Như Lai Thiền là gì?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cũng như đức Phật, cố Hòa thượng Thích Minh Châu đã làm xong việc của Hòa thượng và ngài đã vào Niết Bàn. tangbong

Còn chúng ta thì cứ mãi lang thang đi tìm anh thợ làm nhà!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Thiền quán niệm hơi thở của Đạo Phật rất khác với luyện hơi thở của ngoại đạo (như phép luyện nín thở, điều khiển hơi thở, dùng ý dẫn khí, luyện thở kết hợp với tưởng tượng, kết hợp với các tư thế asana...). Thiền quán niệm hơi thở của Đạo Phật có công năng diệt trừ ngã chấp, thanh tịnh tâm-nhập thiền định-không khởi vọng tưởng, đạt được tuệ giải thoát không có lậu hoặc-hay Chánh trí-Tam minh..., tức là vượt ngoài vòng tương đối. Đặc điểm của kinh nguyên thủy là tuy xác quyết nhưng rất giản dị, không hoa mỹ bóng bẩy, chú trọng về phương pháp thực hành chứ không nói nhiều về các cảnh giới chứng ngộ cao siêu. Cách hành văn trong kinh nguyên thủy phản ánh chính xác cách hành văn và tập quán, phương ngữ cổ của thời mà Đức Phật còn tại thế cách đây hơn 2500 năm tại Ấn độ, sử dụng nhiều đoạn điệp ngữ lặp đi lặp lại cho dễ ghi nhớ vì khi đó việc ghi chép chưa được phổ biến. Do vậy mà nhiều người bây giờ cảm thấy kinh nguyên thủy có vẻ khó hiểu, nhàm chán, thậm chí là có vẻ "thấp" hơn kinh phát triển sau này. Quả là đáng tiếc lắm thay! 8->


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

khanh chi đã viết:Thiền quán niệm hơi thở của Đạo Phật rất khác với luyện hơi thở của ngoại đạo (như phép luyện nín thở, điều khiển hơi thở, dùng ý dẫn khí, luyện thở kết hợp với tưởng tượng, kết hợp với các tư thế asana...).

Thiền quán niệm hơi thở của Đạo Phật có công năng diệt trừ ngã chấp, thanh tịnh tâm-nhập thiền định-không khởi vọng tưởng, đạt được tuệ giải thoát không có lậu hoặc-hay Chánh trí-Tam minh..., tức là vượt ngoài vòng tương đối.

Đặc điểm của kinh nguyên thủy là tuy xác quyết nhưng rất giản dị, không hoa mỹ bóng bẩy, chú trọng về phương pháp thực hành chứ không nói nhiều về các cảnh giới chứng ngộ cao siêu.
OK :)
Thiền quán: niệm hơi thở là một trong các phương tiện của Thân Niệm Xứ. Nếu tôi không đủ kiên nhẫn ''quán niệm hơi thở'', thì có tu được các pháp thiền Nguyên Thủy khác hông?
Do vậy mà nhiều người bây giờ cảm thấy kinh nguyên thủy có vẻ khó hiểu, nhàm chán, thậm chí là có vẻ "thấp" hơn kinh phát triển sau này. Quả là đáng tiếc lắm thay! 8->
Làm sao khanh Chi biết là khó hiểu, nhàm chán, thậm chí là có vẻ "thấp" hơn kinh phát triển sau này...?!
Khanh Chi đã có đọc qua kinh Phát triển thế nào chưa? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

@ Chú Hỉ: Comment trên tôi đã giải thích rõ ràng rồi, bạn đọc lại giùm nhé.

Để bắt đầu tập thiền quán niệm hơi thở, trước tiên bạn phải "ngồi kiết già, lưng thẳng" được trong thời gian tối thiểu 30 phút.

Kinh nguyên thủy chú trọng đến thực hành, lời kinh cô đọng và nếu không có vị Thầy có kinh nghiệm thực chứng hướng dẫn thì rất dễ hiểu lầm, sai một li đi một dặm.

Thí dụ: "Cảm giác hỷ thọ (lạc thọ), tôi sẽ thở vào", vị ấy tập; "cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Cảm giác này tự nhiên đến chứ hành giả không được cố ý tưởng tượng ám thị ra. Cảm giác hỷ thọ này là kết quả tự nhiên sau khi hành giả đã thực hiện tốt các kỹ thuật ở giai đoạn trước rồi, như Biết rõ hơi thở; Biết rõ toàn thân; Giữ thân thư thái bất động, khiến cho vọng tưởng lắng yên nhẹ nhàng. Vọng tưởng yên lắng thì cảm giác hỷ thọ xuất hiện. Khi đó hành giả đơn thuần chỉ biết (cảm giác) một cách khách quan chứ không được hưởng thụ và bám chấp vào hỷ thọ đó.

Và cũng chỉ có người thực hành thành công thì mới có thể biết cảm giác hỷ thọ khác với cảm giác lạc thọ như thế nào.
Sửa lần cuối bởi khanh chi vào ngày 29/10/14 19:27 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

khanh chi đã viết:@ Chú Hỉ: Comment trên tôi đã giải thích rõ ràng rồi, bạn đọc lại giùm nhé.

Để bắt đầu tập thiền quán niệm hơi thở, trước tiên bạn phải "ngồi kiết già, lưng thẳng" được trong thời gian tối thiểu 30 phút.

Kinh nguyên thủy chú trọng đến thực hành, lời kinh cô đọng và nếu không có vị Thầy có kinh nghiệm thực chứng hướng dẫn thì rất dễ hiểu lầm, sai một li đi một dặm.

Thí dụ: "Cảm giác lạc thọ (hỷ thọ), tôi sẽ thở vào", vị ấy tập; "cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Cảm giác này tự nhiên đến chứ hành giả không được cố ý tưởng tượng ám thị ra. Cảm giác hỷ thọ này là kết quả tự nhiên sau khi hành giả đã thực hiện tốt các kỹ thuật ở giai đoạn trước rồi, như Biết rõ hơi thở; Biết rõ toàn thân; Giữ thân thư thái bất động, khiến cho vọng tưởng lắng yên nhẹ nhàng. Vọng tưởng yên lắng thì cảm giác hỷ thọ xuất hiện. Khi đó hành giả đơn thuần chỉ biết (cảm giác) một cách khách quan chứ không được hưởng thụ và bám chấp vào hỷ thọ đó.
Pháp quán niệm ''Hơi Thở'' này rất tốt và còn là một Pháp theo hơi thở để biết sức khỏe mạnh yếu mỗi ngày. Cũng gần giống Pháp ''Trì Danh Niệm Phật của Tịnh Độ'' và của thiền chỉ quán Niệm Phật PGNT.

Khanh chi có thể cho hỏi thêm, nếu người vì cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày phải làm việc trên 12 giờ/ngày. Thì làm sao để trì pháp ''Quán niệm hơi thở'' ?

Nếu không quán niệm được pháp này, thì tôi sẽ tu thiền gì?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Chú Hỉ nên hỏi điều này ở nơi các vị Thầy có kinh nghiệm. Còn theo thiển ý của tôi thì nếu quá bận rộn, chúng ta vẫn có thể thực hành Thân hành niệm trong mọi oai nghi của cuộc sống:

(Chánh niệm trên bốn tư thế)

“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo đi biết rằng: “Tôi đi” hay đứng, biết rằng: “Tôi đứng”; hay ngồi, biết rằng: “Tôi ngồi”; hay nằm, biết rằng: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an toạ, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập thân hành niệm”.

(Chánh niệm trên từng động tác cơ thể)

“Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng già lê (Sanghàti), mang bát, mang y biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình đang làm.”

(Kinh Thân Hành Niệm)

Lưu ý, người sơ cơ như chúng ta thì không thể biết rõ mình đang ngủ, nhưng đối với những người có công phu tu tập vẫn có thể giữ chánh niệm khi ngủ, một số vị tiền bối đã tiết lộ như vậy.

Trong cuộc sống, chúng ta lúc nào cũng có cơ hội để thể hiện lòng Từ - Bi - Hỷ - Xả đối với mọi người sống xung quanh mình. tangbong >:D<

Mỗi ngày dành vài phút để lễ Phật, coi như học trò vấn an, trình pháp với Sư phụ vậy! kinhle kinhle kinhle

Kính!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

khanh chi đã viết:Chú Hỉ nên hỏi điều này ở nơi các vị Thầy có kinh nghiệm. Còn theo thiển ý của tôi thì nếu quá bận rộn, chúng ta vẫn có thể thực hành Thân hành niệm trong mọi oai nghi của cuộc sống:
Cảm ơn Khanh Chi chia sẻ bài kinh thân hành niệm trong mọi oai nghi. Đây đúng là dành cho người bận rộn trong cuộc sống. Còn pháp quán niệm hơi thở phải có nhiều thời gian hơn.
Có thể lúc hành giả nghĩ trưa, hay ngồi nghĩ thuộc về ''Tịnh tâm'' thì quán niệm hơi thở, còn đang làm việc thì thuộc về ''Động tâm'' thì quán thân hành niệm. Như vậy thì không phụ lòng của Khanh Chi :)
Có điều ngồi lâu đau lưng, đứng lâu thì mệt, nằm nghĩ lâu thì tê, đi chạy lâu thì bị đau khớp...Vậy có cách nào để cảm quá mấy chứng bệnh phóng dật (lười) này hay không?
Lưu ý, người sơ cơ như chúng ta thì không thể biết rõ mình đang ngủ, nhưng đối với những người có công phu tu tập vẫn có thể giữ chánh niệm khi ngủ, một số vị tiền bối đã tiết lộ như vậy.
Chánh niệm khi ngủ hay trong giấc ngủ là khi giựt mình tỉnh giác là lúc ấy biết mình là ai, đang làm gì...
Chánh niệm khi ngủ cũng có thể lầm với mơ ngủ, như là ban ngày làm cái gì, tưởng nhớ ai tối nằm thấy vậy thì đây không gọi là chánh niệm mà là mộng mơ.
Trong cuộc sống, chúng ta lúc nào cũng có cơ hội để thể hiện lòng Từ - Bi - Hỷ - Xả đối với mọi người sống xung quanh mình. tangbong >:D<
:) tangbong Nhưng tại sao có số người còn thích phân biệt kinh này, kinh nọ, thiệt giả. Thì làm sao để thể hiện lòng từ bi?
Mỗi ngày dành vài phút để lễ Phật, coi như học trò vấn an, trình pháp với Sư phụ vậy! kinhle kinhle kinhle

Kính!
Hay hay, hoặc luôn luôn nghĩ đến Phật Pháp Tăng thì sẽ không nghĩ chuyện tầm bậy của ba độc (tham sân si. hi :))


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:Có điều ngồi lâu đau lưng, đứng lâu thì mệt, nằm nghĩ lâu thì tê, đi chạy lâu thì bị đau khớp...Vậy có cách nào để cảm hóa mấy chứng bệnh phóng dật (lười) này hay không?
Ngồi lâu đau lưng thì quán đau lưng, đứng lâu thì mệt, quán cái mệt, nằm nghỉ lâu thì tê, quán cái tê, đi chạy lâu thì bị đau khớp, quán cái đau khớp... Trong kinh dạy, hễ tên nào ló đầu ra thì chợp lấy nó mà quở thì tự nhiên nó lặn mất, cứ như vậy thì phóng dật cũng cút luôn! :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Chú Hỉ đã viết:Chánh niệm khi ngủ hay trong giấc ngủ là khi giựt mình tỉnh giác là lúc ấy biết mình là ai, đang làm gì...
Người có công phu tu tập thì khi ngủ vẫn BIẾT RÕ MÌNH ĐANG NGỦ. Chúng ta chưa chứng được cảnh giới này nên không thể hiểu nổi! #-o #-o
Chú Hỉ đã viết:Nhưng tại sao có số người còn thích phân biệt kinh này, kinh nọ, thiệt giả. Thì làm sao để thể hiện lòng từ bi?
Từ bi chứ không phải là dễ dãi, ba phải. Cách đây mấy nghìn năm khi điều kiện thông tin và giao lưu Phật giáo giữa các vùng còn quá cách trở thì việc ngụy tạo mạo nhận kinh điển là rất dễ dàng. Thậm chí trong thời đại thông tin toàn cầu ngày nay thì thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những bản kinh ngụy tạo lộ liễu (như "kinh" Di Lặc Độ Thế...), những giáo phái mới lợi dụng uy tín của Đạo Phật để lập lờ đánh lận nhằm lôi kéo tín đồ như Thiền Minh triết của Đạo sư Duy Tuệ, Pháp môn Quán Âm của Thanh Hải Vô thượng sư...Việc nhận định thiệt giả là khá tế nhị vì sẽ động chạm đến niềm tin bao lâu nay của nhiều người, nhiều hệ phái. Do đó để phân biệt thiệt giả sẽ chủ yếu dựa vào khả năng đọc, khả năng suy tư, phân tích, đối chiếu, so sánh, khả năng thực hành tu tập và cuối cùng là do duyên nghiệp của Cá Nhân mỗi người mà thôi.

Đức Phật đã cảnh báo như sau:

“ Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh"
(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ)

" Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người độc ác với tâm đầy sân hận, và người có lòng tin với tà kiến. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.

Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ kinh cần phải giải nghĩa là kinh đã được giải nghĩa, và người nêu rõ kinh đã được giải nghĩa là kinh cần phải giải nghĩa. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuyên tạc Như Lai."

(Tăng Chi Bộ Kinh)

Ngay cả trong kinh nguyên thủy cũng không loại trừ được việc tam sao thất bản. Cố HT Thích Minh Châu đã dùng cụm từ: "kinh nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất":

Cho dịch và cho in các bản kinh Pàli, chúng tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các học giả, các sinh viên được đọc thẳng vào kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của Đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những học giả và những phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình.

Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, trang 124- 126, tập III có ghi rằng, dù chúng ta có nghe vị Tỳ-kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v... nói như vậy là pháp, như vậy là luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với kinh, đối chiếu với luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.

Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là đạo đến để mà thấy, chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (Passato Ajànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

khanh chi đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Nhưng tại sao có số người còn thích phân biệt kinh này, kinh nọ, thiệt giả. Thì làm sao để thể hiện lòng từ bi?
Từ bi chứ không phải là dễ dãi, ba phải. Cách đây mấy nghìn năm khi điều kiện thông tin và giao lưu Phật giáo giữa các vùng còn quá cách trở thì việc ngụy tạo mạo nhận kinh điển là rất dễ dàng.

Thậm chí trong thời đại thông tin toàn cầu ngày nay thì thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những bản kinh ngụy tạo lộ liễu (như "kinh" Di Lặc Độ Thế...), những giáo phái mới lợi dụng uy tín của Đạo Phật để lập lờ đánh lận nhằm lôi kéo tín đồ như Thiền Minh triết của Đạo sư Duy Tuệ, Pháp môn Quán Âm của Thanh Hải Vô thượng sư...


Việc nhận định thiệt giả là khá tế nhị vì sẽ động chạm đến niềm tin bao lâu nay của nhiều người, nhiều hệ phái.

Do đó để phân biệt thiệt giả sẽ chủ yếu dựa vào khả năng đọc, khả năng suy tư, phân tích, đối chiếu, so sánh, khả năng thực hành tu tập và cuối cùng là do duyên nghiệp của Cá Nhân mỗi người mà thôi.
Bạn Khanh Chi nói ''Từ bi chứ không phải là dễ dãi, ba phải.'' Hề hề, Hỉ xin hỏi bạn chớ ở ngoài đời và ở chùa của bạn thì không dễ dãi, ba phải! Thế thì bạn có nói được để người ta sửa đổi hay không? - Nếu nói không được thì ở diễn đàn.

Ai là người có thẩm quyền để sửa đổi lại kinh điển từ mấy ngàn năm cho tới nay?

"kinh" Di Lặc Độ Thế...; Đạo sư Duy Tuệ hay Bà Thanh Hải thì đã được GHPGVN vạch trần ra sự thật đã quá rõ ràng thì không thể lấy râu ông này, đắp vào càm bà nọ được (Tức là nói đến các Tôn giáo Phật giáo khác được). Với lại bạn nghĩ xem, theo Phật sử thời Đức Phật thị hiện ở cõi Ta Bà (Thế gian này) đâu phải không có tà đạo. Nhưng Ngài chỉ giảng thuyết chúng đệ tử nào đến với Ngài mà thôi. Ai đáng được giáo hóa thì Ngài dạy, còn ai không thể thì Ngài không can dự.
Đó mới thật là dạy chúng tu tâm dưỡng tánh.
Việc nhận định thiệt giả là khá tế nhị vì sẽ động chạm đến niềm tin bao lâu nay của nhiều người, nhiều hệ phái.
Bạn đã viết được câu này là bạn đã thực hành qua Pháp Quán niệm hơi thở ít nhiều rồi. :)

Ví dụ:

Khi chúng ta bị đụng chạm bất cứ một vấn đề gì thì hơi thở sẽ không còn lưu thông. (Lúc ngắn lúc dài, lúc ấm ức, lúc an lạc) Thì lâu ngày như vậy bệnh sẽ càng nặng thêm. (p/s. 1 bệnh loạn tưởng; bịnh làm Thầy, nhẹ thì bệnh trầm cảm xa lánh xã hội, bị cô độc, sống cuộc đời cực đoan...)

Biết thế:

Tại sao ta không tìm những cái thư giản dễ hơn là so sánh thị phi có ích gì.
Do đó, dầu bạn không muốn ba phải cũng phải thành ba phải. Đó là trí huệ của hành giả biết mình biết ta. Chớ không phải là kẻ hèn như chúng ta tưởng.
----------------------------
----------------------------
---------------------------
battinh đã viết:
Chú Hỉ đã viết:Có điều ngồi lâu đau lưng, đứng lâu thì mệt, nằm nghĩ lâu thì tê, đi chạy lâu thì bị đau khớp...Vậy có cách nào để cảm hóa mấy chứng bệnh phóng dật (lười) này hay không?
Ngồi lâu đau lưng thì quán đau lưng, đứng lâu thì mệt, quán cái mệt, nằm nghỉ lâu thì tê, quán cái tê, đi chạy lâu thì bị đau khớp, quán cái đau khớp... Trong kinh dạy, hễ tên nào ló đầu ra thì chợp lấy nó mà quở thì tự nhiên nó lặn mất, cứ như vậy thì phóng dật cũng cút luôn! :-P
Hề hề, đây là câu hỏi về ''Thọ niệm xứ'' rất rõ ràng. Dễ quá đâu cần phải in nguyên si kinh Tứ Niệm Xứ lên đây chi cho đầy hé, các bác nhà ta.

Như vậy Khanh Chi có thể chỉ dẫn thêm về Thân hành niệm và Thọ niệm xứ này nó theo mệnh lệnh của ... cái gì?! Hihi. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
khanh chi
Bài viết: 42
Ngày: 07/08/14 19:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khanh chi »

Chú Hỉ đã viết:"kinh" Di Lặc Độ Thế...; Đạo sư Duy Tuệ hay Bà Thanh Hải thì đã được GHPGVN vạch trần ra sự thật đã quá rõ ràng thì không thể lấy râu ông này, đắp vào càm bà nọ được (Tức là nói đến các Tôn giáo Phật giáo khác được).
Đó là do những kinh ngụy tạo và các giáo phái mới này xuất hiện vào thời kỳ thông tin toàn cầu hiện nay, khi phản biện được khuyến khích và coi trọng. Còn những kinh ngụy tạo và các giáo phái xuất hiện cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm, thu hút được rất nhiều tín đồ, trở thành một tông môn trà trộn vào Đạo Phật, người khởi xướng giáo phái nghiễm nhiên được đệ tử xưng tụng là Tổ sư của tông môn; thì liệu bây giờ có mấy người đủ dũng khí đứng lên phân tích thiệt giả, nói ra sự thật, và can đảm chấp nhận bị tông môn đó "ném đá" hội đồng ? >:P
Chú Hỉ đã viết:Ai là người có thẩm quyền để sửa đổi lại kinh điển từ mấy ngàn năm cho tới nay?
Không ai có thẩm quyền cả, tất nhiên là trừ các nước theo Phật giáo nguyên thủy. Vì các nước theo Phật giáo nguyên thủy vẫn luôn cho rằng kinh Bắc tông không phải là do Phật thuyết! /:)
Chú Hỉ đã viết:Với lại bạn nghĩ xem, theo Phật sử thời Đức Phật thị hiện ở cõi Ta Bà (Thế gian này) đâu phải không có tà đạo. Nhưng Ngài chỉ giảng thuyết chúng đệ tử nào đến với Ngài mà thôi. Ai đáng được giáo hóa thì Ngài dạy, còn ai không thể thì Ngài không can dự.
Hì hì, không biết Chú Hỉ là thuộc nhóm thứ nhất hay nhóm thứ hai đây? :D

Mà thôi, thời gian của chúng ta không còn nhiều đâu, hành thiền thôi thầy Hỉ ơi! :-c


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Như Lai Thiền là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

những kinh ngụy tạo và các giáo phái xuất hiện cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm, thu hút được rất nhiều tín đồ, trở thành một tông môn trà trộn vào Đạo Phật, người khởi xướng giáo phái nghiễm nhiên được đệ tử xưng tụng là Tổ sư của tông môn; thì liệu bây giờ có mấy người đủ dũng khí đứng lên phân tích thiệt giả, nói ra sự thật, và can đảm chấp nhận bị tông môn đó "ném đá" hội đồng ? >:P
Đề nghị "khanhchi" nói rõ là tông môn nào ?
Vì các nước theo Phật giáo nguyên thủy vẫn luôn cho rằng kinh Bắc tông không phải là do Phật thuyết! /:)
Làm sao biết các nước theo Phật giáo nguyên thủy cho rằng kinh Bắc tông không phải là do Phật thuyết!
nói không có căn cứ.

Tại sao Mật Tông Tây Tạng nói rằng "kinh Bắc tông là do Phật thuyết!" ?
Vì kinh điển Bắc Tông đều có xuất xứ từ Tây Tạng, Mật tông

"Khanhchi"Phỉ báng kinh điển Bắc Tông
Vi phạm nôi qui . Khóa nick.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]21 khách