Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

huongvan đã viết:Thật ra chủ đề này đã có nhiều người trả lời rồi ,chỉ tại không chịu hiểu mà thôi ,như ly nước đầy tràn chẳng chứa thêm được gì .
Cái ly này chỉ chứa những sở cứ trong tam tạng thôi. Đạo hữu xét lại xem có bài nào có được sở cứ trong tam tạng không?

Ngày nay kẻ tu rất nhiều kẻ toàn nói láo và nói dốc!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Cái ly này chỉ chứa những sở cứ trong tam tạng thôi. Đạo hữu xét lại xem có bài nào có được sở cứ trong tam tạng không?
Huh? :-/


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Ngày nay, toàn học lỏm, nghe sư này sư kia giảng thuyết là nhớ, thấy hay hay là đem làm của riêng, đi chỗ khác chém gió. Có bao giờ chịu truy cứu trong kinh tạng đâu. Nên hằng hà sa số người ở đây có mấy cái trích được câu nào trong tam tạng ra. Họa may có được đạo hữu cục đất.

Câu này chỉ có ai khảo nghiệm thâm sâu kinh tạng may ra trả lời được.
Chỉ cần vị nào chịu khó đọc tam tạng, sẽ thấy ngay giáo lý Nam Truyền tự mâu thuẩn lẫn nhau về vấn đề này, chẳng thể trả lời nỗi vấn đề này cho khế pháp.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
huongvan
Bài viết: 62
Ngày: 14/08/12 02:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Hư Không

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi huongvan »

Khảo cứu trong kinh tạng suy cho cùng cũng chỉ là học lỏm thôi ,có khác gì nhau đâu ?


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

huongvan đã viết:Khảo cứu trong kinh tạng suy cho cùng cũng chỉ là học lỏm thôi ,có khác gì nhau đâu ?
Đó là học lỏm Ngài Thích Ca và các Thánh đệ tử. Khác nhiều đấy!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Thiện tri thức đã bỏ đi cả rồi, ông ngồi đây nói tới nói lui làm gì?

Ông Sivali không tu mà chứng chẳng có gì là kì lạ, chỉ có ông alphatran ôm mấy câu hỏi, hỏi hoài chẳng ai thèm đáp mới là kỳ lạ! Đúng không nào? ;)

Ông cục đất từ bi mà vác kinh từ trên giá sách để xuống đây cho ông mãi mà phải chịu tiếng chê cười của người khác. Ông không tiêu hóa nổi, bị bội thức mà sinh câu hỏi, rồi lại từ câu hỏi sinh câu hỏi, trên đầu lại mọc thêm đầu, mãi không dứt như vậy chẳng phải là luân hồi hay sao?

Ông KN từ bi mà vạch 1 lối vào cho ông rồi lẳng lặng bỏ đi mà ông cũng không chấp nhận : "Ly Tham"

Ông Sivali cạo đầu liền chứng, Ông Alphatran buông câu hỏi xuống liền chứng! Chẳng có gì là kì lạ đâu, chỉ là ông chưa thử mà thôi. cafene


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bình tĩnh lại nào alphtran,

Cái học lỏm này là cái học lỏm "thực dụng" chứ không phải là cái học lỏm "tầm chương trích cú" như hồi xưa.

Ví dụ: hồi nhỏ học toán học, thầy dạy làm toán cộng: 2 + 2 = 4, viết lên bảng đen. Học trò chép công thức đó vào tập và đọc thuộc lòng. Đến khi thầy tra bài, hỏi 2 + 2 là mấy? Học trò tự động trả lời là 4. Lúc trả lời đâu có cần phải chứng minh. Đến khi thầy bảo lên bảng chứng minh thì mới chép cái công thức đó ra. Cái tự động đó chính là lối học thực dụng ngay bây giờ vẫn áp dụng.

Nói về Phật pháp, chúng ta học kinh điển thuộc lòng những lý thuyết trong kinh điển được là điều rất tốt và nhớ được hết càng hay (nhưng ít có ai được cái trí huệ ba la mật này đâu). Học như vậy ròng rã bao nhiêu năm, thì những điều học sau đã lấn át những điều học trước vì quá nhiều, chỉ có thể nhớ những điểm chính yếu mà thôi chứ đâu có nhớ hết nguyên bản kinh văn.

Rồi khi đi thi, vào trường thi trả lời các câu hỏi, gặp câu hỏi đúng như mình đã từng học liền trả lời theo sự hiểu biết (thực dụng tức là những kinh nghiệm, sự hiểu biết trong "chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm"), chứ có mấy ai chép được nguyên văn lý thuyết để chứng minh. Đừng nói là vào lớp không được mang theo tài liệu, máy "Laptop" để "cọp dê" nguyên si "lý "thuyết" vào bài thi. Những điều này bị cấm. Giám khảo chấm bài căn cứ vào câu trả lời đúng với trí huệ hiểu biết của mình, chứ không chấm những bài "cọp dê" nguyên si "lý thuyết"?

Và thời bây giờ, quý thầy cô giảng bài hay viết sách đều viết theo kinh nghiệm tu học của mình, chứ ít khi "bê" nguyên định luật vào chứng minh điều mình đã thuyết giảng. Chỉ khi cần phải chứng minh thì mới tìm câu đó trong kinh điển mà đưa vào, vì quá dài và nhiều chi tiết làm sao nhớ hết nổi.

Lối học "tầm chương trích cú" này đã được cụ Tú Xương(?) hồi xưa ví von như sau:
  • Cái học ngày nay đã hỏng rồi
    Mười người đi học chín người thôi
    Cô hàng bán sách lim dim ngủ
    Thầy khoa tư lương nhấp nhỏm ngồi...
Vì gặp phải cái lối học "thực dụng " của Tây học, nên sách vở ế ẩm không người mua, đến đổi phải gánh lên đem bán trên trời, ông trời cũng lắc đầu không mua...

Những điều tôi viết lên này cũng từ lối học lỏm và đem áp dụng vào đời với kinh nghiệm, chứ làm sao nhớ được chính xác... Mong alphatran hãy tỉnh thức lại!
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 03/10/13 06:46 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thưa các vị, nếu như không ai quan tâm thảo luận trên tinh thần lấy sở cứ tam tạng làm cơ sở thì alpha tôi cũng không theo chủ đề này nữa.
Nay treo lên đây mấy câu hỏi, mong rằng sau này có vị nào pháp học pháp hành uyên thâm có thể từ bi giải giúp alpha mối nghi này.

Những điểm thắc mắc ở đây như sau:

1. KHÔNG TU MÀ CHỨNG

a. Theo tinh thần từ chủ đề "Pháp tu của cư sĩ và tu sĩ" đạo hữu Cục đất đã giảng với đầy đủ sở cứ trích từ kinh tạng thì: "ngay cả những câu cửa miệng, những lời phổ quát như "TỨ DIỆU ĐẾ","BÁT THÁNH ĐẠO", “BỐN NIỆM XỨ”... cũng là những Pháp cao thượng Phật dạy cho "các Tỷ-kheo" chứ không có dạy cho Cư sĩ". Sau khi lọt lòng, cha mẹ của chú bé Silvali tổ chức cúng dường trai tăng thì chú cùng mọi người cũng chỉ được nghe các pháp dành cho hàng cư sĩ mà thôi. Chủ đề mà ngài Xá lợi phất giảng cho đại chúng lúc đó là "Sự khổ sanh", cũng chỉ là một thời pháp dành cho cư sĩ mà thôi. Ngay cả khi về tịnh xá, chú tiểu Silvali cũng chỉ được dạy cho 5 pháp uế trược.

b. Khi cạo vừa hết tóc trên đầu xuống là Silvali liền chứng A LA HÁN.

Từ a và b suy ra
- Ngài silvali từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc cạo hết tóc trên đầu chưa từng tu các pháp trọng yếu nói trên mà chứng được A LA HÁN.
- Hay không tu các pháp Tứ đế, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Thất giác chi... mà chứng được quả A LA HÁN

=> Tại sao?

2. So với hiện tượng Ngài Lục tổ Huệ Năng nghe câu kinh Kim Cang mà ngộ đạo thì khác nhau chỗ nào mà các vị bên Nam Truyền thường hay bác bỏ và coi pháp đốn ngộ mà Lục tổ dạy là tà đạo, là ngoại đạo?

3. Có phải hiện tượng ngài Silvali là một hiện tượng ĐỐN NGỘ hay không? Vậy thì pháp trực chỉ vào tâm, đi tắt thành Phật liệu có phải là ngay trong Nam Truyền đã có?

4. Nếu nói do ngài đã tu từ vô số kiếp trước rồi, thế thì tại sao mới sanh ra không chứng ngay A LA HÁN. Nếu nói cần có một hiện tượng nào đó để có thể chứng ngộ (mà không cần qua các pháp trọng yếu nói trên) thì có khác nào so với Ngài Huệ Năng?

5. Nếu nói vì thấy cái uế trược, vô thường của mấy sợi tóc mà ngộ đạo. Thế tại sao Ngài Thích Ca thấy khổ thấy vô thường nhiều như vậy mà phải trải qua nhiều năm tu hành mới giác ngộ? Như vậy có phải Ngài Silvali là siêu Phật vượt tổ hay không?

Xin nhắc lại, alpha tôi đăng bài này trước vì thắc mắc của mình, nếu may mắn có được câu trả lời khế pháp thì tôi có được lợi ích và các vị cũng được lợi ích như vậy. Lợi ích từ vấn đề này tôi thấy rất là lớn!
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 03/10/13 06:57 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:Thưa các vị, nếu như không ai quan tâm thảo luận trên tinh thần lấy sở cứ tam tạng làm cơ sở thì alpha tôi cũng không theo chủ đề này nữa.
Nay treo lên đây mấy câu hỏi, mong rằng sau này có vị nào pháp học pháp hành uyên thâm có thể từ bi giải giúp alpha mối nghi này.

Những điểm thắc mắc ở đây như sau:

1. KHÔNG TU MÀ CHỨNG

a. Theo tinh thần từ chủ đề "Pháp tu của cư sĩ và tu sĩ" đạo hữu Cục đất đã giảng với đầy đủ sở cứ trích từ kinh tạng thì: "ngay cả những câu cửa miệng, những lời phổ quát như "TỨ DIỆU ĐẾ","BÁT THÁNH ĐẠO", “BỐN NIỆM XỨ”... cũng là những Pháp cao thượng Phật dạy cho "các Tỷ-kheo" chứ không có dạy cho Cư sĩ". Sau khi lọt lòng, cha mẹ của chú bé Silvali tổ chức cúng dường trai tăng thì chú cùng mọi người cũng chỉ được nghe các pháp dành cho hàng cư sĩ mà thôi. Chủ đề mà ngài Xá lợi phất giảng cho đại chúng lúc đó là "Sự khổ sanh", cũng chỉ là một thời pháp dành cho cư sĩ mà thôi. Ngay cả khi về tịnh xá, chú tiểu Silvali cũng chỉ được dạy cho 5 pháp uế trược.

2. So với hiện tượng Ngài Lục tổ Huệ Năng nghe câu kinh Kim Cang mà ngộ đạo thì khác nhau chỗ nào mà các vị bên Nam Truyền thường hay bác bỏ và coi pháp đốn ngộ mà Lục tổ dạy là tà đạo, là ngoại đạo?
Đúng như vậy vào thời đức Phật còn tại thế, lúc đó chỉ có các đại đệ tử của ngài, những sau khi đã có đầy đủ Tăng Bảo, đức Phật mới truyền các đệ tử đi khắp nơi để giảng dạy, và từ đó trong hàng ngũ đại chúng đều có đầy đủ tứ chúng học hỏi các giáo pháp và cũng có người đắc quả như ngài Sivali và tôi đã nói đến ông Ni Đề gánh phân...

Còn hỏi tại sao, thì tôi "bí lù" (học lỏm thôi)!

- Câu hỏi số 2 về ngài Lục Tổ, có phải do chính alphatran thắc mắc, hay do các vị bên Nam Truyền thắc mắc, nếu đúng thì alphatran có thể trích nguyên văn câu nói đó của ai nói vào đây để chứng minh được không? Nếu là câu hỏi của alphatran thì tôi đoan chắc không ai trả lời đâu, vì phạm vào nội qui "kỳ thị tông phái" của diễn đàn rồi.

Bình tĩnh, đừng nóng giận nhé!
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 03/10/13 16:40 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

1. Nhục nhãn : Là con mặt bằng thịt, chỉ thấy những vật có hình tướng, khi đêm tối hay bị vật khác che lấp thì không thể thấy được.

2. Thiên nhãn : Là mắt của Chư Thiên ở cõi Sắc giới, cũng là mắt của người tu thiền định chứng đắc, bất cứ xa gần, lớn nhỏ, ngày đêm hay bị vật ngăn cách cũng thấy rõ hết. Cũng như quang tuyến và kính hiển vi của khoa học vậy.

3. Tuệ nhãn : Nhãn tuệ này là mắt của nhà đắc đạo trong hai thừa Thanh Văn và Duyên giác. Các Ngài đắc huệ nhãn này nhờ dùng trí huệ chiếu soi chơn không vô tướng, có thể quán xét phá tan các giả tướng, biết rõ lý chơn không chẳng còn mê lầm điên đảo nữa. Cũng như tia sáng laser chiếu tới đâu thì các vật có hình tướng đều tan rã hết.

4. Pháp nhãn : Là mắt trí tuệ của chư Bồ Tát, là con mắt chánh pháp, thấu triệt tất cả các pháp môn ở thế gian và xuất thế gian một cách rõ ràng, không bị lọt vào tà pháp ngoại đạo nữa.

5. Phật nhãn : Là con mắt của Phật, gồm đủ bốn mắt trên và hoàn toàn sáng suốt thấu hết tất cả.


....
mắt thịt phàm trần như mù lòa , lần mò trong hỗn độn sao cứ tranh luận , suy diễn những cái mình không thấy biết rõ ràng :)


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

khach_lang_du đã viết:1. Nhục nhãn : Là con mặt bằng thịt, chỉ thấy những vật có hình tướng, khi đêm tối hay bị vật khác che lấp thì không thể thấy được.

2. Thiên nhãn : Là mắt của Chư Thiên ở cõi Sắc giới, cũng là mắt của người tu thiền định chứng đắc, bất cứ xa gần, lớn nhỏ, ngày đêm hay bị vật ngăn cách cũng thấy rõ hết. Cũng như quang tuyến và kính hiển vi của khoa học vậy.

3. Tuệ nhãn : Nhãn tuệ này là mắt của nhà đắc đạo trong hai thừa Thanh Văn và Duyên giác. Các Ngài đắc huệ nhãn này nhờ dùng trí huệ chiếu soi chơn không vô tướng, có thể quán xét phá tan các giả tướng, biết rõ lý chơn không chẳng còn mê lầm điên đảo nữa. Cũng như tia sáng laser chiếu tới đâu thì các vật có hình tướng đều tan rã hết.

4. Pháp nhãn : Là mắt trí tuệ của chư Bồ Tát, là con mắt chánh pháp, thấu triệt tất cả các pháp môn ở thế gian và xuất thế gian một cách rõ ràng, không bị lọt vào tà pháp ngoại đạo nữa.

5. Phật nhãn : Là con mắt của Phật, gồm đủ bốn mắt trên và hoàn toàn sáng suốt thấu hết tất cả.


....
mắt thịt phàm trần như mù lòa , lần mò trong hỗn độn sao cứ tranh luận , suy diễn những cái mình không thấy biết rõ ràng :)
Đây là box Nam Truyền!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Kì lạ thay, không tu mà đắc quả A LA HÁN

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Xin nhắc lại, alpha tôi đăng bài này trước vì thắc mắc của mình, nếu may mắn có được câu trả lời khế pháp thì tôi có được lợi ích và các vị cũng được lợi ích như vậy. Lợi ích từ vấn đề này tôi thấy rất là lớn!
Không những chẳng có lợi ích gì mà còn sanh tai họa. Cốt yếu của vấn đề, đã được trả lời rồi; ông cũng đã tự trả lời rồi đấy thôi.
Tại sao lại cứ phải trên đầu mọc thêm vài cái đầu? Tại sao chẳng thể lìa (ly) lòng ham muốn (tham) hiểu biết, trí tò mò (tri kiến).


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách