PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Các vị hiền giả kính mến !
Vấn đề sanh tử là việc hết sức hệ trọng đối với người tu học PHật tại gia cũng như xuất gia. Thiền sư Huyền Giác nói “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Ngài Từ Minh lại nói “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Qua lời nói của ngài Từ Minh việc sanh tử như "đắp" và "cởi" rất dễ dàng và tự tại. Theo ngu ý cuả tôi các vị thiền sư thời đó khi đã đắc đạo thì làm chủ sanh tử một cách dễ dàng muốn đắp và cởi giờ nào cũng được
vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ? Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
KÍnh mong các bậc thiện tri thức góp ý cho vấn đề này dưới cái nhìn của Phật giáo Nam Truyền


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Câu hỏi thật thiết thực
Không thấy câu trả lời
Đúng là sự im lặng
Của những bậc thánh nhân
Hôm nay còn sanh tử
"Đắp cởi" như thế nào ?
Sanh vẫn còn hiện hữu
Tử chẳng biết làm sao.... ?


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Các vị hiền giả kính mến !
Vấn đề sanh tử là việc hết sức hệ trọng đối với người tu học PHật tại gia cũng như xuất gia. Thiền sư Huyền Giác nói “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Ngài Từ Minh lại nói “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Qua lời nói của ngài Từ Minh việc sanh tử như "đắp" và "cởi" rất dễ dàng và tự tại. Theo ngu ý cuả tôi các vị thiền sư thời đó khi đã đắc đạo thì làm chủ sanh tử một cách dễ dàng muốn đắp và cởi giờ nào cũng được
vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ? Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
KÍnh mong các bậc thiện tri thức góp ý cho vấn đề này dưới cái nhìn của Phật giáo Nam Truyền
Chào bạn chanhhoitrong_123,

1. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh 16) của tạng Nikaya có một chi tiết có thể cho thấy một ý nghĩa của cụm từ "làm chủ sinh tử" trong trường hợp của Phật Thích Ca là như thế nào . Lúc Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn thì Phật có gợi ý cho ông A Nan rằng nếu ông A Nan cầu thỉnh thì Phật có thể trụ thế bằng cách kéo dài mạng sống của Phật một kiếp hay phần kiếp còn lại . Phật gợi ý như vậy 3 lần mà cả 3 lần ông A Nan đều không biết để mà cầu thỉnh Phật trụ thế vì tâm của ông đã bị Ma vương ám ảnh, cho nên Phật Thích Ca mới nhập Niết Bàn luôn! http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh 16) đã viết:
2. Thế Tôn đi đến điện thờ Càpàla, khi đến Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Ananda đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:

- Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sàttambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Càpàla.

3. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

4. Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn; tôn giả không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp. Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Vì tâm tôn giả bị Ma vương ám ảnh.

5. Lần thứ hai Thế Tôn... lần thứ ba Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

- Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Capala!" Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Nhưng tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn giả không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Vì tâm của tôn giả bị Ác ma ám ảnh.
Chữ kiếp là dịch từ chữ kappa trong nguyên văn chữ Pali của bản kinh trên . Kappa (chữ Sanskrit là kalpa) là một khoảng thời gian rất dài không ước tính được (kappa = aeon, world-period, cosmic period). Việc Phật Thích Ca có thể duy trì sự sống của cái thân tứ đại của Phật được một kiếp thật là khó tin ! Thế nhưng Kinh Đại Bát Niết Bàn này (đừng lẫn lộn kinh này với một kinh cùng tên của Đại thừa; Kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại thừa là một kinh xiển dương lý thuyết Phật tánh) được các nhà nghiên cứu Phật học đánh giá rất cao, coi như là một tài liệu lịch sử (historical document) ghi lại những sinh hoạt thường ngày của Phật trong 3 tháng trước khi nhập Niết Bàn . Nếu Phật Thích Ca thật sự có nói những lời như trên (tức là không phải do người đời sau thêm vào) thì hẳn là lời của Phật phải không hư dối ! Tức là Phật thật sự kéo dài được mạng sống của mình một kiếp (kappa) hay phần kiếp còn lại .

Như vậy thì một ý nghĩa của cụm từ "làm chủ sinh tử" theo như Phật Thích Ca tức là làm chủ được cái xác thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió) này vốn dĩ vẫn phải chịu qui luật của sinh, lão, bịnh, tử . Nay làm chủ được tức là nếu muốn không chết thì không chết ! Tức là phá vỡ được cả những định luật vật chất của thế giới này! Từ trước tới giờ trong đạo Phật ngoài Phật Thích Ca ra bạn chanhhoitrong_123 có thấy có ai có thể "làm chủ sinh tử" như vậy không ? :-P

2. Một nhận xét ngoài lề ở đây là mặc dầu Phật Thích Ca có thể kéo dài sự sống như vậy, thế nhưng Phật vẫn không "tự ý" làm mà lại muốn có lời cầu thỉnh của ông A Nan thì Phật mới làm . Tại sao vậy ? ;)

3. Nhận xét ngoài lề thứ nhì ở đây là "những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại". Bốn thần túc tức là Tứ Như Ý Túc trong 37 Phẩm Trợ Đạo . Tứ như ý túc = Dục như ý túc, Tinh Tấn như ý túc, Nhất Tâm như ý túc, Quán như ý túc .

4. Một quan điểm khác về việc "làm chủ sinh tử" của một vài đường lối tu tập ngoài đạo Phật là tạo ra một cái thân (body) khác ngoài cái thân xác vật chất này . Tức là hành giả khi tu tập thành công thì sẽ kinh nghiệm được mình sở hữu một (hay nhiều) cái "body" khác với cái thân tứ đại này và như vậy hành giả biết chắc được rằng mình sẽ "không chết" một khi cái thể xác này của mình chết (vì khi đó mình mang cái "thân" kia). Trong Phật giáo Đại thừa có lý thuyết Tam thân (Ứng Hóa thân, Báu thân, Pháp thân) có lẽ là gần với lý thuyết này mặc dầu thuyết Tam thân trong Đại thừa thường được diễn tả rất mơ hồ, trừu tượng.


tangbong cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

LaughingHaHa đã viết:Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh 16) của tạng Nikaya có một chi tiết có thể cho thấy một ý nghĩa của cụm từ "làm chủ sinh tử" trong trường hợp của Phật Thích Ca là như thế nào . Lúc Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn thì Phật có gợi ý cho ông A Nan rằng nếu ông A Nan cầu thỉnh thì Phật có thể trụ thế bằng cách kéo dài mạng sống của Phật một kiếp hay phần kiếp còn lại . Phật gợi ý như vậy 3 lần mà cả 3 lần ông A Nan đều không biết để mà cầu thỉnh Phật trụ thế vì tâm của ông đã bị Ma vương ám ảnh, cho nên Phật Thích Ca mới nhập Niết Bàn luôn! http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Chữ kiếp là dịch từ chữ kappa trong nguyên văn chữ Pali của bản kinh trên . Kappa (chữ Sanskrit là kalpa) là một khoảng thời gian rất dài không ước tính được (kappa = aeon, world-period, cosmic period). Việc Phật Thích Ca có thể duy trì sự sống của cái thân tứ đại của Phật được một kiếp thật là khó tin ! Thế nhưng Kinh Đại Bát Niết Bàn này (đừng lẫn lộn kinh này với một kinh cùng tên của Đại thừa; Kinh Đại Bát Niết Bàn của Đại thừa là một kinh xiển dương lý thuyết Phật tánh) được các nhà nghiên cứu Phật học đánh giá rất cao, coi như là một tài liệu lịch sử (historical document) ghi lại những sinh hoạt thường ngày của Phật trong 3 tháng trước khi nhập Niết Bàn . Nếu Phật Thích Ca thật sự có nói những lời như trên (tức là không phải do người đời sau thêm vào) thì hẳn là lời của Phật phải không hư dối ! Tức là Phật thật sự kéo dài được mạng sống của mình một kiếp (kappa) hay phần kiếp còn lại .

Như vậy thì một ý nghĩa của cụm từ "làm chủ sinh tử" theo như Phật Thích Ca tức là làm chủ được cái xác thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió) này vốn dĩ vẫn phải chịu qui luật của sinh, lão, bịnh, tử . Nay làm chủ được tức là nếu muốn không chết thì không chết ! Tức là phá vỡ được cả những định luật vật chất của thế giới này! Từ trước tới giờ trong đạo Phật ngoài Phật Thích Ca ra bạn chanhhoitrong_123 có thấy có ai có thể "làm chủ sinh tử" như vậy không ? :-P

2. Một nhận xét ngoài lề ở đây là mặc dầu Phật Thích Ca có thể kéo dài sự sống như vậy, thế nhưng Phật vẫn không "tự ý" làm mà lại muốn có lời cầu thỉnh của ông A Nan thì Phật mới làm . Tại sao vậy ? ;)

3. Nhận xét ngoài lề thứ nhì ở đây là "những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại". Bốn thần túc tức là Tứ Như Ý Túc trong 37 Phẩm Trợ Đạo . Tứ như ý túc = Dục như ý túc, Tinh Tấn như ý túc, Nhất Tâm như ý túc, Quán như ý túc .

4. Một quan điểm khác về việc "làm chủ sinh tử" của một vài đường lối tu tập ngoài đạo Phật là tạo ra một cái thân (body) khác ngoài cái thân xác vật chất này . Tức là hành giả khi tu tập thành công thì sẽ kinh nghiệm được mình sở hữu một (hay nhiều) cái "body" khác với cái thân tứ đại này và như vậy hành giả biết chắc được rằng mình sẽ "không chết" một khi cái thể xác này của mình chết (vì khi đó mình mang cái "thân" kia). Trong Phật giáo Đại thừa có lý thuyết Tam thân (Ứng Hóa thân, Báu thân, Pháp thân) có lẽ là gần với lý thuyết này mặc dầu thuyết Tam thân trong Đại thừa thường được diễn tả rất mơ hồ, trừu tượng.
Kính gởi đạo hữu LaughingHaHa
Lành thay khi được kết duyên lành Phật pháp cùng đạo hữu .Lật lại các trang sử củaThiền tông Trung Hoa các vị thiền sư thời bây giờ ngộ đạo rất nhiều, những giai thoại về làm chủ sanh tử của các vị này không phải ít, không biết những giai thoại này có thật hay không nhưng cái cách ra đi của các vị này cũng thật là ấn tượng đứng chết, nằm chết, ngồi chết, kiết già chết..... mà tiêu biểu cho những giai thoại này là gia đình cư sĩ Bàng long Uẩn không biết họ có tu theo Bốn Thần Túc như đức Phật không, nhưng họ cũng làm chủ sanh tử một cách rất tự tại và hình như cũng không thua gì Phật xin xem lại tại đây
http://thuvienhoasen.org/a7555/cu-si-bang-long-uan
Trở lại vấn đề của đức Phật xin hỏi đạo hữu một câu tại sao đức Phật là bậc Nhất thiết Trí ngài sẽ tự biết mình cần ở lại thế gian bao lâu và nhập Niết Bàn vào thời điểm nào thích hợp, cần chi lời cầu thỉnh của ngài Anan và lời thỉnh cầu của Ác ma thỉnh ngài nhập Niết Bàn ? Vấn đề này kính mong các bậc thiện tri thức cần làm sáng tỏ thêm


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Các vị hiền giả kính mến !
Vấn đề sanh tử là việc hết sức hệ trọng đối với người tu học PHật tại gia cũng như xuất gia. Thiền sư Huyền Giác nói “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc”. Ngài Từ Minh lại nói “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Qua lời nói của ngài Từ Minh việc sanh tử như "đắp" và "cởi" rất dễ dàng và tự tại. Theo ngu ý cuả tôi các vị thiền sư thời đó khi đã đắc đạo thì làm chủ sanh tử một cách dễ dàng muốn đắp và cởi giờ nào cũng được
vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ? Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
KÍnh mong các bậc thiện tri thức góp ý cho vấn đề này dưới cái nhìn của Phật giáo Nam Truyền
Hihi, bửa giờ hổng gặp Đh vẫn khỏe chứ? :D

câu “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” có tính cách nhắc nhở và sách tấn con người ta tu học hơn là câu “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Mà theo tôi thì cái câu sau có tính cách "chém gió" hơn là muốn nhắn nhủ hay dạy dỗ điều gì.
Đạo hữu có biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh không? ngài ấy cũng được xem là một bậc Tôn sư có ảnh hưởng thứ 2 với thế giới Phật giáo Tây phương sau ngài Đạt-lai Lạt-ma, thế mà đến khi cái "Thử Thân" này nó hành thi ra-vào Bệnh viện như là đi chợ mỗi ngày khiến cho bao người phải lo lắng chăm sóc. Đó là một ví dụ sinh động cho cái gọi là "làm chủ sinh tử" của một đại diện tiêu biểu thời nay của nhà Thiền, chứ chưa muốn kể thêm về nhiều vị khác :D

thứ nữa là tôi đọc được câu hỏi của Đh cách đây 1-2 ngày rồi, một nữa muốn trả lời ngay còn một nữa thì không muốn trả lời, lý do mà ngu tôi không muốn trả lời là http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=6032
với lại tôi cảm thấy đây là một dạng câu hỏi tò mò, tọc mạch về người khác (theo quan điểm NT) hơn là việc học hỏi để lợi lạc cho bản thân, đó cũng là lý dó khiến tôi làm biếng trả lời. Đh thông cảm cho mấy lời thẳng như ruột ngựa của ngu này hen! :D

Bây giờ tới phần chánh kiến NT về mấy cái vụ sinh tử- tử sinh này:

i. Thân bệnh-Tâm không bệnh
"I. Nakulapità (Tạp, 5.5 Trưởng Giả, Ðại 2,33a) (Tăng 13.4, Ðại 2,573a) (S.iii,1)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhayga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesaka, vườn Nai.

2) Rồi gia chủ Nakulapità đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

4) -- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: "Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh". Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.

5) Rồi gia chủ Nakulapità sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên.

6) Tôn giả Sàriputta nói với gia chủ Nakulapità đang ngồi một bên:

-- Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?

-- Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!

-- Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?

7) -- Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:

"-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!"

Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:

"-- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: 'Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!"

Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.

8) -- Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: "Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?"

9) -- Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!

10) -- Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Nakulapità vâng đáp Tôn giả Sàriputta.

11) Tôn giả Sàriputta nói như sau:

-- Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?

12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta." khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

17) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.

18) Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?

19) Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân,
không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta" khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

21) Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

22) Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

23) Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

24) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.

25) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapità hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta thuyết."

(Phẩm Nakulapità, Thiên Uẩn - Tương Ưng Bộ kinh)

nhớ nha Đạo hữu! ai mang cái Thân này lại cho là không bệnh, dầu chỉ 1 giây thì kẻ ấy phải là người ngu :D

ii. Cha Mẹ Chết hay những bậc đáng kính hơn Cha Mẹ chết cũng không có gì đáng buồn
Có một lần ngài Sàriputta nói chuyền với ngài Ananda rằng ngài Sàriputta quán thấy nơi tự thân không có một nội pháp hay ngoại pháp nào khởi lên mài ấy có thể khởi lên sầu bi khổ ưu não. Ngài Ananda mới phản bác rằng, ngài Sàriputta là bậc đại trí giải thoát không còn hệ lụy với bấc cứ ràng buộc nào ở đời nhưng nếu môt mai kia, khi đức Thế Tôn vô vàn tôn kính đi đến già và chết, đó là một tổn thất vô cùng to lớn của chư Thiên và Nhân loại; khi ấy chắc chắc ngài Sàriputta sẽ khởi lên buồn khổ. Đức Sàriputta mới phản biện rằng, Phật Thích-ca là bậc tôn sư vô thượng ở trên đời, quan hệ giữa ngài ấy với Thế Tôn là thầy vs trò và ngài ấy hết mực tôn kính Thế Tôn. Tuy nhiên, nếu một mai kia Thế Tôn đi đến già và chết thì cũng không vì sự kiện đó mà ngài ấy có thể khởi lên sầu bi khổ ưu não.
Một lần khác đức Phật đã ca ngời đồ chúng của mình rằng, trong khi những kẻ phàm phu sống giữa gia đình nếu Cha Mẹ chết thì con cái sẽ khởi lên buồn khổ và than khóc hay Con Cái chết thì cha mẹ sẽ buòn khổ và than khóc. Còn trong pháp và luật do Như Lai giảng dạy thì thầy có chết thì cũng không vì thế mà trò buồn khổ, hay trò có chết thì thầy cũng
không vì thế mà buồn khổ. Phật nói điều này nhân sự kiện một trong 2 đại đồ để lỗi lạc của ngài là Moggallana/Sàriputta viên tích trước Phật.

hai câu chuyện này nằm trong 2 bài kinh khác nhau mà ngu tôi chưa có lục ra, nên tạm thời tóm lược bằng văn xuôi như thế; có time rãnh sẽ trích dẫn nguyên văn trong chánh tạng NT cho đầy đủ hen Đh :D

iii. Phật hay chư Thánh có chết thì cũng không vì thế mà chánh pháp "Chết theo"
"13. III. Cunda (Tạp 24,39, Ðại 2,176b) (S.v,161)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn của ông Cấp Cô Ðộc.

2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta trú ở Magadha, tại làng Nàla, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Và Sa-di Cunda là thị giả của Tôn giả Sàriputta.

3) Tôn giả nhập Niết-bàn vì bệnh ấy.

4) Rồi Sa-di Cunda cầm lấy y bát của Tôn giả Sàriputta đi đến Sàvatthi, Thắng Lâm, tại khu vườn của ông Cấp Cô Ðộc, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda, rồi ngồi xuống một bên. .. Ngồi một bên, Sa-di Cunda nói với Tôn giả Ananda:

-- Bạch Thượng tọa, Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung. Ðây là y bát của vị ấy.

5) -- Này Hiền giả Cunda, đây là lý do để đến yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, chúng ta hãy báo tin này cho Thế Tôn.

-- Thưa vâng, Thượng tọa.

Sa-di Cunda vâng đáp Tôn giả Ananda.

6) Rồi Tôn giả Ananda và Sa-di Cunda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Sa-di Cunda này thưa như sau: "Bạch Thượng tọa, Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung. Ðây là y và bát của vị ấy". Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy (bàng hoàng) (madhurakajato). Các phương hướng không hiện ra rõ ràng đối với con. Pháp sẽ không được giảng cho con, khi con nghe tin Tôn giả Sàriputta đã mệnh chung.

7) -- Này Ananda, Sàriputta có đem theo giới uẩn khi mệnh chung? Có đem theo định uẩn khi mệnh chung? Có đem theo tuệ uẩn khi mệnh chung? Có đem theo giải thoát uẩn khi mệnh chung? Có đem theo giải thoát tri kiến khi mệnh chung không?

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta không đem theo giới uẩn khi mệnh chung, không đem theo định uẩn khi mệnh chung, không đem theo tuệ uẩn khi mệnh chung, không đem theo giải thoát uẩn khi mệnh chung, không đem theo giải thoát tri kiến khi mệnh chung. Nhưng bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta là vị giáo giới cho con, là vị đã vượt qua (bộc lưu), là bậc giáo thọ, là vị khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, là vị thuyết pháp không biết mệt mỏi, là vị hộ trì cho các đồng Phạm hạnh. Chúng con đều ức niệm rằng Tôn giả Sàriputta là tinh ba của pháp (dhammojam), là tài sản của pháp (dhammabhogam), là hộ trì của pháp.

8) -- Này Ananda, có phải trước đây Ta đã từng tuyên bố với Ông rằng mọi pháp khả ái, khả ý đều có tánh chất khác biệt, có tánh chất ly tán, có tánh chất đổi khác? Làm sao, này Ananda, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành tựu được: "Mong rằng cái gì được sanh, được thành, là pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra.

9) Ví như, này Ananda, từ một cây lớn mọc thẳng, có lõi cây, một cành cây lớn bị gãy đổ. Cũng vậy, này Ananda, từ nơi chúng Tỷ-kheo đứng thẳng, có lõi cây, Sàriputta bị mệnh chung. Làm sao, này Ananda, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành tựu được: "Mong sao cái gì được sanh, được thành, là pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra.

10) Do vậy, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một điều gì khác. Này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác?

11) Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các thọ... trú, quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.

12) Này Ananda, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."

(Tương Ưng Niệm Xứ - Tương ưng Bộ)

đạo hữu CHT thấy thế nào, cái chết của chư vị Thánh NT giá trị và để lại bài học thực hành cho hậu thế hơn là mấy câu "chém gió" của mấy vị Thiền sư về sau này không? hỏi câu này ngu tôi thấy cũng có chút đụng chạm nhưng vì ích lợi cho đạo hữu cũng như các đồng đạo NT nên tôi mạo muội hỏi luôn.

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:Hihi, bửa giờ hổng gặp Đh vẫn khỏe chứ? :D

câu “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” có tính cách nhắc nhở và sách tấn con người ta tu học hơn là câu “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Mà theo tôi thì cái câu sau có tính cách "chém gió" hơn là muốn nhắn nhủ hay dạy dỗ điều gì.
Đạo hữu có biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh không? ngài ấy cũng được xem là một bậc Tôn sư có ảnh hưởng thứ 2 với thế giới Phật giáo Tây phương sau ngài Đạt-lai Lạt-ma, thế mà đến khi cái "Thử Thân" này nó hành thi ra-vào Bệnh viện như là đi chợ mỗi ngày khiến cho bao người phải lo lắng chăm sóc. Đó là một ví dụ sinh động cho cái gọi là "làm chủ sinh tử" của một đại diện tiêu biểu thời nay của nhà Thiền, chứ chưa muốn kể thêm về nhiều vị khác :D

thứ nữa là tôi đọc được câu hỏi của Đh cách đây 1-2 ngày rồi, một nữa muốn trả lời ngay còn một nữa thì không muốn trả lời, lý do mà ngu tôi không muốn trả lời là http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=6032
với lại tôi cảm thấy đây là một dạng câu hỏi tò mò, tọc mạch về người khác (theo quan điểm NT) hơn là việc học hỏi để lợi lạc cho bản thân, đó cũng là lý dó khiến tôi làm biếng trả lời. Đh thông cảm cho mấy lời thẳng như ruột ngựa của ngu này hen! :D

Bây giờ tới phần chánh kiến NT về mấy cái vụ sinh tử- tử sinh này:
....................
12) Này Ananda, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."[/i]
(Tương Ưng Niệm Xứ - Tương ưng Bộ)

đạo hữu CHT thấy thế nào, cái chết của chư vị Thánh NT giá trị và để lại bài học thực hành cho hậu thế hơn là mấy câu "chém gió" của mấy vị Thiền sư về sau này không? hỏi câu này ngu tôi thấy cũng có chút đụng chạm nhưng vì ích lợi cho đạo hữu cũng như các đồng đạo NT nên tôi mạo muội hỏi luôn.
Đạo hữu Không Biết kính mến !
Lâu ngày không gặp thân tôi vẫn thường bệnh, tâm thì bất an tôi đang cần pháp an tâm đạo hữu có thể ban cho tôi pháp an tâm được hay không? nhưng đừng bắt tôi đem tâm ra cho đạo hữu vì tôi không tìm được tâm nó cứ trôi chảy sinh diệt liên tục không khởi đầu cũng không kết thúc vậy thì cái gì là tâm ? thọ, tưởng,hành hay là thức chăng ? nếu không có một cái thực tánh thì lấy cái chi để cho người khác an hay không an ?
Đạo hữu thật thông minh đến mức độ quá nhạy cảm ở câu từ trên bài viết của tôi, vì Thiền và giáo lý Nam Truyền không hề cấm các thành viên mượn các câu chuyện hay giai thoại hoặc giáo lý của những pháp môn khác đem ra đối chiếu so sánh nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó miễn là đừng chỉ trích, đừng phê phán, dùng giáo lý của pháp môn này để đả phá tranh cãi với pháp môn kia tôi không hề vi phạm điều đó và tôi cũng chẳng hề tò mò tọc mạch khi học Phật pháp sẽ là vô ích khi làm những chuyện thiếu thiết thực, tôi học phật không phải để làm chuyện rẻ tiền như thế vì giáo lý của Thế Tôn là cao thượng thiết thực vượt thời gian đến để thấy bằng trí tuệ, hơn thế nữa tôi học phật vì muốn trên “cầu đạo giải thoát” dưới chẳng muốn cứu ai(vì không có khả năng).Tôi cũng giống như bao nhiêu người khác đang muốn tìm lõi cây, đạo hữu có dư cái lõi cây nào không cho tôi mượn xài đỡ qua lễ 30-4 trả lại :D
Bài viết của đạo hữu không làm cho tôi được khích lệ phấn chấn và hoan hỷ, vì đạo hữu chưa nhấn mạnh câu hỏi của tôi xin lập lại câu này:
“vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ?

Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
Đạo hữu chỉ xoay quanh vấn đề khi bị bệnh phật dạy cách làm chủ thân tâm như thế nào cho không bị đau khổ và không sầu bi ưu khổ não khi người thân mình mất, và chánh pháp vẫn trường tồn nếu như hậu thế sau này biết tự nương tựa lấy chính mình biết dùng chánh pháp làm ngọn đèn.......v..v
Sở dĩ tôi muốn hỏi điều này là tôi muốn biết rằng người đắc đạo có bị luật vô thường chi phối nữa hay không ?
Tôi rất có duyên lành với đạo hữu hình như một kiếp nào đó tôi cũng từng học pháp với đạo hữu nhớ man mán vậy đó ./..,., sẵn dịp tiện lời hỏi luôn câu này tôi đã hỏi đạo hữu LaughingHaHa nhưng chưa thấy trả lời kính mong đạo hữu hoan hỷ trả lời luôn nhe cho tiện theo dõi
Tại sao Đức Phật là bậc Nhất thiết Trí ngài sẽ tự biết mình cần ở lại thế gian bao lâu và nhập Niết Bàn vào thời điểm nào thích hợp, cần chi lời cầu thỉnh của ngài Anan và lời thỉnh cầu của Ác ma thỉnh ngài nhập Niết Bàn ?
Dẫu biết rằng sức học mình còn non kém nhưng cũng muốn thòm thèm tìm lõi cây nếu có điều chi sai xót kính mong đạo hữu cùng các vị thiện tri thức chỉ dạy thêm


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Ông biết thì không hỏi,
Đi hỏi ông không biết. :D


_()_
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết:Hihi, bửa giờ hổng gặp Đh vẫn khỏe chứ? :D

câu “Sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” có tính cách nhắc nhở và sách tấn con người ta tu học hơn là câu “Sanh như đắp chăn đông, tử như cởi áo hạ”. Mà theo tôi thì cái câu sau có tính cách "chém gió" hơn là muốn nhắn nhủ hay dạy dỗ điều gì.
Đạo hữu có biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh không? ngài ấy cũng được xem là một bậc Tôn sư có ảnh hưởng thứ 2 với thế giới Phật giáo Tây phương sau ngài Đạt-lai Lạt-ma, thế mà đến khi cái "Thử Thân" này nó hành thi ra-vào Bệnh viện như là đi chợ mỗi ngày khiến cho bao người phải lo lắng chăm sóc. Đó là một ví dụ sinh động cho cái gọi là "làm chủ sinh tử" của một đại diện tiêu biểu thời nay của nhà Thiền, chứ chưa muốn kể thêm về nhiều vị khác :D

thứ nữa là tôi đọc được câu hỏi của Đh cách đây 1-2 ngày rồi, một nữa muốn trả lời ngay còn một nữa thì không muốn trả lời, lý do mà ngu tôi không muốn trả lời là http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=6032
với lại tôi cảm thấy đây là một dạng câu hỏi tò mò, tọc mạch về người khác (theo quan điểm NT) hơn là việc học hỏi để lợi lạc cho bản thân, đó cũng là lý dó khiến tôi làm biếng trả lời. Đh thông cảm cho mấy lời thẳng như ruột ngựa của ngu này hen! :D

Bây giờ tới phần chánh kiến NT về mấy cái vụ sinh tử- tử sinh này:
....................
12) Này Ananda, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."[/i]
(Tương Ưng Niệm Xứ - Tương ưng Bộ)

đạo hữu CHT thấy thế nào, cái chết của chư vị Thánh NT giá trị và để lại bài học thực hành cho hậu thế hơn là mấy câu "chém gió" của mấy vị Thiền sư về sau này không? hỏi câu này ngu tôi thấy cũng có chút đụng chạm nhưng vì ích lợi cho đạo hữu cũng như các đồng đạo NT nên tôi mạo muội hỏi luôn.
Đạo hữu Không Biết kính mến !
Lâu ngày không gặp thân tôi vẫn thường bệnh, tâm thì bất an tôi đang cần pháp an tâm đạo hữu có thể ban cho tôi pháp an tâm được hay không? nhưng đừng bắt tôi đem tâm ra cho đạo hữu vì tôi không tìm được tâm nó cứ trôi chảy sinh diệt liên tục không khởi đầu cũng không kết thúc vậy thì cái gì là tâm ? thọ, tưởng,hành hay là thức chăng ? nếu không có một cái thực tánh thì lấy cái chi để cho người khác an hay không an ?
Đạo hữu thật thông minh đến mức độ quá nhạy cảm ở câu từ trên bài viết của tôi, vì Thiền và giáo lý Nam Truyền không hề cấm các thành viên mượn các câu chuyện hay giai thoại hoặc giáo lý của những pháp môn khác đem ra đối chiếu so sánh nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó miễn là đừng chỉ trích, đừng phê phán, dùng giáo lý của pháp môn này để đả phá tranh cãi với pháp môn kia tôi không hề vi phạm điều đó và tôi cũng chẳng hề tò mò tọc mạch khi học Phật pháp sẽ là vô ích khi làm những chuyện thiếu thiết thực, tôi học phật không phải để làm chuyện rẻ tiền như thế vì giáo lý của Thế Tôn là cao thượng thiết thực vượt thời gian đến để thấy bằng trí tuệ, hơn thế nữa tôi học phật vì muốn trên “cầu đạo giải thoát” dưới chẳng muốn cứu ai(vì không có khả năng).Tôi cũng giống như bao nhiêu người khác đang muốn tìm lõi cây, đạo hữu có dư cái lõi cây nào không cho tôi mượn xài đỡ qua lễ 30-4 trả lại :D
Bài viết của đạo hữu không làm cho tôi được khích lệ phấn chấn và hoan hỷ, vì đạo hữu chưa nhấn mạnh câu hỏi của tôi xin lập lại câu này:
“vậy xin hỏi người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối, nhưng thấy và biết trước giờ hoại diệt của thân ngũ uẩn này, rồi ngâm lên một câu ca bài kệ trước khi ra đi để thể hiệ̣n sự tự tại, tự chủ,tự do,tự cho mình đã làm chủ sanh tử rồi ?

Phật giáo NT nhìn nhận vấn đề này như thế nào thông qua những lời PHật dạy từ chánh tạng pali
Đạo hữu chỉ xoay quanh vấn đề khi bị bệnh phật dạy cách làm chủ thân tâm như thế nào cho không bị đau khổ và không sầu bi ưu khổ não khi người thân mình mất, và chánh pháp vẫn trường tồn nếu như hậu thế sau này biết tự nương tựa lấy chính mình biết dùng chánh pháp làm ngọn đèn.......v..v
Sở dĩ tôi muốn hỏi điều này là tôi muốn biết rằng người đắc đạo có bị luật vô thường chi phối nữa hay không ?
Tôi rất có duyên lành với đạo hữu hình như một kiếp nào đó tôi cũng từng học pháp với đạo hữu nhớ man mán vậy đó ./..,., sẵn dịp tiện lời hỏi luôn câu này tôi đã hỏi đạo hữu LaughingHaHa nhưng chưa thấy trả lời kính mong đạo hữu hoan hỷ trả lời luôn nhe cho tiện theo dõi
Tại sao Đức Phật là bậc Nhất thiết Trí ngài sẽ tự biết mình cần ở lại thế gian bao lâu và nhập Niết Bàn vào thời điểm nào thích hợp, cần chi lời cầu thỉnh của ngài Anan và lời thỉnh cầu của Ác ma thỉnh ngài nhập Niết Bàn ?
Dẫu biết rằng sức học mình còn non kém nhưng cũng muốn thòm thèm tìm lõi cây nếu có điều chi sai xót kính mong đạo hữu cùng các vị thiện tri thức chỉ dạy thêm
Hihi, câu mà Đh hỏi thì trong bài viết trên ngu tôi đã trả lời rồi, thậm chí trong câu trả lời của đh Laughinghaha cũng trả lời luôn rồi. Đh ấy trả lời như vầy nè: "Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại."
sao Phật không nói là Như Lai đã tu tập thuần thục bốn thần túc, nếu muốn Như Lai có thể sống hoài sống mãi thân thể không bị hoại diệt, mà Phật nói là nếu muốn ngài có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Một kiếp hay phần kiếp còn lại dù là rất lâu xa nhưng vẫn là con số có giới hạn có phải không Đh? :D

còn ngu tôi đã trả lời như thế này nè: "Này Ananda, có phải trước đây Ta đã từng tuyên bố với Ông rằng mọi pháp khả ái, khả ý đều có tánh chất khác biệt, có tánh chất ly tán, có tánh chất đổi khác? Làm sao, này Ananda, ở đây, lời ước nguyền này có thể thành tựu được: "Mong rằng cái gì được sanh, được thành, là pháp hữu vi, là pháp bị diệt hoại, lại có thể không bị diệt hoại!"? Sự kiện như vậy không xảy ra."
câu trả lời có rõ ràng không Đh, có gì mập mờ khó hiểu không Đh? :D

và ngủ tôi chưa thấy vị Thánh NT nào trước khi chết mà "chém gió" mà về cái chết của mình thế này thế kia để cho người khác thắc mắc tò mò cả. Hầu hết là chết vì bệnh tật, vì tuổi già hoặc có vị còn tự tử mà kinh tạng thường ghi là đem lại con dao, đó đều là minh chứng sống động cho KHỔ THÁNH ĐẾ mà Phật hằng tuyên bố. Riêng Phật là có cái chết nhẹ nhàng an lạc nhất mà Phật cũng không có "nổ" về điều đó, chỉ vì Phật là bậc đạo sư nên không hợp lẽ nếu như Phật diệt độ mà không công bố cho tứ chúng.

nói chung câu hỏi này của Đh khá dở không thông minh, không hay bằng mấy câu hỏi trước mà Đh từng đem ra hỏi. :D À, mà cái câu "người đắc đạo làm chủ sanh tử có phải là muốn sanh, muốn tử giờ nào cũng được, hay là các vị này phải thuận theo quy luậ̣t vô thường chi phối" là ngu thật chứ không phải chỉ là ngu ý đâu Đh. Muốn Tử thì phải nhờ Vô Thường chi phối chứ Muốn Sanh mà nhờ ông Vô Thường thì ổng bó tay không có làm được đâu Đh, tại vì nó thuộc chức năng của ông Duyên Khởi chứ hông phải của ông Vô Thường. :D

thảo luận pháp thì Đh cũng nên động não chút xíu chứ bạ đâu hỏi đó thì cũng hơi bị mệt cho người trả lời :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

À, còn cái vụ này
chanhhoitrong_123 đã viết: Tại sao Đức Phật là bậc Nhất thiết Trí ngài sẽ tự biết mình cần ở lại thế gian bao lâu và nhập Niết Bàn vào thời điểm nào thích hợp, cần chi lời cầu thỉnh của ngài Anan và lời thỉnh cầu của Ác ma thỉnh ngài nhập Niết Bàn ?
Dẫu biết rằng sức học mình còn non kém nhưng cũng muốn thòm thèm tìm lõi cây nếu có điều chi sai xót kính mong đạo hữu cùng các vị thiện tri thức chỉ dạy thêm
câu hỏi này cũng hơi tao lào nhưng thôi kệ, làm nốt luôn rồi nghỉ hen Đh :D

cái gì có bắt đầu thì phải có kết thúc đúng không Đh? Ban đầu, khi vừa mới giác ngộ dưới cội cây bồ-dề thì Phật đâu ý định đi giảng pháp để cứu độ chúng sanh, cũng phải nhờ phạm thiên Sahàpatti xuống cầu thỉnh 3 lần Phật mới đồng ý đi giảng chánh pháp; giống như Lưu Bị đi cầu Gia cát Không Minh những 3 lần vậy đó Đh. :D

nói chung là khi đã giác ngộ thì Phật không chấp thủ thân tâm này của mình. Mục Đích Cá Nhân đã đạt được, không còn việc gì phải làm thêm nữa; ai có nhờ gì thì giúp, không thì an nhiên trú Niết-bàn. Nhưng mà cái gì cũng phải có duyên cớ, cần có duyên cớ để bắt đâu và cũng cần duyên cớ để kết thúc.
ĐH nở lòng nhìn ông già 80 lụm khụm nay đây mai đó để giảng pháp cho chúng sinh à, trong khi ổng đã làm việc đó bốn mươi mấy năm ròng và đã làm một cách viên mãn. Cá nhân tôi thấy cảm ơn ác ma trong trường hợp này vì đã tạo duyên cớ để Phật nghỉ ngơi nơi Niết-bàn. Chứ nếu không thì ổng còn phải vất vả cho đến nay chỉ vì 2 chữ "chúng sinh". :D

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:
thảo luận pháp thì Đh cũng nên động não chút xíu chứ bạ đâu hỏi đó thì cũng hơi bị mệt cho người trả lời :D
Kính gởi đạo hữu Không Biết
Chúng sanh là vậy đó đạo hữu , gắng chịu cực chút xíu để sau này khi nhập Niết Bàn đạo hữu khỏi phải cắn rứt lương tâm khi tuyên bố câu này: "Sanh đã tận phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong, ta không có gì cắn rứt lương tâm phải nói tới nói lui nữa" :D
Không biết đã trích đoạn :
12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta." khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Các câu được tô đậm màu đỏ lời Phật dạy là rõ ràng rồi, nhưng cách thức thực hành quán chiếu điều này như thế nào để đạt được sắc, thọ, tưởng, hành ,thức ,không phải là cái ta và cái của ta ? Kính mong đạo hữu cùng các bậc thiện tri thức hoan hỷ chỉ dẫn thêm để sau này lỡ có nhập Niết Bàn không phải hối hận


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết: Các câu được tô đậm màu đỏ lời Phật dạy là rõ ràng rồi, nhưng cách thức thực hành quán chiếu điều này như thế nào để đạt được sắc, thọ, tưởng, hành ,thức ,không phải là cái ta và cái của ta ? Kính mong đạo hữu cùng các bậc thiện tri thức hoan hỷ chỉ dẫn thêm để sau này lỡ có nhập Niết Bàn không phải hối hận
Hihi, ca này khó, thảo nào hơn nửa tháng qua mà hông thấy ai tham gia thảo luận :D

Trước khi muốn quán cái này thì phải nhận diện cho ra cái gì là Sắc, cái gì là Thọ, cái gì Tưởng,.. mà Phật muốn nói đến, không thì khối anh sẽ nhìn cục đá rồi quán nó không phải là ta không phải của ta để mà cầu giác ngộ giải thoát (vì bị ám ảnh bởi câu "Tất cả pháp vô ngã") :D

bằng phương tiện nào để nhận diện ra Sắc,Thọ,Tưởng,Hành,Thức một cách như thật như chân thì đạo hủ vui lòng đọc lại chỗ này: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 0&start=60
bài viết trả lời khá đầy đủ 5 yếu tố để thực hành pháp này là pháp quán này dành cho ai, áp dụng khi nào, trên những đối tượng nào, cách quán như thế nào và để đạt được MỤC ĐÍCH gì?

nói chung pháp này là quá cao, Đh tu học tiệm cận tới mức đó thì hãy nên nghiên cứu sâu rồi tinh tấn thực hành thì sẽ rõ, chứ đem ra nói ở trên này thì khó mà có câu trả lời cho thỏa đáng. Tôi trích bài kinh trên là để chia sẻ 1 vài chánh kiến NT về vấn đề sinh tử-tử sinh mà thôi. :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: PHẬT GIÁO NT NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NÀY..........

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

HI!! Tưởng câu hỏi này ế thậm tệ nhờ đạo hữu Không Biết mở hàng lại nên chắc sẽ đỡ hơn xin chân thành cám ơn đạo hữu Không Biết cùng các bậc thiện tri thức đã hoan hỷ để mắt ngó qua câu hỏi thô thiển của tôi . Để góp phần cho không khí tu học cuả box NT thêm sinh động và tinh thần dìu dắt của các bậc đi trước được nâng tầm "vĩ mô" TỨ VÔ LƯỢNG TÂM xin mạn phép hỏi thêm đạo hữu Không Biết cùng qúy vị thiện tri thức một câu nhỏ xíu thôi:
Đức PHật dạy không thể tìm được nguyên nhân đầu tiên của vạn pháp tất cả đều do duyên khởi không có khởi đầu, và cũng không có kết thúc.Vậy xin hỏi Vô Minh có phải là nguyên nhân đầu tiên khởi nguồn cho sự luân hồi của chúng sanh, nếu không phải thì tại sao Đức PHật xếp vô minh là khởi điểm đầu tiên trong 12 mắt xích nhân duyên, còn nếu đúng thì Đức PHật có mâu thuẩn với lời dạy trước đây của mình không ?? KÍnh mong đạo hữu Không Biết và các bậc thiện tri thức niệm tình thương tưởng, từ bi hoan hỷ bố thí cho một thời pháp


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách