĩa này, không có ngã tánh nói là vô ngã. Tất cả pháp có tự tánh, không tha tánh như trâu ngựa. Đại Huệ! Thí như chẳng phải trâu là ngựa, chẳng phải ngựa là trâu, kỳ thực chẳng phải có chẳng phải không, kia chẳng phải không tự tánh

Các pháp đều do tâm hiện, nên không có tánh khác, gọi là không tha tánh. Nhưng vì do tâm hiện nên gọi là có tự tánh.

Tất cả pháp đều do tự tâm hiện ra, bởi tự tâm hiện nên tất cả các pháp đều không có ngã tánh, cho nên nói vô ngã, hiện ra chỉ tại tâm. Tức là tất cả pháp có tự tánh, không tha tánh. Song không tha tánh tức là không ngã tánh, bởi thế tất cả pháp nói là vô ngã.

Nói tánh ngựa không phải trâu, tánh trâu không phải ngựa để dụ không tha tánh chẳng phải không tự tánh. Không tha tánh thì chẳng phải có, có tự tánh thì chẳng phải không. Chẳng phải có, chẳng phải không là chơn như tự tướng.

Cho nên nói tất cả pháp không, vô sanh, không tự tánh đều không có ý chỉ khác. Nên nói “Chỉ có chơn thức, không có thức khác”.

(câu cuối nói không tự tánh có nghĩa là không có tánh riêng)

  • Pháp pháp phi phi pháp
    Chẳng có cũng chẳng không
    Người nào biết tánh ấy
    Chúng sanh cùng Phật đồng
    Trăng Lăng Già vắng lặng
    Thuyền Bát Nhã rỗng không
    Chẳng không, không giác có
    Chánh định mặc thong dong...
Bài thơ này tôi không nhớ ai là tác giả, đọc chơi mà nó in vào trong trí, nay chép lại có chỗ nào sai, xin bác Binh và Thánh Trí sửa dùm...

Thôi xin ngừng, vì phạm nội qui rồi! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách