TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính gởi đạo hữu CHú Hỉ ! Đọc bài viết cuả đạo hữu tôi thấy rằng quan điểm của đạo hữu không đồng ý với kiến giải của đạo hữu KHông Biết nếu đạo hữu thấy cần phải góp ý điều gì đó cho chánh pháp được xán lạng thì xin kính mời đạo hữu cứ trình bài quan điểm của mình ra trên tinh thần học hỏi lẫn nhau và cho những ai hữu duyên đọc được bài pháp của hai vị họ sẽ hiểu thêm nhiều đều hơn, trân trọng!
Hiện tại, tôi đã yêu cầu Admin/Mod tham gia vấn đề những lỗi lớn/nhỏ trong sân chơi diễn đàn cho hợp, ở chủ đề ''Tứ Niệm Xứ'' Bạn đã đọc qua rồi phải ko?


Với nickname của thành viên ''@Không biết'' đối với tôi, cảm thấy không còn hứng thú giải thích trắng đen hay quan điểm sai biệt.

Vì thành viên đó nói quá nhiều điều đi ngược lại với giáo lý, ngược lại logic nhân sinh quan với cộng đồng thành viên. (Khi tôi vạch trần ra, thì lại bẽ cong ra vấn đề khác. Hãy xem lại những bài trước.)


Bạn cũng đã thấy rồi, tôi đã đặt ra nhiều nghi vấn, mong sự hợp tác để làm sáng tỏ quan điểm đúng/sai, và cũng có nhiều lần tôi rất muốn hòa hợp và có yêu cầu ''Nên nói có sách, mách có chứng'' hay dựa vào kinh học cho đúng với logic...,mà tới nay có làm được đâu.


Nếu bạn thấy cần thiết hay bạn nào tâm đắc bài của @Không biết'' đúng, hay, hợp với bạn, hợp với giáo lý Phật giáo, có thể đưa ra box công đường làm sáng tỏ, và Admin/ Mods hay người có tín nhiệm làm đại diện.

Bây giờ thì chưa đúng lúc để giải thích quan điểm, những sự bất đồng ý kiến.

Thanks


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Xin chú Hỉ nhớ cho! Đây là Box Nam Truyền, không được đưa những chuyện gì ngoài giáo lý Nam Truyền để thảo luận trong này! Những lỗi lớn, lỗi nhỏ về văn phong, chánh tả đều do chú Hỉ đứng "đầu tàu" đưa ra, nên người khác bất bình vào "phản biện".

Tôi chỉ muốn cho êm chuyện nên mới vào nhắc nhở, chứ không phải vạch lá tìm sâu mà chú Hỉ đòi các Mod vào giải quyết. Những bài viết đó sẽ có người "làm sạch" sau này.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:39 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong Tứ niệm xứ, Phật dạy :

Quán thân trên thân
Quán thọ trên thọ,
Quán tâm trên tâm
Quán pháp trên pháp.


Có nghĩa là : Tôi quán sát thân thể trên chính thân của mình. Tôi nhận ra rằng nó cũng là một đối tượng quan sát của 5 giác quan, vậy nó là một vật, dù nó bằng thịt, bằng xương hay bằng đất, nó cũng chỉ là một vật.

Nếu thân tôi có cảm thọ, và tôi quán sát các cảm thọ dựa trên cảm thọ của thân mình. Các cảm thọ thì vô hình, nhưng tôi vẫn quan sát được nó. Nó chỉ là đối tượng quan sát của Tâm.

Nói chung thì “Thân” và “Thọ” phải quán sát cùng lúc.
Vì sao ?
- Vì nếu không có “Thân”, thì không có “Thọ”.
- Và nếu không có “Thọ”, thì “Thân” này chẳng phải của tôi. Ai có đụng chạm vào nó, đánh đạp nó, tôi cũng chẳng biết.
Vậy Thân và Thọ hợp nhất trong một thể, vừa có hình tướng, vừa không có hình tướng.

Quán Tâm : Tôi luôn luôn cảm nhận được tâm nơi tôi. Và nhận biết tất cả những gì xảy ra trong tâm. Nhưng những nhận biết đó, những hình tướng trong tâm thì luôn luôn thay đồi. Vậy tâm có thay đổi không ?
Vì tôi luôn luôn cảm nhận được tâm nơi tôi, điều đó không thay đổi. Vậy tâm thường hằng ?

Hết thảy mọi nhận biết của tâm, mọi hình tướng xuất hiện trong tâm đều gọi là pháp. Các pháp này thay đổi từng giây phút một. Và thường thì người ta gọi các thay đổi, suy nghĩ, tính toán, những vui buồn, giận ghét đó là tâm của mình.

Cho nên tâm và pháp phải quán sát cùng một lúc. Vì :
- Nếu không có tâm thì không có chỗ cho các pháp xuất hiện.
- Nếu không có pháp xuất hiện, thì không cảm nhận được tâm.
Vậy Tâm có hay không ? nó thường hằng hay biến đổi ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính Đạo Hữu Chanhhoitrong-123 cùng Đạo hữu Không Biết. TPTS đứng ngoài theo dõi từ đầu đến lúc này. Điều khiến TPTS nghiêng mình ngưỡng mộ là Tâm thái khiêm cung, thành kính thật tròn sáng của Đạo hữu chanhhoitrong-123 - Người tạo lập chủ đề này. Tiếp đó TPTS tâm đắc nhất câu này của Đạo Hữu Không biết:...." Nhưng ý tôi muốn hỏi là mục đích thiết thực hiện tại của tứ niệm xứ, nghĩa là Đh thực hiện được lúc nào ở đâu thì ngay đó đạo hữu cũng nhận được kết quả; không phải đợi đến lúc thành tựu được “chánh trí” mới kiểm nghiệm được đâu nha Đh".....
Trước đây khi mới học Phật. Để hiểu được các cụm từ:..Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất bồ đề Phần.... trong bộ kinh mình học và Hành. TPTS cũng phải tự học 37 Phẩm trợ đạo bằng cách thựic hành từ Tứ niệm Xứ đến Bát tránh Đạo. Hiện tại, TPTS cũng đang giúp người Bạn trên đường đời của mình trở thành Bạn Lữ nơi cửa Phật bằng những bước ban đầu là thực sự thực hành Tứ niệm xứ giữa Đời thường. chẳng hạn, khi cô ấy chạy đi tìm chìa khóa xe... TPTS hỏi: em có biết em đã quên gì không? cô ấy trả lời: đúng rồi anh ạ. Khi cất chìa khóa em đã thất niệm. Nếu như lúc đó em hành: Tôi đưa tay ra treo chìa khóa vào chỗ này...tôi biết tôi đưa tay ra treo chìa khóa vào chỗ này. Thì chắc chắn bây giờ em sẽ không quên.... Vậy đó.
TPTS thành kính mong đợi quý Đạo hữu chia sẻ theo hướng ...thiết thực, hiện tại.... như Đạo hữu Không biết đã chia sẻ.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
CHân thành cám ơn đạo hữu TPTS có vài lời chia sẽ chân thành. CHT thiết nghĩ chúng ta điều là những người học PHật điều tôn kính một đấng cha lành có thể lập trường của mỗi người khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫǹ là ai cũng mong được liễu sanh thoát tử, đây là điều mà mười phương ba đời chư PHật điều mong muốn chúng sanh hướng về. Chính vì thế CHT rất mong các đạo hữu đóng góp với nhau trên tinh thần người lớn dìu dắt người nhỏ, người giỏi chỉ dẫn kẻ dỡ để cùng nhau tiến bô .CHT nghĩ rằng cho dù một kẻ điên cũng điều có cái để ta học hỏi bởi tất cả các pháp điều la PHật pháp


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, bửa giờ tình hình nghiên cứu sao rồi đạo hữu CHT? :D đạo hữu cứ từ từ thư thả làm những việc nên làm nhé. Hôm nay có thời gian rãnh nên tôi trở lại mổ xẻ thêm những điều mà chúng ta đã đi qua.

Lúc trước đạo hữu có hỏi về vấn đề niệm hơi thở trong đề mục "quán Thân" của 4 Niệm xứ thì bửa nay tôi tìm thấy những chứng cứ còn rõ ràng hơn nữa. Đạo hữu cùng tham khảo nhé:

Pali:
107. Kathañca bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati. Idha bhikkhave bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāyaparimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So satova assasati, satova (Sato - Sī, Syā) passasati. Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti. Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti. “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati. “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati.

Việt dịch:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

phần mà đạo hữu hỏi tương đương Pali màu xanh dương ở trên: “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati

phân tích từ vựng nha Đạo hữu:

SABBA a. mỗi mỗi, toàn vẹn, trọn cả.
KĀYA m. một đống, thân thể
PAṬISAṂVEDĪ a. thọ hưởng, kinh nghiệm
ASSASATI (a + sas + a) thở vô (assasissāmī thì tương lai)
SIKKHATI (sikkh + a) học hỏi, học tập
PASSASATI (a + sas + a) thở ra (passasissāmī thì tương lai)

tham khảo từ điển Pali-Việt từ đường link: http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-00.htm

như vậy dịch đúng nguyên bản câu xanh dương tiếng Pali là: "Cảm giác trọn cả thân thể, tôi sẽ thở vô" vị ấy luyện tập; "Cảm giác trọn cả Thân thể, tôi sẽ thở ra" vị ấy luyện tập.

với lại câu mở đầu đề mục quán Thân trong kinh niệm xứ là: "Kathañca bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati."
HT Minh Châu việt dịch: "này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân?"
2 lần chữ "Thân" xuất hiện bắt nguồn từ ngữ căn KĀYA của Pali, ý nói toàn bộ cái thân thể vật lý này chứ không phải chỉ hơi thở - thuộc phong đại, một phần gắn liền trong thân thể.

Tham khảo thêm bản dịch kinh "Nhập tức Xuất tức Niệm" của Tỳ khưu Indacanda (vị đang chủ trì Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ PALI-VIỆT):
(Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra)

Và này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào là có quả báu lớn, có lợi ích lớn? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào.

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]


vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]

............

http://tamtangpaliviet.net/TriTan/TriTan_HoiTho.htm
trong đó các mục [7],[8],[9] được chú thích như sau (đạo hữu hãy đặt biệt chú ý mục số [8]) :

[7] - Trong bốn mệnh đề đầu, động từ được sử dụng là pajānāti (nhận biết) và có liên từ “vā” (hay là, hoặc là) xen vào giữa. Từ mệnh đề thứ năm trở đi, động từ là sikkhati (thực tập, thực hành, học tập). Theo thiển ý của cá nhân thì đến giai đoạn này, hành giả đã có sự tiến triển trong sự tu tập hơi thở và các chi thiền bắt đầu sanh khởi.

[8] - Ngài Buddhaghosa giải thích là sabbakāya (toàn thân) nên được hiểu là phần đầu, phần giữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra mỗi khi thở ra, hoặc của toàn bộ hơi thở vào mỗi khi thở vào (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 411, theo bản in của PTS).
- Ngài Mahābhidhāna, ở tập Chú Giải Saddhammappakāsinī, ghi rằng: ‘Trong khi làm cho được biết rõ, trong khi làm cho rõ rệt phần đầu-giữa-cuối của toàn bộ hơi thở vào, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập (Patisambhidāmagga-atthakathā tập 2, trang 491, theo bản in của PTS).


[9] Ở nhóm 2 câu này, cụm từ sabbakāyapatisamvedī (có cảm giác toàn thân) nên được hiểu là ‘danh tính từ’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào.


đến đây thì đã rõ là quan điểm quán hơi thở (đầu-giữa-cuối) là quan điểm của ngài Buddhaghosa và Chú giải chứ không đúng với nguyên bản Kinh văn cũng như Từ điển. :D


Dưới đây là kinh nghiệm tu tập của một số vị đã thử qua hai phương pháp, trong đó có các đoạn đáng chú ý như sau:
https://thaoluantrungbokinh.wordpress.c ... tren-than/
"OK, đó là kiến giải riêng của TP về nội dung bài kinh :). Nói chung không chỉ TP có kiến giải như vậy.

HT sẽ dẫn ra một ví dụ cụ thể để chúng ta xem xét. Biết là điều này cực kỳ khó tin vì đã quá nhiều thông tin về HƠI THỞ bị nhét vào đầu chúng ta. Do quá nhiều người tu HƠI THỞ gặp nạn (nghĩa đen), nên HT đành lôi vấn đề này ra.
Điều này có thể khiến rất nhiều vị không hài lòng, nhưng đành vậy.

Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti,

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra dài.’

Đối tượng của nhận biết ở đây được GHI RÕ TRONG NGOẶC KÉP (ti) là TÔI THỞ RA DÀI, chứ không phải là HƠI THỞ RA DÀI.

Để dễ hình dung hơn, HT xin ví dụ thế này :

Đang xem youtube về kỹ thuật tâng bóng, HT nói với con trai, “này con, hãy theo dõi cầu thủ tâng bóng kìa”

Các bạn nghĩ sao, nó sẽ theo dõi TRÁI BÓNG, hay theo dõi SỰ TÂNG BÓNG? Nó theo dõi sự chuyển động của quả bóng, hay nó theo dõi cả những động tác, những kỹ thuật, những chuyển động của cầu thủ đang tâng bóng? Đối tượng của sự theo dõi của nó là TOÀN BỘ SỰ KIỆN TÂNG BÓNG hay là CHỈ TRÁI BÓNG.

Liệu nó chỉ theo dõi TRÁI BÓNG thì có đúng không? Cũng vậy, liệu chỉ lấy HƠI THỞ làm đối tượng thì có đúng theo như được mô tả trong bài kinh không?"


lý do gặp nạn (đây là câu bình loạn của ngu tôi :D)

"Tại sao HT lại nêu và nhấn mạnh việc không phải lấy hơi thở làm đối tượng. Lý do là KHI NGỒI KIẾT GIÀ, NHẮM MẮT mà lấy HƠI THỞ LÀM ĐỐI TƯỢNG thì rất dễ làm cho luồng hỏa hầu được kích hoạt.

Với một số vị có thiên hướng về Kundalini, thì nó sẽ được kích hoạt rất mạnh và vị ấy rơi vào đủ thứ có thể rơi…. dễ tai nạn là ở chỗ này đây. Chỉ có rất ít người có đủ kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức về Kundalini để có thể khống chế và sử dụng nó (cho mục đích nào đó), mà không bị nguy hiểm, bị phản ứng phụ.

Và vô hình chung, khi tập như vậy, các vị đang tu tập theo PGNT lại rơi vào thiền ngoài Phật Giáo với các công năng không phải do tâm thanh tịnh mà có, mà do sự hoạt động mạnh của luồng hỏa hầu mà có.

Nói xéo qua vấn đề này chút để có thể quay lại các đề mục tiếp theo…"


và đây là đôi lời góp ý của bác sĩ Phạm Doãn:

"Về sự AN TOÀN
Sự thực hành Thiền sẽ an toàn, nếu đúng Chánh Pháp, không vượt cấp, bỏ giai đoạn. Thực hành Chánh Niệm chỉ là một pháp Quán, dựa trên sự tỉnh táo theo dõi hơi thở (hoặc sự thở), không có tập trung trên một điểm cố định (như đầu mũi) thì theo tôi không có nguy hiểm gì cả!
Tu tập theo Chánh Pháp là tu tập có MỤC ĐÍCH đoạn trừ các lậu hoặc làm sạch các ô nhiễm của tâm. Các giai đoạn Chánh Niệm hay Thiền Định chỉ là “biểu hiện” của sự làm sạch tâm ít hay nhiều! Đây là nền tảng của Đạo Phật. Nếu động lực tu tập của thiền sinh lấy sự làm sạch ô nhiễm làm căn bản, không dựa vào dục vọng (khao khát trở thành siêu nhân) thì luôn an toàn.

Về sự NGUY HIỂM
Khi tu tập loại Thiền có sự tập trung quá nhiều, nhất là khi tập trung trên một điểm cố định (Vd: tập Thiền Định). Hoặc tu tập không chú ý đến việc thanh tẩy làm sạch tâm. Hoặc tu tập với động lực không trong sạch (khao khát có những năng lực hơn người v.v…) thì thiền sinh phải đối mặt với sự nguy hiểm. Ngay những trung tâm thiền có tiếng hiện nay, thiền sinh (có thày hướng dẫn) cũng vẫn xảy ra các trường hợp loạn tâm, hoặc các bệnh tâm thần cũ đã khỏi, nay lại tái phát. Lúc đó không những có trạng thái Dissociation mà còn có thể trầm trọng hơn nữa là Schizophrenia (điên)"


"Có dấu hiệu nào báo trước sự nguy hiểm đang cận kề khi tu định sai không BS nhỉ?"

"Xin phép được ngoài lề một chút. Mọi sự nguy hiểm liên hệ đến “Thiền” (nói chung) thường liên hệ đến cái gọi là luồng Hỏa xà (cái này thày HT chuyên môn hơn). Bệnh nhân của tôi có người tập thiền, nhập viện vì xuất tinh liên tục đến kiệt sức. Có người nghe tiếng nói của người khác, hoặc nhiều người khác trong đầu, không cách gì bắt nó im đi được. Chưa chết, chưa gọi là điên. Nhưng có thể xem đó là một trong những dấu hiệu báo trước!"

"Thế hiện tượng dễ nổi sân, đôi khi bột phát và rất mạnh rồi lại bình thường trở lại, có thể là một dấu hiệu không ạ?
Ngoài những cái BS đã nói (thấy mà sợ), em còn thấy nhiều vị dễ nổi sân với nhiều chuyện mà người thường cũng chẳng sân như thế.
Theo kinh nghiệm của em, thì vụ sân này do cái lò sinh Kundalini đã được bật mà “gạo” cho nó thì vì lý do gì đó mà thiếu ( thiếu thật, đã bị dùng quá nhiều..) cho nên bị “nóng”…

Thôi, không nói vụ này nữa ạ, nói ra tự thấy sợ rồi đó ạ…."


Nguồn: https://thaoluantrungbokinh.wordpress.c ... tren-than/

Hihi, đến đây là rõ rồi ĐH nhé. Sai 1 li là đi 1 dặm, còn trong sanh tử thì sai một li là đi bao nhiêu kiếp luân hồi thì không ai nói trước được :D Khuyến khích đạo hữu khi có thời gian rãnh thì nên vào xem đường link mà tôi đã trích dẫn, trong đó có những đh chuyên về Pali đôi khi họ đào sâu nhiều vấn đề & còn phát hiện ra những chuyện "không ngờ".
Thí dụ: vì sao bài kinh có tên là Niệm Xứ mà đọc vào toàn là thấy "Quán thân trên thân, Quán thân trên nội thân hay Quán thân trên ngoại thân, Quán tánh sanh khởi trên thân hay Quán tánh diệt tận trên thân; hay Quán..." sao không đặt tên kinh là Quán Xứ mà lại đặt là Niệm xứ, vậy QUÁN với NIỆM giống và khác nhau như thế nào, vai trò và ý nghĩa?...
hoặc là đang trong trạng thái quán Thân trên hơi thở mà lại "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô,... tôi sẽ thở ra", sao không phải là "Đang" mà lại là "Sẽ" (nguyên bản Pali là một trạng từ diễn tả trạng thái "sẽ")? phải chăng đây là câu tác ý trước để định hướng cho toàn bộ quá trình thở sau đó sẽ diễn ra như thế (nên mới gọi là tập luyện)?...

Vậy là rõ rồi hen ĐH, xem như đây là món quà tôi tặng đạo hữu để khích lệ tinh thần trên con đường tìm cầu Chánh pháp :D Về phần đạo hữu hãy cứ chuyên tâm tìm cho ra cái điểm mấu chốt mà tôi nói lúc trước. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc đâu, sẽ còn nhiều trò hay lắm đó. Khi nào có thời gian tôi lại lên đây "chém" tiếp hen. :D

Chào Thân ái !


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chào quí Đạo hữu thích tu tập Thiền.

Trong những ngày tôi tham khảo Thiền Minh Sát Tuệ (Thiền Tứ Niệm Xứ; Sát-na thiền...) hay hiện tiền thiền của (Cận định Thiền; hay thiền ''An chỉ định''. Tôi đã thấy rất nhiều chướng duyên phiền não. Bởi hành giả không thể muốn đề mục tu là được, mà đề mục nào thích hợp cho hành giả đó thì mới đúng là người may mắn trong Trạch Pháp (Thất giác chi).


Thiền ''Niệm hơi thở'' chỉ là một trong bốn mươi đề mục thiền chỉ/quán của Phật giáo. Nếu có đủ điều kiện nhân duyên thì Pháp môn Thiền Niệm Hơi Thở là hiện tiền thiền. Nhất nhất trong các đề mục thiền. Dầu vậy không thể nói là ai cũng tu thiền hơi thở được hết, bới chúng ta muốn cầu an lạc (giải thoát, giác ngộ, Niêt bàn) thì còn 39 đề mục khác để lựa chọn mà. Thứ hai tu hành mà không có bạn đồng tu, đạo tràng, Thầy có kinh nghiệm hướng dẫn thì khó lắm.

Riêng đối với tu sĩ tu tại gia thì lại càng khó hơn. Nhưng khó thôi, chớ không phải thấy khó là không tu được. Hy vọng nhận sự hồi âm của các bạn đồng tu. :) tangbong


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIẾT do công việc cuối năm bận quá nên chưa trả lời cho đạo hữu được, câu hỏi của đạo hữu không thể trả lời qua loa được nên CHT phải nghiên cứu kỷ mới dám trả lời kính mong đạo hữu hoan hỷ trong vài ngày tới CHT sẽ sớm có bài trả lời(bài viết cũng gần xong đang xem lại)


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết:Chào quí Đạo hữu thích tu tập Thiền.

Trong những ngày tôi tham khảo Thiền Minh Sát Tuệ (Thiền Tứ Niệm Xứ; Sát-na thiền...) hay hiện tiền thiền của (Cận định Thiền; hay thiền ''An chỉ định''. Tôi đã thấy rất nhiều chướng duyên phiền não. Bởi hành giả không thể muốn đề mục tu là được, mà đề mục nào thích hợp cho hành giả đó thì mới đúng là người may mắn trong Trạch Pháp (Thất giác chi).


Thiền ''Niệm hơi thở'' chỉ là một trong bốn mươi đề mục thiền chỉ/quán của Phật giáo. Nếu có đủ điều kiện nhân duyên thì Pháp môn Thiền Niệm Hơi Thở là hiện tiền thiền. Nhất nhất trong các đề mục thiền. Dầu vậy không thể nói là ai cũng tu thiền hơi thở được hết, bới chúng ta muốn cầu an lạc (giải thoát, giác ngộ, Niêt bàn) thì còn 39 đề mục khác để lựa chọn mà. Thứ hai tu hành mà không có bạn đồng tu, đạo tràng, Thầy có kinh nghiệm hướng dẫn thì khó lắm.

Riêng đối với tu sĩ tu tại gia thì lại càng khó hơn. Nhưng khó thôi, chớ không phải thấy khó là không tu được. Hy vọng nhận sự hồi âm của các bạn đồng tu. :) tangbong
Vậy xin mạo muội hỏi đạo hữu CHÚ HỈ làm sao mình biết đề mục nào phù hợp với mình, nế́u nương nhờ một vị thầy nhiều kinh nghiệm thì e hơi khó bởi vì thời nay cách xa PHật quá nên sư tăng chứng đạo quá ít và tu giả nhiều quá.KÍNH xin đạo hữu rộng giảng bảy yếu tố để đưa đến giác ngộ, CHT đang nhất tâm lắng lòng rất muố́n nghe đạo hữu giảng về vấn đề này và cho nhiều đạo hữu khác muốn học hỏi ,vì THất Giác Chi rất là quan trọng trên lộ trình giác ngộ


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:
* Đh xem xét thật kỹ lại 3 món: Bốn Thánh đế, Duyên khởi, Vô ngã quán xem chúng điểm chung mấu chốt nào không. Có thời gian tôi sẽ cùng trao đổi thêm với Đh.
Kính gởi đạo hữu KHông Biết giáo lý Bốn Thánh đế, Duyên khởi, Vô ngã là giáo lý cốt tủy cuả đạo phật, đây là bài toán sanh tử mà đấng giác ngộ đã tìm ra lời giải cách đây hơn 2500 thật là khó để hiểu hết những lời dạy của đức PHật, tôi mạo muội có vài lời thô thiển ngu kiến kính mong các đạo hữu chỉ dẫn thêm
Giáo lý tứ đế đức phật chỉ dạy bốn sự thật bao gồm
1/ khổ
2/ Nguyên nhân của khổ
3/Trạng thái hết khổ
4/Và con đường diệt khổ
[*]Khổ đế, chân lý đầu tiên, đề cập đến những thành phần cấu tạo bản ngã, và những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Chính các thành phần này đưa đến trạng thái khổ đau của con người.
.[*] Chân lý thứ hai (Tập đế) có liên quan đến một năng lực luôn luôn ngủ ngầm bên trong mỗi người, đó là ái dục. Ái dục là nguyên nhân đưa đến tất cả những điều bất hạnh trong đời sống.
. [*] Chân lý thứ ba, chấm dứt đau khổ, Diệt đế là một pháp (dhamma) phải được thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần Đây không phải là trường hợp từ khước thế gian bên ngoài mà là dứt bỏ mọi luyến ái ở bên trong đối với thế gian bên ngoài.
. [*]Để tận diệt một năng lực hùng mạnh (ái dục) cần phải vận dụng và phát triển Tám yếu tố công hiệu (Bát Chánh đạo). Tám năng lực tinh thần hùng mạnh và có tánh cách thiện, phải được tập trung để đánh đổ một năng lực bất thiện dai dẳng ngủ ngầm bên trong ta.
Nếu như khổ đế được được đức phật chỉ dạy là do những thành phần cấu tạo nên bản ngã thì trong bài kinh 12 nhân duyên đức phật chỉ dạy không có cái ta nào trong mỗi chúng sanh chẳng qua là một tiến trình danh và sắc và cũng là ngyên nhân dẫn đến đau khổ Thế Tôn nói như sau:
-- "Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
như vậy mối liên quan giữa tứ diệu đế và 12 nhân duyên cũng chẳng qua là do chấp thủ và ái là mấu chốt làm cho con người phải tái sanh và đau khổ, tiến trình của sự tái sanh luân hồi sinh tử. Tiến trình này nằm trong mắc xích nhân quả, tương quan: "Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không". Rõ ràng, tiến trình này có sanh thì có diệt. Muốn chấm dứt tất cả khổ, không phải là diệt quả khổ mà phải diệt nguyên nhân khổ là tham ái:
“Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.”
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
Trong khi Kinh Chuyển Pháp Luân nêu rõ nguồn gốc và lý do của sự KHỔ, chính là sự tham ái, nơi Chơn lý thứ hai, thì Kinh Vô Ngã Tướng chỉ dạy đường lối như thật quán về năm thủ uẩn, để yếm ly rồi ly tham, rời được được sự chấp thủ vào năm thủ uẩn mà được giải thoát, đúng theo như Chơn lý thứ ba, Diệt đế. Rõ ràng hai bản Kinh bổ túc cho nhau, bản kinh đầu nêu ra bốn chơn lý một cách tổng quát; bản Kinh sau, tiếp theo chỉ rõ đường lối hành trì để đạt được mục tiêu giải thoát.
Nhằm mục tiêu phá sự chấp ngã cứ tin tưởng sai lầm thân tâm nầy chính là Ta, Ðức Phật giảng Kinh Vô Ngã Tướng chỉ rõ cách quán sát như thật rằng thân tâm năm uẩn vốn chẳng phải là Ta, chẳng phải là của Ta, chẳng phải là Tự ngã của Ta.
Khi đã quán sát đúng như thật rằng thân tâm năm uẩn chẳng phải là Ta, hành giả sanh ra nhàm chán (=yếm ly) đối với năm uẩn và do đó rời được sự tham ái mà giải thoát khỏi các lậu hoặc. Một khi chẳng còn sự chấp thủ vào cái Ta, phá bỏ được thân kiến, Ngã kiến, hành giả bước vào dòng nước Thánh, với quả vị Tu-Đà-Huờn, lần bước ngược dòng trở về cảnh Niết bàn vô sanh. (đấy là trường hợp chứng quả Tu-đà-huờn của năm anh em ông Kiều trần như).
Tóm lại, Kinh Vô Ngã Tướng bổ túc cho Kinh Chuyển Pháp Luân, vạch rõ đường lối phá bỏ sự cố chấp bám vào thân tâm năm uẩn nầy, lấy đó là cái Ta, cái Tự ngã, vốn chẳng có thật và là một tà kiến cần phải quét sạch khỏi tâm thanh tịnh.
Kinh Vô Ngã Tướng dạy ta đánh ngay vào sự chấp thủ, nhứt là sự chấp thủ vào năm uẩn (vì có sự chấp thủ, nên trong Kinh Chuyển Pháp Luân, thay vì gọi thân tâm là năm uẩn, mà gọi là năm thủ uẩn đấy). Nhờ sự quán tưởng như thật được thực hành miên mật mà hành giả sanh ra yếm ly đối với thân tâm; từ sự yếm ly đưa tới sự ly tham đối với năm uẩn. Hễ có sự ly tham, hành giả mới thực hành được KHỔ DIỆT, "tận diệt không còn dư tàn khát ái, sự quẳng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước." Ðấy là lý thuyết về con đường giải thoát, nhờ Trí Huệ mà đạt đến bờ bên kia, chứng đắc được cảnh vô sanh của Niết bàn tịch tĩnh.
Nhưng đọc kỹ lại Kinh Vô Ngã Tướng, ngoài ba chữ Như Thật Quán ra, ta chẳng thấy rõ chỗ nào là chỗ phải bắt đầu, bắt tay vào việc, ngoài công việc ngồi tham thiền, quán tưởng, để thanh lọc tâm ý. Nói cách khác đi, khi hành trì, ta cần các hành vi, các tư tưởng rõ ràng, cụ thể, để áp dụng, chớ còn lý thuyết tuy rất cần thiết, nhưng chẳng đem lại ngay kết quả mong muốn, nếu thiếu sự thực hành. Có thể CHT tóm tắt mối liên giữa ba bài kinh trên như sau

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Khổ
Tập
Diệt
Đạo

12 Nhân Duyên
Pháp tuỳ thuộc phát sinh cũng là tập đế vòng luân hồi bất tận

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Không có cái gì là ta và của ta trong 5 thủ uẩn
Tóm lại mấu chốt của ba bài kinh trên là chính vì chấp ta nên ta mới đau khổ, chính vì chấp ta nên mới luân hồi, chính vì chấp ta nên mới ngồi đây chém gió đó qúy đạo hữu :D Rất mong được sự chỉ giáo thêm của qúy đạo hữu
Bài viết có tham khảo một số sách trên mạng nhằm học hỏi thêm giáo pháp cao thượng của đức PHật kính mong các tác giả rộng lượng tha thứ kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết:
* Đh xem xét thật kỹ lại 3 món: Bốn Thánh đế, Duyên khởi, Vô ngã quán xem chúng điểm chung mấu chốt nào không. Có thời gian tôi sẽ cùng trao đổi thêm với Đh.
Kính gởi đạo hữu KHông Biết giáo lý Bốn Thánh đế, Duyên khởi, Vô ngã là giáo lý cốt tủy cuả đạo phật, đây là bài toán sanh tử mà đấng giác ngộ đã tìm ra lời giải cách đây hơn 2500 thật là khó để hiểu hết những lời dạy của đức PHật, tôi mạo muội có vài lời thô thiển ngu kiến kính mong các đạo hữu chỉ dẫn thêm
Giáo lý tứ đế đức phật chỉ dạy bốn sự thật bao gồm
1/ khổ
2/ Nguyên nhân của khổ
3/Trạng thái hết khổ
4/Và con đường diệt khổ
[*]Khổ đế, chân lý đầu tiên, đề cập đến những thành phần cấu tạo bản ngã, và những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Chính các thành phần này đưa đến trạng thái khổ đau của con người.
.[*] Chân lý thứ hai (Tập đế) có liên quan đến một năng lực luôn luôn ngủ ngầm bên trong mỗi người, đó là ái dục. Ái dục là nguyên nhân đưa đến tất cả những điều bất hạnh trong đời sống.
. [*] Chân lý thứ ba, chấm dứt đau khổ, Diệt đế là một pháp (dhamma) phải được thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần Đây không phải là trường hợp từ khước thế gian bên ngoài mà là dứt bỏ mọi luyến ái ở bên trong đối với thế gian bên ngoài.
. [*]Để tận diệt một năng lực hùng mạnh (ái dục) cần phải vận dụng và phát triển Tám yếu tố công hiệu (Bát Chánh đạo). Tám năng lực tinh thần hùng mạnh và có tánh cách thiện, phải được tập trung để đánh đổ một năng lực bất thiện dai dẳng ngủ ngầm bên trong ta.
Nếu như khổ đế được được đức phật chỉ dạy là do những thành phần cấu tạo nên bản ngã thì trong bài kinh 12 nhân duyên đức phật chỉ dạy không có cái ta nào trong mỗi chúng sanh chẳng qua là một tiến trình danh và sắc và cũng là ngyên nhân dẫn đến đau khổ Thế Tôn nói như sau:
-- "Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
như vậy mối liên quan giữa tứ diệu đế và 12 nhân duyên cũng chẳng qua là do chấp thủ và ái là mấu chốt làm cho con người phải tái sanh và đau khổ, tiến trình của sự tái sanh luân hồi sinh tử. Tiến trình này nằm trong mắc xích nhân quả, tương quan: "Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không". Rõ ràng, tiến trình này có sanh thì có diệt. Muốn chấm dứt tất cả khổ, không phải là diệt quả khổ mà phải diệt nguyên nhân khổ là tham ái:
“Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.”
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
Trong khi Kinh Chuyển Pháp Luân nêu rõ nguồn gốc và lý do của sự KHỔ, chính là sự tham ái, nơi Chơn lý thứ hai, thì Kinh Vô Ngã Tướng chỉ dạy đường lối như thật quán về năm thủ uẩn, để yếm ly rồi ly tham, rời được được sự chấp thủ vào năm thủ uẩn mà được giải thoát, đúng theo như Chơn lý thứ ba, Diệt đế. Rõ ràng hai bản Kinh bổ túc cho nhau, bản kinh đầu nêu ra bốn chơn lý một cách tổng quát; bản Kinh sau, tiếp theo chỉ rõ đường lối hành trì để đạt được mục tiêu giải thoát.
Nhằm mục tiêu phá sự chấp ngã cứ tin tưởng sai lầm thân tâm nầy chính là Ta, Ðức Phật giảng Kinh Vô Ngã Tướng chỉ rõ cách quán sát như thật rằng thân tâm năm uẩn vốn chẳng phải là Ta, chẳng phải là của Ta, chẳng phải là Tự ngã của Ta.
Khi đã quán sát đúng như thật rằng thân tâm năm uẩn chẳng phải là Ta, hành giả sanh ra nhàm chán (=yếm ly) đối với năm uẩn và do đó rời được sự tham ái mà giải thoát khỏi các lậu hoặc. Một khi chẳng còn sự chấp thủ vào cái Ta, phá bỏ được thân kiến, Ngã kiến, hành giả bước vào dòng nước Thánh, với quả vị Tu-Đà-Huờn, lần bước ngược dòng trở về cảnh Niết bàn vô sanh. (đấy là trường hợp chứng quả Tu-đà-huờn của năm anh em ông Kiều trần như).
Tóm lại, Kinh Vô Ngã Tướng bổ túc cho Kinh Chuyển Pháp Luân, vạch rõ đường lối phá bỏ sự cố chấp bám vào thân tâm năm uẩn nầy, lấy đó là cái Ta, cái Tự ngã, vốn chẳng có thật và là một tà kiến cần phải quét sạch khỏi tâm thanh tịnh.
Kinh Vô Ngã Tướng dạy ta đánh ngay vào sự chấp thủ, nhứt là sự chấp thủ vào năm uẩn (vì có sự chấp thủ, nên trong Kinh Chuyển Pháp Luân, thay vì gọi thân tâm là năm uẩn, mà gọi là năm thủ uẩn đấy). Nhờ sự quán tưởng như thật được thực hành miên mật mà hành giả sanh ra yếm ly đối với thân tâm; từ sự yếm ly đưa tới sự ly tham đối với năm uẩn. Hễ có sự ly tham, hành giả mới thực hành được KHỔ DIỆT, "tận diệt không còn dư tàn khát ái, sự quẳng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước." Ðấy là lý thuyết về con đường giải thoát, nhờ Trí Huệ mà đạt đến bờ bên kia, chứng đắc được cảnh vô sanh của Niết bàn tịch tĩnh.
Nhưng đọc kỹ lại Kinh Vô Ngã Tướng, ngoài ba chữ Như Thật Quán ra, ta chẳng thấy rõ chỗ nào là chỗ phải bắt đầu, bắt tay vào việc, ngoài công việc ngồi tham thiền, quán tưởng, để thanh lọc tâm ý. Nói cách khác đi, khi hành trì, ta cần các hành vi, các tư tưởng rõ ràng, cụ thể, để áp dụng, chớ còn lý thuyết tuy rất cần thiết, nhưng chẳng đem lại ngay kết quả mong muốn, nếu thiếu sự thực hành. Có thể CHT tóm tắt mối liên giữa ba bài kinh trên như sau

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Khổ
Tập
Diệt
Đạo

12 Nhân Duyên
Pháp tuỳ thuộc phát sinh cũng là tập đế vòng luân hồi bất tận

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Không có cái gì là ta và của ta trong 5 thủ uẩn
Tóm lại mấu chốt của ba bài kinh trên là chính vì chấp ta nên ta mới đau khổ, chính vì chấp ta nên mới luân hồi, chính vì chấp ta nên mới ngồi đây chém gió đó qúy đạo hữu :D Rất mong được sự chỉ giáo thêm của qúy đạo hữu
Bài viết có tham khảo một số sách trên mạng nhằm học hỏi thêm giáo pháp cao thượng của đức PHật kính mong các tác giả rộng lượng tha thứ kinhle
Hihi, vất vả cho đạo hủ CHT rồi :D nhưng dù sao ngu tôi cũng rất tán thán tinh thần học hỏi và tìm cầu Chánh pháp của đh. Dù rằng bài viết có đôi chỗ còn thiếu sót, chẳng hạn như ĐH chú thích dưới chữ "12 nhân duyên" trong sơ đồ trên là "Pháp tuỳ thuộc phát sinh cũng là tập đế vòng luân hồi bất tận" khiến cho người khác có thể hiểu lầm hoặc hiểu sót là "Pháp tuỳ thuộc phát sinh" không phải là Diệt đế đưa đến đoạn tận luân hồi, chấm dứt khổ đau... và còn nhiều chỗ thừa sót như thế nữa :D

trước khi đi sâu trả lời câu hỏi này cho thỏa đáng, tôi muốn đặt lại 2 vấn đề với Đạo hữu
(cốt để xem Đh nắm bắt những vấn đề mà chúng ta đã thảo luận tới đâu :D ):
1. Một người đã được nghe Phật giảng về bốn Thánh Đếthực hành Viên Mãn Tám Thánh đạochưa hề nghe gì về Vô Ngã quán thì có thể giải thoát luân hồi đoạn tận không đau hay không? (đây là dạng câu hỏi Yes/No question, Đh hãy suy xét kỹ rồi trả lời nhé :D )

2. Mục đích thực hành Vô ngã quán là ĐỂ Làm gì ? (câu hỏi tương tự như lúc trước tôi có hỏi ĐH về tứ niệm xứ :D )
** lý do tôi phải hỏi lại như vậy là vì bài viết của Đạo hữu (giống như mấy bài trước) mang tính cách trích dẫn Kinh điển và giới thiệu các thuật ngữ Phật học như "Khổ Tập Diệt Đạo, Ái Thủ,..." chứ chưa CHỈ RÕ ra được điểm chung mấu chốt của 3 món trên (nếu có thể thì chỉ cần 2 chữ thôi), chứng tỏ là Đh chưa nắm được chỗ mấu chốt của pháp hành :D

Thân ái!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Chào quí Đạo hữu thích tu tập Thiền.

Trong những ngày tôi tham khảo Thiền Minh Sát Tuệ (Thiền Tứ Niệm Xứ; Sát-na thiền...) hay hiện tiền thiền của (Cận định Thiền; hay thiền ''An chỉ định''. Tôi đã thấy rất nhiều chướng duyên phiền não. Bởi hành giả không thể muốn đề mục tu là được, mà đề mục nào thích hợp cho hành giả đó thì mới đúng là người may mắn trong Trạch Pháp (Thất giác chi).


Thiền ''Niệm hơi thở'' chỉ là một trong bốn mươi đề mục thiền chỉ/quán của Phật giáo. Nếu có đủ điều kiện nhân duyên thì Pháp môn Thiền Niệm Hơi Thở là hiện tiền thiền. Nhất nhất trong các đề mục thiền. Dầu vậy không thể nói là ai cũng tu thiền hơi thở được hết, bới chúng ta muốn cầu an lạc (giải thoát, giác ngộ, Niêt bàn) thì còn 39 đề mục khác để lựa chọn mà. Thứ hai tu hành mà không có bạn đồng tu, đạo tràng, Thầy có kinh nghiệm hướng dẫn thì khó lắm.

Riêng đối với tu sĩ tu tại gia thì lại càng khó hơn. Nhưng khó thôi, chớ không phải thấy khó là không tu được. Hy vọng nhận sự hồi âm của các bạn đồng tu. :) tangbong
Vậy xin mạo muội hỏi đạo hữu CHÚ HỈ làm sao mình biết đề mục nào phù hợp với mình, nế́u nương nhờ một vị thầy nhiều kinh nghiệm thì e hơi khó bởi vì thời nay cách xa PHật quá nên sư tăng chứng đạo quá ít và tu giả nhiều quá.KÍNH xin đạo hữu rộng giảng bảy yếu tố để đưa đến giác ngộ, CHT đang nhất tâm lắng lòng rất muố́n nghe đạo hữu giảng về vấn đề này và cho nhiều đạo hữu khác muốn học hỏi ,vì THất Giác Chi rất là quan trọng trên lộ trình giác ngộ
Trước tiên tôi trả lời về câu '' sư tăng chứng đạo quá ít và tu giả nhiều quá''. Thì làm cách nào để kiểm thảo? Bạn chỉ cần nhấn chuột vào google. com là có ngay.

Nhưng việc giao lưu ở diễn đàn chỉ nói cho đã miệng hay phô trương tầm hiểu biết thì ngoại lệ. Tôi không cần viết thêm nhiều. Nhưng bạn muốn hỏi, mà tôi lại muốn tâm sự thì lấy cái gì làm chánh kiến ?

Tôi sẽ làm nhân chứng là tôi và vật chứng sẽ hiện hữu bằng logic (hoặc có xác chứng nơi kinh sử.)
Ngược lại bạn cũng lấy chứng nhân và vật chứng riêng (hay kinh nghiệm bạn tự có) thì mới biết cái chổ yếu nào để bù vào, còn thấy dư thừa thì bớt đi. (p/s.Không biết viết vậy có giống ý của @không biết hay không, nếu bạn có nhả y thì cho đủ bàn tay ba càng tốt. Hề hề.)

Trong bài tôi đã viết thiền niệm hơi thở rất hay, nhưng không phải hay rồi ai cũng học được hết, nhất là các tu sĩ tại gia thì càng khó hơn.
Bạn đã khảo lại ''Đề mục gì?'' ; rồi không tin Thầy và Thất giác chi, trạch pháp nào để lựa chọn .v.v. Nếu tôi áp dụng một bác sĩ để hỏi bệnh nhân thì ít nhất tôi phải hỏi bệnh nhân là : bệnh bao lâu, ăn uống cái gì; hoặc là xem lại bệnh lý đời tư của bệnh, Thì Bác sĩ mới dám quyết định ra toa cho thuốc.

Nhưng ở đây thì khác! cương vị chúng ta là đạo hữu (chớ không phải là đậu hủ như @không biết đã viết.) tôi sẽ nói ra những cái tôi đã có làm, có học. Còn bạn muốn thì cũng nên làm vậy thì không ai còn nghi ai. Hoặc bạn không tin thì viết, Chấm hết chủ đề kể từ bây giờ. Thế thôi.
***
**
*
Mở đề cho câu ''Tại sao tu sĩ tại gia khó tu thiền?'', tôi sẽ trả lời xong, nếu bạn thắc mắc thì tôi sẽ làm sáng tỏ thêm. Và không nên lấy giáo điều trong kinh khi điều đó chỉ là dự đoán.

1. Về Chánh mạng. (nghề nghiệp) Là việc làm của tôi một ngày trung bình phải mất 11 tới 12 tiếng đồng hồ, về nhà còn phải có bổn phận và trách nhiệm với gia đình, riêng cá nhân tôi cũng phải ăn uống, vệ sinh, tịnh dưỡng lấy sức cũng mất ít nhất là 6 tiếng. Xin hỏi bạn nếu tôi ngồi thiền niệm hơi thở thì ai lo miếng ăn cho tôi ? Do đó người tại gia khó tu hơn, phiền nào hơn tu sĩ xuất gia là vậy.

Riêng về đề mục và thất giác chi bạn đọc kinh thì đã hiểu hết rồi, việc này sẽ bàn sao. Trước tiên chúng ta so sánh về ưu điểm và khuyết điểm.
Sau đó là nguyện vọng của bạn thế nào! thí dụ bạn đang học kinh và mục đích kinh đó bạn muốn gì?..v.v.

Bạn hồi âm câu 1 Chánh mạng của tôi và nói chánh mạng của bạn thế nào, thì từ từ hiểu nhau mới đi sâu vào vấn đề. Chúc may mắn. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách