CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • CĂNG THẲNG HAY THƯ GIÃN
Thiền sinh: Con thấy mình đã bớt căng thẳng hơn. Nhưng còn vẫn còn phải chiến đấu nữa vì mỗi khi thư giãn thoải mái thì con lại bắt đầu lười biếng, và những lúc như thế con lại có cảm giác tội lỗi, tâm lại bận rộn và tất nhiên lại căng thẳng trở lại. Con biết tâm mình hoạt động hiệu quả nhất khi nó thư giãn thoải mái và vẫn đang cố tìm ra điểm căng thẳng.

Thiền sư: Điểm cân bằng bạn phải tìm là cân bằng giữa "thoải mái" và "nhiệt tâm, hứng thú". Hứng thú là sử dụng trí tuệ, có chất trí tuệ trong sự nhiệt tình. Người ta hay cố tìm ra điểm cân bằng giữa cố gắng và thư giãn bằng cách sử dụng ít cố gắng đi hay nhiều cố gắng hơn. Nhưng khi bạn có hứng thú thì sự cố gắng luôn có mặt. Khi tâm thích thú tìm hiểu một việc gì, sự nỗ lực đã có sẵn ở đó rồi. Hãy kiên nhẫn với chính mình, để đạt tới mức căng thẳng bằng không hoàn toàn không phải chuyện dễ.

Thiền sinh: Thưa thầy, nghĩa của thư giãn thoải mái chính xác là gì? Con biết thư giãn về cơ thể nghĩa là gì rồi, nhưng thư giãn về tâm nghĩa là sao?

Thiền sư: Cảm giác thư giãn thoải mái thực ra là khi không còn chút mong đợi và bất an nào nữa. Bạn chỉ có thể hoàn toàn thoải mái khi tâm không còn tham sân nữa; muốn mình phải thoải mái hay cố gắng để thoải mái chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng nữa mà thôi.
  • CẢM GIÁC XÁO ĐỘNG - TRẠO CỬ
Thiền sinh: Gần đây con cảm thấy trạo cử, tâm xao động không yên. Chỉ còn mươi ngày nữa là con phải rời khỏi nơi đây và tâm con rất muốn có tiến bộ.

Thiền sư: Điều quan trọng là bạn phải hay biết sự xáo động, bất an trong tâm mình và biết tại sao mình bất an như vậy.
  • Đừng bao giờ tin vào những suy nghĩ sanh lên khi tâm mình đang xáo động, bất an.
Nếu bạn tin vào chúng, bạn sẽ càng bất an hơn. Mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu về cái gì đó, thực ra tâm bạn đang nói với bạn rằng nó muốn được cảm thấy dễ chịu, muốn được có "cảm giác tốt" cơ. Một thiền sinh giỏi sẽ thấy thoải mái, không có vấn đề gì với những điều khó khăn hay những điều gây khó chịu cả và chỉ nhìn chúng như là những thách thức, như là những cơ hội để học hỏi mà thôi. Nếu không có hiểu biết, ngay lập tức bạn sẽ kháng cự lại những điều khó chịu đó.
  • Chúng ta phải tu học cách chấp nhận mọi việc như nó đang là, điều đó cũng có nghĩa là phải học cách chấp nhận mọi hoàn cảnh khó khăn - như nó đang là.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • CẢM GIÁC BẾ TẮC TRONG PHÁP HÀNH
Thiền sinh: Bạch thầy, có lúc con cảm thấy thiền tập của mình bế tác và không biết phải làm thế nào nữa. Sau đó con kiểm tra lại thái độ hành thiền, nhưng có lúc cũng không thấy được nó ra sao nữa. Lúc khác thì có thể thấy rất rõ, chẳng hạn có sân khởi lên, con cũng cố gắng nhìn những gì ở đằng sau tâm sân ấy.

Thiền sư: Hãy nhận biết đến mức mình có thể nhận biết được. Đừng cố tìm kiếm những gì mình chưa thể thấy được, và cũng đừng cố đoán xem nó là cái gì nữa.

Thiền sinh: Nhưng phải có một cái gì đó đằng sau thái độ ấy nữa chứ?

Thiền sư: Cũng đừng nghĩ về điều ấy nữa. Nếu bạn nghĩ, nó đã qua mất rồi bởi vì tâm của bạn đã tạo dựng nên ý tưởng rằng có lẽ nó phải là như thế này, sẽ phải là như thế kia. Cũng đừng nghĩ đến "đằng sau" hay "đằng trước" gì nữa cả! Nếu tâm có khả năng nhìn thấy, nó sẽ thấy được, nếu không có, nó chẳng thấy được gì.

Thiền sinh: Con vẫn cứ phải vật lộn với nhưng điều cơ bản như thái độ hành thiền, cứ băn khoăn thái độ hành thiền đúng là gì, làm thế nào để thực sự chánh niệm được... v.v... Chẳng có một công thức nào cả và thật là mệt mỏi. Thầy dạy chúng con phải nhớ lại những kinh nghiệm (những lần thực hành) tốt trước kia, vì vậy con cố gắng nhớ lại trạng thái tâm chánh niệm lúc đó và cách mà mình đã đạt được trạng thái tâm ấy. Nhưng không làm được, càng cố nhớ lại tâm chỉ càng thêm rối lên mà thôi.

Thiền sư: Đừng thực hành quán chiếu như vậy vào lúc này. Bạn vừa nói rằng mình vẫn đang phải vật lộn với những điều cơ bản và cảm thấy mệt mỏi với việc ấy. Ở giai đoạn này chưa nên quán chiếu và thẩm xét vội vì chỉ làm mọi việc thêm phức tạp. Bạn cần phải chờ cho đến khi tâm ổn định lại đã. Bây giờ chỉ cần thực hành một cách đơn giản, chỉ theo dõi những gì đang diễn ra.

Trình pháp theo nhóm có thể làm mình thêm rối, vì thiền sinh cứ phải thu nhận nhiều thông tin hướng dẫn (khi thiền sư dạy cho các thiền sinh khác) không thực sự thích hợp với mình. Cái thích hợp với thiền sinh này lại có thể chẳng hợp với thiền sinh khác tý nào. Nếu có thông tin nào bạn nghe được mà có ích thì tất nhiên bạn có thể áp dụng, nhưng đừng có cố thực hành theo những lời thiền sư dạy cho người khác nếu thấy nó không lợi ích cho mình.

Thiền sinh: Vậy là con sẽ phải đợi cho đến khi tâm trở lại ổn định đã phải không ạ?

Thiền sư: Đúng vậy, Chỉ khi nào tâm ổn định thì mới quán chiếu được, lúc ấy sự quán chiếu xảy đến một cách tự nhiên. Song cũng có rất nhiều người cảm thấy mất phương hướng khi tâm mình trở nên tĩnh lặng và ổn định, họ không biết phải làm gì với sự tĩnh lặng ấy nữa. Đó là lúc tôi phải dạy họ cách quán chiếu và thẩm sát.

Thiền sinh: À, vậy thì con hiểu rồi. Con thì không gặp phải khó khăn ấy...

Thiền sư: Có nhiều kiến thức (về Phật pháp) thì cũng tốt. Nhưng nhu cầu (về kiến thức) của mỗi cá nhân thì lại rất khác nhau, vì vậy bạn phải lựa chọn cẩn thận xem mình nên áp dụng cái gì.

Mỗi khi cảm thấy bế tắc và có thái độ tiêu cực đối với thiền tập, bạn phải nhớ lại xem trước kia thiền đã từng giúp ích cho mình ra sao, thiền tập đã làm thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào. Hãy nghĩ đến những lợi ích mình đã thu được, những điều mình đã hiểu biết nhờ tu tập. Nghĩ đến mỗi lúc thất niệm mình cảm thấy ra sao và sự khác biệt với khi mình có chánh niệm như thế nào. Suy nghĩ như thế sẽ giúp bạn định hướng lại cho tâm mình.

Có một số cách khác nữa để bạn thử áp dụng. Mỗi khi kinh nghiệm được một trạng thái tâm tốt đẹp, hãy cố gắng ghi nhớ nó. Tự nhắc mình: À, mình đang trải nghiệm một trạng thái tâm tốt đây, mình hoàn toàn có khả năng đạt được trạng thái tâm tốt đẹp như vậy, trạng thái tâm tốt là như thế này đây. Làm như vậy bạn sẽ củng cố thêm hiểu biết về trạng thái tâm tốt mà mình đang cảm nghiệm. Nếu bạn biết tại sao nó tốt hay cảm thấy nó tốt như thế nào, hãy cố gắng ghi nhớ nó. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lại mỗi khi cảm thấy tâm mình đi xuống, chán nản. Mỗi lúc như vậy nó sẽ dễ dàng nhớ lại những điều tốt đẹp trước kia.

Thiền sinh: Vâng, con rất hiểu điều đó. Nhưng có những lúc sự chống đối của tâm mình quá mạnh và thái độ tiêu cực đến mức con chỉ có thể làm được mỗi việc là đi kinh hành qua lại mà thôi. Rồi, rất chậm chạp, chánh niệm tăng dần lên, kéo theo cảm giác vui và thái độ con lại trở nên tích cực trở lại.

Thiền sư: Một khó khăn mà rất nhiều thiền sinh hay gặp phải là họ quá quen với cái thói bắt mọi việc phải diễn ra [i(như mình mong đợi - mà không chịu để yên cho mọi việc tự diễn tiến, mở dần ra một cách tự nhiên theo chính nó)[/i]. Trong cuộc sống hằng ngày, họ đã quen đặt ra cho mình các mục tiêu để phấn đấu, để cố gắng thật nhiều và để đạt được những gì mình mong muốn. Thế rồi họ cũng làm y hệt như thế trong thiền. Họ muốn phải tốt, thật tốt, phải nhất. Khi không tốt được như họ muốn thì họ sinh ra thất vọng. Đó là lý do vì sao họ đánh mất đức tin và mất luôn sự nhiệt tình, hứng thú với việc tu tập.

Đừng nghĩ gì về thiền nữa, thậm chĩ cũng đừng cố gắng hành thiền nữa mà chỉ đi lại như vậy thôi có khi lại là điều tốt nhất cho bạn trong lúc đó. Khi bạn không còn cố làm việc gì nữa, không mong đợi điều gì nữa mà chỉ để yên cho mọi việc tự diễn ra, thì chánh niệm sẽ quay trở lại. Bởi vì sao? Bởi vì nó vẫn luôn có sẵn ở đó rồi.

Thiền sinh: Con cảm thấy mình chẳng tiến lên được chút nào cả. Con rất dễ chán. Làm sao để tránh được sự chán nản ấy? Làm thế nào để tránh khỏi bị bế tắc trong pháp hành?

Thiền sư: Bạn không thể và cũng không nên tránh né để khỏi bị buồn chán như thế, và bạn cũng không thể và không nên tránh né để khỏi bị bế tắc trong pháp hành như vậy. Khi còn chưa cao thì những việc như thế vẫn thường xảy ra. Đó là chuyện hết sức bình thường. Bạn chẳng thể làm gì được cả đâu. Nếu chán nản hay bế tắc trong đường tu, hãy ý thức rằng điều này đang xảy đến và cố gắng biết những yếu tố đã dẫn đến điều đó.
  • Bạn phải luôn ghi nhớ rằng hành thiền Vissapanā không phải là cố gắng làm gì hay khiến cho một cái gì phải xảy đến cả.
    Chỉ mỗi hay biết những gì đang diễn ra, chỉ thế thôi, rất đơn giản!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • KHÔNG ĐỦ NĂNG LƯỢNG - CẢM GIÁC MỆT MỎI BUỒN NGỦ
Thiền sinh: Tuần trước con nhận thấy thân tâm mình có nhiều sức mạnh hơn vào buổi sáng. Đến chiều sức lực cả thân lẫn tâm đều giảm. Con vẫn không hiểu được tại sao lại như thế. Có phải đó chỉ là do tinh thần hay chỉ vì ăn buổi sáng, còn buổi chiều không ăn nên ít sức hơn và năng lượng của tâm cũng đi xuống?

Thiền sư: Điều này thường xảy đến đối với các thiền sinh khi họ hành thiền suốt cả ngày. Họ cảm thấy tươi mới vào buổi sáng, có rất nhiều năng lượng nhưng rồi toàn sử dụng đến cạn sạch. Bạn cần kiểm tra xem mình đã dùng đến bao nhiêu sức. Bạn có bị căng thẳng do cách mình dùng sức hay không? Bạn có sử dụng quá nhiều năng lượng hay không? Bạn có thực hành hăng hái quá mức hay không? Nếu bạn thực sự lưu ý đến những điều đó và chỉ dùng sức vừa đủ, bạn có thể hành thiền đến tận 9-10 giờ tối.

Bạn cũng phải tự nhắc mình không cần thiết phải tiêu phí quá nhiều năng lượng để chằm hăm chú tâm vào đề mục làm gì. Bạn có cần phải chú tâm dỏng tai lên mới nghe được hay không? Bạn có cần phải chằm hăm nhìn thì mới thấy được hay không? Bạn có cần thiết cứ phải tập trung chú tâm mới hay biết được hay không?

Thiền sinh: Thưa thầy, con có một khó khăn là rất hay buồn ngủ khi ngồi thiền. Cơn buồn ngủ đến rất thường xuyên, nhất là trong những ngày đầu mới hành thiền.

Thiền sư: Khi mới ngồi bạn có nhận thấy sự lờ đờ của tâm mình hay những dấu hiệu đầu tiên của cơn buồn ngủ không?

Thiền sinh: Chỉ thỉnh thoảng thôi ạ.

Thiền sư: Không chỉ quan sát những gì đang diễn ra, mà hãy cố gắng đặt câu hỏi để tăng thêm sự hứng thú cho tâm mình. Hãy tự hỏi mình "Tâm có hay biết không? Đang hay biết cái gì? Tâm đang làm gì?" Thường thì những câu hỏi như thế sẽ giữ cho tâm được tỉnh táo và năng động. Hình như bạn đã có thói quen buồn ngủ ngay từ khi mới đến hành thiền; hình như bạn đã để buông trôi, chấp nhận cho nó đến. Đặt câu hỏi sẽ giúp đánh thức tâm bạn dậy. Nếu có thái độ hành thiền đúng đắn và thực hành một cách kiên trì, thì bạn sẽ thấy rằng - với thời gian trôi qua - năng lượng trong tâm sẽ tăng dần lên, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, chánh niệm và tỉnh giác hơn.

Thiền sinh: Nếu làm vậy cũng không được thì con phải làm thế nào? Có lúc con thấy mình phải cố vật lộn để ngồi cho hết một giờ và cảm thấy rất bực mình vì cứ buồn ngủ suốt.

Thiền sư: Không nên coi nó là một cuộc chiến đấu hay vật lộn gì cả. Nếu thấy không áp dụng cách nào thành công, cũng chẳng thể quan sát hay tìm hiểu trạng thái tâm hôn trầm được tý nào, mà chr cố vật lộn để giữ cho tỉnh táo thì tốt nhất bạn nên đứng dậy mà làm việc khác - như đi kinh hành chẳng hạn.

Thiền sinh: Trong khóa thiền này con bị hôn trầm rất nhiều. Khi không hôn trầm thì tâm lại phóng lung tung và lại còn suy nghĩ mãi về việc phóng tâm đó nữa. Tuần trước con nhận ra rằng căn bản giới của mình không còn vững chắc như xưa. Năm nay con đã làm nhiều việc phạm giới. Con cũng nhận thấy mình hay phê phán, đánh giá người khác và nghĩ rằng có thể con làm như thế để tự trấn an minh không phải là người xấu. Hình như đó là mấy trò lưu manh của tâm nó bày vẽ ra để cảm thấy đỡ tội lỗi về những việc mình đã làm. Câu hỏi của con là phải làm thế nào để có được giới hạnh trong sạch trở lại? Con cảm thấy mình sẽ không thể tu tập tốt được như xưa, nếu không trử thành mọt con người có giới trong sạch.

Thiền sư: Bạn không thể thay đổi được quá khứ. Đừng nghĩ về quá khứ nữa.

Thiền sinh: Vâng, con cần tiếp tục đi tiếp. Nhưng làm thế nào để con làm được điều đó?

Thiền sư: Nếu bạn có sự định tĩnh (Samadha) ngay lúc này là giới của bạn đã trong sạch rồi. Tại sao cứ nghĩ về giới hạnh quá khứ để làm gì? Bạn đã làm nhiều việc sai lầm, được rồi, nhưng bạn có thể quay lại quá khứ được không?

Thiền sinh: Không.

Thiền sư: Thế thì hãy để nó lại đằng sau đi.

Thiền sinh: Có phải chính phiền não cứ bám giữ vào việc đó không?

Thiền sư: Đúng, bạn bám giữ vào chính những sai lầm mình đã làm trong quá khứ. Lý do nào khiến bạn không giữ được giới hạnh trong sạch. Đó có phải là tâm tham không?

Thiền sinh: Vâng.

Thiền sư: Tâm tham đó có phải là "bạn" không?

Thiền sinh: Không.

Thiền sư: Vậy thì bạn phải hiểu rằng bởi vì có quá nhiều tâm tham nên giới hạnh không được trong sạch. Giới không trong sạch đó không phải là giới của bạn. Và ngay bây giờ khi định tâm tăng trưởng thì giới đã trong sạch lại rồi.

Thiền sinh: Đây chính là những điều mà con cảm thấy khó chấp nhận được bởi vì con vẫn còn sinh trưởng trong một xã hội Thiên Chúa giáo.(6)

Thiền sư: Giới trước kia không trong sạch, nhưng bây giờ đã trong sạch. Hãy đem chánh niệm vào giây phút hiện tại và làm giới hạnh của mình được trong sạch ngay bây giờ.

Bạn cũng nói buồn ngủ là một vấn đề khó khăn. Chính bởi vì bạn cho rằng buồn ngủ là khó khăn nên tâm bạn mới quanh quẩn nghĩ ngợi tại sao mình lại buồn ngủ như thế. Bởi thế nó mới bắt đầu nghĩ ngợi về quá khứ và lôi mình vào tất cả những rắc rối này. Rồi bạn đi đến kết luận là vì giới không trong sạch nên mới bị hôn trầm (buồn ngủ). Đó là tà kiến, là kết luận sai lầm. Bạn cần phải nhìn ra nguyên nhân của hôn trầm nằm ngay trong hiện tại này, chứ đừng nghĩ đến cả một câu chuyện có thể có đằng sau nó như thế. Bạn muốn biết cái gì đang diễn ra trong tâm mà khiến mình buồn ngủ như thế này. Càng quan sát các hoạt động của tâm một cách thành thục. Bạn sẽ càng dễ thấy được nguyên nhân tại sao trạng thái tâm của mình thay đổi.

Cách hiểu của tôi về hôn trầm rất đơn giản. Tôi tin rằng lý do tâm trở nên buồn ngủ là bởi vì nó không có hứng thú. Có thể chánh niệm vẫn làm việc, có thể định tâm vẫn có, nhưng nếu tuệ căn không hoạt động, tâm không hứng thú thì nó sẽ hôn trầm. Nếu tâm bạn thực sự hứng thú với những tiến trình đang diễn ra, nếu nó muốn hiểu rõ đối tượng quán sát, các cảm thọ, các phản ứng tâm lý và cách thức chúng tương tác, liên hệ với nhau ra sao, nó sẽ không bao giờ cảm thấy buồn ngủ.

Điều hay xảy ra đối với những người hành thiền nhiều là định (Samatha) tăng mà tuệ thì không theo kịp. Chúng ta phải quán chiếu, phải thẩm xét các pháp, phải xử dụng trí tuệ. Một khi đã có được định tâm, đã có được sự tĩnh lặng và quân bình trong tâm, chúng ta phải biết đặt các câu hỏi cho tâm mình (để quán chiếu, thẩm sát và tìm hiểu). Mình có thực sự hay biết được những gì diễn ra trong tâm không? Tâm hay biết thế nào về đối tượng quan sát và tâm quan sát?

Thiền sinh: Thầy nói lấy chính tâm mình làm đối tượng hay biết nghĩa là thế nào?

Thiền sư: Đúng thế. Bạn không chỉ biết tâm mình đang tĩnh lặng, mà còn phải biết cả cái tâm đang biết sự tĩnh lặng đó nữa. Chớ dừng lại ở đối tượng đang quan sát hay kinh nghiệm, mà phải đi tới cái tâm đang hay biết đối tượng đó. Nếu chỉ dừng lại ở chánh niệm và tiếp tục hay biết sự có mặt của nó, nó sẽ tăng trưởng mạnh lên. Nhưng nếu chúng ta quên không làm điều này (biết tâm quan sát) mà chỉ nhìn mỗi vào định tâm mạnh đó thôi, thì chánh niệm sẽ dần dần suy yếu mà chúng ta không biết được điều đó. Bạn làm gì khi đã có được sự tĩnh lặng?

Thiền sinh: Thường thì con chỉ thả mình vào trong cảm giác đó. Nhưng hôm nọ con cũng đã quay chánh niệm của mình lại theo dõi những gì đang diễn ra trong tâm. Câu hỏi của con lúc đó là xem có phiền não nào có mặt trong tâm hay không. Con không thấy có phiền nào nào, nhưng ngay lập tức con lại nghĩ rất có thể có những phiển não vi tế hơn mà mình không nhìn thấy được. Thế rồi, lúc sau con nghĩ đến một người thân đang có nhiều xích mích, ngay lập tức phiền não nổi lên rất mạnh.

Thiền sư: Lúc đó bạn có bị buồn ngủ không?

Thiền sinh: Không ạ.

Thiền sư: Chỉ khi tâm không hoạt động, nó mới bị buồn ngủ. Khi tâm tĩnh lặng và bình yên là lúc nó đã sẵn sàng để quán chiếu. Nhưng bạn không cần thiết phải dùng đến những suy nghĩ bằng ý niệm(7). Bạn có thể chỉ cần thẩm xét xem cách tâm đang làm việc như thế nào. Bạn có biết (mình đang) chánh niệm hay không? Chánh niệm đang có mặt hay không? Chánh niệm đứng yên như cũ hay luôn mới mẻ trong từng khoảnh khắc?
  • Bạn không cần tìm kiếm câu trả lời! Chỉ cần đưa ra câu hỏi, cho tâm một chủ đề để làm việc, và khuyến khích nó hứng thú với những gì đang diễn ra.
Thiền sinh: Thưa thầy, con đã thực hành theo những gì thầy chỉ dẫn nhưng con thấy rất dễ mệt mỏi. Con không thấy cách thực hành của mình có gì sai. Hình như việc quan sát các hoạt động của tâm làm con bị mệt.

Thiền sư: Tâm có chấp nhận tất cả mọi thứ mà nó nhận biết được hay không?

Thiền sinh: Không, nó phản ứng rất nhiều đối với những việc đang diễn ra.

Thiền sư: Chính điều đó làm tâm mệt mỏi. Nếu bạn thấy rằng mình thường phản ứng rất mạnh lại những gì đang quan sát, thì tốt nhất bạn nên thực hành thiền Chỉ (Samatha). Chẳng hạn khi có tâm sân khởi lên, bạn hãy nhận biết nó rồi chuyển sang một đề mục trung tính khác như hơi thở hay một cảm giác nào đó trên thân chẳng hạn (không tiếp tục quan sát tâm sân nữa, tránh để tâm tiếp tục phản ứng - ND). Quan sát đề mục đó một lúc để tâm dịu trở lại, rồi sau đó nhìn tâm sân ấy lại một lúc nữa - cứ tới lui như vậy. Nhiều người cảm thấy quan sát tâm liên tục là một việc quá khó đối với họ.
  • Khi chưa có trí tuệ thực sự, khi bạn còn phụ thuộc vào việc áp dụng trí tuệ từ bên ngoài vào, bằng con đường trí thức như vậy, thì chúng ta phải sử dụng thêm thiền Chỉ (Samatha) để làm cho tâm dịu xuống và tĩnh lặng trở lại(8).
CHÚ THÍCH:

(6) Tâm của thiền sinh này bị mặc cảm tội lỗi dày vò vì chịu ảnh hưởng của quan điểm Thiên Chúa giáo, họ coi những việc xấu mình đã lỡ làm trong quá khứ như một tội lỗi. Mặc cảm mình là một con người tội lỗi, kém cỏi, không được xã hội chấp nhận và tha thứ và bản thân họ cũng không thể chấp nhận và tha thứ được cho chính mình là một tâm lý rất phổ biến và khó chữa trị ở xã hội phương Tây.

(7) Suy nghĩ bằng ý niệm (conceptual thinking) là những suy nghĩ sử dụng ngôn ngữ, danh xưng chế định: tôi, anh, đàn ông, đàn bà, thân tâm, nhà cửa, cây cối... Là những suy nghĩ chúng ta vẫn thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các suy nghĩ nặng nề phiền não, phóng tâm, mơ mộng tương lai, tiếc nuối quá khứ... đa phần là những suy nghĩ loại này. Các suy nghĩ dùng trong quán chiếu các pháp không cần dùng nhiều đến ngôn ngữ chế định mà chủ yếu là những tác ý để định hướng tâm quán chiếu, tìm hiểu bản chất các pháp hay cơ chế hoạt động của thân tâm và sự tương tác giữa chúng với nhau - ND.

(8) Đây là điều rất quan trọng trong pháp hành. Nhiều thiền sinh nói rằng việc áp dụng quán chiếu liên tục thường làm cho tâm họ thêm bất an và khó giữ chánh niệm hơn, bởi vì chánh niệm chưa miên mật, tâm chưa đủ độ ổn định và tĩnh lặng cần thiết (hoặc đã tĩnh nhưng còn chưa thực sự ổn định), nên không thể mở rộng tâm để tự nhận biết, quán chiếu nhiều đề mục khác nhau hoặc chỉ làm vậy được một chút là tâm trở nên xáo động và mệt mỏi. Càng cố, tâm càng xáo động và mất sức, càng phiền não xâm nhập. Chính vì vậy, thiền sinh cần phải thường xuyên quan sát pháp hành của mình một cách cẩn thận và liên tục để biết khi nào cần mở rộng tâm mình ra để quán chiếu, khi nào cần thu hẹp lại một, hai đề mục đơn giản, trung tính (như hơi thở, cảm giác xúc chạm) để tăng cường định tâm, làm cho tâm ổn định và tĩnh lặng trở lại.

Nhiều người bị vướng vào chỗ này do quá dựa vào tri thức, vào những hiểu biết về thiền qua sách vở, đánh giá thấp sức mạnh của phiền não và đánh giá quá cao bản thân mình mà thiếu công phu tu tập Định, Niệm nên tính thời gian tu đã lâu, song phiền não vẫn còn thô rõ, đôi khi còn biến tướng sân si, ngã mạn ẩn tàng, phức tạp hơn. Một số không đi sâu vào được pháp hành thì quay sang chấp theo kiểu thiền "ung dung tự tại" trong cuộc sống,đa phần do tâm dễ duôi, dính mắc đề ra; không muốn buông bỏ lợi dưỡng, chỉ muốn được cả mà không muốn trả giá, con đường tu hành tinh tấn, viễn ly cuộc sống thế gian, khép mình trong giới luật. Đây cũng là một cực đoan không kém phần nguy hiểm (ND).
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 27/01/14 17:08 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TRẦM CẢM
Thiền sinh: Xin thầy giảng thêm về chứng trầm cảm. Làm thế nào để đối phó với những trạng thái tâm khó khăn ấy?

Thiền sư: Bạn cần phải quan sát, tìm hiểu trầm cảm như là một hoạt động của tâm. Bạn phải hiểu được cái gì đã kích hoạt một đợt trầm cảm và quan sát những tác động, hậu quả của trầm cảm đó.

Có hai cách để đối phó với trầm cảm. Trước tiên bạn phải thực hành thiền Chỉ (Samatha) để phát triển Định tâm (Samādhi). Khi Định tăng trưởng, trầm cảm sẽ giảm bớt. Nhưng ngay cả khi cơn trầm cảm đã hoàn toàn biến mất trong một khoảng thời gian nào đó, nó vẫn sẽ luôn xuất hiện trở lại khi Định tâm mất và bạn sẽ phải đối diện với những nguyên nhân đã gây ra nó. Bạn chỉ có thể vượt qua được trầm cảm bằng sự hiểu biết. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để đối phó với nó là quán sát để hiểu được những nhân duyên và điều kiện hình thành nên nó. Chỉ khi những nhân duyên này được thấu hiểu đầy đủ thì tâm bạn mới thoát khỏi được trầm cảm.

Đối với hầu hết những người bị trầm cảm, tốt nhất là sử dụng kết hợp cả hai phương pháp. Đầu tiên họ cần thực hành thiền Chỉ (Samatha) để có được một mức định tâm nhất định. Với một cái tâm tương đối ổn định như thế rồi họ có thể chuyển sang thực hành thiền Tuệ (Vipassanā), quan sát và quán chiếu, tìm hiểu trầm cảm. Khi các cảm xúc quá mạnh không thể quan sát được nữa, tâm trở nên trạo cử bất an, hãy quay lại thực hành thiền Chỉ (Samatha) cho đến khi tâm đủ độ tĩnh lặng để quan sát và tìm hiểu tiếp. Có thể họ sẽ phải tới lui như thế nhiều lần cho đến khi tâm đủ mạnh để quan sát trầm cảm. Điều quan trọng là không được mong đợi kết quả nhanh chóng; thấu hiểu được trầm cảm thường chỉ đến sau một thời gian dài thường xuyên thực hành việc chấp nhận, quan sát và tìm hiểu.

Những người đã có kinh nghiệm trong thiền tập trước khi bị trầm cảm dĩ nhiên là hiểu được toàn bộ tiến trình này và đưa nó vào thực hành một cách dễ dàng hơn. Những người đang sử dụng thuốc chữa trầm cảm vẫn nên tiếp tục sử dụng. Chỉ khi tâm đã có được sự hiểu biết vững chắc thì mới nên xem xét giảm liều một cách từ từ - tất nhiên là sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ. Dùng thuốc là cần thiết để ổn định tâm, nếu giảm thuốc đột ngột có thể gây ra những hệ quả tiêu cực.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • NGỦ NGHỈ
Thiền sinh: Thưa thầy, con không thể lên thiền đường sớm được vì con thường đi ngủ rất muộn.

Thiền sư: Tại sao không thể ngủ sớm được? Lúc đó tâm làm gì?

Thiền sinh: Dạ, lúc đầu thì con cố gắng hành thiền, nhưng sau đó hoàn toàn bị phóng tâm thôi ạ.

Thiền sư: Đó là lý do tại sao bạn mệt mỏi buổi sáng. Để cho tâm phóng lung tung vô mục đích cả một thời gian dài sẽ làm tâm mệt mỏi, bởi vì đó là một trạng thái tâm rất kém chất lượng. Đi ngủ với trạng thái tâm thế nào thì cũng thức dậy với trạng thái tâm như thế ấy. Nếu rơi vào giấc ngủ trong trạng thái phóng tâm, đờ đẫn thì khi thức dậy tâm cũng sẽ y hệt như vậy. Phiền não làm tâm mệt mỏi. Vì vậy chúng ta không nên để cho tâm lười biếng. Thế nên tôi hay bảo các bạn là phải thực hành liên tục suốt cả ngày. Chúng ta cần phải giữ gìn chất lượng tâm của mình. Bạn làm việc liên tục cả ngày để xây dựng được một trạng thái tâm có chất lượng, thế mà tối đến, chỉ trong mấy giờ đồng hồ, bạn đã vứt hết cả đi mất rồi. Vì vậy, không được để tâm mình phóng túng tự do như thế.

Thiền sinh: Con thấy rất khó để quan sát hay kiểm soát được cái tâm của mình một khi đã leo lên giường và chuẩn bị ngủ.

Thiền sư: Lý do tâm bạn phóng dật là bởi vì nó không có một đề mục nào để theo dõi cả. Bạn không có mục đích, không bảo cho cái tâm mình biết việc phải làm. Bạn cần đặt ra mục tiêu là giữ chánh niệm cho đến tận khi ngủ. Hãy thử làm như vậy và xem coi buổi sáng bạn sẽ cảm thấy như thế nào.

Thiền sinh: Ba đêm nay con hầu như không thể ngủ được, thưa thầy. Đêm đầu tiên con nhận ra là mình không muốn ở nơi đây. Con thực sự muốn đi khỏi thiền viện. Tối qua mới thật thú vị. Con cứ ngủ rồi lại thức, thức rồi ngủ; có khi chỉ ngủ được có ba giờ. Nhưng cũng không đến nỗi tồi. Con mệt mỏi nhưng đồng thời lại thấy có rất nhiều năng lượng thật kỳ lạ.

Thiền sư: Có vẻ tốt đấy. Cứ tiếp tục như vậy đi, có thể thêm một tuần nữa. Hãy làm một cách thoải mái, để xem nó đi đến đâu. Các phản ứng của bạn đã ít dần đi và do đó định tâm đang tăng dần lên. Khi định tâm đã thật tốt thì sẽ ngủ rất dễ. Chỉ cần đừng nghĩ đến việc muốn đi ngủ nữa. Khi tâm không còn phản ứng, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Thiền sinh: Khi lần đầu tiên con trình với thầy về vấn đề khó khăn của mình, thầy nói chúng ta không cần ngủ. Liệu chúng ta có thể không cần ngủ trong cuộc sống bình thường không?

Thiền sư: Được, trước kia tôi đã từng thử. Ở Miến Điện có nhiều người cũng từng hành thiền mà không cần ngủ. Không nằm là một trong những hạnh đầu đà của các vị Tỳ kheo. Không ngủ được không phải là một vấn đề khó khăn, chỉ có phiền não mới mang lại khó khăn cho chúng ta. Thầy tôi thường nói rằng đêm đến là thời gian của những người giới đức. Ở Miến Điện có những nhà sư dạy thiền suốt cả ngày và hành thiền suốt cả đêm như vậy đấy.
  • NẰM MƠ
Thiền sinh: Con có rất nhiều giấc mơ hãi hùng, nhất là trong các khóa thiền tích cực. Con mơ mình bị đau đớn, bị chết, bị lạc đường, bị hành hạ, đau khổ...

Thiền sư: Tất cả các loại giấc mơ này đều mang tính sân. Bạn có thể tìm hiểu các giấc mơ của mình; các giấc mơ rất thật. Suốt cả ngày bạn cố tình kiểm soát tâm mình vì vậy phiền não có rất ít cơ hội để lộ diện. Trong mơ bạn không thể kiểm soát được cái gì và phiền não tìm được lối thoát để tự thể hiện mình.

Thiền sinh: Mình có thể làm được gì khi giấc mơ đang diễn ra không?

Thiền sư: Bạn có bao giờ tỉnh dậy giữa giấc mơ chưa?

Thiền sinh: Dạ, điều đó xảy ra thường xuyên.

Thiền sư: Và bạn có cảm nhận được tâm sân lúc đó không?

Thiền sinh: Có ạ, con thấy tâm sân trong giấc mơ, và vẫn còn cảm nhận được nữhng dư âm của nó để lại nữa.

Thiền sư: Bạn có tiếp tục theo dõi cái dư âm ấy không?

Thiền sinh: Dạ, con có. Có lúc có thể có cả những hiểu biết sau khi mơ, lúc khác con chỉ cảm thấy bực bội vì bị quấy rầy.

Thiền sư: Mỗi khi cảm thấy bực bội, nhớ lại thái độ đúng đắn khi hành thiền và quan sát cảm giác ấy. Tâm sân đó là của ai? Nếu bạn tự đồng hóa mình với nó, bạn sẽ cảm thấy nó là khó chịu.

Thiền sinh: Có cách nào trực tiếp vào được trong giấc mơ không?

Thiền sư: Có, nếu chánh niệm có được đá quán tính. Tâm sân thực hiện công việc của nó và chánh niệm cũng làm công việc của mình. Khi chánh niệm liên tục trong những giờ bạn thức, khi nhận biết mọi thứ đang diễn ra đã trở thành thói quen của bạn, khi bạn hay biết được mọi ý nghĩ đến trong tâm mình thì bạn cũng sẽ tự động chánh niệm được trong giấc mơ. Đây là cách duy nhất để vào được trong giấc mơ. Đó không phải là việc bạn có thể làm được, mà là đà quán tính của chánh niệm làm việc đó.

Thiền sinh: Vâng, vậy thì con sẽ tiếp tục thực hành như thế.

Thiền sư: Cứ để tâm suy nghĩ bất cứ cái gì nó thích nghĩ(9). Khi hay biết được bất cứ suy nghĩ nào sanh khởi trong tâm, bạn sẽ thấy rất hứng thú nhìn và hiểu những gì đang diển ra trong tâm mình. Bạn cần phải rất tỉnh táo, rất tỉnh giác.

CHÚ THÍCH:

(9) Nên nhớ lời dạy này chỉ dành riêng cho thiền sinh đó, hoặc cho nhưng người Định Niệm đã đủ sức mạnh để quan sát được suy nghĩ, không phải dành cho tất cả mọi người áp dụng một cách máy móc. Những thiền sinh mới khi cố quan sát suy nghĩ thường bị lôi theo dòng suy nghĩ hoặc không thể biết được mình đang bị lôi đi hay mình quan sát được suy nghĩ. Mức độ Định Niệm như vậy là chưa đủ thích hợp để quan sát suy nghĩ - ND.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • BIẾT TÂM CHÁNH NIỆM
Thiền sư: Bạn có hay biết được tâm chánh niệm không? Bạn có luôn nhận biết được chánh niệm đang có mặt hay không?

Thiền sinh: Có ạ. Nhưng con phải cố ý kiểm tra xem thì mới biết được nó đang có mặt hay không?

Thiền sư: Tốt, trước hết hãy kiểm tra xem chánh niệm có ổn định hay không. Xem bạn có luôn chánh niệm và sống trong hiện tại hay không. Khi thấy rằng chánh niệm đang có mặt, hãy cố gắng nhận biết cái tâm đang biết mình chánh niệm đó. Rồi cố gắng nhìn xem mình có thấy được thái độ của mình trong sự chánh niệm đó không.

Thiền sinh: Vâng ạ. Bây giờ thì con cảm thấy như là chánh niệm đang nhìn mình qua một cái kính hiển vi vậy ạ.

Thiền sư: Chánh niệm của bạn hay biết nhiều đến đâu? Nó chỉ biết mỗi các cảm giác trên thân, hay còn nhận biết cả các suy nghĩ và cảm xúc nữa?

Thiền sinh: Nếu chánh niệm của con mạnh, nó như là có được cái nhìn toàn cảnh vậy.

Thiền sư: Khi chánh niệm được các cảm giác trên thân, các suy nghĩ và cảm xúc và các hoạt động của tâm thức, bạn có thấy được cách chúng liên hệ và tác động lẫn nhau ra sao không? Khi tâm suy nghĩ điều gì đó, nó gây ảnh hưởng ra sao tới các cảm xúc và cảm giác trên thân? Khi có một cảm giác nào đó trên thân, nó gây ra sự thay đổi hay ảnh hưởng thế nào đến các cảm xúc và suy nghĩ?

Mỗi khi tự hỏi mình các câu hỏi như vậy là tâm bạn đang đưa trí tuệ vào trong tình huống mình đang quan sát. Bạn không cần phải tìm ra câu trả lời; chỉ đơn giản đặt các câu hỏi sẽ làm đánh thức trí tuệ trong bạn. Bạn đang cài đặt một phần mềm mới (cho tâm của mình), có thể nói như vậy. Bạn có nhận thấy có sự khác biệt trong trạng thái tâm của mình khi có chánh niệm và khi thất niệm hay không?

Thiền sinh: Có ạ.

Thiền sư: Điều quan trọng là bạn phải tự nhận ra những điều này trong chính bản thân mình. Tự mình nhận rõ những sự khác biệt này sẽ giúp bạn nhận ra và trân trọng giá trị của chánh niệm. Khi bạn biết trân quý giá trị của chánh niệm, dần dần bạn cũng sẽ biết trân trọng giá trị của hiểu biết và trí tuệ. Phải cần thấy rõ chánh niệm đã làm cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào, cần trân trọng những lợi ích thu được từ chánh niệm. Khi đã hiểu được những điều đó, bạn sẽ thực hành hết mình.

Thiền sinh: Con thấy hình như khi con quan sát tâm chánh niệm, thì kết quả là tâm trở nên sáng suốt. Rồi chính tâm sáng suốt đó lại trở thành đề mục để con quan sát tiếp. Con nghĩ đó là lý do tại sao con thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa tâm quan sát và sự sáng suốt của tâm.

Thiền sư: Đúng vậy, sự sáng suốt của tâm và bản thân việc thực hành chánh niệm là hai cái khác nhau.

Thiền sinh: Con thấy có hai kinh nghiệm khác nhau trong quá trình quan sát. Một là cảm thấy có khoảng cách giữa tâm quan sát và đề mục; hai là hình như không có khoảng cách mà chỉ có mỗi một tâm quan sát những gì đang có mặt.

Thiền sư: Đó chỉ hai mặt của cùng một kinh nghiệm. Trường hợp thứ nhất bạn nhận ra sự khác biệt căn bản về bản chất giữa đối tượng quan sát và tâm quan sát. Bởi vì chúng hoạt động theo các cách khác nhau nên bạn mới nhận ra sự khác nhau đó. Trường hợp thứ hai bạn rằng trong thực tế hai chức năng khác nhau này lại cũng diễn ra đồng thời. Kinh nghiệm thứ hai này thì tự nhiên hơn. Ở trường hợp thứ nhất, khi bạn thấy sự chia tách giữa tâm quan sát và đối tượng quan sát, tâm vẫn còn một chút khái niệm hóa kinh nghiệm(10).

Thiền sinh: Dạ, thật chí lý. Con nhận thấy trường hợp thứ hai chỉ xảy ra khi tâm đã tĩnh lặng và quân bình. Khi tâm đã tĩnh lặng thì tốt nhất phải làm gì?

Thiền sư: Đừng cố gắng nhìn sự tĩnh lặng mà hãy nhìn cái tâm đang hay biết.

Thiền sinh: Tâm mình thường có xu hướng dính mắc và có phần vướng chấp vào sự tĩnh lặng.

Thiền sư: Khi điều ấy xảy ra thì bạn không còn hành thiền nữa. Bạn chỉ đang thưởng thức trạng thái tâm tĩnh lặng.
  • Sự chú ý cần đặt trên tâm chánh niệm chứ không phải trên đối tượng đang quan sát.
Bạn cần kiểm tra xem có sự chánh niệm, hay biết những gì đang diễn ra hay không - và cũng quan trọng không kém là có chánh kiến hay không(11).

Thiền sinh: Bạch thầy, ai hay cái gì đang hay biết tất cả những kinh nghiệm của con; cái nhìn, cái nghe...? Con có cảm thưởng là có một cái gì đó tiếp thu tất cả những cái ấy, một cái gì đó biết những cái gì đang diễn ra. Có đúng vậy không ạ?

Thiền sư: Thế à? Bạn nghĩ nó là ai? Bạn biết mình có chánh niệm và chánh niệm đó đang hay biết những gì đang diễn ra đúng không?

Thiền sinh: Con không biết. Khi nhìn hay cảm nhận mọi thứ, con cảm thấy có một cảm giác về tự ngã (cái tôi). Nó chỉ là một phần của kinh nghiệm, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kế tiếp.

Thiền sư: OK, vậy là tốt.

Thiền sinh: Như vậy là có một nơi để nhìn phải không ạ? Chánh niệm cũng có chỗ trú chứ ạ?

Thiền sư: Nó đã được thấy, bạn không cần phải cố ý làm bất cứ điều gì. Nếu bạn cố ý làm gì, trạng thái tâm đó sẽ mất ngay. Chánh niệm là một trong nhiều tâm sở hay chức năng của tâm. Chỉ cần tiếp tục quan sát các hoạt động của tâm, hiểu biết của bạn về những tiến trình đó sẽ ngày càng tăng trưởng.

Thiền sinh: Thỉnh thoảng có có được một trạng thái chánh niệm rất thuần mỹ, rất sáng tỏ. Khi điều dó xảy ra, các đề mục (các đối tượng quan sát)(12) khác lùi lại phụng nền phía sau. Tâm quan sát hơi bối rối không biết nên quan sát trạng thái sáng suốt ấy hay chỉ thả mình nghỉ ngơi trong đó, hay là chú ý quan sát đề mục.

Thiền sư: Điều quan trọng nhất cần làm lúc đó là tiếp tục nhận biết tâm quan sát và biết rằng mọi thứ còn lại vẫn đang ở đó cùng với nó - dù là ở phụng nền phía sau hay không.

Thiền sinh: Dường như không có cái gì diễn ra cả, chỉ có kinh nghiệm thuần mỹ.

Thiền sư: Thế thôi, chỉ cần hay biết điều đó. Nó đang diễn ra với ai? Kinh nghiệm thuần mỹ đó là gì?

Thiền sinh: Chủ yếu là hay biết các cảm giác trên thân và sau đó các suy nghĩ đến...

Thiền sư: Bạn có thể tiếp tục nhận biết rằng mọi thứ đang diễn ra và tất cả điều đó đang được tâm hay biết. Chúng đến thành dòng liên tục hay đến thành từng đợt?

Thiền sinh: Chúng luôn có mặt ở đấy và liên tục thay đổi.

Thiền sư: OK, bận có thể thấy được phần nào trong kinh nghiệm của mình là thuộc thân, phần nào thuộc tâm không?

Thiền sinh: Hình như tất cả chúng đều thuộc thân, phần tâm chỉ là sự sáng suốt, rõ ràng đó thôi ạ.

Thiền sư: Và sự quan sát nữa?!

Thiền sinh: À, vâng, nhưng nó là sự hay biết hơn là quan sát. Cái con gọi là tâm quan sát là cái thằng nhỏ đang ở đó đánh giá, quan sát và ra quyết định, còn sự sáng suốt rộng lớn của tâm chỉ thấy tất cả những điều đó.

Thiền sư: À, ra thế! Cái bạn gọi là tâm quan sát thì tôi gọi là các hoạt động của tâm (sinh hoạt của tâm), và cái bạn gọi là tâm sáng suốt thì tôi gọi là tâm quan sát.

Thiền sinh: OK, tâm quan sát không làm việc gì cả, chỉ mỗi quan sát thôi phải không ạ?

Thiền sư: Đúng vậy. Trong tâm quan sát có trí tuệ không?

Thiền sinh: Hy vọng là có!

Thiền sư: Thực ra việc nó có thể quan sát với sự sáng suốt, rõ ràng như vậy đã có nghĩa là có một phần trí tuệ đang hoạt động, nhưng chúng ta không nhận ra được nó đó thôi.

Thiền sinh: Con thì cứ lo rằng nếu cứ buông mình nghỉ ngơi trong trạng thái quan sát sáng suốt đó tức là mình lời biếng chẳng làm gì cả.

Thiền sư: Người Miến Điện có một câu nói: " Thiền là hành thiền, nhưng bạn lại không hành thiền". Khi mới thực hành, chúng ta hay nghĩ: "Tôi đang hành thiền", nhưng sau đó chúng ta nhận ra rằng đó chỉ là cái tâm đang hành thiền. Đây là sự phát triển tự nhiên của quá trình phát triển chánh niệm. Chẳng hạn, khi mới thực hành chúng ta chỉ nhận thấy có các suy nghĩ. Sau một thời gian, chúng ta hiểu ra đó chỉ là tâm (đang hoạt động). Nhận ra được điều này nghĩa là chúng ta đang ở một trình độ hiểu biết khác rồi, trí tuệ bắt đầu nhận ra một suy nghĩ chỉ là một tâm mà thôi.

Một khi đã đạt được tới trình độ hiểu biết này, tâm luôn hiểu rằng "đó chỉ là tâm" và một trình độ hiểu biết cao hơn sẽ sanh lên. Đó là sự nhận ra rằng "chỉ là các tâm đang sanh lên", "chỉ là các tâm đang diễn tiến". Lúc đó bạn sẽ có hiểu biết về sự "sanh" hay sự "trở thành" (jāti).

Khi thấy được bản chất của sự "sanh", bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ đều luôn mới. Mỗi một khoảnh khắc đều là mới, không có cái gì cũ cả. Tất cả những gì bạn nhận thức được bây giờ, bạn đều nhận thức lần đầu tiên. Ở trình độ hiểu biết này, rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuốc sống sẽ không còn khó khăn nữa. Trí tuệ sẽ bắt đầu thấy rằng chỉ có những tâm đang đến và đi mà thôi. Sẽ không còn sự tự đồng hóa (mình với các tâm ấy) và sự can thiệp vào tiến trình của các tâm ấy nữa; cái "tôi" sẽ không còn tham gia vào đó nữa.

Thiền sinh: Thưa thầy, con cần phải chú tâm vào cái gì khi tâm đã tĩnh lặng và rộng mở, rất ít suy nghĩ.

Thiền sư: Hãy biất tâm chánh niệm. Bạn không phải chú tâm vào bất cứ cái gì hết. Điều cần làm là phải biết rằng bạn đang hay biết; nhận rõ chánh niệm vẫn đang có mặt và cứ tiếp tục biết như vậy. Luôn tự xác nhận với chính mình rằng: chánh niệm đang hiện hữu. Và cũng canh chừng xem phiền não có xảy ra trong tâm quan sát hay không. Phiền não nổi lên trong tâm quan sát sẽ tác động đến bạn mạnh hơn loại phiền não chạy thoáng qua tâm mình như một kinh nghiệm nhất thời. Loại đó không thành vấn đề lắm, điều quan trọng là phải để mắt đến loại phiền não thâm nhập vào tâm quan sát.

Thiền sinh: Con thấy rất khó để giữ chánh niệm trong một số hoạt động nhất định, nhất là trong bữa ăn.

Thiền sư:
  • Nếu biết chánh niệm mình yếu trong những lĩnh vực khác hoặc những hoạt động nhất định nào đó, thì bạn phải luôn luôn chậm rãi, khoan thai hơn khi làm việc ấy.
Tự nhắc mình không được vội vàng, phải tự chuẩn bị cho mình. Hãy xác định việc gì là việc cần ưu tiên. Tự nhắc nhở rằng: tôi muốn giữ chánh niệm, muốn hay biết thật rõ ràng việc này. Tự nói với mình rằng: ăn không phải chỉ để ăn mà là để tập chánh niệm. Bằng những lời tự gợi ý như vậy, bạn sẽ khiến tâm mình chuyển hướng theo một định hướng nhất định nào đó. Đó chính là suy nghĩ một cách đúng đắn (Chánh Tư Duy).

Thiền sinh: Có lúc con cảm thấy trong tâm mình chẳng có gì cả, chỉ ngồi yên đấy và tâm như trống rỗng.

Thiền sư: Cảm giác trống rỗng này thường đến khi chỉ còn những đề mục rất vi tế. Nhưng nếu bạn vẫn tỉnh giác, nghĩa là không buồn ngủ, thì vẫn biết được cảm giác chánh niệm trong lúc đó. Bạn vẫn biết chánh niệm đang hoạt động, và chánh niệm rất rõ ràng. Chỉ cần tiếp tục giữ như thế là đủ.

Nếu cảm thấy khó nhận biết được tâm chánh niệm đang hoạt động, bạn cần thực hành nhiều hơn nữa. Thường xuyên tự hỏi mình: "Tâm đang hay biết cái gì? Bằng cách này bạn sẽ dần dần học được cách nhìn tâm mình một cách rõ ràng hơn và biết được mức chánh niệm của mình đang như thế nào. Trước tiên bạn phải tập nhận biết những hoạt động rất thô rõ của tâm như là tâm hay biết suy nghĩ, tâm nghe tiếng động, hay sự chuyển hướng của tâm đến một đối tượng nào đó. Cũng phải thường xuyên tự nhắc mình chánh niệm càng liên tục càng tốt; chính sự liên tục của chánh niệm sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng tâm chánh niệm. Nó sẽ giúp bạn nhìn được tâm mình. Cuối cùng bạn sẽ thấy chánh niệm diễn ra một cách tự nhiên trong mọi lúc.

CHÚ THÍCH:

(10) Khái niệm hóa kinh nghiệm (conceptualization of experience) là việc nhận thức kinh nghiệm (những gì quan sát được nhờ chánh niệm) không phải một cách trực tiếp như thực tại chân đế (chỉ là tính chất của tứ đại: cứng mềm, chuyển động, nóng lạnh..., chứ không phải, tay chân, bước, dừng, phải, trái...) mà đã qua quá trình đặt tên nhận biết bằng ý niệm những gì được nhận biết trực tiếp (nhận biết rằng đó là tay, chân, đi, đứng, phải, trái, thân, tâm...) Do khái niệm hóa kinh nghiệm mới tạo tiền đề cho suy nghĩ bằng ý niệm (conceptual thinking).

(11) Ở đây muốn nói đến thái độ đúng khi hành thiền. (Xem cuốn Đừng Coi Thường Phiền Não, trang 14): "Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền", tác giả thiền sư Sayadaw U Tejaniya).

(12) Đề mục: Là những đối tượng để chánh niệm quan sát. Đề mục có thể là bên trong như hơi thở, cảm giác..., có thể là bên ngoài như các biến xứ (casina) đất, màu xanh, trắng... Trong thiền Chỉ (Samatha) thiền sinh chỉ tập trung vào một đề mục duy nhất để phát triển các tầng định thâm sâu. Trong thiền Quán (Vipassanā) thiền sinh có thể hay biết nhiều đề mục trong thân tâm mình để nhận rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng. Mặc dù dùng từ "đối tượng quan sát" thì rõ nghĩa hơn đối với những người ít đọc kinh điển, song trong ngôn ngữ đời thường, người ta lại hay có thói quen nghĩ rằng "đối tượng quan sát" là những thứ ở bên ngoài chủ thể quan sát, trong khi "đối tượng quan sát" trong thiền tuệ chỉ là những hiện tượng hay những diễn trình tự nhiên trong thân, tâm hành giả chứ không phải là những sự vật, sự việc ở thế giới bên ngoài. Kinh điển Nguyên thủy vẫn thường sử dụng từ Pali là Kammatthāna (đề mục) cho cả hai loại thiền Chỉ và thiền Quán. Vì vậy, ở đây chúng tôi vẫn dùng cả hai từ "đề mục" và "đối tượng quan sát" thay đổi lẫn cho nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng từ "đề mục" là chỉ dành riêng cho thiền Chỉ, ý kiến đó không chính xác - ND.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thiền sinh: Làm thế nào để giữ được chánh niệm liên tục trong cuộc sống hàng ngày.

Thiền sư: Bạn cần phải có chút ít trí tuệ, một chút hiểu biết rằng chánh niệm là việc lợi ích. Chỉ nghe người khác nói thì chưa đủ. Khát vọng và nhiệt tình tu tập chỉ thực sự nảy sinh khi bạn đã tự mình nhận rõ sự khác biệt mà chánh niệm đã mang đến cho cuộc đời mình. Bạn phải thực sự hiểu được chánh niệm đã mang lại lợi ích như thế nào cho chính mình. Những hiểu biết như vậy sẽ là động lực thúc đẩy bạn hơn bất cứ sự hỗ trợ hay khuyến khích sách tấn nào từ bên ngoài.

Thiền sinh: Con thấy chánh niệm trên thân thì dễ hơn. Khi lao động chân tay, con chỉ cần chú ý đến các cảm giác trên thân mình và cứ duy trì như vậy. Con thấy rất khó để quan sát được tâm khi phải làm các công việc trí óc. Làm cách nào để làm được điều đó. Cụ thể con phải chú tâm vào cái gì?

Thiền sư: Niệm thân khác với niệm tâm. Bạn cần phải chú tâm một chút để niệm thân, nhưng để niệm tâm thì không cần phải như thế.
  • Chánh niệm là một hoạt động của tâm, nó luôn luôn có mặt sẵn ở đó, và bạn không cần phải cố gắng làm gì cả. Cố gắng chú tâm để chánh niệm lại là phản tác dụng.
Chỉ đơn giản hay biết tâm mình thôi cũng cần phải thực hành rất nhiều mới có thể làm được. Bạn phải tập để quan sát tâm mình một cách thành thạo, để hay biết tâm mình đang làm các công việc của nó như suy nghĩ, vạch kế hoạch, viết lách... Nếu chưa đủ công phu niệm tâm, bạn sẽ vẫn còn thường xuyên mất chánh niệm mỗi khi làm những công việc đó.

Thiền sinh: Con có một câu hỏi về chánh niệm trong giao tiếp ngoài xã hội. Khi con sống trong một môi trường xã hội hài hòa, thân mật, giao tiếp thân thiện với mọi người thì dường như nó là một dòng chảy tự nhiên, một cảm giác dễ chịu và thoải mái. Khi con áp dụng chánh niệm vào trong các tình huống giao tiếp như vậy, hình như nó lại làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên đó và sự thoải mái cũng mất đi. Theo thầy thì nên thế nào ạ?

Thiền sư: Đó là hiểu sai về pháp hành. Việc bạn biết mình đang giao tiếp với mọi người, biết việc giao tiếp hài hòa, thân thiện, biết có sự thoải mái dễ chịu như vậy cho thấy bạn đã có chánh niệm về những gì đang diễn ra. Nếu bạn còn quyết định là phải quan sát nó, thì bạn đã làm quá mức rồi đấy. Bạn đang cố gắng thừa, cố gắng không cần thiết để chánh niệm và nó sẽ làm bạn cảm thấy không tự nhiên. Chỉ cần để chánh niệm trôi chảy tự nhiên với những gì đang diễn ra.

Thiền sinh: Nhưng như thế thì con lại thường cảm thấy mình không chánh niệm.

Thiền sư: Có thể là do sự thiếu khéo léo trong việc quan sát bằng chánh niệm tự nhiên. Nếu bạn chỉ quen áp dụng loại chánh niệm đầy ý thức áp đặt, và nếu đó chỉ là loại chánh niệm duy nhất bạn biết, thì bạn thường cứ bê nguyên si nó vào áp dụng khi chánh niệm trong giao tiếp. Điều chúng ta cần làm là phải học cách thực hành loại chánh niệm tự nhiên khi thực tập trong các khóa thiền tích cực, để tránh loại chánh niệm căng thẳng, loại chánh niệm có mục đích đó. Khi bạn chạm tới được dòng chảy chánh niệm tự nhiên này và chỉ làm việc với sự chánh niệm đang có mặt đó, bạn có thể áp dụng trong các tình huống giao tiếp ngoài xã hội và giữ chánh niệm một cách tự nhiên, thoải mái.

Khi thực hành loại chánh niệm gượng ép và căng thẳng, khi cứ luôn chỉ đạo mình phải nhăm nhăm chánh niệm là chúng ta đã bóp méo hình ảnh thực tế và kinh nghiệm (những gì quan sát được)(13) bỗng trở nên dài dại, lóng ngóng, đẫn đờ như của giả. Chúng ta phải học hỏi để luôn duy trì trạng thái thư giãn thoải mái và rộng mở, chỉ thuần ghi nhận những gì đang diễn ra, chúng ta phải cố ý thực hành một cách đơn giản. Phải tiếp tục thực hành như vậy cho đến khi nó trở thành tự nhiên, cả khi ở một mình và cũng như khi tiếp xúc với người khác. Đối với hầu hết thiền sinh, điều này không dễ và sẽ cần rất nhiều thời gian thực hành một cách kiên nhẫn.

Thiền sinh: Khi con ở một mình, con cảm thấy có sự chánh niệm rất thư giãn, dễ dàng và thoải mái. Nhưng khi giao tiếp, chánh niệm trở nên có cái gì đó hơi giả, hơi nhân tạo.

Thiền sư: Bạn phải tự nhắc mình chánh niệm một cách thư giãn thoải mái như vậy khi tiếp xúc với người khác. Bạn cũng phải biết sự chú ý của mình đang nằm ở đâu. Khi ở một mình, hầu hết sự chú ý của bạn có xu hướng tất cả là "ở đây, trong này". Khi tiếp xúc với người khác, hầu như nó là "ở ngoài kia". Tại sao nó chạy hết ra "ngoài kia" như thế? Đó là vì bạn hứng thú với những gì đang diễn ra "ở ngoài kia", mà không thực sự hứng thú với những gì đang diễn ra "ở trong này". Khi sự chú ý chạy ra "ngoài kia", các suy nghĩ và cảm xúc sẽ được thả rông, không bị nhận biết và mọi thứ (phiền não) sẽ dần dần chất đống lên.

Thiền sinh: Đúng vậy! Đây chính là nơi các xung đột khởi lên trong con. Con cố gắng duy trì chánh niệm bên trong, nhưng khi nó muốn đi ra ngoài, nó làm ảnh hưởng đến chánh niệm bên trong đó.

Thiền sư: OK, bên ngoài quan trọng, nhưng bản thân chúng ta cũng quan trọng chứ. Tại sao lại không chánh niệm cả hai, 50/50 nhỉ?

Thiền sinh: Dạ, nghe có vẻ được đấy ạ. Cứ như một giao kèo ấy.

Thiền sư: Tất nhiên là cũng có sự linh động; trong một số trường hợp có thể là 60/40... Bạn cần phải thử nghiệm, học hỏi trong những tình huống khác nhau và cũng cần nhớ áp dụng những gì đã học hỏi được trong những khóa thiền tích cực.

Thiền sinh: Con thấy dễ chánh niệm trên bất cứ cái gì sanh khởi qua các căn môn(14)[/i] (sáu giác quan). Nhưng con lại thấy bối rối khi cố gắng hay biết tâm chánh niệm. Con không biết phải đặt chánh niệm của mình ở đâu?

Thiền sư: Tâm không thể thấy ở bất cứ nơi nào; cố gắng đi tìm nó chỉ uổng công vô ích. Cũng giống như cố đi tìm cái kính trong khi bạn vẫn đeo nó trên mắt. Tâm không phải là thứ bạn có thể nắm giữ hay nhìn ngắm. Bạn có thể nhận biết được tâm bởi vì nó đang làm công việc của nó. Chánh niệm luôn có sẵn ở đó, chính bởi điều đó nên bạn mới hay biết được mọi thứ. Bạn bị bối rối bởi vì bạn lại đi tìm một cái gì đó ngoài những thứ đã có sẵn ở đó, bởi vì bạn cứ nghĩ rằng nhất định phải có "một cái gì đó" nữa.

Hãy chắp hai tay lại với nhau như thế này Hình ảnh, bạn có cảm nhận được cảm giác hay không?

Thiền sinh: Có ạ.

Thiền sư: Bạn có nhận biết được là mình đang biết cảm giác đó hay không?

Thiền sinh: Có ạ.

Thiền sư: Đó chính là hay biết về tâm chánh niệm. Đừng cố gắng quá để tìm kiếm chánh niệm, chỉ thư giãn thoải mái và thấy nó đang có sẵn ở đó. Chúng ta thấy niệm tâm khó chẳng qua là do thiếu sự thực hành. Các thiền sinh có kinh nghiệm đều thấy rằng thực ra niệm tâm cũng dễ như niệm thân thôi.

Thiền sinh: Thầy nói rằng thiền Vipassanā là loại thiền không cố gắng (một cách khiên cưỡng) bởi vì không phải lựa chọn đề mục nhất định để quan sát. Nhưng con thấy hình như mình vẫn luôn phải lựa chọn trong lúc thực hành; phải chọn xem nên quan sát đề mục đó lâu chừng nào, cần chú ý đến đề mục nào trong số rất nhiều đề mục khởi lên và vân vân.

Thiền sư: Chánh niệm là một quá trình tiệm tiến (tiến triển dần dần). Lúc đầu tâm phải học hỏi để nhận biết có một cái tâm hay biết. Khi mới thực hành, bạn phải để cho tâm mình biết bất cứ đối tượng nào nó nhận biết được. Khi chánh niệm đã được thiết lập, tâm sẽ hay biết được nhiều đề mục một cách tự nhiên. Đến lúc này thì ta có thể lựa chọn. Bạn có thể tự hỏi mình: "Bây giờ đề mục nào quan trọng hết để chú ý quan sát". Tuy nhiên, bạn cần phải xem lại cả cái tâm quan sát nữa. Trí tuệ sẽ lựa chọn, chứ không phải là "bạn". Bạn phải kiểm tra xem tâm có tham, có móng đợi điều gì, có sân, có chối bỏ điều gì hay không. Bạn cũng phải tự nhắc nhờ mình: đề mục không quan trọng, bạn cần phải nhìn tâm mình nữa.

Thiền sinh: Con có thói quen hay tập trung chú tâm vào một đề mục. Nhưng bây giờ thầy lại bảo con không được làm thế nữa. Làm thế nào để có thể hay biết được nhiều đối tượng cùng một lúc?

Thiền sư: Bạn phải nhận biết rằng mình đang chánh niệm. Đừng quan sát mỗi đề mục, bạn cần thường xuyên xem lại mình có chánh niệm hay không nữa. Khi chánh niệm đã mạnh lên, nó sẽ tự động thấy được nhiều đề mục. Giống như một cái chảo Parabol thu sóng truyền hình vệ tinh, chảo và máy thu càng tốt thì càng bắt được nhiều kênh hơn.

Các thiền sinh thường bắt đầu thực hành bằng cách chú tâm vào một đề mục, rồi khi tâm bắt đầu biết được nhiều đề mục khác nữa thì họ lại cứ nghĩ rằng mình đang bị tán loạn. Đây là một vấn đề khó khăn trong thiền Chỉ (Samatha), nhưng đối với thiền Quán (Vipassanā) điều đó lại có nghĩa là tâm đã trở nên nhạy cảm hơn, có khả năng tiếp thu hơn và nhiều chánh niệm hơn.

Trong pháp hành chánh niệm, chúng ta bắt đầu bằng cách chú ý vào một đề mục (hơi thở, phồng xẹp hay cảm giác chẳng hạn), như vậy là đã có sự hay biết đề mục đó. Bước tiếp theo là biết mình đang hay biết. Rồi chúng ta cũng học cách để biết cả thái độ hành thiền của mình ở đàng sau sự hay biết ấy nữa. Sau một thời gian thực hành, bạn sẽ có thể thấy được tất cả những điều đó trong cùng một lúc.

Thiền sinh: Điều đó tương đối dễ khi con chỉ quan sát cái nghe hay các cảm giác, nhưng con phải làm gì khi đối mặt với những cảm xúc mạnh như lo lắng, bất an hay sợ hãi? Làm thế nào để quán sát được chúng?

Thiền sư: Hãy quan sát xem những cảm xúc ấy khiến bạn cảm thấy như thế nào? Chúng có làm bạn cảm thấy nóng nảy, bứt rứt, căng thẳng hay không? Bạn cũng phải chú ý đến các suy nghĩ đang có trong đầu và xem những suy nghĩ và cảm giác đó ảnh hưởng đến nhau như thế nào. Đừng để đánh mất mình trong dòng suy nghĩ hay bị các cảm xúc cuốn trôi mình đi. Hãy nhìn xem cách thức cái tâm đang làm việc ra sao. Bạn sẽ học hiểu ra được cách suy nghĩ tác động đến cảm xúc và ngược lại, cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ như thế nào. Bạn sẽ nhận ra được những lối mòn suy nghĩ nguy hại của mình và chính điều này sẽ khiến cho tâm bạn buông bỏ nó. Chẳng hạn, bạn sẽ dừng lại không để mình chìm đắm trong những cách suy nghĩ nhất định nào đó, khi đã nhận ra chính cách suy nghĩ đó khiến cho tâm mình cảm thấy phiền não, bất an.

Tất nhiên bạn cũng cần phải có một cái tâm tương đối lặng dịu, trầm tĩnh để có thể quan sát và học hiểu ra được những điều ấy. Điều rất quan trọng nữa là phải biết được lý do tại sao mình quan sát. Nếu quan sát vì mình thực sự hứng thú tìm hiểu những gì đang diễn ra, trí tuệ sẽ sanh khởi. Nhưng nếu chỉ quan sát với hy vọng rằng việc đó sẽ khiến các cảm xúc khó chịu biến đi mất thì sẽ chẳng có tác dụng đâu.

Thiền sinh: Làm thế nào để biết khi nào trí tuệ sanh khởi?

Thiền sư: Bạn sẽ thấy điều ấy rất rõ. Bạn sẽ có một kinh nghiệm như là "A, bây giờ thì tôi đã hiểu". Đó chính là sự hiểu biết thực sự, chứ không phải là hiểu biết bằng tri thức suông nữa. Bạn sẽ không cần phải hỏi bất cứ ai cả, mà sẽ tự mình biết ngay thôi.

Thiền sinh: Chúng ta có tạo nghiệp không khi đang thực hành chánh niệm, khi đang hay biết tâm chánh niệm?

Thiền sư: Cũng có thể nói như vậy, đang tạo nghiệp thiện.

Thiền sinh: Nghiệp thiện nghĩa là sẽ mang đến một kiếp sống tốt đẹp hơn hay là chấm dứt tái sanh?

Thiền sư: Một kiếp sống tốt đẹp hơn, một nhân cách tốt đẹp hơn, một cái tâm tốt đẹp hơn. Chánh niệm đó chỉ là nghiệp, chỉ là một hành động. Chỉ có những hành động mang đến trí tuệ, loại trí tuệ dẫn đến chấm dứt sanh tử luân hồi, thì nghiệp mới mang lại quả báu theo cách đó. Tái sanh không thể chấm dứt bằng nghiệp; tái sanh chỉ có thể chấm dứt được bằng trí tuệ (pañña).

CHÚ THÍCH:

(13) Từ kinh nghiệm (experience) trong thiền quán là để chỉ những gì đang diễn ra trong hiện tại, những gì chánh niệm quan sát được, đó có thể là các tiến trình thân hoặc tâm như hơi thở, cảm giác hay một tiến trình suy nghĩ, một tâm sân, tâm hỷ... khởi lên trong quá trình quan sát. Không nên hiểu từ kinh nghiệm này theo nghĩa bình thường là kỹ năng tri thức thu thập được trong công việc hoặc đời sống (kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm giao tiếp) - ND.

(14) Căn môn: Các cửa giác quan, gồm có sáu căn môn, năm cửa giác quan thuộc thân: mắt,tai, mũi, lưỡi thân và một cửa giác quan thuộc tâm là ý môn. Tâm cũng là một cửa giác quan (ý môn) bởi vì đó là nơi có sự tiếp xúc với pháp trần (các hoạt động của tâm thức)- ND.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 09/02/14 16:50 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • CHÁNH NIỆM KHÔNG CẦN GẮNG SỨC
Thiền sinh: Thưa thầy, ngày hôm qua con rất ngạc nhiên khi thấy chánh niệm của mình mạnh hơn hẳn. Con có thể thực sự nhìn thấy chánh niệm mạnh lên, cứ như một phép mầu ấy. Và đến cùng với nó là một cảm giác tự tin, một cảm giác rất mới mẻ. Dường như là quá trình chánh niệm dẫn đến chánh niệm hơn đó chỉ là một tiến trình đang diễn ra và chẳng liên quan gì đến con cả. Dường như con chẳng cần phải gắng sức làm gì cả bởi vì tiến trình đó chỉ đang diễn ra.

Thiền sư: Chúng ta có thể gọi đó là một trạng thái không cần gắng sức (effortless). Không gắng sức với nghĩa là bạn không đưa thêm sự cố gắng của mình vào đó nữa, tiến trình tự nó đã có sự cố gắng trong đó, tự nhiên đang làm công việc của nó.

Thiền sinh: Có lúc con cảm thấy như thế, có lúc lại không. Nó cứ tới lui, tới lui như vậy.

Thiền sư: Nghĩ lại lúc bạn gắng sức và lúc kinh nghiệm được trạng thái không cần gắng sức này, có phải trạng thái không cần gắng sức chỉ đến khi bạn không còn móng đợi nó, không còn cố đạt cho bằng được nó nữa đúng không?

Thiền sinh: Dạ, đúng đấy ạ.

Thiền sư: Chính vì vậy mới cảm thấy nó thật kỳ diệu, bởi vì bạn không mong đợi nó. Nhưng khi chúng ta cố đạt tới nó, mong chờ nó đến thì nó lại chẳng đến cho! Chúng ta luôn phải ghi nhớ sự khác nhau giữa sự cố gắng cá nhân và việc Pháp tự làm công việc của nó (Pháp đang tự vận hành). Khi còn gắng sức phấn đấu, chúng ta vẫn tin rằng: "chúng ta" là người đưa đầu vào để tạo ra kết quả (đầu ra). Nhưng khi Pháp đã tiếp quản công việc, không có cố gắng đạt đến một nơi nào nữa cả, chỉ có làm những việc cần phải làm.

Nếu bạn cứ tham gia vào công việc hành thiền, cứ cố gắng phấn đấu một cách cá nhân, bạn sẽ không thể thấy được những gì đang diễn ra một cách tự nhiên đâu. Chỉ khi dừng lại phía sau, chúng ta mới có thể thấy được tiến trình chánh niệm đang thực sự diễn ra một cách tự nhiên. Chính vì vậy mà đôi khi tôi hay hỏi thiền sinh rằng:
  • Bạn có thấy mình vẫn nghe được ngay cả khi không cố gắng nghe, vẫn nhìn thấy ngay cả khi không cố gắng nhìn, vẫn biết mọi việc ngay cả khi không cần tập trung chú tâm không?
Tôi muốn thiền sinh đạt tới chỗ nhận ra rằng, không cần phải tập trung chú tâm, mà tính biết của tâm vẫn đang hoạt động. Tôi muốn thiền sinh, nhất là những người đã hành thiền nhiều năm, chỉ cần nhận ra được điều đó đang diễn ra. Họ quá bận rộn, mê mãi nghĩ rằng mình đang hành thiền. Nhưng sau nhiều năm thực hành, pháp hành của họ đã đạt được đà quán tính, đã có đà tiến thì họ phải biết đứng lùi lại phía sau để nhìn những gì đang diễn ra. Họ cần phải chuyển từ "làm" và "hành" sang "hay biết".

Tất nhiên là không dễ chuyển, không dễ đổi ngay sang một mô thức khác. Nhưng có được thông tin hướng dẫn này cũng là điều tốt bởi vì chính điều đó sẽ giúp bạn thỉnh thoảng chuyển đổi sang mô thức mới. Bằng cách này bạn sẽ dần dần hiểu được những gì đang thực sự diễn ra và buông bỏ được mô thức cũ.
  • Chỉ khi không làm điều gì nữa cả, chúng ta mới có thể thấy được cái không tạo tác (non-doing), cái vô ngã.
Chính vì thế mà đà quán tính mới thật là quan trọng, khi đó mọi việc tiếp tục tự diễn tiến, không cần trợ giúp từ bên ngoài, và bạn thực sự thấy được mình hoàn toàn chẳng tham gia. Nhưng bạn không cần phải hiểu điều này. Cứ thực hành miên mật rồi hiểu biết tự đến. Khi đã hiểu được rằng tiến trình này chỉ đang tự diễn ra, tâm sẽ bắt đầu nhìn mọi thứ từ góc độ này ngày một nhiều hơn.

Thiền sinh: Bạch thầy con vẫn đang phải vật lộn để từ bỏ những thói quen cũ của mình. Con đã được (nhà trường và xã hội) dạy dỗ để trở thành một con người của công việc, phải luôn tập trung, phải chú ý. Con thấy rất khó buông bỏ thói quen đó và mở rộng tâm mình ra.

Thiền sư: Đừng lo lắng điều đó, rất nhiều người đã trải qua quá trình ấy. Thông thường chúng ta bắt đầu bằng việc quan sát. Rồi sau khi đã được dạy và hiểu thông tin hướng dẫn thực hành đúng, chúng ta chỉ cần chờ đợi và nhìn. Khi chánh niệm đã có được đà quán tính, "chúng ta" không cần phải làm bất cứ điều gì nữa. Tâm sẽ tự biết phải làm gì. Ở giai đoạn này thì không còn chút cố gắng cá nhân nào nữa. Bạn có thể gọi nó là thứ chánh niệm không cần gắng sức.

Khi đã đến được "chỗ ấy", cẩn thận đừng có dính mắc vào trạng thái (không cần gắng sức) đó. Có thể sẽ có những khoảnh khắc, hoặc một vài giờ, một vài ngày hay thậm chí cả hàng tuần chánh niệm "không cần gắng sức" và rồi sẽ lại đánh mất nó. Hầu hết tất cả mọi người phải cần đến hàng năm trời để trạng thái đó trở thành thực sự tự nhiên.

Thiền sinh: Có phải thầy nói chỉ chờ đợi và nhìn cũng giống như cái thầy gọi là không đi đến đề mục mà chỉ cần để đề mục từ đến với mình không?

Thiền sư: Đúng, song ngay cả từ "đến" cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vì thực ra đề mục vẫn luôn có sẵn ở đây, đề mục và tâm hay biết luôn đi cùng với nhau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • PHÁP ĐANG TỰ VẬN HÀNH
Thiền sinh: Xin thầy giảng cho con về sự khác nhau giữa cái thường gọi là sự cố gắng cá nhân và cái mà thầy gọi là Pháp tự vận hành.

Thiền sư: Tôi sẽ cho bạn một ví dụ đơn giản: giả sử bạn đang niệm hơi thở, và sự chú ý bỗng chạy đi chỗ khác. Bạn sẽ đem chánh niệm trở lại với hơi thở hay cứ để nó đi theo dòng chảy? Mang nó trở lại với hơi thở là sự cố gắng cá nhân, để nó đi theo dòng chảy là Pháp đang tự vận hành.

Thiền sinh: Hình như điều đó có vẻ ngược lại những gì thầy đã giảng.

Thiền sư: Luôn kéo tâm quay lại với hơi thở có thể ích lợi đối với những người mới thực hành hoặc mỗi khi chúng ta cần làm cho tâm dịu xuống và định tĩnh trở lại. Song tôi thường khuyến khích các thiền sinh giữ chánh niệm trên bất cứ cái gì đang diễn ra, về bất cứ điều gì đang hứng thú (đang hướng sự chú ý đến) một cách tự nhiên.

Thiền sinh: Bạch thầy, nói về chánh niệm tự nhiên và hãy để cho Pháp tự làm công việc của nó. Con thấy rất khó để tâm mình tự chọn đề mục cho nó. Xin thầy giảng giải cho con hiểu về toàn bộ quá trình mở rộng tâm mình, để tâm có khả năng thâu nhận nhiều hơn đối với những gì đang diễn ra và hiểu được tại sao chúng diễn ra như vậy.

Thiền sư:
  • Tâm tự nhận biết lấy đề mục, và đó chính là Pháp đang tự vận hành
Can thiệp vào tiến trình này và cố ý tập trung chú tâm vào chỗ này, chỗ kia là cố gắng cá nhân. Nếu thấy khó để tâm tự lựa chọn đề mục cho chính nó, nếu thấy bối rối không biết phải làm thế nào, thì hãy quay lại với đề mục chính mình (như hơi thở chẳng hạn). Nhưng đừng dính mắc với đề mục đó, hãy sử dụng nó như một nơi trú ngụ an toàn, song cũng nên cho phép tâm mình được biết chỗ này, chỗ kia chút ít. Hãy cho phép tâm mình được biết nhiều đề mục.

Bắt đầu với một đề mục để thiết lập chánh niệm và định tâm là điều tốt, nhưng sau đó chúng ta cần cho phép tâm mình thư giãn và rộng mở. Các thiền sinh thường cảm thấy không thoải mái khi thấy tâm mình biết nhiều đề mục khác nhau, và do đó họ cố gắng bắt tâm chỉ biết một đề mục chính mà thôi. Bạn phải tự nhắc mình rằng, khi tâm đã ổn định và có chánh niệm liên tục thì tự nhiên là nó sẽ hay biết được nhiều đề mục khác nhau. Điều đó có nghĩa là chánh niệm đã mạnh hơn, tôi gọi đó là chánh niệm sắc bén.

Khi bạn tự cho phép mình được biết nhiều đề mục là bạn đang tiến tới thiền Vipassanā rồi đó. Khi luôn đưa tâm quay về đề mục chính là bạn đang thực hành thiên về thiền Chỉ (Samatha). Nếu muốn trí tuệ tăng trưởng, bạn cần cho phép tâm biết nhiều thứ hơn.

Thực hành chánh niệm là một quá trình phát triển tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu bằng một đề mục, như là hơi thở. Sau một thời gian bạn sẽ chánh niệm trên nhiều đề mục khác nhau trên thân. Sau đó bạn bắt đầu nhận biết mình cảm thấy ra sao trong khi hay biết tất cả các đề mục trên thân như thế. Về sau, bạn không chỉ hay biết đề mục và cảm giác mà còn biết cả tâm hay biết cùng với thái độ hành thiền đàng sau chánh niệm ấy nữa. Khi đã thấy được cả bức tranh toàn cảnh như thế, bạn sẽ bắt đầu thấu hiểu cách những đối tượng đó ảnh hưởng và tác động đến nhau như thế nào. Đó chính là hiểu biết, chính là trí tuệ.

Nhưng bạn phải hết sức kiên nhẫn. Tiến trình này cần phải có thời gian để mở dần ra. Trước tiên bạn phải thực hành chánh niệm để thu thập thật nhiều thông tin (từ thân tâm mình). Tâm sẽ dồn các thông tin này lại thành các dòng thông tin khác nhau, và cuối cùng quá trình này sẽ đem lại sự hiểu biết. Do đó, điều thiết yếu là bạn phải để cho tâm mình mở rộng ra, để hay biết được nhiều đối tượng hơn nữa. Nếu chỉ giữ một đề mục duy nhất, nó sẽ không thể thu thập đủ thông tin, chánh niệm và trí tuệ sẽ không thể tăng trưởng lên được.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • CHÁNH NIỆM KHI ĐỌC SÁCH
Thiền sinh: Dạo này có có nhiều thời gian hơn để đọc sách, và con băn khoăn không biết làm cách nào tốt nhất để giữ chánh niệm trong khi đọc sách.

Thiền sư: Ai đang đọc sách? Đọc sách là gì?

Thiền sinh: Tâm đang đọc sách.

Thiền sư: Bạn có biết được cái tâm ấy không? Tâm đang đọc sách, tâm đang hiểu, tâm đang sử dụng trí thông minh của nó.

Thiền sinh: Có cần phải cố gắng để làm điều đó không ạ?

Thiền sư: Đừng cố ý làm điều đó trong khi đọc. Bạn phải cố gắng nhận biết cái tâm đang làm việc mỗi lúc bạn thực hành. Khi đã thực hành cả một thời gian dài, khi quan sát tâm đã trở thành một thói quen, bạn sẽ rất dễ nhận thấy rằng chúng ta sử dụng tâm trong tất cả mọi hoạt động, dù là hoạt động trí óc hay hoạt động tay chân.

Thiền sinh: Có lúc con quên mình, bị cuốn theo những gì mình đang đọc.

Thiền sư: Đúng, điều đó có thể xảy ra. Nếu bạn rất hứng thú với những gì đang đọc, bạn sẽ thường bị nó cuốn đi, tâm chìm đắm vào trong đó.

Thiền sinh: Vì vậy con cần phải cố gắng không bị lôi đi như thế.

Thiền sư: Bạn chỉ cần nhận ra mỗi khi mình bị lôi đi là được. Bạn có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa khi hoàn toàn bị thu hút vào trong cuốn sách với khi bạn vẫn giữ được chánh niệm và thư giãn trong khi đọc. Hai cảm giác ấy rất khác nhau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • THÁI ĐỘ SAI VÀ THÁI ĐỘ ĐÚNG
Thiền sinh: Hôm nay con cảm thấy rất bực mình, cảm thấy không thể hiểu được, không biết cần phải làm gì và không biết mình phải hành thiền như thế nào nữa.

Thiền sư: Trong những trường hợp như thế thì đừng cố hành thiền nữa mà hãy kiểm tra lại thái độ hành thiền của mình như thế nào. Bạn cần phải nhận ra được rằng mình đang hành thiền với một thái độ sai. Bạn bực mình chính bởi vì thái độ sai lầm.

Thiền sinh: Con rất khó để gọi tên được thái độ hay cảm xúc của mình. Mặc dù con có thể cảm thấy được nó là tích cực hay tiêu cực. Nếu chỉ có chánh niệm như thế thôi thì đã đủ chưa?

Thiền sư: Thế là đủ. Gọi tên hay không, không quan trọng. Hầu hết thiền sinh chỉ tập trung chú tâm quá mức vào đề mục đến nổi không thể hay biết gì về tâm mình. Thường xuyên kiểm tra lại thái độ hành thiền của mình, bạn sẽ tạo dựng được một thói quen luôn biết mình đang hành thiền với một trạng thái tâm như thế nào. Khi đã quen quan sát tâm mình, bạn sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh: thái độ hành thiền, đề mục, các cảm giác và cảm xúc cũng như bất cứ sự thay đổi nào diễn ra.

Thiền sinh: Thưa thầy, con nghĩ là con không thực sự hiểu biết thái độ hành thiền nghĩa là gì? Có phải thầy muốn nói đến trạng thái tâm hay là việc xem mình có bị sân hay không?

Thiền sư: Bạn có thể gọi nó là trạng thái tâm hay thái độ đều được cả. Nó chính là những lời bình luận tích cực hay tiêu cực trong tâm bạn, nó đánh giá phán xét bất cứ cái gì bạn đang liên hệ đến. Chẳng hạn, nhìn thấy đồ ăn trên bạn, tâm phản ứng một cách tự động: "Ồ...". Thái độ đằng sau sự phản ứng đó là gì? Nó rất rõ, đúng không? Trong những lúc như thế, bạn đã bộc lộ thái độ của mình rất rõ. Thái độ của chúng ta luôn tự thể hiện ra bằng cách này hay cách khác.

Thiền sinh: Như vậy thì suy nghĩ khác thái độ phải không?

Thiền sư: Đúng, nhưng suy nghĩ có thể phản bội lại thái độ; nó cũng có thể là sự thể hiện của thái độ. Cũng như vậy, các hình ảnh, cảm giác, những lựa chọn, quyết định và một số biểu hiện về thân, khẩu khác nhau cũng có thể cho thấy thái độ của bạn.

Thiền sinh: Bình thường thì con dễ thấy được các thái độ tiêu cực của mình, thư giãn thoải mái và buông bỏ chúng. Nhưng đôi khi tâm con cảm thấy rất rối trí, lẫn lộn và không biết phải làm gì cả.

Thiền sư: Chỉ cần nhìn sự rối loạn ấy. Mỗi khi tâm tôi bị rối loạn, mờ mịt, thì tôi dừng lại, không làm gì cả, tự nhìn lại mình và đợi cho đến khi tâm đã định tĩnh trở lại. Khi tâm bạn còn rối loạn sẽ không thể có trí tuệ. Nếu cố nghĩ giải pháp, hay câu trả lời cho một vấn đề trong trạng thái tâm rối loạn, lẫn lộn, bạn sẽ chỉ có được những câu trả lời cũng mê mờ, lẫn lộn. Đừng cố làm gì lúc ấy, thậm chí cũng đừng cố hành thiền nữa.

Khi tâm bạn đang ở trạng thái tiêu cực cũng áp dụng nguyên tắc ấy. Đừng làm gì hết. Bất cứ việc gì bạn làm, nghĩ hay nói cũng đều là tiêu cực, không cách này thì cách khác. Chỉ cần quan sát trạng thái tâm tiêu cực đó cho đến khi nó hạ xuống. Nếu có thái độ hành thiền đúng đắn, bạn sẽ dễ làm điều đó hơn. Khi tâm đã dịu xuống và định tĩnh trở lại, bạn sẽ có được những quyết định khôn ngoan.

Vì vậy, hãy quan sát sự rối trí đó. Đừng cố đẩy đuổi hay lờ tịt nó đi mà hãy tạo thói quen quan sát nó một cách tách rời (như một người từ bên ngoài quan sát). Mỗi khi rối trí về một vấn đề nào đó, tôi đều dừng lại không suy nghĩ nữa. Lý do gây ra rối trí, lẫn lộn là do mình không có sự sáng suốt, không có trí tuệ về vấn đề đó. Cố gắng nghĩ trong trạng thái tâm như thế, chỉ làm cho mình thêm rối. Quan sát các cảm giác và cảm xúc đang có mặt lúc đó sẽ giúp bạn định tĩnh trở lại. Khi tâm đã lắng đọng, nó mới có thể xem xét và dánh giá được tình huống.

Thiền sinh: Có những lúc con thấy tâm mình rất mờ, mờ đến mức không thể tập trung vào việc gì được cả. Dù cố thế nào chăng nữa cũng không thể chú tâm được vào bất cứ cái gì.

Thiền sư: Đừng cố làm gì cả - và cũng đừng bao giờ cố gắng chú tâm. Kiểm tra lại xem mình đang cảm thấy như thế nào về cái tâm mờ mịt ấy. Khi mọi việc không giống như chúng ta nghĩ, tâm liền cho rằng chúng ta phải làm một việc gì đó ngay, rằng chúng ta cần phải cải thiện tình trạng ấy. Nếu có thái độ sai lầm như thế, bạn sẽ càng khó để làm việc với tình huống hiện tại. Nếu không thấy ra được thái độ sai lầm này, nó sẽ tiếp tục thúc đẩy bạn hành động hay phản ứng.

Nếu thấy mình ở trong tình huống khó khăn như vậy, thay vì cố gắng làm một điều gì đó, bạn hãy dừng lại một chút và suy nghĩ. Hãy nhìn vào sự việc, suy nghĩ xem điều hợp lý nhất nên làm gì, rồi nhìn tiếp vào những gì đang diễn ra. Suy nghĩ cẩn thận về những điều mình sắp làm còn quan trọng hơn việc làm điều gì đó để thoát ra khỏi tình huống hiện tại.

Thiền sinh: Nhưng khi tâm mờ mịt thì rất khó để nghĩ ra được điều gì...

Thiền sư: Chỉ chấp nhận như nó đang là. Đây là điều rất quan trọng. Nếu không thể chấp nhận được hoàn cảnh, không chấp nhận được khó khăn, bạn sẽ không thể quan sát được nó. Hãy chấp nhận cảm giác mờ mịt đó như là một tính chất của tâm, một cách thức hoạt động mà bỗng nhiên tâm rơi vào trong lúc này.

Thiền sinh: Nhưng khi tâm mờ, nó mụ mị đến mức...

Thiền sư: Thái độ của bạn đối với trạng thái tâm đó như thế nào mới thực sự là điều quan trọng. Nếu cảm thấy tiêu cực, bạn sẽ không thể làm được điều gì, không thể học hỏi được gì từ nó. Tự nhắc mình rằng cảm giác mụ mị chỉ là một trạng thái tâm. Tự nhắc mình rằng muốn hiểu được trạng thái tâm này, hiểu cách thức hoạt động của nó như thế nào. Như vậy, chính trạng thái tâm mờ đó sẽ trở thành đề mục để bạn quan sát. Hãy quan sát những gì diễn ra với nó. Nó có trở nên mờ hơn hay đỡ mờ đi? Bây giờ bạn đã biết cách làm, lần sau nếu tâm mờ, hãy thử làm xem sao.

Một lần nữa bạn thấy thông tin hướng dẫn quan trọng đến mức nào. Mới hôm vừa rồi, tôi có nói với một thiền sinh người Miến rằng: mỗi khi có một cảm xúc sanh khởi trong tâm, bạn hãy tự hỏi mình rằng: "Tôi sẽ cảm thấy cảm xúc đó hay là hay biết nó?" Nói cách khác: "Bạn sẽ quan sát nó tách biệt như một người bên ngoài nhìn vào, hay sẽ nhào vô, tham gia vào cảm xúc đó?" Câu đó đã tạo nên sự thay đổi rất lớn cho rất nhiều thiền sinh. Chỉ cần nghĩ đến câu hỏi đó, chỉ cần đặt câu hỏi đó thôi cũng đem lại sự khác biệt lớn cho cách phản ứng của tâm rồi. Bạn cần có thông tin hướng dẫn đúng đắn để có được cách suy nghĩ đúng đắn và để có được thái độ đúng đắn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CHỈ MỚI CHÁNH NIỆM THÌ CHƯA ĐỦ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • TÂM MONG ĐỢI VÀ SỰ KIÊN NHẪN
Thiền sinh: Tại sao mỗi khi mình móng đợi (kết quả) thì sự việc lại trở thành tiêu cực? Tiến trình này hoạt động như thế nào?

Thiền sư: Mong đợi là sự thể hiện của tâm tham. Tâm mong đợi hiện diện là bởi vì có tâm si, bởi vì chúng ta không được mọi thứ như chúng thực sự đang là. Nếu thực sự chấp nhận được mọi thứ như chúng đang là; chắc là chúng ta sẽ không có mong đợi điều gì. Nhưng khi không hiểu biết, chúng ta có xu hướng mong đợi. Mong đợi càng nhiều, tâm sân sẽ càng lớn khi sự mong đợi đó không trở thành sự thật.

Thiền sinh: Thưa thầy, làm thế nào để phát triển được tính kiên nhẫn?

Thiền sư: Hãy quan sát tâm sân (dosa). Tâm sân mới chính là vấn đề. Thầy tôi luôn nói rằng tất cả mọi vấn đề trên thế gian này đều xuất phát từ tam độc: tham, sân, si. Luôn để mắt đến chúng. Quan sát các tâm bất thiện quan trọng hơn vì khi bạn chế ngự được chúng, các tâm thiện sẽ tự động khởi lên. Chính vì vậy mà tôi đặt tên cho cuốn sách đầu tiên "Đừng Coi Thường Phiền Não".

Trước kia, tôi đã từng tham dự rất nhiều khóa thiền tích cực để cố gắng phát triển các tâm thiện lên, nhưng con người tôi không thực sự thay đổi. Tôi vẫn không trở thành một con người tốt hơn. Đó là vì tôi đã quên không nhìn các tâm bất thiện của mình. Tâm tôi chỉ có thể bắt đầu tốt dần lên khi tôi biết quan sát các tâm bất thiện. Quan sát chúng một cách thật sự miên mật và kiên nhẫn đã giúp tôi hiểu rõ được bản chất của chúng.

Thiền sinh: Nếu nói rằng tâm mong đợi và sự thiếu kiên nhẫn là hai loại phiền não chính cần phải tìm ra trong quá trình hành thiền, như thế có đúng không?

Thiền sư: Đúng, bạn cần phải quan sát tâm thiếu kiên nhẫn một cách kiên nhẫn. Bản thân tôi đã trở nên kiên nhẫn hơn xưa rất nhiều bởi vì tôi thường quan sát sự thiếu kiên nhẫn ấy mỗi khi nó khởi lên.

Thiền sinh: Đôi khi con có cảm tưởng rằng sự quán chiếu và thẩm sát lại thiên về sự thao túng kinh nghiệm, làm thay đổi những gì quán sát được theo một cách nào đó, bởi vì đàng sau sự quán chiếu đó luôn có tác ý (ý định), tác ý này xuất phát từ sự mong đợi, mong muốn điều gì đó.

Thiền sư: Nếu có cảm giác mong chờ một kết quả nào đó sẽ đến trong việc quán chiếu, chứ không phải quán chiếu vì muốn hiểu biết, thì tức là tâm đang thao túng sự việc. Một khi có cảm giác này, bạn phải kiểm tra lại tâm mình xem có đúng là tâm đang cố gắng làm như thế không. Quán chiếu là chỉ muốn hiểu theo một cách hoàn toàn rộng mở, muốn biết chính xác cái gì đang diễn ra. Nó không muốn khống chế, thao túng sự việc.

Thiền sinh: Thường thì con cũng không thấy muốn được kết quả gì cả. Con chỉ cảm thấy như là có rất nhiều khía cạnh của kinh nghiệm để có thể hướng chánh niệm đến. Đó là lý do con cứ tự hỏi tại sao lại thích quan sát nó hơn, và liệu như thế có phải là có sự mong muốn nào đằng sau sự lựa chọn ấy hay không.

Thiền sư: Bạn cũng có thể xem xét theo cách đó. Tự hỏi mình tại sao lại chọn quan sát cái đó. Nhưng có lúc nó không phải là sự lựa chọn của bạn, tâm tự động chọn. Khi quán chiếu, thẩm xét bạn phải luôn ghi nhớ rằng tâm đang tự làm công việc của nó (chứ không phải tôi quán chiếu). Nếu bạn tự động hóa mình với tiến trình quán chiếu này, nó sẽ trở nên rất phức tạp. Nhưng nếu chỉ nhận biết rằng tâm đang làm việc, tâm đang lựa chọn thì sẽ dễ dàng quan sát và tìm hiểu cách thức hoạt động của tâm hơn.

Mỗi khi quán chiếu, điều quan trọng là bạn phải luôn xem lại mình có móng đợi điều gì không(15). Một điều có thẻ xảy ra là là bạn đã từng nghe hay đọc điều gì đó giông giống như với những gì bạn đang kinh nghiệm được trong thiền và - vì không ý thức được điều đó - bạn có thể sẽ diễn dịch hoặc chế biến kinh nghiệm của mình theo như những gì mình đã được đọc.

Thiền sinh: Con cảm thấy việc quan sát tâm làm con rất nhanh chán, nhất là trong khi ngồi thiền.

Thiền sư: Tại sao lại chán?

Thiền sinh: Con đoán chắc là do mình mong đợi điều gì đó xảy ra.

Thiền sư: Đúng thế, khi chúng ta mong đợi điều gì đến thật nhanh, tâm không thể chờ đợi được và cảm thấy chán.

Thiền sinh: Vậy con cần phải làm gì? Ngừng lại không hành thiền nữa chăng?

Thiền sư: Bạn cần phải tập kiên nhẫn. Nhận biết ngay mỗi khi tâm ham muốn kết quả và tự nhắc mình có thái độ đúng đắn.
  • Chỉ khi tâm đơn giản, tuệ giác mới phát triển. Một cái tâm phức tạp, luôn nghĩ ngợi, mong chờ, hoạch định... sẽ ngăn cản trí tuệ lớn lên.
Tâm phải đơn giản để an trú trong hiện tại và dễ thấy được mọi thứ như nó đang là. Khi chánh niệm thực sự có mặt ở đây và bây giờ, tâm sẽ không bao giờ biết chán.

Thiền sinh: Con thường có rất nhiều mong đợi trong khi hành thiền và thường hay dính mắc vào kết quả. Nhưng giờ đây con cố gắng không đòi hỏi phải thực hành để được cái này, cái kia nữa, mà chỉ thực hành vì lợi ích của chính sự thực hành. Liệu không đòi hỏi như thế có được không ạ?

Thiền sư: Được, thế là tốt. Khi nhân duyên, điều kiện đã được đầy đủ thì quả sẽ tự trổ sanh một cách tự nhiên. Đợi chờ kết quả đến là tâm tham. Trí tuệ thấu hiểu được rằng chỉ cần làm việc với các nhân duyên nhất định sẽ mang lại kết quả và vì vậy không cần phải lo lắng đến chuyện ấy nữa.

Tuy nhiên, cái tâm mình rất hay dở trò. Có thể bạn thấy minh không có mong đợi nào, nhưng bỗng nhiên nó lại len lỏi vào lúc nào không biết. Do đó, đừng quá quan tâm đến các kinh nghiệm có được trong thiền mà hãy cố gắng quan sát cái tâm mình. Nếu bạn chú ý nhiều hơn đến tâm, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được mỗi khi có bất kỳ lại tâm tham nào lẻn vào.

CHÚ THÍCH:

(15) Như là mong đợi rằng quán chiếu là để nhìn thấy rõ tam tướng vô thường, khổ, vô ngã. Tất nhiên mục đích của quán chiếu là để tìm hiểu cơ chế hoạt động của thân tâm, để trực nhận được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của các pháp, nhưng chúng ta lại không cần phải cố ý làm điều đó. Nếu cứ luôn đặt mục tiêu quán chiếu là để thấy được cái này, cái kia là chúng ta đã có sự mong đợi trong đó rồi - đặt mục tiêu sẵn như thế, nếu có thể thấy được thì cũng chỉ là cái thấy của Tưởng (tưởng tri), chứ không phải là cái thấy của Tuệ (tuệ tri), không phải là trực nhận bản chất của các pháp như nó đang là. Còn nếu quán chiếu chỉ với mục đích là để tìm hiểu những gì đang diễn ra mà không mong đợi là mình sẽ thấy được cái gì, thì lúc đó mới là quán chiếu đúng, mới là hành thiền với thái độ chân chánh - ND.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách