TỨ NIỆM XỨ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Đây là bài kinh rất quan trọng đối với PGNT ai ai cũng biết, nhưng không phải ai ai cũng hiểu trường tận kính mong các bậc cao nhân trong diễn đàn này hãy làm sứ giả Như Lai mà giảng trạch bài kinh này cho chúng sanh được thấm nhuần chánh pháp cuả Thế Tôn kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:07 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Xin chân thành cám ơn đạo hữu TÂY PHƯƠNG TỊNH SỸ đã có́́́ vài lời chia sẽ.Rất mong sự góp ý chỉ dẫn cuả các đạo hữu khác


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

mình thử phân tích tiến trình tâm khi thực hành tứ niệm xứ, cụ thể là đề mục thân hành niệm, các tâm sinh ra lấy thân làm đối tượng lần lượt như sau :

tâm hộ kiếp quá khứ, tâm hộ kiếp rúng động, tâm kháng ngũ môn, tâm ngũ thức ( xúc thân ), tâm tiếp thu, tâm suy đạt, tâm quyết định, 7 tâm tốc hành, 2 tâm thập di, tâm ngũ thức ( xúc thân ) ... cứ vậy mà tiếp diễn

nếu xảy ra tình trạng hôn trầm, thụy miên thì dòng tâm lại chìm về tâm hộ kiếp ta lại phải tác ý để hướng tâm vào đề mục, tức là phải lặp lại tâm hộ kiếp rúng động, tâm kháng ngũ môn... còn không thì dòng tâm chỉ lặp lại từ tâm ngũ thức ( xúc thân ).

mỗi tâm đều có 7 biến hành tâm sở đồng sinh, đồng biết cảnh đi cùng bao gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, mạng quyền, nhất hành. nhờ có xúc mà tâm biết được cảnh ( cảnh ở đây là xúc thân ) và nhờ có nhất hành mà các tâm sinh diệt luôn hướng về cùng một cảnh.

khi thọ lạc xuất hiện thì nhất hành sẽ được nuôi dưỡng làm cho mạnh mẽ lên, vì vậy khi chúng ta tập luyện phải luôn để cơ thể trong tình trạng thoải mái nhất, thả lỏng cơ thể ra và k gò ép. khi nhất hành mạnh lên rồi thi tâm sẽ tự động bám dính vào cảnh mà k phải tốn sức nhiều

ngoài ra còn có 2 tâm sở biệt cảnh giúp cho tâm được miên mật với đề mục đó là tầm và tứ, một tâm sở tịnh hảo làm cho tâm luôn miên mật với đề mục đó là niệm

và cuối cùng quan trọng nhất, theo mình, "trái tim" của thiền tứ niệm xứ chính là tâm sở trí tuệ

IV. Sở Hữu Trí Tuệ (Tuệ Quyền) (Paññindriya)

Là sự sáng suốt, hiểu biết sự vật đúng với lẽ thật (chơn lý). Từ ngữ căn Pa: đứng đắn + ñà: biết. Tức là biết một cách đứng đắn. Ðặc tánh của Tuệ quyền là hiểu biết đúng như thật. Vì trí tuệ chế ngự vô minh và chiếm địa vị ưu thắng trong sự hiểu biết nên gọi là Tuệ Quyền. Theo Thắng pháp (Abhidhamma) thì Trí (Ñāna), Huệ (Paññā) và Vô Si (Amoha) đồng nghĩa với nhau.

Tuệ quyền có mặt trong các tâm hợp Trí và là một trong bốn phương tiện để chứng Thần Túc Thông (Iddhipāda), Trí Tuệ được gọi là Suy tìm (Vīmamsā). Khi được Ðịnh (Samādhi) làm cho trong sạch, Trí Tuệ được gọi là Diệu Trí (Abhiññā). Trí Tuệ cũng là một trong Thất Giác Chi (Sattabojjhanga) với danh hiệu là Trạch Pháp (Dhammavicaya) và là Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) trong Ðạo Ðế (Magganga). Sự tột cùng của Trí Tuệ là sự giác ngộ của Ðức Phật. Trí tuệ theo nghĩa tuyệt đối là hiểu biết sự vật như thật theo đúng lý Vô Thường (Anicca), Khổ Não (Dukkha) và Vô Ngã (Anatta).

- Chơn tướng của sở hữu Trí Tuệ là hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp.

- Phận sự của sở hữu Trí Tuệ là bài trừ sự tối tăm, biết rõ ràng, rành mạch.

- Sự thành tựu của sở hữu Trí Tuệ là không mê mờ, không nhiễm đắm cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Trí Tuệ là Tịnh (Passadhi), khéo Tác ý và tục sanh bằng tâm tam nhân.


Công cuộc luyện tập của chúng ta suy cho cùng là để nuôi dưỡng nó, tìm hiểu xem nó muốn gì và cần gì, rồi hun đúc cho nó phát triển


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chân thành cám ơn đạo hữu Huynhnamphuong có bài chia sẽ rất hay, nhưng đọc vào thấy choáng váng toát mồ hôi hột vì đạo hữu xài VI DIỆU PHÁP nhiều quá nên những người sơ cơ như tôi đây thật khó lãnh hội.Nhưng bài viết của đạo rất qúy cho những bậc thượng căn.Kính chúc đạo hữu thật nhiều tăng thượng pháp kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

vi diệu pháp thực ra là những kinh nghiệm của những người đã trải qua rồi ghi chép lại. đọc được kinh nghiệm của những người đi trước thì còn gì quý hơn nữa.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

mới ban đầu luyện tập thì quan trọng nhất là ở giai đoạn hộ kiếp quá khứ, hộ kiếp rúng động, kháng ngũ môn, ngũ song thức

khi chúng ta ý thức được hiện tại xung quanh mình thì tức là chúng ta ra khỏi dòng tâm hộ kiếp, còn khi quên mất thực tại xung quanh, chìm đắm đâu đâu thì chúng ta đang ở trong dòng tâm hộ kiếp. đều này rất dễ nhận biết trong đời sống hằng ngày. vì vậy, khi thiền, điều đầu tiên là luôn biết mình đang tồn tại cái đã.

ở giai đoạn này cái gì giữ cho tâm luôn bám vào đề mục ? có 2 cái, đó là tác ý và nhất hành (thực ra có nhiều nhưng quan tâm nhất 2 cái này ). nếu chúng ta không chú ý thì thất niệm, tức là lại chìm vào dòng tâm hộ kiếp. còn nếu chúng ta luôn luôn tác ý để cho tâm luôn bám vào đề mục, tức là làm cho tâm rời xa dòng hộ kiếp quá lâu thì tâm sẽ mệt mỏi ( tâm chúng ta chưa quen). chỉ khi nào nhất hành phát triển, lạc thọ phát triển thì tâm mới cảm thấy dễ chịu và bám vào đề mục một cách tự nhiên. vì vậy nếu mới tập thì chúng ta k nên tác ý gò ép, luôn luôn nhắc tâm bám vào đề mục, nhưng hãy để tâm được thoải mái, có thể xen lẫn những dòng hộ kiếp để tâm không bị đuối. còn xen lẫn như thế nào để không bị ngủ luôn thì đó gọi là nghệ thuật của sự hài hòa. nó là dao động tắt dần, tâm hộ kiếp, thực tại, tâm hộ kiếp, thực tại ... cuối cùng hầu như chỉ còn thực tại.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Xin sư Huynh giả thích luôn dùm các từ ngữ sau đây cho em được hiểu:kháng ngũ môn là gì? hộ kiếp rúng động ? ngũ song thức ? tâm nhất hành là sao? đọc cũng thấy hơi hiểu chút chút nhưng những từ ngữ đó hơi khó hiểu kính mong sư Huynh chỉ giáo thêm


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

hì, mình tuổi đạo và tuổi đời rất ít, k dám nhận làm sư huynh đâu, tổn phước chết.

tâm hộ kiếp giống như tiềm thức, là dòng tâm thức duy trì kiếp sống của con người. nó là một dòng tâm thức, nghĩa là chuổi các tâm thức sinh diệt nối tiếp nhau. tâm tử bắt cảnh nào thì tâm tương tục và các tâm hộ kiếp bắt cảnh đó.

khi cảnh xuất hiện, kích thích dòng tâm hộ kiếp, thì sẽ xuất hiện tâm hộ kiếp rúng động trong một sát na, sang sát na kế tiếp, tâm hộ kiếp rúng động diệt mất, tâm hộ kiếp dừng lại sinh ra, sang sát na kế tiếp, tâm hộ kiếp dừng lại diệt mất, tâm khán ngũ môn sinh ra ... chuỗi này gọi là lộ trình tâm. chuỗi những phản ứng máy móc của dòng tâm thức khi có cảnh tác động

sr, đúng ra là khán chứ k phải kháng, tâm khán ngũ môn là tâm hướng dòng tâm thức truy tìm cảnh vừa xuất hiện. khán ngũ môn tức là nhìn vào ngũ môn, quan sát ngũ môn. tâm ngũ song thức bao gồm những cặp tâm thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức. gọi là song thức là vì do nghiệp nên cảnh xuất hiện có thể là cảnh thiện hoặc bất thiện. nếu là cảnh thiện thì đó là tâm ngũ môn bắt cảnh thiện, và ngược lại. vì vậy mà gọi là 2.

k phải tâm nhất hành, mà là tâm sở nhất hành. tâm sở này có đặc tính là làm cho những tâm sở đồng sinh với nó liền lạc với nhau.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

OK .Rất cám ơn đạo hữu HUYNHNAMPHUONG đã giải thích chi tiết những gì tôi hỏi như vậy tu theo TỨ NIỆM XỨ là phải quán chiếu trên góc độ chân đế có phải vậy không ? Muốn học VI DIỆU PHÁP thì phải bắt đầu từ đâu sách nào chỉ dẫn cơ bản dễ hiểu nhất, rất mong đạo hữu chỉ dẫn thêm và bố thí tài liệu nếu có thể thì công đức đạo hữu vô lượng


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

tứ niệm xứ là quan sát thật kĩ để thấy được sự vô thường, vô ngã và khổ của thân, thọ, hành, pháp theo từng sát na mà thân, thọ, hành, pháp đó sinh diệt, vì theo từng sát na không gián đoạn nên gọi là niệm. dòng tâm hộ kiếp có một tác dụng rất hay, đó là huân tập và làm cho chín các quả dị thục. và niết bàn thực ra cũng là quả dị thục, quả dị thục siêu thế. tứ niệm xứ là công cuộc huân tập những yếu tố cần thiết để quả dị thục đó xuất hiện.

vi diệu pháp thực ra giống như những kinh nghiệm được ghi chép lại để hổ trợ quá trình rèn luyện dòng tâm thức. nếu muốn hiểu vi diệu pháp theo mình điều đầu tiên là mình cần hiểu được chúng ta chỉ là những dòng tâm thức sinh diệt liên miên vô tận. mỗi một mắt xích trong chuỗi đó gọi là citta ( tâm), mỗi citta đều biết cảnh riêng của nó, đồng sanh và đồng diệt cùng cảnh. thế giới theo từng sát na sinh lên và diệt đi cùng với citta, nghĩa là bạn bị diệt mất, k còn gì theo từng sát na. đó là điều căn bản. hiểu và chấp nhận được điều căn bản đó rồi thì chúng ta mới bắt đầu tìm hiểu về những phản ứng của dòng tâm thức khi có cảnh tác động.

có 4 sự thật tuyệt đối hay 4 pháp chân đế

tâm
tâm sở
sắc
niết bàn

vi diệu pháp đi vào phân tích những pháp chân đế này, chủ yếu sâu rộng về tâm và tâm sở ( citta, cetasika) để làm kinh nghiệm hỗ trợ cho thiền minh sát, phân tích sắc ( rupa) để làm kinh nghiệm hỗ trợ cho thiền tứ đại.

tài liệu về vi diệu pháp có rất nhiều, rất rộng, nhưng theo mình nên biết từ căn bản, tìm hiểu những lộ trình tâm trước để nắm được căn bản dòng tâm thức của chúng ta nó như thế nào cái đã

http://www.phathoc.net/thu-vien/luan/gi ... _giai.aspx


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TỨ NIỆM XỨ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Lành thay lành thay kiến thức phật pháp cuả đạo hữu thật đáng kính nể, thật là lợi lạc cho chúng sanh.
Trong kinh Tứ Niệm Xứ có đoạn viết: Cảm giác toàn thân tôi thở vào, cảm giác toàn thân tôi thở ra là sao ?
tôi chưa hiểu chổ này lắm nhưng đọc một số sách thì các sư giảng cũng không thống nhất có hai quan điểm:
1/được giải thích là theo dõi hơi thở ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối vì ở giai đoạn này phật dạy lấy hơi thở làm đề mục nên chỉ theo dõi hơi thở là chính?
2/ cảm giác biết rõ hơi thở đi vào tràn ngập trong toàn thân ?
Vậy theo đạo hữu ý nào đúng nhất trong 2 câu trên rất mong đạo hữu chỉ giáo thêm kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách