Tìm hiểu pháp môn Niệm Phật - Tỳ khưu Hộ Pháp

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Tìm hiểu pháp môn Niệm Phật - Tỳ khưu Hộ Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Niệm Phật có nghĩa là Niệm Ân Đức Phật . Khi nhớ đến ân đức của Đức Thế Tôni, tâm chúng ta trở nên tĩnh lặng, an vui .

Sư Hộ Giác chỉ dạy chúng ta cách niệm Phật rất chi tiết . YP xin trân trọng giới thiệu đến các bạn :

http://www.budsas.org/uni/u-pmnp/pmnp00.htm

(Các bạn giúp YP cách bỏ dấu đi . YP phải đi lòng vòng để chuyển font đó tangbong . Cám ơn các bạn nhiều lắm .)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Tìm hiểu pháp môn Niệm Phật - Tỳ khưu Hộ Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Thiền Sư U Jotika, "Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh":

http://www.viethungnguyen.com/uploads/2 ... p_dich.pdf

(Trang 40-42)

Chúng ta cần tưởng niệm ân đức Phật.

Càng tìm hiểu nhiều về Đức Phật, ta lại càng hiểu thêm về những đức tính của Ngài, về sự thanh tịnh và trí tuệ của Ngài. Khi nghĩ về các ân đức của Đức Phật, tâm sẽ là phản ánh của đối tượng bạn đang suy nghĩ đến. Chẳng hạn khi ngĩ ngợi một chuyện không vui, thì tự nhiên ta cũng trở nên buồn bã. Sự an lạc hay buồn khổ trong tâm phụ thuộc vào đối tượng tâm đang hướng đến và cách chúng ta nhìn nhận đối tượng đó. Khi nghĩ đến người mình hằng thương yêu, thì ta cũng tăng trưởng được tâm từ ái, ta cũng cảm nhận được tình thương.

Cũng vậy, khi niệm tưởng về Đức Phật, về sự giải thoát, trí tuệ, sự an bình và thanh tịnh của Ngài thì điều gì sẽ xảy ra trong tâm ta? Một phẩm chất tương tự như vậy sẽ nẩy mầm trong ta. Điều rất quan trọng là hãy tìm hiểu thật nhiều về Đức Phật.

Khi nghĩ đến Ngài, chúng ta ngưỡng mộ các phẩm chất của Ngài và tự bản thân chúng ta cũng mong muốn có được những đức tính cao thượng như vậy. Điều đó làm cho tâm ta hướng tới các đức tính đó, chúng sẽ trở thành mục đích của ta, “tôi muốn được giải thoát, an lạc và trí tuệ”. Cho dù không thành Phật, thì chúng ta cũng rèn luyện cho mình những đức tính ấy đến một mức độ nào đó. Khi đã giác ngộ, xét về một mặt nào đó, ta sẽ cũng trở thành một vị Phật.

Khi chúng ta coi Đức Phật là thầy, thì sự thanh tịnh, trí tuệ và giải thoát của Ngài sẽ cho chúng ta một hướng đi, “Tôi đang đi về đâu? Đâu là mục đích của đời tôi?”


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Tìm hiểu pháp môn Niệm Phật - Tỳ khưu Hộ Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://www.budsas.org/uni/u-pmnp/pmnp00.htm

Pháp môn niệm Phật chính là pháp hành niệm Ân Ðức Phật, là một trong 4 đề mục cơ bản.

Niệm Ân Ðức Phật là niệm Ân Ðức của Ðức Phật (không phải niệm đến danh hiệu Ðức Phật Gotama).

Ân Ðức Phật vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên, không sao kể xiết. Tuy vậy, trong kinh Dhajaggasutta Ðức Phật dạy:

"Itipi so Bhagavà Araham, Sammàsambuddho, Vijjàcaranasampanno, Sugato, Lokavidù, Anuttaro purisadammasàrathi, Satthàdevamanussànam, Buddho, Bhagavà".

Gồm có 9 Ân Ðức Phật, mỗi Ân Ðức Phật có nhiều ý nghĩa vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên... để hiểu rõ ý nghĩa không phải là việc dễ dàng, song hành giả chỉ cần ghi nhớ những ý nghĩa thiết yếu để tạo cho mình một đức tin trong sạch nơi Ðức Phật.

Pháp hành niệm Ân Ðức Phật không chỉ là đề mục thiền định có khả năng chứng đạt đến cận định, mà còn có thể làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả và Niết Bàn nữa. Như Ðức Phật dạy:

"Này chư Tỳ khưu, pháp hành tuỳ niệm Ân Ðức Phật mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sanh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp - sắc pháp này, để tận diệt tâm tham ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền não; để phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn". (Anguttaranikàya, phần Ekadhamma -vagga.)

Người Phật tử, là bậc Xuất gia tu sĩ, cũng như các hàng tại gia cư sĩ, ai cũng có đức tin nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, nghĩa là có đức tin nơi Ân Ðức Phật, Ân Ðức Pháp, Ân Ðức Tăng, để làm cho đức tin càng tăng trưởng, làm cho đại thiện tâm càng trong sạch, trí tuệ càng sáng suốt, phước thiện càng dồi dào thì nên tiến hành niệm Ân Ðức Phật.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.88 khách