Trạch pháp giác chi

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRẠCH PHÁP GIÁC CHI
Trạch pháp giác chi là một chi trong Thất Giác Chi hay bảy yếu tố giác ngộ. Trạch pháp là trạng thái tâm xuyên suốt và hiểu biết rõ ràng, chi tiết các pháp. Trạch Pháp tương đương với Huệ trong Ngũ Lực hay với Chánh Kiến trong Bát Chánh Đạo.

Trạch pháp trong thiền Minh Sát Niệm Xứ không có nghĩa là truy tầm, phân tích giáo pháp nhưng là trí tuệ trực tiếp thấy và hiểu rõ đặc tính của đối tượng mà không qua suy nghĩ. Như vậy, trạch pháp có nghĩa là thấy đặc tính riêng, đặc tính chung của đối tượng. Trước đây, vì chánh niệm chưa đủ mạnh nên ta không nhận rõ các đặc tính của đối tượng, không thấy được tâm, không thấy được cảm giác thay đổi, không thấy được các đối tượng thân tâm ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau như thế nào.

Khi bắt đầu hành thiền, thiền sinh ghi nhận đề mục chính là chuyển động phồng xẹp của bụng. Lúc đầu, thiền sinh chỉ thấy hình dạng của bụng hay tư thế phồng, xẹp của bụng mà thôi. Nhưng khi chánh niệm phát triển, thiền sinh thấy được đặc tính riêng như cứng, mềm của yếu tố đất; nặng, nhẹ, gò bó, dính chặt của yếu tố nước; nóng, lạnh của yếu tố lửa; và căng, dãn, chuyển động của yếu tố gió. Đây là đặc tính riêng của tứ đại. Thiền sinh cũng có thể thấy được sự sanh diệt là đặc tính chung của tứ đại nữa. Thấy đặc tính của đề mục như vậy là trạch pháp.

Khi cảm giác như tê cứng, đau nhức, ngứa sanh khởi nổi bật, thiền sinh đổi qua ghi nhận cảm thọ cho đến khi đề mục không còn nữa hay khi thiền sinh muốn quay trở lại với đề mục chính. Ban đầu, thiền sinh chỉ thấy một khối cảm thọ trong thân, nhưng dần dần thấy có nhiều cảm thọ nhỏ trong cảm thọ lớn và các cảm thọ thay đổi càng lúc càng rõ, càng nhiều, càng nhanh và sanh diệt liên tục. Chẳng hạn, thiền sinh thấy tê cứng, đau nhức tăng dần từ ít đến nhiều, rồi di chuyển qua lại hay lên xuống, từ chậm đến nhanh, từ yếu đến mạnh. Ví như ngọn lửa từ từ bốc lên cao nảy sanh gió lớn hay như khối lưu lượng của một con sông đổ xuống thành thác nguồn tạo nên sức thủy điện. Trong con người chúng ta có biết bao nhiêu năng lực mạnh mẽ do toàn bộ cảm giác không ngừng thay đổi và tác động đến tâm thức chúng ta. Theo dõi nguồn năng lực này bằng chánh niệm là tập trung chúng thành một sức định tâm vững mạnh. Có sức định tâm mạnh, ta mới có thể thấy được đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của cảm thọ. Sự thấy này chính là trạch pháp.

Khi thấy rằng sắc không có khả năng nhận biết nhưng chỉ tâm mới có, hay thấy tâm có khuynh hướng hướng đến đối tượng, đó là lúc đang có trạch pháp. Ngoài ra, khi thấy rõ đề mục và tâm ghi nhận khác nhau thì cũng có trạch pháp. Do đó, trạch pháp chính là tuệ giác hay trí tuệ phân biện rõ ràng danh sắc, thấu triệt bản chất đích thực của các hiện tượng danh sắc.

Đặc tính của trạch pháp là xuyên thấu để thấy chính xác đối tượng đang được ghi nhận. Công năng của trạch pháp là thắp sáng, làm rõ đối tượng tức hiểu đối tượng một cách rõ ràng. Khi có trạch pháp, chánh niệm vững vàng hơn và tâm không còn phân vân, bối rối hay hoài nghi nữa. Ở mức độ cao, trạch pháp giúp tâm chứng ngộ Niết Bàn. Biểu hiện của trạch pháp là không lẫn lộn, bối rối hay hoang mang. Nguyên nhân của trạch pháp là sự hiểu biết trực tiếp. Để có trí tuệ tự phát này, cần phải tích cực chánh niệm và chú tâm sáng suốt khi ghi nhận đề mục.

Khi thiếu chánh niệm, trạch pháp không thể nào sanh khởi nên không nhìn ra được nhân của khổ là tham ái. Cái khổ do tham ái thường tình mà ta còn chưa thấy được bằng mắt thịt thì làm sao ta thấy được khổ do nhân sanh diệt liên tục bằng mắt trí tuệ.

Với sự ghi nhận đề mục liên tục và chính xác, chánh niệm được thiết lập vững vàng. Nhờ chánh niệm vững vàng, định tâm được phát triển mạnh mẽ. Có sức định tâm mạnh mẽ, ta mới có thể thấy được sự khổ từ sự sanh diệt không ngừng nghỉ của đối tượng hay luồng danh sắc liên tục trôi chảy. Từ đó, ta phát sanh sự nhàm chán đối với đối tượng hay các hiện tượng danh sắc và có ý muốn thoát khổ, muốn giải thoát khỏi thân tâm, khỏi cuộc đời này.

Như vậy, khi có trạch pháp, tâm thiền sinh xuyên thấu đối tượng, thấy chính xác và hiểu rõ ràng đối tượng nên hết lẫn lộn. Thiền sinh thấy được bản chất của đối tượng, sự sanh diệt của đối tượng và biện biệt danh sắc một cách đúng đắn. Một cách tổng quát, bất cứ lúc nào theo dõi đề mục mà thiền sinh thấy rõ ràng đối tượng đang được ghi nhận là thiền sinh có trạng thái trạch pháp hiện diện trong tâm. Khi trạch pháp phát triển cao độ, lúc đó trạch pháp trở thành trạch pháp giác chi. Đây là một trong bảy yếu tố giác ngộ hay thất giác chi hỗ trợ cho sự chứng ngộ Niết Bàn của hành giả.

Mỗi giây phút chánh niệm là một bước có thiện pháp dẫn đến gần Niết Bàn, chuyển phàm nhân thành thánh nhân. Khi thiền tập chín muồi, Bát Chánh Đạo sẽ sanh khởi đồng thời và đầy đủ cả tám chi đưa đến Đạo tâm, cắt đứt hết phiền não, ái dục ngủ ngầm trong tâm hành giả từ bấy lâu nay. Chỉ có Thánh Đạo (Magga) mới diệt trừ vĩnh viễn được nhân ái dục.

(Trích: Vài Làn Hương Pháp, thiền sư Kim Triệu, Như Lai Thiền Viện xuất bản, trang 121-124)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đạo hữu battinh có PDF của cuốn này không?
Alpha có tìm nhưng chỉ thấy có audio không à.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Còn một ý nghĩa nữa:
Trạch pháp có nghĩa là chọn lựa pháp nào là chính đáng (Phật pháp), pháp nào phù hợp với căn cơ (của mình hay của người).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

alphatran đã viết:Đạo hữu battinh có PDF của cuốn này không?
Alpha có tìm nhưng chỉ thấy có audio không à.
Đạo hữu Alphatran vào đây:

www.tathagata.org
mục Books
có sách tiếng Anh & tiếng Việt

bt tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:Đạo hữu battinh có PDF của cuốn này không?
Alpha có tìm nhưng chỉ thấy có audio không à.
Hôm trước tôi có hứa sẽ đăng cuốn sách này vào, nhưng vì bận nhiều việc tu học, nên chưa làm được.

Hiện tại tôi đánh máy cũng gần xong rồi, nếu alphatran và các bạn cần bạch văn cuốn này, tôi sẽ đăng vào từ từ, các bạn tùy hỷ sao chép.

Cô biển tâm cái gì cũng có, đúng là biển tâm dung chứa tất cả. tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Trạch pháp giác chi

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô biển tâm,
Thưa đạo hữu battinh,

Cảm ơn hai vị đã trợ duyên cho alpha có được cuốn sách này.
Lành thay, hoan hỉ thay khi ở thời này còn có vị tăng như vậy. Nhìn tôn dung của Thầy, alpha thực sự cảm nhận được tại sao Thế Tôn lại nói: chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng được cung kính, đáng được cúng dường, là ruộng phước của chúng sanh.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách