PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

kính đ/h thảo dân,

mình xin trả lời vắn tắt thôi vĩ nghĩ đ/h có hiểu biết về nam tông rồi; mình thấy thế này,

1. con đường tu tập nói chung, với những nỗ lực cho giới thanh tịnh, không ngoài "tín tấn niệm định tuệ"

2. nếu câu hỏi của đ/h là về chi tiết cách tu tập của nam tông và tịnh độ thì phải tự tìm hiểu; tiêu biểu cho nam tông thì đọc "thanh tịnh đạo"; nếu muốn tìm hiểu tịnh độ thì xin đọc một vài tác phẩm của Ngài Ấn Quang

3. chỉ là những ý kiến chủ quan có tính cách thu hút, bàn bạc cũng chẳng đi đến đâu

kinhle


Kỳ Duyên
Bài viết: 4
Ngày: 06/12/13 07:45
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TSS

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi Kỳ Duyên »

hlich đã viết:
trong phật giáo khởi thủy thì thánh quả tối thiểu, dự lưu, là một bước nhảy quan trọng, tuy không phải giải thoát nhưng sự giải thoát được xác định sẽ xảy ra không quá bảy kiếp

tương tự như trên, vãng sinh của tịnh độ không phải là giải thoát nhưng là một bước nhảy quan trọng vì vãng sinh có nghĩa sự giải thoát được xác định (???)
kinhle
Dạ, thưa anh hlich, Kỳ Duyên xin góp ý với anh 1 chút khi đọc tới đoạn anh so sánh "tương tự như trên..."

Theo Kỳ Duyên, so sánh của anh về căn bản là đã hoàn toàn khác biệt, nếu không nói là sai biệt. Chắc chắn anh hlich cũng hiểu rõ sự khác biệt như thế nào rồi giữa thực hành đạt tới quả Dự Lưu và căn bản thực hành Tịnh Độ hướng tới quả là Vãng Sanh, khác hoàn toàn về bản chất của pháp, khác về thực hành, khác về nhân, cho nên chắc chắn là cũng khác về quả.

Nếu có thể so sánh "tương tự" thì có lẻ theo Kỳ Duyên, chúng ta có thể so sánh "tương tự" giữa Vãng Sanh và các thiền định NT từ Sơ Thiền tới Tứ Thiền, vì các thực hành tương đồng, thực hành trên Chế Định Pháp, tức pháp thực hành trên đề mục không thay đổi (hơi thở, các đề mục thiền định, trì kinh, trì chú,...) giúp phát triển các chi thiền đạt đến nhất tâm, buông xả các chi thiền đi qua từng bậc thiền, nên cho quả là các quả của định.

Do vậy, dù vãng sanh - tái sanh về các cõi phạm thiên, chư thiên, hoặc các cõi cao (trong 31 cõi) được tạo ra từ cộng nghiệp của các năng lực tu tập các thiện pháp, các vị này cũng không thể nào đạt tới giải thoát rốt ráo nếu không chuyển qua tu tập tuệ, đạo tuệ trừ diệt gốc rễ vô minh, hướng tới các quả tuệ. Như vậy, không thể nói rằng "sự giải thoát được xác định." :). Dù pháp có là thiện pháp quả lành, nhưng cũng nên hiểu rõ nói đúng nhân quả của pháp ấy.

Bản chất của thực hành là khác biệt, pháp hoàn toàn khác, thực hành trên các Chế Định Pháp, sao có thể cho quả là "quả tuệ." Anh hlich kết luận như vậy, vô tình đã hoàn toàn nghịch lại với thuyết Nhân-Quả của đạo Phật, phủ nhận sự khách quan của thuyết này, cũng hoàn toàn trái nghịch với quy luật của vũ trụ - Cause and Effect.

Còn các tu tập thực hành trên tuệ, sẽ cho quả là quả của tuệ, trừ diệt tận gốc rễ vô minh, tham, sân, si, đoạn tận gốc rễ của các triền cái. Do vậy, ngoài phước báu tu tập là có thể tái sanh, vãng sanh ( về các cõi phạm thiên, chư thiên nếu là quả Dự Lưu (7 sanh hữu), hoặc quả Tư Đà Hàm, Nhất Lai (còn tái sanh 1 kiếp), hoặc Bất Lai (không còn tái sanh trở lại cõi người hoặc các cõi thấp), các vị này mới có thể nói là "sự giải thoát được xác định."

Có lẻ khi so sánh tương tự, anh hlich đã chỉ dựa vào quả ở những chữ vãng sanh (chữ Hán Việt ở đây rõ lắm - vãng tức xa, sanh ở cõi xa - 远 生) và tái sanh của NT - tức nơi đến :)

Cho phép Kỳ Duyên so sánh vui vui 1 chút nhé. Nếu nói cho vui thì cũng là đến Mỹ, nhưng Dự Lưu thì là Green Card tức có thể ở lại sau 1 thời gian "xác định". Còn Vãng Sanh (hoặc tương tự quả tái sanh của các tu tập thiền định) chỉ là visa du lịch, hay visa du học, ở lại luôn là "trái" với pháp :), phải nói là không thể xảy ra, cũng không thể ở lại lâu khi visa hết hạn, hết phước báu, hoặc phải làm gì đó 'khác hẳn' để chuyển status mới có thể ở lại, là vậy đó phải không anh :)

Quy luật vũ trụ, thuyết nhân quả, luật đời, lý đạo, sao có thể sai biệt hoặc chẳng đồng được!

Dù sao cũng rất cám ơn anh hlich đã cho kd 1 đề mục hay để cùng nhau suy nghĩ nhá tangbong

Tất nhiên thiện pháp nào Kỳ Duyên cũng ủng hộ hết. Nhưng với Kỳ Duyên thì bản thân KD thấy mình phải nên hiểu rõ để thực hành đúng với cái kết quả mình muốn hướng tới. Nếu chỉ là hướng tới du học hay du lịch thôi, tất nhiên không cần phải tốn sức :)

kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Kỳ Duyên vào ngày 19/12/13 09:31 với 2 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nếu có thể so sánh "tương tự" thì có lẻ theo Kỳ Duyên, chúng ta có thể so sánh "tương tự" giữa Vãng Sanh và các thiền định NT]
kính đ/h KD,

mình thì nghĩ niệm phật của tịnh độ so sánh với các thiền định NT và vãng sinh so sánh với dự lưu quả; cho nên mình khác với KD ngay tại chỗ này rồi

tịnh độ trân trọng "tín" và quả vãng sinh dựa trên nền tảng này; mình trích kinh Tăng chi bộ về "tịnh tín bất động" và quả dự lưu cũng có thể đến từ nền tảng này; do đó mình so sánh vãng sinh với dự lưu

kinhle


Kỳ Duyên
Bài viết: 4
Ngày: 06/12/13 07:45
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TSS

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi Kỳ Duyên »

xin lỗi anh KD đã hiểu nhầm anh nhé kinhle . Sorry anh nhiều nha! tangbong

Chúc anh luôn tinh tấn nhé.

Trân trọng và xin được tiếp tục học hỏi nơi anh

kinhle

kd


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kỳ Duyên đã viết: Cho phép Kỳ Duyên so sánh vui vui 1 chút nhé. Nếu nói cho vui thì cũng là đến Mỹ, nhưng Dự Lưu thì là Green Card tức có thể ở lại sau 1 thời gian "xác định". Còn Vãng Sanh (hoặc tương tự quả tái sanh của các tu tập thiền định) chỉ là visa du lịch, hay visa du học, ở lại luôn là "trái" với pháp :), phải nói là không thể xảy ra, cũng không thể ở lại lâu khi visa hết hạn, hết phước báu, hoặc phải làm gì đó 'khác hẳn' để chuyển status mới có thể ở lại, là vậy đó phải không anh :)
So sánh như trên là không hiểu về các bậc Thánh quả của Nguyên Thủy và các bậc vãng sanh của Tịnh Độ:

Thánh quả của Nguyên Thủy có bốn bậc:
  • - Tu Đà Hoàn (dự lưu)
    - Tư Đà Hàm
    - A Na Hàm
    - A La Hán
Thánh quả của Tịnh Độ còn gọi là Bồ Tát Bất thối chuyển có ba bậc và chín phẩm:
  • 1. Hạ phẩm:
    - Hạ sanh.
    - Trung sanh.
    - Thượng sanh.

    2. Trung phẩm:
    - Hạ phẩm
    - Trung phẩm
    - Thượng phẩm.

    3. Thượng phẩm:
    - Hạ phẩm
    - Trung phẩm
    - Thượng phẩm.
Kỳ Duyên dùng ví dụ người nước ngoài muốn vào nước Mỹ theo các tiêu chuẩn ở trên chưa đúng. Cho rằng quả Dự Lưu là Green Card (Thẻ xanh = Thường trú nhân) thì tạm được, nhưng nói Vãng sanh là Visa du học hay du lịch là không đúng. Vãng sanh là từ bỏ quốc độ này (Ta Bà) về trú ngụ (định cư) hẳn tại quốc độ khác (Cực lạc hay nước Mỹ) thì phải có quốc tịch Mỹ (citizen = công dân) tức là có quốc tịch ở cõi Cực Lạc với cấp bậc là Bồ tát bất thối chuyển (không lui sụt), nhưng nếu có tâm nguyện muốn về cõi Ta Bà thì sẽ trở về đó để độ sanh. Cấp bậc Bồ tát Bất thối chuyển tự tại đi khắp các cõi nước khác không bị ngăn ngại như nói:
  • Người cõi ấy thường trưa mỗi bữa
    Đi cúng dường Phật ở mọi nơi
    Đi về trong buổi ngọ thời
    Người nào cũng muốn thỉnh lời Như Lai.
Còn Thánh quả của Nguyên Thủy thì trụ mãi ở cõi Niết Bàn, không còn tái sanh lại.

Bạn hlich so sánh quả Dự lưu của Nguyên Thủy với quả Hạ phẩm Hạ sanh của cõi Cực lạc (Tịnh Độ) là có phần tương đồng.

Bàn cho vui, chứ nói nghiêm túc thì phải nghiên cứu, học hỏi chuyên sâu các kinh điển hơn mới thấu đáo...
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 19/12/13 16:05 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

Quả dự lưu không chỉ dành cho người tu theo nguyên thuỷ, mà dành cho những ai đã vượt qua được hay phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi.
Còn gọi là quả Nhập lưu hay dự lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Có nhiều quan niệm cho rằng :
Một vị chứng Sơ quả Dự lưu thì có thể có trình độ thiền của Chánh niệm, hoặc Sơ thiền, thậm chí Nhị thiền. Nhưng ngược lại, một vị chứng thiền định như thế thì chưa chắc chứng được quả Thánh nào.
Điều nầy là một nhận định sai lầm rất lớn
Vì muốn đắc sơ thiền phải vượt qua được 5 triền cái trong đó dâm giới là quan trong bậc nhất, 5 triền cái nầy là tham dục, sân hận hôn trầm thuỵ miên , hối quả và nghi, mà tham dục sân hận hôn trầm và hối quả nằm trong thân kiến, hay một phần cũa thân kiến, do vậy khi đã đắc sơ thiền hay nhị thiền là vị đó đã là ứng viên cho quả dự lưu sau khi tiệt phá hay chuyển hóa hoàn toàn thân kiến -giới - nghi.Hơn thế nữa Phật đã dạy trong kinh rằng:
Trích:
"Niệm hơi thở vô và hơi thở ra, được tu tập như vậy (16 pháp quán niệm hơi thở) , này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: "Ngay trong đời hiện tại được Chánh trí. Nếu có dư y, chứng quả Bất lai ". (Tương Ưng Bộ)

Người được quả vãng sanh ( nếu thật sự có quả nầy, ở những quả vị thấp ) như tịnh độ đề ra chưa chắc có ai đắc quả dự lưu, quý vị đừng nên có định kiến sai lầm làm lệch đi chánh pháp.
Bài kinh sau đầy Phật dạy cho cư sỹ
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Ðức Phật giảng cho Ngài Xá-lợi-phất (Sàriputta), ông Cấp Cô Ðộc (Anàthapindika) cùng với 500 vị cư sĩ, rằng một vị cư sĩ tại gia vẫn có thể đắc đạo quả Dự Lưu, nhập dòng thánh giải thoát, nếu vị ấy giữ giới trong sạch (ngũ giới), và có tâm cao thượng an trú trong Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng) và Giới đức.

-oOo-

Tăng Chi V.179

Kinh Gia Chủ
(Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

1. Gia chủ Anàthapindika với khoảng 500 nam cư sĩ đoanh vây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:

2. - Này Sàriputta, Thầy có biết người gia chủ mặc áo trắng nào mà sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: "Ta sẽ đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác"? Sở hành được bảo vệ trong năm học giới nào?

3. Ở đây, này Sàriputta, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.

Sở hành được bảo vệ trong năm học giới này.

Vị ấy có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú nào?

4. Ở đây, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ nhất đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

5. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được kẻ trí tự mình giác hiểu". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ hai đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

6. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Tức là bốn đôi tám chúng (*). Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời". Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

7. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu giới được bậc Thánh ái kính, không có bể vụn, không bị sức mẻ, không tì vết, không ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, làm cho an lạc, hướng đến Thiền định. Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.

Bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú này được chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.

8. Này Sàriputta, người gia chủ mặc áo trắng nào mà Thầy biết sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú; nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác".

Thấy sợ hãi địa ngục,
Hãy tránh xa điều ác,
Khéo chấp nhận Chánh pháp,
Bậc Hiền trí tránh xa,
Không hại các chúng sanh,
Những vật có nỗ lực,
Biết không có nói láo,
Không lấy của không cho,
Tự bằng lòng vợ mình,
Tránh xa vợ người khác,
Người biết không uống rượu,
Khiến tâm trí mê loạn,
Hãy tùy niệm đến Phật,
Hãy tùy niệm đến Pháp,
Hãy tu tâm không sân,
Hãy tu tâm nhiêu ích,
Ðể xứng đáng được sanh,
Cảnh giới các chư Thiên,
Cầu công đức lợi ích,
Hãy cung cấp vật thí,
Trước thí bậc Chí thiện,
Mới mong có quả lớn,
Này Sàriputta,
Ta sẽ nói cho Thầy,
Các bậc Chí thiện ấy,
Thầy hãy lắng nghe ta,
Như trong một đàn bò,
Có con đen, trắng, đỏ,
Màu hung hay có đốm,
Có con màu bồ câu,
Dầu con bò màu gì,
Kiếm được con bò thuần,
Con vật kéo sức mạnh,
Ðẹp, lanh và hăng hái,
Mặc kệ nó màu gì,
Liền mắc vào gánh nặng,
Cũng vậy, giữa loài Người,
Dầu có sinh chỗ nào,
Hoàng tộc, Bà-la-môn,
Thương gia hay nô bộc,
Kẻ không có giai cấp,
Hay hạ cấp đổ phân,
Giữa những người như vậy,
Ai điều phục, thuần thục,
Ngay thẳng, đủ giới đức,
Nói thực, biết tàm quý,
Sanh tử đã đoạn tận,
Phạm hạnh được vẹn toàn,
Gánh nặng đã hạ xuống,
Không còn bị trói buộc,
Việc cần làm đã làm,
Không còn bị lậu hoặc,
Ðã đến bờ bên kia,
Không chấp trước tịch tịnh,
Phước điền ấy vô cấu,
Quả lớn đáng cúng dường.
Những kẻ ngu không biết,
Thiếu trí, ít nghe nhiều,
Chỉ bố thí bên ngoài,
Không đến gần kẻ thiện,
Những ai gần kẻ thiện,
Có tuệ, tôn bậc Hiền,
Họ tin bậc Thiện Thệ,
An trú tận gốc rễ,
Sanh Thiên hay ở đây,
Ðược sanh gia đình tốt,
Bậc trí tuần tự tiến,
Chứng được cảnh Niết-bàn.

(*) bốn đôi tám chúng: đạo và quả của bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, và A-la-hán
Xin quý vị hãy suy nghĩ cho kỹ chữ TÍN mà Phật dạy ở đây là để phá NGHI, không phải TÍN trong TÍN NGUYỆN HẠNH mà tịnh độ rao giảng, và tiêu chuẩn để xem xét vị nào đã đắc quả dự lưu nằm trong 16 pháp chứng thiền tuệ minh sát, mời đọc ở đây
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien ... inhsat.htm
Tôi có suy nghĩ rằng, vị đắc quả dự lưu vô cùng khó mà còn phải trồi lên xuống 7 kiếp làm người để tu nữa, thì nhân duyên gì quả gì chưa đắc quả dự lưu mà giải thoát sinh tử (vãng sanh ) trong một kiếp, thật có bất công quá chăng quý vị? Đối với chúng sanh , Tâm Phật là bình đẳng và công bằng mà!
Thân


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Thánh quả của Nguyên Thủy thì trụ mãi ở cõi Niết Bàn
không phải vậy, thánh quả của NT là sự không còn loại phiền não nào đó tùy loại thánh quả; với thánh quả cao nhất (a la hán) và còn tại thế thì gọi là đạt niết bàn hữu dư
giải thoát sinh tử (vãng sanh ) trong một kiếp
không phải vậy, vãng sanh không phải giải thoát sinh tử; nếu đ/h tìm hiểu thì sẽ thấy vãng sinh tối thiểu (trong giáo thuyết tịnh độ) tương đồng với dự lưu (trong giáo thuyết NT) là ở chỗ "bất thối" (mình thích dùng từ "xác định" hơn)

đó là giáo thuyết; trong thực hành tốt nhất là đừng bao giờ nghĩ đến đắc quả, và cũng vậy dễ khó nhanh chậm là những chuyện khó bàn vì trong kinh NT cũng có bậc sát thủ tu đắc thánh quả sau khi được Đức Phật chỉ dạy trong một thời gian ngắn?

kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hlich đã viết:
đó là giáo thuyết; trong thực hành tốt nhất là đừng bao giờ nghĩ đến đắc quả, và cũng vậy dễ khó nhanh chậm là những chuyện khó bàn vì trong kinh NT cũng có bậc sát thủ tu đắc thánh quả sau khi được Đức Phật chỉ dạy trong một thời gian ngắn?
Sát tặc chứ, đó là một trong những nghĩa của thánh quả A La Hán. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
VÂN QUANG
Bài viết: 37
Ngày: 21/11/13 15:57
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Saigon

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi VÂN QUANG »

hlich đã viết:tangbong
Thánh quả của Nguyên Thủy thì trụ mãi ở cõi Niết Bàn
không phải vậy, thánh quả của NT là sự không còn loại phiền não nào đó tùy loại thánh quả; với thánh quả cao nhất (a la hán) và còn tại thế thì gọi là đạt niết bàn hữu dư
giải thoát sinh tử (vãng sanh ) trong một kiếp
không phải vậy, vãng sanh không phải giải thoát sinh tử; nếu đ/h tìm hiểu thì sẽ thấy vãng sinh tối thiểu (trong giáo thuyết tịnh độ) tương đồng với dự lưu (trong giáo thuyết NT) là ở chỗ "bất thối" (mình thích dùng từ "xác định" hơn)

đó là giáo thuyết; trong thực hành tốt nhất là đừng bao giờ nghĩ đến đắc quả, và cũng vậy dễ khó nhanh chậm là những chuyện khó bàn vì trong kinh NT cũng có bậc sát thủ tu đắc thánh quả sau khi được Đức Phật chỉ dạy trong một thời gian ngắn?

kinhle
Theo tôi vãng sanh là không còn tái sanh, mà không còn tái sanh tức thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Còn quả dự lưu thì phải qua được 15 mức định của tuệ minh sát, quả dự lưu là vẫn còn tới lui ta bà tối thiểu 7 kiếp nữa , còn vãng sanh kiểu tịnh độ là không còn trở lui, mà cũng chẳng cần đắc quả dự lưu
Thân chào


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

sát thủ là kẻ giết người đó đ/h ơi

:D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

theo giáo thuyết tịnh độ vãng sinh là tái sinh ở tây phương cực lạc, có chữ sinh rõ ràng trong vãng sinh

:)


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hlich đã viết:tangbong

sát thủ là kẻ giết người đó đ/h ơi

:D
Ờ hén! :D Ý nói anh chàng Vô Não chứ gì! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách