PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

haizen đã viết:Gần đây có một số bài viết phàn nàn người Tây phương và người trí thức không tin các kinh sách của Tịnh độ tông là do Phật Thích Ca thuyết. Bản thân tôi nhận thấy người Tây phương và người trí thức không tin vào Tịnh độ tông là có lý của nó vì những luận cứ như sau:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
Mở miệng niệm Thích Ca
Chẳng nên nói lời tà
Thấy biết rồi mới nói
Hay nghe nói nói theo?

Tịnh thổ là thật có
A di đà độ sanh
Hạnh nguyệt rộng vô lượng
Tổ sư đã tuyên thuyết.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

hlich đã viết:tangbong

theo giáo thuyết tịnh độ vãng sinh là tái sinh ở tây phương cực lạc, có chữ sinh rõ ràng trong vãng sinh

:)
Cám ơn bạn,
Vậy mà ngu tôi cứ tưởng vãng là hết, như vãng tuồng là hết tuồng, còn sanh là sinh ra, tóm lại là không còn sinh trở lại nữa, ai ngờ vãng sanh là tái sinh ở tây phương cực lạc, vậy về cỏi đó cực khoái hơn về cỏi ta bà lạ cực khổ rồi, hèn chi nhiều người mong muốn về nơi đó.
Người đắc quả dự lưu còn phải luân hồi về cỏi ta bà tối thiểu bảy kiếp mới vãng sanh, thật không bằng tin vào pháp môn niệm Phật để được vãng sanh dù chưa trừ hết thân kiến, chẳng cần giữ nghiêm giới, chẳng cần phá nghi .....thật là thù thắng !
thanks


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính thưa quý vị Phật tử,

Cách công bằng nhất để nhìn nhận các tông phái là hãy tự mình đi trên con đường đó rồi hãy nói. Kết quả tu tập tựa như sự nóng lạnh của nước, ai uống tự biết. Vậy mà ta cứ làm một số việc trái lẽ thường là đi nói ra, lý luận ra thay vì thực hành để chứng nghiệm.

Kẻ xấu đang nỗ lực để chia rẻ Phật giáo, ai có lòng đối với Phật pháp, đừng làm những việc tổn hại đến giáo pháp của Tổ sư Thích Ca Mâu Ni.


Kính thưa quý vị KHÔNG PHẢI Phật tử,

Xin chớ đỗ dầu vào lửa. Những cái làn điệu chia rẻ kích động mâu thuẫn này quá nhiều đến nỗi ở đây ai ai cũng rõ cả. Không có tác dụng gì nữa đâu. Hãy để ý những lời khen bên này khinh bên kia thì rõ biết đó là hàng gian xảo, chẳng phải Phật tử.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xét vì nick "thảo dân" cố tình khơi gợi sự tranh cãi giữa 2 tông phải của đạo Phật
gửi bởi thảo dân » Thứ 6 Tháng 12 20, 2013 2:18 pm

Đúng là pháp môn của Phật A Di Đà vượt hơn hẳn giáo pháp của Phật Thích Ca nhỉ, thích hợp với mọi căn cơ, nhất là thời mạt pháp bây giờ đừng có tu theo pháp môn của Phật Thích Ca, hầu như chỉ vô ích thôi. Phật Thích Ca đã biết trước sẽ bó tay thế nên đã gửi gắm bàn giao chúng sinh cho Phật A Di Đà rồi. Thế gian này ai chẳng còn chút ác nghiệp, chúng ta cứ tin và chuyên niệm danh hiệu của Ngài vào, đảm bảo đới nghiệp vãng sinh hết. Thần lực của Phật A Di Đà là vô song, Đại Nguyện của Ngài là độc nhất vô nhị, giúp tất cả chúng sinh giải thoát một cách thẳng tắt nhất. Thế mà lâu nay mọi người cứ nói là Chư Phật đều bình đẳng và viên mãn trên mọi phương diện. Nhầm to! Phật A Di Đà mới xứng đáng là Đệ Nhất Giáo Chủ nha!
Nam Mô A Di Đà Phật! kinhle kinhle kinhle
Vi phạm nội qui diễn đàn.
Ban điều hành quyết định: Khóa nick "thaodan" và xóa bài viết của nick này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VÂN QUANG đã viết: Người đắc quả dự lưu còn phải luân hồi về cỏi ta bà tối thiểu bảy kiếp mới vãng sanh, thật không bằng tin vào pháp môn niệm Phật để được vãng sanh dù chưa trừ hết thân kiến, chẳng cần giữ nghiêm giới, chẳng cần phá nghi .....thật là thù thắng !
Kính đạo hữu Vân Quang,

Đọc thấy đạo hữu nói về quả vị của Tu Đà Hoàn (Dự lưu) phải vãng sanh 7 lần nữa, rồi cho rằng người tu pháp môn Tịnh Độ là vãng sanh tức thì vào hàng Bồ tát Bất thối chuyển không còn phải vãng sanh nữa, tức ý nói bất bình đẳng v.v...

Trước đó tôi có nói với đạo hữu hlich về "sự tương đồng" của quả vị Tu Đà Hoàn với bậc Hạ phẩm Hạ sanh của cõi Cực Lạc (do vì tôi chỉ nhớ chứ không tìm được tài liệu). Nói thì phải chứng minh rằng mình không nói ngoa vì vui mà nói, nên tôi lục lại trong tủ sách nhà tìm được bài viết "Bốn Cảnh và Chín cõi" của cõi Cực lạc, trong đó nói về cõi Phàm Thánh Đồng Cư của người tạp tu Đại thừa và Tiểu thừa, tức là cõi "Hạ Bối" gồm có bậc: Hạ, Trung, Thượng như tôi đã viết tóm tắt. Trên cõi Phàm Thánh Đồng Cư một bậc còn có cõi Phương Tiện Hữu Dư của người thuần Tiểu Thừa, tức là cõi Trung Bối. (Trích đoạn trong cuốn Pháp Môn Giải Thoát do ngài Hạ Liên Cư biên tập, trang 86-87). Đâu phải pháp môn Tịnh Độ chỉ dành cho Đại Thừa, mà hàng Tiểu thừa cũng còn muốn phát tâm tu và vãng sanh về cõi Cực Lạc nữa kia.

Bàn về phẩm vị Bồ tát Bất thối đâu phải dễ dàng như ta nghĩ. Bồ Tát có mười bậc gọi là Thập Thánh (Thập địa), như Tứ Thánh bên Nguyên Thủy.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật giải thích thêm Bồ tát bất thối, ví như kẻ lữ hành dũng cảm, thẳng tiến trên con đường đầy chông gai hiểm trở, hầm hố, trộm cướp đến núi báu có suối nước ngọt. Núi báu ví như Đại bát Niết Bàn, nước ngọt như Phật tánh, con đường hiểm trở như sanh tử, trộm cướp như Tứ ma, hầm hố chông gai như phiền não...

Nói vắn tắt vậy chứ chép ra hết thì trong bài còn liệt kệ mười bốn yếu tố để tu hành trong phẩm vị Bồ tát bất thối lận.

Thôi, tới đây tôi xin phép không bàn về sự khác biệt giữa Nam Truyền và Bắc Truyền nữa, vì bác Bình đã cảnh cáo và các đạo hữu khác đã than phiền. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Kỳ Duyên
Bài viết: 4
Ngày: 06/12/13 07:45
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TSS

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi Kỳ Duyên »

VÂN QUANG đã viết:
vãng sinh vs. vãng tuồng là hết tuồng tangbong
thanks
Dạ, chào anh VQ, đọc thấy mấy anh bàn tới bàn lui cho phép KD được mỉm cười 1 chút xíu chỗ này nhé. Vì tiếng Việt mình du nhập tùm lum, rất nhiều từ Hán Việt trước đó, và xài luôn cả tiếng Tàu "Chợ Lớn" sau này, nên đôi lúc ý nghĩa từ ngữ bị ngay chính người Việt mình xài thì cứ xài, nhưng hiểu lộn xộn cả lên ;)

Cũng may KD có học chữ Hoa, và cũng có dành chút thời gian tra cứu nguồn gốc từ ngữ Việt, nên xin được góp chút ý nhỏ chỗ này.

Vãng Sanh - gốc từ Hán Việt là 远 生
Vãng tuồng :) - vãng (xong, finish) 完 cũng từ Hán Việt nhưng du nhập sau này từ Chợ Lớn, từ thời Đại Thế Giới, âm Hán (phát âm Mandarin) giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác.

giờ thì nhiều người xài riết, nói mãi, nên râu ông nọ cắm cằm bà kia, đầu gà.. :)

anh VQ tếu quá, làm cho không khí bàn luận ... thoải mái nhỉ tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tới đây màn nhung từ từ khép lại "vãng tuồng" vì đã lạc đề. baibaibai


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Luận giải nhiều thôi thì ngắn gọn lại ... khi mà chúng ta biết mình không phải là Bồ tát thì chúng ta sanh vào cõi này là do nhất niệm vô minh , ngay cả khi ngồi đây bàn luận cùng đều do nhất niệm vô minh sanh khởi .

Những gì mà chúng ta biết được đều do " thấy , nghe , hiểu , biết " mà nói ra . Lời Tổ cũng từng khuyên nhũ người đời sau " người cầu Đạo thì sẽ Đắc đạo , người cầu " thấy , nghe , hiểu , biết " thì chẳng bao giờ thấy Đạo huống gì nói đến Đắc đạo .

Nếu mà an trú trong " thấy , nghe , hiểu , biết " thì sẽ đưa đến chấp pháp , từ đó mà có sanh , già , bệnh , chết ....ưu bi , khổ não , tội phước , nhân quả , luân hồi ....rất nhiều .


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hoasenmaimai đã viết:Luận giải nhiều thôi thì ngắn gọn lại ... khi mà chúng ta biết mình không phải là Bồ tát thì chúng ta sanh vào cõi này là do nhất niệm vô minh , ngay cả khi ngồi đây bàn luận cùng đều do nhất niệm vô minh sanh khởi .

Những gì mà chúng ta biết được đều do " thấy , nghe , hiểu , biết " mà nói ra . Lời Tổ cũng từng khuyên nhũ người đời sau " người cầu Đạo thì sẽ Đắc đạo , người cầu " thấy , nghe , hiểu , biết " thì chẳng bao giờ thấy Đạo huống gì nói đến Đắc đạo .

Nếu mà an trú trong " thấy , nghe , hiểu , biết " thì sẽ đưa đến chấp pháp , từ đó mà có sanh , già , bệnh , chết ....ưu bi , khổ não , tội phước , nhân quả , luân hồi ....rất nhiều .
Những điều trên cũng là do "thấy, nghe, hiểu, biết" như ai. Chạy đâu khỏi "sổ đoạn trường vô minh". Như trên bạn nói chúng ta không phải là Bồ tát, vậy chúng ta lấy gì để tu học Phật pháp ngoài cách xử dụng "thấy, nghe, hiểu, biết" của mình để mà thầm nhận cái tự tánh của "thấy, nghe, hiểu, biết" như trong kinh dạy.

Trái lại Bồ tát khi đã ngộ rồi thì các ngài hằng thường sống với cái tánh "thấy, nghe, hiểu, biết" của các ngài, nên các ngài nói năng vô ngại, tự tại tới lui...

Bạn đã đến trình độ đó chưa, chắc là bạn sẽ nói: "Có", vì trong một chủ đề nào đó, bạn nói bạn chỉ còn một giai đoạn cuối nữa mà thôi!.

Màn nhung kéo ra cho mọi người diễn tuồng mới! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Vãng Sanh - gốc từ Hán Việt là 远 生
Vãng tuồng :) - vãng (xong, finish) 完
远 生 là "viễn sinh" (sinh ở xa)
完 là "hoàn" (hoàn tất: xong xuôi)

往生淨土 là "vãng sinh tịnh độ"; cụm từ 往生 (vãng sinh: chết) thường được hiểu là viết tắc của vãng sinh tịnh độ

chữ vãng của vãng tuồng có lẽ cũng là chữ vãng (往) của vãng sinh và có nghĩa "đi mất" trong cách dùng này

:)


VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

hlich đã viết:tangbong
Vãng Sanh - gốc từ Hán Việt là 远 生
Vãng tuồng :) - vãng (xong, finish) 完
远 生 là "viễn sinh" (sinh ở xa)
完 là "hoàn" (hoàn tất: xong xuôi)

往生淨土 là "vãng sinh tịnh độ"; cụm từ 往生 (vãng sinh: chết) thường được hiểu là viết tắc của vãng sinh tịnh độ

chữ vãng của vãng tuồng có lẽ cũng là chữ vãng (往) của vãng sinh và có nghĩa "đi mất" trong cách dùng này

:)
Cảm ơn quý hữu,
Bi giờ tôi mới hiểu pháp phát xuất từ đâu là phải hiểu theo từ ngữ và ý nghĩa viết ra từ đó, chữ Tàu nhất tự lục nghì, nên thường hay có câu,đọc kinh liễm nghĩa mà không cần phải phiên dịch ra nghĩa, vì phiên dịch là dể hiểu thành sai.
Phật dạy vạn pháp tự tâm sinh,Phật pháp dựa pháp từ tâm nên Phật dạy tứ niệm xứ, ngoại đạo dựa vào pháp ngoài tâm,tế lễ khẩn cầu tiêu nghiệp,siêu sinh, lấy cái gì để ngoài tâm mà cầu, mà khẩn, mà xin xỏ một vị cao thượng nào đó giúp cho, đó là tín nguyện của ngoại đạo
Pháp tánh tự tâm sinh mà pháp tướng lại do con người tạo ra, pháp tánh ví như bột mì , pháp tướng ví như phương pháp làm ra bánh mì ( pháp hành trì), muốn thành bánh mì ngon thì phải đúng phương pháp, khi thực hành đúng pháp thì pháp tướng mới thành tựu, tức bột mình sẽ chín tới mà không bị cháy, bột mì sống thành bột mì chín, đó là nhân thành quả tựu, bột mì cháy khét thành than là nhân biến thành quả bại, đó cũng là do hành sai pháp tướng mà ra, do cái cách tu sai lệch mà ra. Phật dạy chẳng có con đường nào khác để thoát khỏi sinh tử luân hồi ngoài bát chánh đạo, và duy nhất pháp hành ( pháp tướng) chỉ là thiền tứ niệm xứ.
Một vị giải thoát là thân nầy tan ra tro bụi, nghiệp nầy chẳng có chổ trụ, tâm nầy đã dứt hết năng lượng, cả ba thành phần đều tan biến, hỏi cỏi niết bàn có nơi để ở chăng? hay chỉ là trạng thái niết bàn?
Thật chẳng thể biết bàn sao cho đúng , thôi thì ngậm miệng cho kín , khí mới chuyển thành thần.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
lấy cái gì để ngoài tâm mà cầu
kính đ/h VÂN QUANG,

có cái gì ngoài tâm chăng? tịnh thổ có ngoài tâm chăng? chúng ta nói đến tự và tha nhưng chẳng có tự riêng rẽ và tha riêng rẽ vì tất cả dựa vào nhau mà hiện hữu để được nói đến

tứ niệm xứ là phương pháp tối thắng khai triển trí tuệ nhưng gần vô vi giải thoát là ba xúc - không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc (kinh Trung bộ, số 44, tiểu kinh phương quảng), hầu như mọi thứ không còn tác dụng chi nữa
Một vị giải thoát là thân nầy tan ra tro bụi, nghiệp nầy chẳng có chổ trụ, tâm nầy đã dứt hết năng lượng, cả ba thành phần đều tan biến, hỏi cỏi niết bàn có nơi để ở chăng? hay chỉ là trạng thái niết bàn?
mình nghĩ có thể gọi đó là trạng thái niết bàn nhưng niết bàn không chỉ là trạng thái đó, nó là cái thực tế trong đó có sự diễn biến của trạng thái niết bàn?
Thật chẳng thể biết bàn sao cho đúng
đồng ý với đ/h; cuối cùng thì với môi trường chung quanh Đức Phật dạy chúng ta hãy dùng tứ vô lượng tâm; dĩ nhiên chúng ta không thể vô lượng nhưng đó cũng không phải lý do để chúng ta không thực hành?

kinhle


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]13 khách