Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết: Câu 1: Công đức trong thực tế là những suy nghĩ-lời nói-hành động đem lại lợi ích cho chúng sinh khác trong thiện pháp. OK

Câu 2: Đây là một đề tài nhạy cảm, quan điểm của tôi cũng như của một số bậc tôn túc như cố HT. Thích Minh Châu, TT. Thích Nhật Từ... mà tôi đã trình bày ở những bài viết đã đăng và cả bài viết đã bị xóa gần đây. Chủ diễn đàn này không muốn tôi bàn sâu thêm nữa nên tôi sẽ không trả lời mà chỉ có thể đặt câu hỏi lại với ĐH mà thôi:

* Theo ĐH, sau khi Đức Bổn Sư nhập Níp Bàn hàng trăm năm đến gần 1000 năm, nhất là khi Đạo Phật bị tàn sát ở Ấn Độ và lan truyền sang các quốc gia khác, người ta có thể viết những bản kinh giả mạo lời Đức Phật trà trộn vào tam tạng kinh điển nhằm mục đích phá hoại được không? (Trong khi Ma Vương và ngoại đạo rất muốn làm việc này vì nó rất thâm độc và hiệu quả!) Nếu ĐH cho rằng điều đó là không thể làm được thì có thể giải thích tại sao không? Còn nếu điều đó là có thể thực hiện được thì làm thế nào có thể nhận ra những bản kinh ngụy tạo này?
Nếu ĐH cho rằng điều đó là không thể làm được thì có thể giải thích tại sao không?
- Có thể không làm được, bằng chứng cụ thể tới hôm nay chúng ta vẫn có rất nhiều kinh tạng để học.
(Nếu không thể thì đ/h xem lại tích chuyện và bài Pháp cú kệ số 223. Kinh sách của Thánh Nhân thì luôn luôn phải thắng phải hơn sách của ngoại đạo là lẽ từ ngày xưa tới nay mà.)

Còn nếu điều đó là có thể thực hiện được thì làm thế nào có thể nhận ra những bản kinh ngụy tạo này?
- Kinh ngụy tạo mà đ/h muốn đề xướng phải nêu rõ nhân chứng và vật chứng. Hoặc nó làm hại đến Tăng đoàn thì OK. Bằng như tất cả điều không thì chúng ta đã vi phạm luật vọng ngữ. (Cơ hội ở diễn đàn bị baned còn ở ngoài đời thì khó nói lắm.)

- Nếu tôi cho rằng kinh ngụy tạo, thì trước tiên xem nơi xuất sứ, tên tuổi tác giả có chánh báo/y báo, hoàn cảnh trong lịch sử. Rồi bước thứ hai Kinh này có làm hại đường tu hay không?
Kinh này nó dạy giết người hay cứu người! Trong trường hợp kinh giả mà cứu người thì nó dẫn là kinh thật thôi bạn. Ví dụ: tên kinh của Chư vị liệt tổ, liệt tông thành lập ra...kinh báo hiếu Phụ Mẫu, kinh trường thọ, kinh nhân quả.v.v. Thì kinh này là kinh cứu người, tóm lại theo tôi nhận xét khuyên ai có tâm này nên nghĩ lại.
Nếu người có học qua Tứ Diệu Đế rồi thì lại càng không quan tâm vấn đề kinh ngụy tạo sẽ làm cho tổn não chẳng có lợi ích gì trong vấn đề trạch pháp.
* Giáo lý của Đạo Phật có những điểm gì đặc trưng và khác biệt với ngoại đạo về bản chất ? Trả lời đầy đủ chính xác được câu này thì tôi nghĩ có thể giải đáp được câu hỏi mà ĐH đã đặt ra.
Về bản chất của Đạo Phật là không làm tổn hại đến chúng hữu tình cũng như vô tình, xem bài kệ 270
Không đi ngược lại với bản thể, của thiên nhiên, sinh thái.v.v.
Đặc trưng của Đạo Phật là Giới Định Huệ chỉ có vậy thôi.
Hỏi 3Sự tỉnh ngộ thế nào:Đáp: Tôi cũng đã từng đọc kinh tụng chú mà không làm những công đức trên thực tế, với suy nghĩ thế là đủ, tội lỗi trong vô lượng kiếp cho đến nay đã được hóa giải, công đức thế là vô lượng rồi. Một khi đã có "công đức vô lượng" thì cuộc sống sẽ đầy hanh thông tốt đẹp, đạo lực và đạo nghiệp sẽ chỉ có tiến bộ mà thôi.
Nhưng thực tế cuộc sống thì lại "thật đến phũ phàng"! ĐH Thien Nhan và các ĐH khác có kinh nghiệm gì không?
Sự thật danh từ tỉnh ngộ chỉ là biết, hiểu, ghi nhớ... Hoặc khá hơn chút là ghi nhớ bằng chánh niệm biết phân biệt thiện ác, nhân quả.v.v. Chỉ là sơ khai như người biết đọc, biết viết.
Còn tu hành theo các vị Thánh Nhân thì phải đi đến con đường Giác Ngộ. Tôi không biết phải tỉnh ngộ như thế nào cho đúng. Nhưng khi tiếp súc với ''Cái ngã của mình, nhơn, chúng sanh, thọ giả'' thì phải ráng làm sao cho đừng vi phạm là Ok. Thế thôi.

Tóm lại, không có kinh giả mà chỉ có mình tu giả. Còn chuyện thế sự thì để thế sự Quí Tăng Ni học chúng lo. Như thế dù ta ở đâu cũng không phạm quy, phạm giới luật. Như vậy mới đúng ứng dụng, học đúng theo " chánh niệm trong Ý. "

Chớ chỉ bàn Chánh niệm là gì, có gì, phải làm sao.v.v. thì chỉ là lời bàn sáo rõng chữa có thực tâm chánh niệm.

Thân.
(Nếu bạn đồng ý, thích chia sẽ thêm thì chúng ta bước trở lại gia đoạn Chánh Niệm. )


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Kính ĐH Thien Nhan!

Trước tiên, vì câu hỏi của ĐH là một chủ đề nhạy cảm, dễ đụng chạm đến các tông phái nên có nhiều điều tôi cũng không thể nêu hết ở đây, và xin không nói đến tên của bất kỳ tông phái nào, trao đổi ở đây chỉ coi là những phản biện mang tính học thuật mà Đức Phật cũng cho phép theo tinh thần của kinh Kalama.
Thien Nhan đã viết:Nếu ĐH cho rằng điều đó là không thể làm được thì có thể giải thích tại sao không?
- Có thể không làm được, bằng chứng cụ thể tới hôm nay chúng ta vẫn có rất nhiều kinh tạng để học.
Tôi không nói là kinh điển của Đạo Phật không còn, mà tôi nói có thể có nhiều bản kinh giả mạo lời của Đức Phật trà trộn vào tam tạng kinh điển, nhất là trong thời kỳ Đạo Phật bị tàn sát ở Ấn Độ và lan truyền sang các quốc gia khác. Trong hoàn cảnh đó sẽ không có một tổ chức tăng đoàn cũng như cá nhân nào có đủ khả năng kiểm soát được quá trình truyền giáo có giữ được sự tinh khiết của Giáo pháp hay không. Còn ngay trong kinh điển nguyên thủy cũng có nhiều đoạn Đức Phật nói về khă năng Giáo Pháp của Ngài hoàn toàn có thể bị xuyên tạc:

" Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai."

(Tăng Chi Bộ Kinh)

“ Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh"
(Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ)
Thien Nhan đã viết:Về bản chất của Đạo Phật là không làm tổn hại đến chúng hữu tình cũng như vô tình
Thien Nhan đã viết:Kinh này nó dạy giết người hay cứu người! Trong trường hợp kinh giả mà cứu người thì nó dẫn là kinh thật thôi bạn.
Người theo Ấn giáo cũng có thể nói Đạo của họ như vậy, và hiện nay đa số dân Ấn độ cũng ăn chay trường đấy ạ.
Đạo hữu chưa nêu ra được điểm khác biệt về bản chất giữa Đạo Phật và các tôn giáo khác. Chúng ta đâu có ngây thơ cho rằng chỉ những kinh nào bảo người ta giết người mới được gọi là kinh ngụy tạo! Đạo Thiên chúa, Ấn giáo, Nho giáo... cũng đâu có đạo nào dạy người ta giết người cơ chứ? Kinh ngụy tạo về hình thức thì bắt chước giống như kinh Phật, cũng sử dụng những thuật ngữ của Đạo Phật, nhưng về bản chất thì không phù hợp với những nền tảng của Đạo Phật như Luật Nhân Quả, Lý Duyên Khởi, Tứ Thánh Đế..., nhằm làm Chánh Pháp bị biến chất và bị đồng hóa với ngoại đạo (ngoại đạo có quan điểm chúng sanh có thể được cứu độ bằng thần lực của một Đấng nào đó.), khiến người tu tự chệch hướng khỏi con đường tiến tới Thánh quả giải thoát. Kinh ngụy tạo không yêu cầu bắt buộc người tu phải giữ gìn giới hạnh một cách tuyệt đối theo lộ trình Giới-Định-Tuệ, không nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính quyết định của ý chí tự lực tự cường của hành giả, những pháp tu cơ bản nhất trong kinh nguyên thủy bị xem nhẹ, thậm chí không được nhắc tới. Thế thì dù những kinh đó có dạy người ta cứu người (Đạo nào chẳng nói như vậy!)thì cũng hoàn toàn không đủ với mục tiêu cứu cánh của Đạo Phật là phải đoạn tận được Vô Minh, diệt trừ được cái ảo giác về bản ngã đầy tham sân ích kỷ, giải thoát khỏi luân hồi đau khổ, đạt tới Níp bàn tịch tịnh. Vậy xin hỏi những kinh như thế (tôi không khẳng định đích danh kinh nào đâu nhé) có làm hại đường tu của chúng ta hay không? (ĐH có thể đọc lại comment của tôi ở topic viewtopic.php?f=39&t=10375)

ĐH đòi nhân chứng- vật chứng thì quả thật trên diễn đàn này không thích hợp để làm việc này (sẽ bị kết tội vi phạm nội quy ngay đó). ĐH có thể chất vấn điều này ở một ngôi chùa Nam tông để được đáp ứng vậy. (Thực tế hiện nay các chùa Nam tông vẫn chỉ công nhận kinh Nikaya nên chắc họ sẽ trả lời cho ĐH).
Thien Nhan đã viết:Tóm lại, không có kinh giả mà chỉ có mình tu giả
Tôi chỉ xin trích lại những lời Đức Phật dạy sau đây, ĐH hãy xem lại hiện nay chúng ta có còn nhiều người theo đúng lời dạy của Ngài không, để khách quan đánh giá những ai mới thực là người "tu giả" nhé:

"Tự mình, điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình ác không làm,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai !
"
(Pháp Cú 165)

"Không trí tuệ, không thiền,
Không thiền, không trí tuệ.
Người có thiền có tuệ,
Nhất định gần Niết Bàn"
. (Pháp Cú 372)

"Này Ananda, Như Lai đã truyền dạy Giáo Pháp mà không có sự phân biệt nào giữa giáo lý công truyền và giáo lý bí truyền. Vì tôn trọng Chơn Lý, này Ananda, Như Lai không bao giờ có bàn tay nắm lại của ông thầy còn giữ lại một vài bí ẩn chánh yếu, không truyền hết cho học trò".
"Giáo Pháp mà Đức Như Lai bậc Toàn Giác, đã công bố rạng tỏ khi được trình bày chớ không phải lúc đem giấu".

(Tăng Nhứt A-Hàm, I)


“Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người?
Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.”
(Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ)

Và đây là lời dạy của Thế Tôn về nguyên nhân gây tàn mạt hay tồn tại lâu dài của Chánh Pháp:

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"
--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."
(Tương Ưng, SN-XLVI.25)

Trân trọng kính chào!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:Kính ĐH Thien Nhan!

Trước tiên, vì câu hỏi của ĐH là một chủ đề nhạy cảm, dễ đụng chạm đến các tông phái nên có nhiều điều tôi cũng không thể nêu hết ở đây, và xin không nói đến tên của bất kỳ tông phái nào, trao đổi ở đây chỉ coi là những phản biện mang tính học thuật mà Đức Phật cũng cho phép theo tinh thần của kinh Kalama.
(Đã biết mà còn muốn tranh cải là còn vi phạm vọng ngữ (nói phi thời) làm mất đi thời gian cho mình và cho bạn đồng tu. Hoặc nói để người khác bỏ đạo, thối tâm tu hành thì tội này lấy cái gì gánh cho được. )
Thien Nhan đã viết:Nếu ĐH cho rằng điều đó là không thể làm được thì có thể giải thích tại sao không?
- Có thể không làm được, bằng chứng cụ thể tới hôm nay chúng ta vẫn có rất nhiều kinh tạng để học.
Tôi không nói là kinh điển của Đạo Phật không còn, mà tôi nói có thể có nhiều bản kinh giả mạo lời của Đức Phật trà trộn vào tam tạng kinh điển, nhất là trong thời kỳ Đạo Phật bị tàn sát ở Ấn Độ và lan truyền sang các quốc gia khác. Trong hoàn cảnh đó sẽ không có một tổ chức tăng đoàn cũng như cá nhân nào có đủ khả năng kiểm soát được quá trình truyền giáo là có giữ được sự tinh khiết của Giáo pháp hay không. Còn ngay trong kinh điển nguyên thủy cũng có nhiều đoạn Đức Phật nói về khă năng Giáo Pháp của Ngài hoàn toàn có thể bị xuyên tạc:
Thien Nhan đã viết:Về bản chất của Đạo Phật là không làm tổn hại đến chúng hữu tình cũng như vô tình
Thien Nhan đã viết:Kinh này nó dạy giết người hay cứu người! Trong trường hợp kinh giả mà cứu người thì nó dẫn là kinh thật thôi bạn.
Người theo Ấn giáo cũng có thể nói Đạo của họ như vậy, và hiện nay đa số dân Ấn độ cũng ăn chay trường đấy ạ.
Đạo hữu chưa nêu ra được điểm khác biệt về bản chất giữa Đạo Phật và các tôn giáo khác. Chúng ta đâu có ngây thơ cho rằng chỉ những kinh nào bảo người ta giết người mới được gọi là kinh ngụy tạo! Đạo Thiên chúa, Ấn giáo, Nho giáo... cũng đâu có đạo nào dạy người ta giết người cơ chứ? Kinh ngụy tạo về hình thức thì bắt chước giống như kinh Phật, cũng sử dụng những thuật ngữ của Đạo Phật, nhưng về bản chất thì không phù hợp với những nền tảng của Đạo Phật như Luật Nhân Quả, Lý Duyên Khởi, Tứ Thánh Đế..., nhằm làm Chánh Pháp bị biến chất và bị đồng hóa với ngoại đạo (ngoại đạo có quan điểm chúng sanh có thể được cứu độ bằng thần lực của một Đấng nào đó.), khiến người tu tự chệch hướng khỏi con đường tiến tới Thánh quả giải thoát. Kinh ngụy tạo không yêu cầu bắt buộc người tu phải giữ gìn giới hạnh một cách tuyệt đối theo lộ trình Giới-Đinh-Tuệ, không nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính quyết định của ý chí tự lực tự cường của hành giả, những pháp tu cơ bản nhất trong kinh nguyên thủy bị xem nhẹ, thậm chí không được nhắc tới. Thế thì dù những kinh đó có dạy người ta cứu người thì cũng hoàn toàn không đủ với mục tiêu cứu cánh của Đạo Phật là phải đoạn tận được Vô Minh, diệt trừ được cái ảo giác về bản ngã đầy tham sân ích kỷ, giải thoát khỏi luân hồi đau khổ, đạt tới Níp bàn tịch tịnh. Vậy xin hỏi những kinh như thế (tôi không khẳng định đích danh kinh nào đâu nhé) có làm hại đường tu của chúng ta hay không? (ĐH có thể đọc lại comment của tôi ở topic viewtopic.php?f=39&t=10375)

ĐH đòi nhân chứng- vật chứng thì quả thật trên diễn đàn này không thích hợp để làm việc này (sẽ bị kết tội vi phạm nội quy ngay đó). ĐH có thể chất vấn điều này ở một ngôi chùa Nam tông để được đáp ứng vậy. (Thực tế hiện nay các chùa Nam tông vẫn chỉ công nhận kinh Nikaya nên chắc họ sẽ trả lời cho ĐH).
Thien Nhan đã viết:Tóm lại, không có kinh giả mà chỉ có mình tu giả
Tôi chỉ xin trích lại những lời Đức Phật dạy sau đây, ĐH hãy xem lại hiện nay chúng ta có còn nhiều người theo đúng lời dạy của Ngài không, để khách quan đánh giá những ai mới thực là người "tu giả" nhé:

Trân trọng kính chào!
Chữ giết phải hiểu rộng thêm hơn, chữ giết là giết bằng tư tưởng, giết bằng sự cải tạo sự tín ngưỡng của người cầm bút chớ không phải cầm súng...!?

Nếu một hành giả chưa đủ ý thức phân biệt trong Bát Chánh đạo về chánh kiến, chánh tư duy... Theo tôi nên quán tưởng cho thật kỷ lời của Quí Thầy giảng về Trạch Pháp (là một chi của Thất Giác Chi, do Phạm Kinh Khánh dịch thuật ra chữ Việt).

Nếu vẫn còn thì học thêm một lần nữa cho thật kỷ 62 tà kiến trong kinh Phạm Võng (Nam Tông Phật Giáo).

Còn cho rằng mình có đủ trí tuệ phân biệt kinh giả tạo/kinh thật thì phải có nhân chứng, vật chứng (nếu không dám nói thì tự mình mở Wedsite, blog, facebook hoặc vào diễn đàn khác chứng minh là minh đúng hay không đúng.)

Nếu những điều như trên mà không có thì chính mình là người tu giả (chỉ tu trên biện luận tà kiến của ngũ uẩn. Chỉ lấy kinh điển để che đậy cho trí phàm phu thì ích lợi chi, thà ở nhà nuôi gà, nuôi vịt cho vợ con nó nhờ.)

Tóm lại đề tài này, sẽ chấm dứt nơi đây, xin hãy trả về với chủ đề ''Chánh Niệm'' thật cảm ơn.

Kính. TN


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Cũng xin cảm ơn những câu hỏi của ĐH dành cho kẻ vẫn còn đang là phàm phu như tôi!


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

baibaibai


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Theo giới thiệu của ĐH Thien Nhan, tôi đã tìm đọc phần Trạch Pháp trong bài viết của HT. Piyadassi, một nhà sư Nam tông, về đề tài Thất Giác Chi. Tôi thấy rất bổ ích nên xin phép trích lại bài giảng này của Ngài :

"...2. Trạch pháp

Giác Chi thứ nhì là Dhammavicaya, Trạch Pháp, tức nhiệt thành khảo sát Giáo Pháp. Trạch Pháp là kiến thức sâu sắc và có tánh cách phân tách đến chi tiết để thấu đạt trọn vẹn thực chất của tất cả những vật cấu tạo - các pháp hữu vi - vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri. Trạch Pháp là thấy đúng thực tướng của sự vật, thấy sự vật theo đúng chân tướng của nó. Trạch Pháp là phân tách tất cả các pháp hữu vi một cách rốt ráo, đến những nguyên tố căn bản, phân tách chí đến cùng tột. Do nhờ nhiệt thành khảo sát như vậy mà ta có thể nhận thức rằng tất cả các pháp hữu vi đều phải trải qua những giai đoạn sanh, trụ, và diệt (upada, thiti, và bhanga) một cách vô cùng nhanh chóng, đến độ khó có thể quan niệm được. Ðây là những giai đoạn phát sanh, phát triển đến tột độ, rồi chấm dứt, cũng như nước trong một giòng sông, lên cao đến tột độ rồi ròng trở xuống. Toàn thể vũ trụ đều liên tục biến đổi, không thể tồn tại giống hệt trong hai khoảnh khắc kế tiếp.

Trong thực tế, mỗi sự vật đều phải có nhân, duyên và quả (hetu, paccaya và phala). Sự chăm chú chánh đáng (yoniso manasikara, hướng tâm về điều thiện) phát sanh một cách tự nhiên nếu ta giữ tâm chánh niệm, và thúc giục ta phân biện, lý luận, và khảo sát. Sự suy nghĩ nông cạn, chăm chú không chánh đáng (ayoniso manasikara, hướng tâm về điều bất thiện) làm tâm trí dơ bẩn và do đó không thể khảo sát bản chất của sự vật. Người như vậy không thể thấy nhân và quả, hột và trái, trạng thái phát sanh và hoại diệt của các pháp hữu vi, những vật cấu tạọ Ðức Phật dạy: "Giáo pháp nầy để cho bậc cao minh chớ không phải để cho kẻ thiển trí".

Trong Phật Giáo không có sự áp bức hay cưỡng chế. Phật Giáo không đòi hỏi tín đồ một đức tin mù quáng. Ngay từ lúc ban đầu, người có tâm hoài nghi lấy làm thỏa thích mà nghe lời kêu gọi nên khảo sát, nên suy xét tận tường trước khi chấp nhận. Toàn thể giáo lý của Ðức Phật, từ đầu đến cuối, được phơi bày trọn vẹn cho tất cả những ai có mắt muốn thấy và có tâm để thấu hiểu. Ðức Phật không bao giờ tìm cách bắt ép các tín đồ để áp đặt một đức tin mù quáng, một đức tin có tánh cách lệ thuộc, phục tùng, nơi chính Ngài hay nơi Giáo Pháp. Ngài dẫn dắt các môn đệ theo phương pháp phân biện và sáng suốt khảo sát. Ðối với những người Kalama muốn tìm hiểu, Ðức Phật dạy:

"Hoài nghi là hữu lý, nêu lên những câu hỏi về điều gì ta còn hoài nghi và về điều gì ta chưa hiểu rõ là hữu lý. Về một vấn đề, khi còn hoài nghi ắt có sự phân vân phát sanh".

Chúng ta còn có thể đọc lại được cuộc đối thoại giữa Ðức Phật và các đệ tử Ngài như sau:

"Bây giờ, nếu hiểu biết điều này, và nhận thức điều nầy, các thầy nói "Chúng ta tôn kính Ðức Bổn Sư, và vì tôn kính Ðức Bổn Sư chúng ta phải tôn kính những gì Ngài dạy", có nên nói vậy chăng?

-- Bạch hoá Ðức Thế Tôn, không.

-- Ðiều gì các thầy xác nhận, nầy chư Tỳ-Khưu, có phải chăng chỉ vì chính tự các thầy đã nhìn, đã nhận định và đã nắm vững như vậỷ

-- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, đúng như vậy . (Trung A-Hàm, Majjhima Nikaya, kinh số 28)

Ðúng theo thái độ hoàn toàn chơn chánh như vậy của người đi tìm chơn lý:

"Cũng như người trí tuệ thử vàng, bằng cách đốt lên, cắt ra và chà trên một loại đá để thử vàng, cùng thế ấy các người chỉ nên chấp nhận lời nói của ta sau khi xem xét tận tường chớ không vì kính nể và sùng bái ta". (Jnasara-Samuccaya 31)

Như vậy giáo lý có tánh cách phân tích (vibhajjavada) của Ðức Phật không chấp nhận đức tin mù quáng. Chơn lý của Giáo Pháp (Dhamma) chỉ có thể thấu đạt do tâm định yên lặng và do trí tuệ trực giác (samatha), thiền "định", và tuệ minh sát (Vipassana). Ðức tin mù quáng không bao giờ rọi sáng chơn lý cho bất luận ai. người tìm chơn lý không thỏa mãn được với một sự hiểu biết phớt qua trên bề mặt mà muốn lặn sâu vào bên trong và thấy tận mắt những gì ở lớp dưới. Ðó là phương cách tìm hiểu mà Phật Giáo khuyến khích. Tìm hiểu như vậy mới dẫn đến chánh kiến.

Kinh điển Phật Giáo có một đoạn như sau:

"Có lần nọ Upali, một tín đồ nhiệt thành của Nigantha Nathaputta, môn phái Jain, đến viếng Ðức Phật, chăm chú lắng nghe Ngài giảng Giáo Pháp (Dhamma), phát sanh đức tin, (sadha, niềm tin căn cứ trên sự hiểu biết) và ngỏ ý sẵn sàng trở nên một tín đồ của Ðức Bổn Sư. Tuy nhiên Ðức Phật nói: "Ðể đi đến chơn lý, nầy Upali, hãy khảo sát tận tường..".

Như vậy, chẳng những Ngài không hối thúc hay khuyến dụ Upali theo Ngài mà còn khuyên chẳng nên vội theo. Ðiều nầy chỉ rõ rằng Ðức Phật không tìm cách làm cho người khác suy tưởng như mình, hay như người của mình. Ngài không tìm cách bước xen vào tự do tư tưởng của người khác, bởi vì tự do tư tưởng là quyền căn bản của mọi người, từ lúc mới sanh ra. Áp đặt cho người khác một lối sống không thích hợp với tâm tánh và quan điểm của họ không hợp với nguyện vọng và khuynh hướng tinh thần của họ là một điều sai lầm. Sự cưỡng chế, bất luận dưới hình thức nào, cũng không tốt. Bắt người khác phải trợn trạo nuốt vào những niềm tin không có chút mùi vị nào thì quả thật là loại áp bức tối đen nhứt. Nuôi dưỡng bằng cách cưỡng bách như thế không thể đem lợi ích lại cho bất luận ai, bất luận ở đâu.

Người có trau dồi Trạch Pháp (Dhammaviccaya) hướng tâm niệm vào năm nhóm của sự bám bíu (Pancapadanakkhandha, năm thủ uẩn), gia công chuyên cần để nhận thức trạng thái phát sanh và hoại diệt, (sanh diệt, udaya-vaya) của sự cấu hợp năng lực nầy (suddha sankhara punja), sự trôi chảy của "danh sắc" nầy (Nama-rupa santati). Chỉ đến khi nhận thức đầy đủ bản chất vô thường của chính danh và sắc của mình, người ấy mới chứng nghiệm được hạnh phúc, phỉ lạc. Do đó có câu:

"Yato yato sammasati - khandhanam udaya-bbayam
"Labhati piti pamojam - amatam tam vijanatam".

"Mỗi khi suy niệm về pháp sanh diệt của các uẩn người ấy đạt phỉ lạc.
Ðối với những ai thấu hiểu (suy niệm ấy) là Bất Tử". (Pháp Cú Kinh, câu 374)

Những gì vô thường, không bền vững, người ấy thấy là khổ. Những gì vô thường và khổ, người ấy nhận thức là vô ngã, không có một linh hồn trường tồn bất biến, không có một tự ngã, một thực thể vĩnh cửu gọi là "ta". Chính sự nắm vững, sự thấu đạt, sự chứng ngộ ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã (anicca, dukkha và anatta) ấy được gọi là tuệ minh sát (vipassana nana) hay sự thấu triệt sâu sắc. Và sự chứng đạt nầy cũng dường như lưỡi dao cạo, cạo sạch tất cả những khuynh hướng tiềm tàng ngủ ngầm (anussaya) và cùng lúc, cạo sạch tất cả những mầm móng tạo khổ. Người ấy đã lên đến tuyệt đỉnh cao của sự chứng ngộ, người ấy là một vị A-La-Hán, bậc Toàn Hảo, người đã có cái nhìn rõ ràng, có trí tuệ sâu sắc, có sự hiểu biết ăn sâu vào các thâm cung bí hiểm của đời sống, và nhận thức trọn vẹn bản chất thật sự vùi lấp dưới lớp mặt bên ngoài. Người ấy đã đứng vững trên hai chơn và không còn bị những lạc thú phù du làm mê hoặc. Người ấy không còn bị những cái kinh hoàng bề ngoài làm bận lòng. Người ấy không thể còn ôm ấp một quan điểm mù mờ về các hiện tượng của thế gian vì đã vượt lên khỏi mọi lầm lạc, nhờ tuệ minh sát sâu sắc và chỉ có tuệ minh sát sâu sắc mới có thể đem lại quan kiến toàn hảo, không thể lầm lạc."

(Phạm Kim Khánh dịch ra Việt ngữ,1974)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:Theo giới thiệu của ĐH Thien Nhan, tôi đã tìm đọc phần Trạch Pháp trong bài viết của HT. Piyadassi, một nhà sư Nam tông, về đề tài Thất Giác Chi. Tôi thấy rất bổ ích nên xin phép trích lại bài giảng này của Ngài :
Cảm ơn đ/h Chánh Tín, như vậy mới thật sự là Chánh tin rồi.

Nơi đây mới thật sự là con đường lựa chọn (trạch pháp) mà tôi đã mong đợi nơi đạo hữu. Và hy vọng sự bàn thảo sẽ không còn cản trở của nhân ngã thị phi. Kính.
"...2. Trạch pháp

Giác Chi thứ nhì là Dhammavicaya, Trạch Pháp, tức nhiệt thành khảo sát Giáo Pháp. Trạch Pháp là kiến thức sâu sắc và có tánh cách phân tách đến chi tiết để thấu đạt trọn vẹn thực chất của tất cả những vật cấu tạo
- các pháp hữu vi - vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri. Trạch Pháp là thấy đúng thực tướng của sự vật, thấy sự vật theo đúng chân tướng của nó.

Trạch Pháp là phân tách tất cả các pháp hữu vi một cách rốt ráo, đến những nguyên tố căn bản, phân tách chí đến cùng tột.

Do nhờ nhiệt thành khảo sát như vậy mà ta có thể nhận thức rằng tất cả các pháp hữu vi đều phải trải qua những giai đoạn sanh, trụ, và diệt (upada, thiti, và bhanga) một cách vô cùng nhanh chóng, đến độ khó có thể quan niệm được.

Ðây là những giai đoạn phát sanh, phát triển đến tột độ, rồi chấm dứt, cũng như nước trong một giòng sông, lên cao đến tột độ rồi ròng trở xuống. Toàn thể vũ trụ đều liên tục biến đổi, không thể tồn tại giống hệt trong hai khoảnh khắc kế tiếp.

Mở đầu bài giảng của HT. Piyadassi
- các pháp hữu vi - vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri. Điều phải trải qua thành trụ hoại không. Còn với chúng hữu tình thức vỉ nhiên là theo luật vô thường ''Sanh già bệnh tử'"
Nếu chúng ta nhận xét như vậy, nói như vậy thì dầu ở đâu chúng ta cũng không bị phản luận, trừ khi kẻ ngoại đạo.

Chúng ta tự đặt giả thuyết:
Như có kẻ ngoại đạo (hay thành viên nào muốn chọc phá đ/h) bát bỏ rằng chẳng như vậy. không đúng, còn nhiều giả thuyết của khoa học khác với giáo lý này. Hoặc tỏ vẽ khinh miệt đừng vội lên lớp.v.v. Thì đ/h nghĩ sao?
Trong thực tế, mỗi sự vật đều phải có nhân, duyên và quả (hetu, paccaya và phala). Sự chăm chú chánh đáng (yoniso manasikara, hướng tâm về điều thiện) phát sanh một cách tự nhiên nếu ta giữ tâm chánh niệm, và thúc giục ta phân biện, lý luận, và khảo sát.
Sự suy nghĩ nông cạn, chăm chú không chánh đáng (ayoniso manasikara, hướng tâm về điều bất thiện) làm tâm trí dơ bẩn và do đó không thể khảo sát bản chất của sự vật. Người như vậy không thể thấy nhân và quả, hột và trái, trạng thái phát sanh và hoại diệt của các pháp hữu vi, những vật cấu tạọ Ðức Phật dạy: "Giáo pháp nầy để cho bậc cao minh chớ không phải để cho kẻ thiển trí".
Đoạn này chúng ta thảo luận theo 3 câu hỏi này chơi, và phải làm gì nhé:

1. Một hành giả có chánh niệm có phân biệt, lý luận và khảo sát về nhân quả hay không?

2. Mọi việc điều nhìn có nhân có quả của nó, tại sao chúng ta càng biện luận thì tâm chúng ta càng ô nhiểm ?

3. Ý nghĩa về "Giáo pháp nầy để cho bậc cao minh chớ không phải để cho kẻ thiển trí" tại sao?

Tạm thời tôi chia sẽ với đạo hữu Chánh Tín tới đây thôi. Nếu chúng ta thấy thuận thì sẽ tiếp tục hết bài giảng của HT. Piyadassi. Cùng chung lợi hòa đồng chia.


Xin cảm ơn và hồi hướng đến cố dịch giả Phạm Kim Khánh.

Thân, TN

(Phạm Kim Khánh dịch ra Việt ngữ,1974)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Cảm ơn ĐH Thien Nhan, bài viết của HT. Piyadassi một lần nữa khẳng định Đạo Phật là Đạo của trí tuệ suy xét khách quan chứ không phải là Đạo của những niềm tin mù quáng, dụ dỗ hay áp đặt tín đồ phải nhắm mắt tin theo. Như có lần tôi đã post bài Đức tin trong kinh tạng NIKAYA. do thầy Quảng Tánh giảng (viewtopic.php?f=41&t=10299):

"...Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não là chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì “đại nghi sinh đại ngộ”. Sau hoài nghi mới đi đến niềm tin vững chắc là lộ trình của chánh tín và tịnh tín của những người con Phật. Nếu không được nghi, không được xét lại, không được phản biện, chỉ nhắm mắt tin theo thì niềm tin ấy chỉ là mê tín, vô cùng ngây dại và tăm tối. Chúng ta không phải nghe nói điều gì là tin điều nấy, kể cả lời Đức Phật cũng cần phải xem xét thấu đáo vì nếu Đạo Phật là chân lý thì càng xem xét, chân lý của Đạo Phật càng sáng ngời. Chỉ có những giáo lý giả mạo lời của Đức Phật thì khi chúng ta phản biện sẽ tìm ra chỗ hở, sai lệch.

Trong quan niệm của mình, Thế Tôn chưa bao giờ phán quyết rồi bắt buộc mọi người phải cúi đầu tin theo, đồng thời luôn cho phép và khuyến khích hàng đệ tử đem ra thảo luận, bàn bạc những lời dạy của Ngài. Đạo Phật không bao giờ chấp nhận niềm tin một chiều mù quáng, cấm không được thắc mắc như của ngoại đạo, mà niềm tin nhất thiết phải có trí tuệ suy xét khách quan, so sánh, đối chiếu, phân tích, rồi sau đó mới được thực hành kiểm nghiệm qua thực tế. Niềm tin về giáo pháp của hàng đệ tử được thành tựu sau khi quán sát, tư duy và chiêm nghiệm. Đặc biệt là khi rõ biết về điều đó là thiện, không có tội lỗi, thực hành đem đến hạnh phúc, an vui và nhất là trên bình diện nhận thức được những người trí chấp nhận thì hãy tin theo, chứng đạt và an trú, nếu ngược lại thì dứt khoát từ bỏ.

TÍN phải đi liền với trí tuệ mới là Chánh Tín, TÍN đó khác hẳn với MÊ TÍN của ngoại đạo. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi đã tư duy, thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau."


Tham khảo trên mạng về đề tài Trạch pháp, tôi cũng đọc được bài viết có nội dung tương tự:

"Trạch là lựa chọn; Pháp là pháp môn, là phương pháp tu hành. Trạch pháp là dùng trí huệ để lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để tránh.

Trong sự tu tập, nếu ta không có trí phân biệt chánh tà, tất phải lầm lạc. Như các bài trước đã nói, lòng tin của người Phật tử phải dựa trên lý trí, nếu không là mê tín.

Ðức Phật có dạy: "Hãy dùng trí huệ suy nghiệm, giải trạch các pháp, rồi sẽ tin thọ, thật hành theo".

Nếu tu lầm, tin chạ, điều đó nguy hại gấp trăm nghìn lần người không tu hành. Vì vậy, Phật tử chúng ta muốn thẳng tiến trên đường giác ngộ, giải thoát, không phải nghe ai bảo gì tin nấy, không phải tự bảo một cách bừa bãi: "đạo nào cũng tốt cả"; không phải dung hòa Phật giáo với ngoại đạo; trái lại, Phật tử cần sáng suốt để phòng sự đánh lộn sòng của các ngoại đạo, sự xuyên tạc xảo quyệt để làm mất lòng tin sáng suốt của chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo phân biệt chánh, tà, chân, ngụy; phải thường trí huệ mà giản trạch cả những pháp ở ngoài và những ý tưởng chơn vọng của tâm để tu, để đoạn."

(Nguồn: http://phatgiaovnn.com/upload1/bz/showthread.php?t=6809)
Thien Nhan đã viết:Mọi việc điều nhìn có nhân có quả của nó, tại sao chúng ta càng biện luận thì tâm chúng ta càng ô nhiểm ?
Theo tôi biện luận một cách đúng đắn, khách quan, phù hợp với bản chất và nguyên lý vận hành của mọi sự vật hiện tượng như Luật Nhân Quả, Lý Duyên Khởi, Tứ Thánh Đế, tam tướng Khổ-Vô Thường-Vô Ngã thì không làm cho chúng ta ô nhiễm vì đó là Chánh Tư Duy, là Như Lý Tác Ý mà Phật đã dạy.

Còn biện luận theo kiểu tung hỏa mù, lập lờ, lươn lẹo, bóp méo, xuyên tạc, áp đặt, chụp mũ, "cả vú lấp miệng em", mâu thuẫn không logic, chủ quan, định kiến, sân si, không phù hợp với bản chất và nguyên lý vận hành của vạn pháp thì mới khiến tâm chúng ta bị ô nhiễm, mà Phật gọi đó là Tà Kiến, Tà Tư Duy, Không Như Lý Tác Ý.

Kính!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:Cảm ơn ĐH Thien Nhan, bài viết của HT. Piyadassi một lần nữa khẳng định Đạo Phật là Đạo của trí tuệ suy xét khách quan chứ không phải là Đạo của những niềm tin mù quáng, dụ dỗ hay áp đặt tín đồ phải nhắm mắt tin theo. Như có lần tôi đã post bài Đức tin trong kinh tạng NIKAYA. do thầy Quảng Tánh giảng (viewtopic.php?f=41&t=10299):
Bài kinh NiKaYA nói về đức tin từ nơi Chánh Kiến, Chánh Tư duy và Chánh ngữ của một Hàng giả (Nên nhớ là Kinh khuyến tấn này dạy là ''Nhìn lại mình". Chớ không phải đem cách tu học của mình ra so đo cách tu học của người khác).
Còn Trạch Pháp là một chi của Thất Giác Chi chỉ dạy về cách phân tích Pháp (Ví dụ: Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ là gì...!? ) Dùng Chánh niệm mà thanh lọc hoặc là ngồi thiền để quán sự vi diệu của Pháp thế nào. Cũng không phải dạy quán thị phi nhơn ngã.

Cả hai kinh này điều trực chỉ quán trở lại Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ. (Xin đừng hiểu lầm Trạch Pháp là so sánh Pháp học này với Pháp học khác, nặng nhẹ, dễ khó, giả thiệt thì đó là tâm so đo, mâu thuẩn, ganh tỵ, phân cao thấp thì rớt ngay vào tà kiến ''Xem kinh Phạm Võng thì hiểu thôi.")
***********
***********
Ví dụ bài giải của đ/h dưới này, đ/h không chủ ý phần trích dẫn của HT. và đặt nghi vấn của tôi. Đ/h cắt ngang rồi biện giải theo cái lý của mình. Như vậy thật là oan cho tôi quá, mà còn làm Độc-giả không biết phải hiểu như thế nào.

Tóm lại các bài trích dẫn trong kinh của đ/h và bài giải này thì đúng hết, nhưng hoàn toàn là đi lạc đề. Xin lỗi phải nói ra sự thật. Xin thông cảm cho tôi nhé.
Thien Nhan đã viết:Mọi việc điều nhìn có nhân có quả của nó, tại sao chúng ta càng biện luận thì tâm chúng ta càng ô nhiểm ?
Theo tôi biện luận một cách đúng đắn, khách quan, phù hợp với bản chất và nguyên lý vận hành của mọi sự vật hiện tượng như Luật Nhân Quả, Lý Duyên Khởi, Tứ Thánh Đế, tam tướng Khổ-Vô Thường-Vô Ngã thì không làm cho chúng ta ô nhiễm vì đó là Chánh Tư Duy, là Như Lý Tác Ý mà Phật đã dạy.

Còn biện luận theo kiểu tung hỏa mù, lập lờ, lươn lẹo, bóp méo, xuyên tạc, áp đặt, chụp mũ, "cả vú lấp miệng em", mâu thuẫn không logic, chủ quan, định kiến, sân si, không phù hợp với bản chất và nguyên lý vận hành của vạn pháp thì mới khiến tâm chúng ta bị ô nhiễm, mà Phật gọi đó là Tà Kiến, Tà Tư Duy, Không Như Lý Tác Ý.

Kính!
*********************
*********************
Đây là bài giải của cháu Trí Từ có thể nói là gần đúng hết 90%
Con có cách nghỉ này thưa chú"

1. Một hành giả có chánh niệm có phân biệt, lý luận và khảo sát về nhân quả hay không?


- Khi đã có chánh niệm thì sự phân biệt, lý luận, khảo sát về tính nhân quả là không còn nữa. Vì có câu: Chánh Niệm Tỉnh Thức nghĩa là khi có chánh niệm thì sẽ luôn tỉnh thức. Trong quá trình để đạt được chánh niệm thì phải hiểu được nhân quả, hiểu rõ vô thường...sau cùng quán tưởng để đạt đến chánh niệm.

- Như một người học lớp 12 thì bài toán lớp 3, 4 nhìn vào là biết đáp số chứ không cần tính toàn từ từ nữa.

2. Mọi việc điều nhìn có nhân có quả của nó, tại sao chúng ta càng biện luận thì tâm chúng ta càng ô nhiểm ?

- Sự biện luận quá nhiều sẽ trở thành Năng Thuyết Bất Năng Hành, mà khi đã nghiên Năng Thuyết thì tâm cao khí ngạo, tự cao tự đại, cái tôi vô cùng lớn hoặc không đến mức độ đó nhưng vì chỉ biết nói mà quên mất chánh pháp của Phật là dùng để hành nên cứ mãi nói và nói , cuối cùng người nghe có hành thì chứng quả, người nói không hành mãi luân hồi.

- Biện luận dể dẫn đến sự hơn thua trong lời ăn tiếng nói, vì khi nói là từ tâm mà nói ra cho nên sự hơn thua đã hình thành từ tâm, tâm bị ô nhiễm lúc nào không hay.

3. Ý nghĩa về "Giáo pháp nầy để cho bậc cao minh chớ không phải để cho kẻ thiển trí" tại sao?
- Như Nguyên Chiếu đã có ý trên, con cũng tán đồng và xin thêm vài ý nữa là: Khi không đủ khả năng để hiểu thì sẽ sinh ra các trường hợp:

a. Chỉ biết mình là đúng, và không biết rằng người khác nói cái mình không biết thì mình cho là sai. Lúc này sinh nghi ngờ, chê bai thì vô tình tạo nghiệp chê bai chánh pháp

b. Người thiển trí hay gọi là người ngu, người này do nhân quả nào đó mà sinh ra ngu đần, tuy gặp được điều hay lẻ phải nhưng do không có được phước trí nên cho rằng cái đúng đó là sai. Như nói bố thí là nhân giàu sang, người ngu sẽ nói: đã cho đi thì lấy gì giàu...

c. Như một cuốn kinh có nhiều ẩn ý, người đọc chỉ hiểu mặt chữ còn ý bên trong không thông suốt thì chẳng thể nào hiểu hết được ý kinh là gì. Như mọi người đều cho rằng: Vì Đức Phật chưa bao giờ nói sẽ dùng chay trường là giới luật nên hiện này ai muốn ăn sao thì ăn. Ăn thịt chúng sanh mà vẫn giảng nói đạo từ bi thì thật kỳ lạ....

d. Như một đứa bé giữa vàng và viên kẹo, đứa bé thích kẹo hơn mà không biết rằng dùng vàng sẽ mua được nhiều kẹo hơn thế nữa. Cho nên sinh ra phí phạm...http://www.phattu.com/showthread.php/34 ... #post72721
********************************************
Xin cảm ơn Nguyên Chiếu và Trí Từ chia sẽ kinh nghiệm hiểu biết và tất cả cùng quan điểm với chú. Hay quá. Riêng phần này thì chú tự giải theo ý cá nhân, có gì giúp dùm chú nhé.
Mở đầu bài giảng của HT. Piyadassi
- các pháp hữu vi - vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri. Điều phải trải qua thành trụ hoại không. Còn với chúng hữu tình thức vỉ nhiên là theo luật vô thường ''Sanh già bệnh tử'"
Nếu chúng ta nhận xét như vậy, nói như vậy thì dầu ở đâu chúng ta cũng không bị phản luận, trừ khi kẻ ngoại đạo. (Xin xem lại bài của HT. Piyadassi lần nữa nhé, các bạn.)

Chúng ta tự đặt giả thuyết:
Như có kẻ ngoại đạo (hay thành viên nào muốn chọc phá đ/h) bát bỏ rằng chẳng như vậy. không đúng, còn nhiều giả thuyết của khoa học khác với giáo lý này. Hoặc tỏ vẽ khinh miệt đừng vội lên lớp.v.v. Thì đ/h nghĩ sao?
Trường hợp:
1. Vì chúng ta không có y báo, chánh báo. Nên mình nói không ai tin.
2. Trong đời quá khứ còn bị nghiệp. Dầu có nói đúng cũng không ai tin.
3. Những người có cuộc sống thường kiến/đoạn kiến.
4. Những người thông minh, trí thức, giàu sang, quyền thế cái ''tôi'' của họ quá lớn thì chúng ta cũng nói họ không tin.


Do vậy, chúng ta biết rằng Chánh Pháp Phật giáo là dượt qua cả không gian thời gian, khoa học, trí tuệ, triết lý tây phương, đông phương. Nhưng không phải ai cũng vậy.

Và trong thời Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà (Thế gian) cũng không thể nào giáo hóa hết nhân loại. Thì ngày nay cũng như vậy.
Cớ sao ta lại phiền não với tha nhân, hoặc giả là thân nhân, bạn đạo chi để rồi sanh ra trầm cảm, tự ti.


Trừ khi những người này tự nguyện cầu Pháp với Quí Tăng Ni hoặc làm bạn với ta, hoặc yêu cầu thảo luận trong tinh thần học hỏi.
(Các bạn biết tích chuyện của Đức Phật trước khi giảng pháp cho chúng đệ tử. Ngài làm gì và như thế nào không?)

Có một điều tôi biết là Ngài giảng Pháp thì nơi ''Pháp tọa'' của Ngài phải cao hơn với chúng đệ tử. Ngày nay Quí vị giảng pháp cũng như vậy. Do đó, khi họ cần thì chúng ta nói.

Đó mới gọi là nói không phi nghĩa, phi pháp, phi từ, và phi thuyết.

Thân kính, CP


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Thien Nhan đã viết:Bài kinh NiKaYA nói về đức tin từ nơi Chánh Kiến, Chánh Tư duy và Chánh ngữ của một Hàng giả (Nên nhớ là Kinh khuyến tấn này dạy là ''Nhìn lại mình". Chớ không phải đem cách tu học của mình ra so đo cách tu học của người khác).
Còn Trạch Pháp là một chi của Thất Giác Chi chỉ dạy về cách phân tích Pháp (Ví dụ: Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ là gì...!? ) Dùng Chánh niệm mà thanh lọc hoặc là ngồi thiền để quán sự vi diệu của Pháp thế nào. Cũng không phải dạy quán thị phi nhơn ngã.

Cả hai kinh này điều trực chỉ quán trở lại Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ. (Xin đừng hiểu lầm Trạch Pháp là so sánh Pháp học này với Pháp học khác, nặng nhẹ, dễ khó, giả thiệt thì đó là tâm so đo, mâu thuẩn, ganh tỵ, phân cao thấp thì rớt ngay vào tà kiến ''Xem kinh Phạm Võng thì hiểu thôi.")
Đây là sự "bóp méo" kinh điển đó ĐH ạ. Ý nghĩa của Trạch pháp là phải dùng trí tuệ khảo sát suy xét khách quan, để phân biệt đúng sai, bao gồm cả nội pháp và ngoại pháp, tức là cả những hoạt động của nội tâm lẫn các pháp bên ngoài. Trong đó, việc lựa chọn được đúng con đường Chánh của Chư Phật là yếu tố sống còn, vì nếu chọn phải con đường Tà thì thôi, chẳng còn gì để nói nữa cả! ĐH đọc kỹ lại bài giảng của HT. Piyadassi xem có phải Trạch pháp chỉ là "Nhìn lại mình" không nhé. Tất nhiên, một khi đã được gọi là dùng trí tuệ khảo sát khách quan, cầu thị thì Trạch pháp cũng hoàn toàn không phải là "thị phi nhân ngã". "Thị phi nhân ngã" chỉ có ở những trạng thái tâm định kiến, chủ quan, hơn thua, sân si mà thôi. Cách biện luận đó của ĐH có khác gì là "tung hỏa mù" (làm nhập nhằng, lẫn lộn giữa các khái niệm) đối với người đọc không?

Còn bản kinh Kalama cũng vậy, hoàn toàn không chỉ là dạy "Nhìn lại mình" như ĐH nói. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích của kinh sẽ thấy rõ:

"...- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo..."


Tôi cũng đã đọc được bài viết của ĐH với nick Bất Nhị trên diễn đàn http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php?f=31&t=3532. Sau khi trích dẫn phần Trạch pháp của HT. Piyadassi, ĐH đã "tung hỏa mù" như sau:

"...Hòa thượng Piyadassi giảng: trạch pháp là để khảo sát, tìm hiểu, phân tách pháp môn đó để đem đến lợi lạc cho việc tu hành, chớ không phải là để so sánh đố kỵ...

Còn người có tâm nghi pháp thì cũng tương tự như vậy, nhưng mà so sánh pháp mình tu với pháp người khác, hay tông phái này với tông phái khác có đúng là Phật dạy, tổ dạy rồi...so sánh, chê bai, bát bỏ là pháp giả, pháp không hay. Đó là tâm nghi kỵ ''Lấy bụng dạ mình so bụng dạ người khác... Gọi là tâm nghi''

Đây là lời cảnh cáo của những người còn tâm nghi hoặc hay đố kỵ cho rằng pháp đó không đúng, pháp này đúng. Thôi tôi chi bằng tin trước và thử huân tập một thời gian đi, rồi hãy nói cũng không muộn. Chớ đừng nhì người khác tu đúng, tu sai... rốt cuộc thì chính mình củng chẳng biết có tu đúng tu sai hay không

Trong Phật giáo không có sự áp bức hay cưỡng chế... Nhưng đối với người nghi kỵ thì đứng núi này, chông núi nọ. Hoặc bị thân kiến, biên kiến và kiến thủ kèm chế. Cho rằng Pháp của mình, thầy của mình, tông phái của mình đúng, có chân truyền Phật giáo Nguyên Thủy.v.v. Như vậy không phải là người biết lựa chọn pháp môn. Đó là cái tâm so sánh, chớ không phải là trạch pháp của HT dạy..."


Đọc lại bài viết của HT. Piyadassi thì không hề thấy có ý mà ĐH chua thêm vào, nhất là ý này: "Cho rằng Pháp của mình, thầy của mình, tông phái của mình đúng, có chân truyền Phật giáo Nguyên Thủy". Ý này không bao giờ có ở một nhà sư theo Phật giáo Nguyên thủy, vì tất cả chúng ta đều biết rằng từ trước đến nay họ chỉ công nhận bộ Nikaya làm kinh điển của mình.

ĐH tiếp tục gán ghép việc "so sánh, phân tích, lựa chọn" đánh đồng với cái tâm hơn thua, chủ quan, định kiến. Điều mấu chốt ở đây là: chúng ta so sánh, phân tích với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy hay là so sánh với cái tâm đầy Tà Kiến, Tà Tư Duy hay thôi!. Quan điểm của ĐH lúc đầu mới nghe thì tưởng là xiển dương Chánh Pháp, nhưng xét cho kỹ thì lại là đi ngược hẳn lại với kinh Kalama và với ý nghĩa của Trạch Pháp đó. 8->


Về comment của ĐH Trí Từ tôi cũng thấy chưa ổn, vì chỉ khi hành giả có được "Thiên nhãn minh" của bậc A la hán thì mới thấu suốt được nhân quả, còn kể cả khi đạt được Chánh Niệm Tỉnh Giác thì cũng chưa thấu suốt được nhân quả, không thể ví người có Chánh Niệm đối với đường đi của nhân quả là: " Như một người học lớp 12 thì bài toán lớp 3, 4 nhìn vào là biết đáp số chứ không cần tính toàn từ từ nữa.". Phàm phu như chúng ta chưa Thắng Tri được nhân quả , mà chúng ta phải nương theo lời dạy của Phật về Nhân Quả Nghiệp Báo để tu cho khỏi lầm đường lạc lối.
Trí Từ đã viết:- Sự biện luận quá nhiều sẽ trở thành Năng Thuyết Bất Năng Hành, mà khi đã nghiên Năng Thuyết thì tâm cao khí ngạo, tự cao tự đại, cái tôi vô cùng lớn hoặc không đến mức độ đó nhưng vì chỉ biết nói mà quên mất chánh pháp của Phật là dùng để hành nên cứ mãi nói và nói , cuối cùng người nghe có hành thì chứng quả, người nói không hành mãi luân hồi.

- Biện luận dể dẫn đến sự hơn thua trong lời ăn tiếng nói, vì khi nói là từ tâm mà nói ra cho nên sự hơn thua đã hình thành từ tâm, tâm bị ô nhiễm lúc nào không hay.
Nói như ĐH Trí Từ cũng là một biên kiến. Đức Phật đã dạy cho chúng ta con đường Trung đạo: Tu mà không Học là tu mù, Học mà không Tu thì chỉ là cái đãy đựng sách biết đi. Chúng ta mà thiên lệch bên nào, thì sẽ dẫn đến tình trạng cổ vũ hay chê bai một cách cực đoan. Việc biện luận cũng vậy, trước tiên phải đảm bảo là biện luận với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ. Nhưng như thế là chưa đủ, vì còn 5 Chánh nữa mới thực hành đủ Bát Chánh Đạo. Biện luận thuộc về giai đoạn "Tư " trong quá trình Văn-Tư-Tu, nó rất cần thiết nên chúng ta đừng công kích nó một chiều. Tất nhiên nếu chỉ dừng ngang đó mà không chịu thực hành, không chịu "Tu" thì rõ ràng là chưa đủ rồi.

Kính!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chánh Tín đã viết:
Thien Nhan đã viết:Bài kinh NiKaYA nói về đức tin từ nơi Chánh Kiến, Chánh Tư duy và Chánh ngữ của một Hàng giả (Nên nhớ là Kinh khuyến tấn này dạy là ''Nhìn lại mình". Chớ không phải đem cách tu học của mình ra so đo cách tu học của người khác).
Còn Trạch Pháp là một chi của Thất Giác Chi chỉ dạy về cách phân tích Pháp (Ví dụ: Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ là gì...!? ) Dùng Chánh niệm mà thanh lọc hoặc là ngồi thiền để quán sự vi diệu của Pháp thế nào. Cũng không phải dạy quán thị phi nhơn ngã.

Cả hai kinh này điều trực chỉ quán trở lại Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ. (Xin đừng hiểu lầm Trạch Pháp là so sánh Pháp học này với Pháp học khác, nặng nhẹ, dễ khó, giả thiệt thì đó là tâm so đo, mâu thuẩn, ganh tỵ, phân cao thấp thì rớt ngay vào tà kiến ''Xem kinh Phạm Võng thì hiểu thôi.")
Đây là sự "bóp méo" kinh điển đó ĐH ạ. Ý nghĩa của Trạch pháp là phải dùng trí tuệ khảo sát suy xét khách quan, để phân biệt đúng sai, bao gồm cả nội pháp và ngoại pháp, tức là cả những hoạt động của nội tâm lẫn các pháp bên ngoài. Trong đó, việc lựa chọn được đúng con đường Chánh của Chư Phật là yếu tố sống còn, vì nếu chọn phải con đường Tà thì thôi, chẳng còn gì để nói nữa cả! ĐH đọc kỹ lại bài giảng của HT. Piyadassi xem có phải Trạch pháp chỉ là "Nhìn lại mình" không nhé. Tất nhiên, một khi đã được gọi là dùng trí tuệ khảo sát khách quan, cầu thị thì Trạch pháp cũng hoàn toàn không phải là "thị phi nhân ngã". "Thị phi nhân ngã" chỉ có ở những trạng thái tâm định kiến, chủ quan, hơn thua, sân si mà thôi. Cách biện luận đó của ĐH có khác gì là "tung hỏa mù" (làm nhập nhằng, lẫn lộn giữa các khái niệm) đối với người đọc không?

Còn bản kinh Kalama cũng vậy, hoàn toàn không chỉ là dạy "Nhìn lại mình" như ĐH nói. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích của kinh sẽ thấy rõ:

"...- Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

- Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo..."


Tôi cũng đã đọc được bài viết của ĐH với nick Bất Nhị trên diễn đàn http://diendan.tuvien.com/viewtopic.php?f=31&t=3532. Sau khi trích dẫn phần Trạch pháp của HT. Piyadassi, ĐH đã "tung hỏa mù" như sau:

"...Hòa thượng Piyadassi giảng: trạch pháp là để khảo sát, tìm hiểu, phân tách pháp môn đó để đem đến lợi lạc cho việc tu hành, chớ không phải là để so sánh đố kỵ...

Còn người có tâm nghi pháp thì cũng tương tự như vậy, nhưng mà so sánh pháp mình tu với pháp người khác, hay tông phái này với tông phái khác có đúng là Phật dạy, tổ dạy rồi...so sánh, chê bai, bát bỏ là pháp giả, pháp không hay. Đó là tâm nghi kỵ ''Lấy bụng dạ mình so bụng dạ người khác... Gọi là tâm nghi''

Đây là lời cảnh cáo của những người còn tâm nghi hoặc hay đố kỵ cho rằng pháp đó không đúng, pháp này đúng. Thôi tôi chi bằng tin trước và thử huân tập một thời gian đi, rồi hãy nói cũng không muộn. Chớ đừng nhì người khác tu đúng, tu sai... rốt cuộc thì chính mình củng chẳng biết có tu đúng tu sai hay không

Trong Phật giáo không có sự áp bức hay cưỡng chế... Nhưng đối với người nghi kỵ thì đứng núi này, chông núi nọ. Hoặc bị thân kiến, biên kiến và kiến thủ kèm chế. Cho rằng Pháp của mình, thầy của mình, tông phái của mình đúng, có chân truyền Phật giáo Nguyên Thủy.v.v. Như vậy không phải là người biết lựa chọn pháp môn. Đó là cái tâm so sánh, chớ không phải là trạch pháp của HT dạy..."


Đọc lại bài viết của HT. Piyadassi thì không hề thấy có ý mà ĐH chua thêm vào, nhất là ý này: "Cho rằng Pháp của mình, thầy của mình, tông phái của mình đúng, có chân truyền Phật giáo Nguyên Thủy". Ý này không bao giờ có ở một nhà sư theo Phật giáo Nguyên thủy, vì tất cả chúng ta đều biết rằng từ trước đến nay, họ chỉ công nhận bộ Nikaya làm kinh điển của mình.

ĐH tiếp tục gán ghép việc "so sánh, phân tích, lựa chọn" đánh đồng với cái tâm hơn thua, chủ quan, định kiến. Điều mấu chốt ở đây là: chúng ta so sánh, phân tích với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy hay là so sánh với cái tâm đầy Tà Kiến, Tà Tư Duy hay thôi!. Quan điểm của ĐH lúc mới nghe thì tưởng là xiển dương Chánh Pháp, nhưng xét cho kỹ thì lại là đi ngược hẳn lại với kinh Kalama và với ý nghĩa của Trạch Pháp đó. 8->


Về comment của ĐH Trí Từ tôi cũng thấy chưa ổn, vì chỉ khi hành giả có được "Thiên nhãn minh" của bậc A la hán thì mới thấu suốt được nhân quả, còn kể cả khi đạt được Chánh Niệm Tỉnh Giác thì cũng chưa thấu suốt được nhân quả, không thể ví người có Chánh Niệm đối với đường đi của nhân quả là: " Như một người học lớp 12 thì bài toán lớp 3, 4 nhìn vào là biết đáp số chứ không cần tính toàn từ từ nữa.". Phàm phu như chúng ta chưa Thắng Tri được nhân quả , mà chúng ta phải nương theo lời dạy của Phật về Nhân Quả Nghiệp Báo để tu cho khỏi lầm đường lạc lối.
Trí Từ đã viết:- Sự biện luận quá nhiều sẽ trở thành Năng Thuyết Bất Năng Hành, mà khi đã nghiên Năng Thuyết thì tâm cao khí ngạo, tự cao tự đại, cái tôi vô cùng lớn hoặc không đến mức độ đó nhưng vì chỉ biết nói mà quên mất chánh pháp của Phật là dùng để hành nên cứ mãi nói và nói , cuối cùng người nghe có hành thì chứng quả, người nói không hành mãi luân hồi.

- Biện luận dể dẫn đến sự hơn thua trong lời ăn tiếng nói, vì khi nói là từ tâm mà nói ra cho nên sự hơn thua đã hình thành từ tâm, tâm bị ô nhiễm lúc nào không hay.
Nói như ĐH Trí Từ cũng là một biên kiến. Đức Phật đã dạy cho chúng ta con đường Trung đạo: Tu mà không Học là tu mù, Học mà không Tu thì chỉ là cái đãy đựng sách biết đi. Chúng ta mà thiên lệch bên nào, thì sẽ dẫn đến tình trạng cổ vũ hay chê bai một cách cực đoan. Việc biện luận cũng vậy, trước tiên phải đảm bảo là biện luận với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ. Nhưng như thế là chưa đủ, vì còn 5 Chánh nữa mới thực hành đủ Bát Chánh Đạo. Biện luận thuộc về giai đoạn "Tư " trong quá trình Văn-Tư-Tu, nó rất cần thiết nên chúng ta đừng công kích nó một chiều. Tất nhiên nếu chỉ dừng ngang đó mà không chịu thực hành, không chịu "Tu" thì rõ ràng là chưa đủ rồi.

Kính!
Hai ngày nay tôi trông chờ thành viện giúp ý kiến chia sẽ. Nhưng không lên tiếng thì lời văn của đ/h viết đúng rồi. Tôi không cần biện minh.
Tôi tung hỏa mù, tôi bóp méo sự thật. Tôi cắt xén bài viết để chứng minh cái tôi.

Bạn viết rất hay, tôi bái phục và xin bạn dạy cho tôi.

Học Chánh kiến, Chánh Tư Duy và Chánh ngữ phải như thế nào? (Xin đứng trích dẫn, copy bài người khác. Tôi muốn biết bài của sư phụ Chánh tín thôi, có thể được không.)

Và bài kinh NIKAYA. do thầy Quảng Tánh giảng (v ... 41&t=10299) này không phải khuyến tấn hành giả tu tập Chánh kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ.
Thì gọi đây là bài gi?

(P/s. Một lần cuối sau cùng của tôi, đ/h muốn viết và thảo luận, tôi yêu cầu hãy để nguyên văn để thảo luận. Xin đừng tỉa, xẽ, cắt. Tìm ''lá sâu'' để tố hay chụp mũ.
Nếu không thể thì đừng viết vào chủ đề này.

Tôi không trả lời, Xin lỗi vậy. TN)


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Tôi muốn học giữ Chánh Niệm thì phải thế nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hì! Tôi thì thấy ĐH đúng là một bậc thầy của "Nghệ thuật tung hỏa mù" đấy. :D

Đùa chút! ĐH đừng giận tôi nữa nha. cafene

Những điều ĐH hỏi đều đã được Sư Phụ của chúng ta trả lời rồi. Sư Phụ của chúng ta là Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài đó, quan trọng là chúng ta có thật tâm muốn học hay không thôi?

Trân trọng kính chào!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách