Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

biển tâm đã viết:kính chào quí Thiện Hữu

Đứng giữa vòng quay của 3 thời gian, 3 không gian, con người chịu tác động của lực trì kéo-lực đẩy-và lực cản.
Những mãnh lực tác động đó hoàn toàn là những duyên sinh ra pháp, duyên làm liên hệ pháp, duyên hổ trợ pháp, duyên diệt làm pháp diệt……..
Nhận ra chỗ đó thời vô ngã.
Vô ngã thời không đặt vấn đề ngã.

*kính thưa lâu ngày ghé qua chỉ có vài lời đóng góp, xin dừng lại. bt
Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... là thời vô ngã #-o

=D> =D> =D> Hay hay, con kính chào Sư Biển Tâm.

Thật là hải hùng, giựt mình và hổ thẹn với Chú Hỉ con đây kiến thức còn quá thô thiển khi nghe ''Thấy lý duyên khởi... tức thấy thời vô ngã''

Lành thay, lành thay... Nay kính cẩn ban phước lành, chỉ dạy cho con #-o ''Lý do vì Thấy duyên khỏi là thấy vô ngã'' Mong được trợ giúp nơi kinh nào, xuất xứ ai là tác giả.

Và hi hữu thay, hi hữu sư Biển Tâm hoan hỉ ban ân chỉ bài tường tận cho chúng con, đúng như Chánh Kiến, như Tư duy, như Chánh ngữ.. caunguyen caunguyen caunguyen ạ.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... là thời vô ngã ???

Kính chào quí sư phụ Nam truyền Phật học, trong thời gian chờ đợi hoặc không có cơ hội comment của sư Biển Tâm.

Thời sư phụ Nam Tông giảng giải ý nghĩa thế nào duyên sinh... là thời vô ngã ạ ? :)


Sư Phụ Nam Tông nào thuyết...
Lầm lẫn pháp, giảng sai pháp, tráo đổi danh từ Phật học kinh điển trong PG. Nguyên Thủy thì sẽ không còn gọi là Nguyên Thủy...!? Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Tui đề nghị ông gọi các vị khác là đạo hữu
Ông gọi sư là không đúng


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Chú Hỉ đã viết:Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... là thời vô ngã ???

Kính chào quí sư phụ Nam truyền Phật học, trong thời gian chờ đợi hoặc không có cơ hội comment của sư Biển Tâm.

Thời sư phụ Nam Tông giảng giải ý nghĩa thế nào duyên sinh... là thời vô ngã ạ ? :)


Sư Phụ Nam Tông nào thuyết...
Lầm lẫn pháp, giảng sai pháp, tráo đổi danh từ Phật học kinh điển trong PG. Nguyên Thủy thì sẽ không còn gọi là Nguyên Thủy...!? Hề hề.
Kính ĐH Chú Hỉ,
--> Sư Phụ thuyết chính là Đức Phật Gautama, trong rất nhiều kinh, rõ nhất là trong các kinh như Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh 7 Trạm Xe, vì liên hệ trực tiếp tới thực hành pháp, hiển lộ giáo lý giải thoát.

Trong Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật thời đã giảng giải rất cặn kẽ, ĐH có thể đọc, thực hành rồi liên hệ đối chiếu lời dạy của Ngài. Trong kinh này, Đức Phật thuyết rõ, các danh sắc, bởi do duyên nên sinh, thời có sinh, bởi vô thường, nên diệt, không thể mãi tồn tại. Bởi không mãi tồn tại, do vô thường, nên phải bị biến hoại, bị hoại diệt. Do vậy, không thể cho là tự ngã, không thể là của ta, cũng không phải là ta. Do duyên sinh, vô thường, thời diệt, là khổ, là không phải tự ngã, là vô ngã.

Kinh 7 Trạm Xe, nói về 7 giai đoạn thanh lọc tâm:

- trạm xe thứ 4 hay giai đoạn thứ 4, Đoạn Nghi Tịnh, thiền sinh thấu rõ phân biệt được một cách rõ ràng nhân, duyên, chính là yếu tố khởi sinh của danh, sắc.
- trạm thứ 5, giai đoạn thứ 5, là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh, trong tuệ Minh Sát tức là Tuệ Thấu Đạt, tức thấy rõ cái gì là Đạo, cái gì là Phi Đạo, là chướng ngại pháp.
- trạm thứ 6 của con đường, là Đạo Tri Kiến Tịnh, liên hệ với pháp hành trong tuệ Minh Sát, hành giả thực hành phát triển được:
* khả năng quán sát, nắm bắt các tiến trình sanh/diệt liên tục của các danh/sắc, tức tuệ Sanh Diệt
* khả năng thấy rõ sự diệt ở ngay chỗ điểm kết thúc, ở tuệ này hành giả kinh nghiệm rõ ràng sự hoại diệt, tan rã của các danh/sắc, thân, tâm, thấy rõ không tồn tại một tự ngã, không có gì có thể làm dừng lại các tiến trình này. Thực hành đến tuệ này, hành giả có thể gọi là đã có kinh nghiệm, chứng ngộ thế nào là Vô Ngã.
...

Kính ĐH Chú Hỉ, những comments của cô Biển Tâm, ngắn gọn, nhưng vô cùng súc tích, bao hàm cả một quá trình thực hành các thiền định, tuệ, miên mật, tinh tấn, thời sẽ thấu đạt một cách rõ ràng lời dạy của Đức Phật.

Chắc chắn nơi đây, quý ĐH, chú ĐH Cục Đất, cô Biển Tâm, và chú ĐH AlphaTran, cũng như quý ĐH tinh tấn pháp học lẫn pháp hành, đều có thể trích dẫn liên hệ rõ ràng hơn.

Đức Phật Gautama, Đức Bổn Sư, chính là vị "Sư Phụ" đã thuyết về duyên khởi, về hoại diệt, về vô thường, khổ, vô ngã.

Kính chúc Chú ĐH chuyển các phước báu làm duyên, khởi duyên lành với pháp.
Kính chúc Chú và quý ĐH tiếp tục thực hành tinh tấn, theo con đường của Đức Phật, lần đi qua các trạm xe này, phát triển các giai đoạn thanh lọc tâm, phát triển các tuệ minh sát, thấy rõ thực tướng các pháp, bởi không thường nên vô thường, bởi vô thường nên là khổ, vì không thường nên phải bị hoại diệt, không do một tự ngã kiềm chế các tiến trình này, vậy nên không thể là tự ngã, thời là vô ngã - Đây là thuyết của Đức Phật, là lời dạy của Đức Phật, là pháp hành, là con đường thoát khổ.

kinhle kinhle kinhle

--
Sadhu Sadhu Sadhu

Đức Phật thuyết giảng tỏ tường,
Duyên sinh, duyên diệt, vô thường, chẳng Ta.
Tuệ Tri các pháp như là,
Khởi sinh, hoại diệt, không Ta chen vào.

Duyên lành tri pháp nhiệm mầu.
Đức Phật chỉ rõ, đường nào nên đi.

Diệt tham, ly dục sân si,
Đoạn tận kiết sử, thoát ly Ta Bà.
Tuệ tri các pháp như là,
Vô thường, vô ngã, khổ - ba tướng này.
Xả tâm chấp thủ sâu dày,
Hướng tâm giải thoát, nguyện ngày viễn ly.

Giới, Định, Tuệ, quán tu trì
Thực hành Bát Chánh, thời thì quán tâm.
Sáu căn danh sắc, sở tầm
Chánh niệm quán sát diệt mầm vô minh.

Nguyện cho khắp cõi chúng sinh
Đồng quy Tam Bảo, vô minh xả hành.
Nguyện cho tất cả an lành,
Đồng tu giải thoát, đồng thành vô sanh.

Kính.


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Hoan hỉ kính chào đạo hữu HoangTuMongMo
lành thay một tâm đạo vững chãi tangbong

HoangTuMongMo đã viết:Kính chúc Chú ĐH chuyển các phước báu làm duyên, khởi duyên lành với pháp.
Anumodana với lời có trí từ HTMM

"Pháp giới do Duyên sanh,
Và cũng do Duyên diệt"
Đại Sa-môn Cồ Đàm
Thầy của tôi dạy thế.

bt sẽ trở lại 15 ngày sau.
kính,bt


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

HoangTuMongMo đã viết:
Trong Kinh Vô Ngã Tướng, Đức Phật thời đã giảng giải rất cặn kẽ, ĐH có thể đọc, thực hành rồi liên hệ đối chiếu lời dạy của Ngài. Trong kinh này, Đức Phật thuyết rõ, các danh sắc, bởi do duyên nên sinh, thời có sinh, bởi vô thường, nên diệt, không thể mãi tồn tại. Bởi không mãi tồn tại, do vô thường, nên phải bị biến hoại, bị hoại diệt. Do vậy, không thể cho là tự ngã, không thể là của ta, cũng không phải là ta. Do duyên sinh, vô thường, thời diệt, là khổ, là không phải tự ngã, là vô ngã.
Hề hề, có phải vậy không, Chú Hỉ con đây, đã đọc mấy mươi năm rồi, nay có lẽ lú lẫn nhầm lẫn Kinh Chánh tri kiến hay là kinh Vô ngã tướng.

Nội dung chánh của Kinh Vô ngã tướng là.. Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... là thời vô ngã timeeeout ????

Nay Thầy lập lại ''các danh sắc, bởi do duyên nên sinh, thời có sinh, bởi vô thường, nên diệt, không thể mãi tồn tại...''

Hình như là ngũ uẩn là phần nội dung chánh của Kinh Vô ngã tướng, Quí Phật tử nào không biết Kinh Chuyển Pháp Luân (Tứ Diệu Đế) và Kinh Vô Ngã Tướng (ngũ uẩn) . Thế chưa hiểu Đạo Phật là gì? - hề hề.

Duyên sanh, duyên khởi, duyên diệt, Nhân hoặc Quả... Có kinh Phật nào không dạy về điều này, sao phải là ''Thời vô ngã'' thì mới có dụ duyên này, duyên nọ...!? :D

Kinh 7 Trạm Xe, nói về 7 giai đoạn thanh lọc tâm:

- trạm xe thứ 4 hay giai đoạn thứ 4, Đoạn Nghi Tịnh, thiền sinh thấu rõ phân biệt được một cách rõ ràng nhân, duyên, chính là yếu tố khởi sinh của danh, sắc.
- trạm thứ 5, giai đoạn thứ 5, là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh, trong tuệ Minh Sát tức là Tuệ Thấu Đạt, tức thấy rõ cái gì là Đạo, cái gì là Phi Đạo, là chướng ngại pháp.
- trạm thứ 6 của con đường, là Đạo Tri Kiến Tịnh, liên hệ với pháp hành trong tuệ Minh Sát, hành giả thực hành phát triển được:
* khả năng quán sát, nắm bắt các tiến trình sanh/diệt liên tục của các danh/sắc, tức tuệ Sanh Diệt
* khả năng thấy rõ sự diệt ở ngay chỗ điểm kết thúc, ở tuệ này hành giả kinh nghiệm rõ ràng sự hoại diệt, tan rã của các danh/sắc, thân, tâm, thấy rõ không tồn tại một tự ngã, không có gì có thể làm dừng lại các tiến trình này. Thực hành đến tuệ này, hành giả có thể gọi là đã có kinh nghiệm, chứng ngộ thế nào là Vô Ngã.
Hề hề, khổ lại trồng thêm khổ làm chi. Chú Hỉ con đây chỉ hỏi về Vô Ngã là ý gì trong kinh thôi, chớ không hỏi tu như thế nào. Khổ thật.
Kính ĐH Chú Hỉ, những comments của cô Biển Tâm, ngắn gọn, nhưng vô cùng súc tích, bao hàm cả một quá trình thực hành các thiền định, tuệ, miên mật, tinh tấn, thời sẽ thấu đạt một cách rõ ràng lời dạy của Đức Phật.

Chắc chắn nơi đây, quý ĐH, chú ĐH Cục Đất, cô Biển Tâm, và chú ĐH AlphaTran, cũng như quý ĐH tinh tấn pháp học lẫn pháp hành, đều có thể trích dẫn liên hệ rõ ràng hơn.

Đức Phật Gautama, Đức Bổn Sư, chính là vị "Sư Phụ" đã thuyết về duyên khởi, về hoại diệt, về vô thường, khổ, vô ngã.

Kính chúc Chú ĐH chuyển các phước báu làm duyên, khởi duyên lành với pháp.
Kính chúc Chú và quý ĐH tiếp tục thực hành tinh tấn, theo con đường của Đức Phật, lần đi qua các trạm xe này, phát triển các giai đoạn thanh lọc tâm, phát triển các tuệ minh sát, thấy rõ thực tướng các pháp, bởi không thường nên vô thường, bởi vô thường nên là khổ, vì không thường nên phải bị hoại diệt, không do một tự ngã kiềm chế các tiến trình này, vậy nên không thể là tự ngã, thời là vô ngã - Đây là thuyết của Đức Phật, là lời dạy của Đức Phật, là pháp hành, là con đường thoát khổ.

kinhle kinhle kinhle
Chẳng hiểu gì hết, chẳng có liên quan cái chi chi về Ngũ uẩn mà Đức Bổn Sư dạy trong Kinh Vô Ngã Tướng. ~x

Chú Hỉ con đọc xong, Càng làm cho cái ngã tướng mình càng lớn như núi Tu Di, thì Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... hết cái núi này. Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư đạo hữu.
Kính đạo hữu Biển Tâm.
Kính đạo hữu hoangTuMongMo.

Thật hi hữu khi trên thế gian có một vị Phật ra đời, thật hi hữu cho những ai được nghe thuyết giảng từ chính kim khẩu của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng pháp của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng gia tài pháp bảu. kinhle kinhle kinhle
sau khi nghe dứt bài kinh Chuyễn Pháp Luân (vô ngã tướng), Ngài Kiều Trần Như chứng nhập lưu, Trưỡng Lão Assaji tóm gọn ngắn bài kinh trên kệ cho Upatissa (Sariputa) :
'' Sabbe dhamma hetuppabhava, Tesam hetum tathagato aha, Tesannena yo nirodho, Evamadi mahasamanoti ... !''
dịch nghĩa : ''Vạn Pháp đều sanh ra bởi một nhân, Đức Thế Tôn đã chỉ rõ nhân của nó, Ngài cũng dạy cho cách diệt tắt .. Nhân ấy ! Đó chính là Giáo-Pháp của bậc Đại Sa-Môn !''...
(trích cuộc đời Đức Xá Lợi Phất).

Đạo hữu Biển Tâm viết vắn tóm gọn nhưng nghĩa rất sâu, đạo hữu HoangTuMongMo viết rõ ràng rộng nghĩa không dư thừa cũng chẳng thiếu sót thật hay. tangbong tangbong tangbong

Kính đạo hữu Chú Hỉ.(mới biết núi cao còn có núi cao hơn. hi.hi...lời viết này dư thừa đó, đừng nên bắt chước đó nhe hi. hi...)

Bài kinh 7 trạm xe chẳng qua là sự tóm gọn của 16 tuệ Minh Sát, dĩ nhiên chỉ có các vị nếm được vị mặn của biển mới hiểu rõ pháp của Bậc Thầy giác ngộ Gotama, biết rõ có nghĩa là đã trãi qua kinh nghiệm pháp tự nơi chính danh sắc ấy qua 3 tướng trạng, viết cho dể hiểu là những vị thừa hưỡng pháp, không thừa hưỡng của cải vật chất, ngày xưa Đức Thế Tôn gọi các vị ấy là con của Như Lai (vào nhà Như Lai, ngự tòa Như Lai, nói pháp Như Lai là vậy đó), dĩ nhiên người chỉ đọc kinh không thể nào hiểu được nghĩa sâu, mỗi một bài kinh đều có nhiều nghĩa khác nhau, và có thể dung với nhau mà không đối nhịch, ngược lại càng thêm rõ ràng từ li từ tí sâu sắt rộng vô cùng, không thể nào dùng trí phàm nhân để hiểu hoặc suy lường đặng.

Chúc đạo hữu tinh tấn trong pháp.
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu.
Kính đạo hữu Biển Tâm.
Kính đạo hữu hoangTuMongMo.

Thật hi hữu khi trên thế gian có một vị Phật ra đời, thật hi hữu cho những ai được nghe thuyết giảng từ chính kim khẩu của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng pháp của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng gia tài pháp bảu. kinhle kinhle kinhle
sau khi nghe dứt bài kinh Chuyễn Pháp Luân (vô ngã tướng), Ngài Kiều Trần Như chứng nhập lưu, Trưỡng Lão Assaji tóm gọn ngắn bài kinh trên kệ cho Upatissa (Sariputa) :
'' Sabbe dhamma hetuppabhava, Tesam hetum tathagato aha, Tesannena yo nirodho, Evamadi mahasamanoti ... !''
dịch nghĩa : ''Vạn Pháp đều sanh ra bởi một nhân, Đức Thế Tôn đã chỉ rõ nhân của nó, Ngài cũng dạy cho cách diệt tắt .. Nhân ấy ! Đó chính là Giáo-Pháp của bậc Đại Sa-Môn !''...
(trích cuộc đời Đức Xá Lợi Phất).

Đạo hữu Biển Tâm viết vắn tóm gọn nhưng nghĩa rất sâu, đạo hữu HoangTuMongMo viết rõ ràng rộng nghĩa không dư thừa cũng chẳng thiếu sót thật hay. tangbong tangbong tangbong

Kính đạo hữu Chú Hỉ.(mới biết núi cao còn có núi cao hơn. hi.hi...lời viết này dư thừa đó, đừng nên bắt chước đó nhe hi. hi...)

Bài kinh 7 trạm xe chẳng qua là sự tóm gọn của 16 tuệ Minh Sát, dĩ nhiên chỉ có các vị nếm được vị mặn của biển mới hiểu rõ pháp của Bậc Thầy giác ngộ Gotama, biết rõ có nghĩa là đã trãi qua kinh nghiệm pháp tự nơi chính danh sắc ấy qua 3 tướng trạng, viết cho dể hiểu là những vị thừa hưỡng pháp, không thừa hưỡng của cải vật chất, ngày xưa Đức Thế Tôn gọi các vị ấy là con của Như Lai (vào nhà Như Lai, ngự tòa Như Lai, nói pháp Như Lai là vậy đó), dĩ nhiên người chỉ đọc kinh không thể nào hiểu được nghĩa sâu, mỗi một bài kinh đều có nhiều nghĩa khác nhau, và có thể dung với nhau mà không đối nhịch, ngược lại càng thêm rõ ràng từ li từ tí sâu sắt rộng vô cùng, không thể nào dùng trí phàm nhân để hiểu hoặc suy lường đặng.

Chúc đạo hữu tinh tấn trong pháp.
Kính.
Hề hề, Quí vị mà vào Chùa PGNT mà nói các Sa Di sẽ đãnh tam lễ ''đi quét lá đa cho rồi''. :D
Muốn nói xà bần thì Chú Hỉ này chơi luôn cho vui nhà vua cửa.

Chổ nào? đường links nào, Quí thầy nào giảng Kinh Chuyển Pháp Luân tức là Kinh Vô Ngã Tướng.

Tứ diệu đế và Ngũ uẩn không hiểu cội nguồn, thì làm sao kham nổi kinh Vô Ngã Tướng.

Chữ tựa đề Kinh Vô Ngã Tướng, to tướng như vậy, nghĩa cũng không sửa, rõ ràng như vậy, mà còn chế lại: ''Duyên sinh ra pháp, làm liên hệ pháp, hổ trợ pháp, diệt làm pháp, diệt... là thời vô ngã'' timeeeout.

Lầm lẫn pháp, giảng sai pháp, tráo đổi danh từ Phật học kinh điển trong PG. Nguyên Thủy thì sẽ không còn gọi là Nguyên Thủy...!? Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu.
Kính đạo hữu Biển Tâm.
Kính đạo hữu hoangTuMongMo.

Thật hi hữu khi trên thế gian có một vị Phật ra đời, thật hi hữu cho những ai được nghe thuyết giảng từ chính kim khẩu của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng pháp của Đức Phật, thật hi hữu cho những ai được thừa hưỡng gia tài pháp bảu. kinhle kinhle kinhle
sau khi nghe dứt bài kinh Chuyễn Pháp Luân (vô ngã tướng), Ngài Kiều Trần Như chứng nhập lưu, Trưỡng Lão Assaji tóm gọn ngắn bài kinh trên kệ cho Upatissa (Sariputa) :
'' Sabbe dhamma hetuppabhava, Tesam hetum tathagato aha, Tesannena yo nirodho, Evamadi mahasamanoti ... !''
dịch nghĩa : ''Vạn Pháp đều sanh ra bởi một nhân, Đức Thế Tôn đã chỉ rõ nhân của nó, Ngài cũng dạy cho cách diệt tắt .. Nhân ấy ! Đó chính là Giáo-Pháp của bậc Đại Sa-Môn !''...
(trích cuộc đời Đức Xá Lợi Phất).
Hề hề, chào thầy.

Con chỉ muốn biết vì sao gọi là ''Ngã > Vô ngã > Chơn Ngã'' rất đơn giản, ''Tôi > Không phải tôi > Chính là tôi'' thế thôi.
Em bé mới sanh nó chỉ cần no là OK. chớ nó đâu cần tìm hiểu sửa bò khác với sửa mẹ là thế nào.

Em bé không biết câu này đâu.
dịch nghĩa : ''Vạn Pháp đều sanh ra bởi một nhân, Đức Thế Tôn đã chỉ rõ nhân của nó, Ngài cũng dạy cho cách diệt tắt .. Nhân ấy ! Đó chính là Giáo-Pháp của bậc Đại Sa-Môn !''...
(trích cuộc đời Đức Xá Lợi Phất)


Chú Hỉ cũng vậy, hi hi... có chơi thì nói theo ý người học (Hiểu ý câu hỏi), học trò phải chiều ý sư phụ. Để sự phụ nói sư phụ nghe.
Đạo hữu Biển Tâm viết vắn tóm gọn nhưng nghĩa rất sâu, đạo hữu HoangTuMongMo viết rõ ràng rộng nghĩa không dư thừa cũng chẳng thiếu sót thật hay. tangbong tangbong tangbong

Kính đạo hữu Chú Hỉ.(mới biết núi cao còn có núi cao hơn. hi.hi...lời viết này dư thừa đó, đừng nên bắt chước đó nhe hi. hi...)
kinh Phật Giáo Nguyên Thủy nào dạy chỉ viết vắn tắc, tóm gọn. Nói không cần ai hiểu, nói dấu đầu, dấu đuôi, nói để phong cách ta đây là minh triết, ta đây, ta đây, Chú Hỉ thật bái phục... bái phục.

Bài kinh 7 trạm xe chẳng qua là sự tóm gọn của 16 tuệ Minh Sát, dĩ nhiên chỉ có các vị nếm được vị mặn của biển mới hiểu rõ pháp của Bậc Thầy giác ngộ Gotama, biết rõ có nghĩa là đã trãi qua kinh nghiệm pháp tự nơi chính danh sắc ấy qua 3 tướng trạng, viết cho dể hiểu là những vị thừa hưỡng pháp, không thừa hưỡng của cải vật chất, ngày xưa Đức Thế Tôn gọi các vị ấy là con của Như Lai (vào nhà Như Lai, ngự tòa Như Lai, nói pháp Như Lai là vậy đó), dĩ nhiên người chỉ đọc kinh không thể nào hiểu được nghĩa sâu, mỗi một bài kinh đều có nhiều nghĩa khác nhau, và có thể dung với nhau mà không đối nhịch, ngược lại càng thêm rõ ràng từ li từ tí sâu sắt rộng vô cùng, không thể nào dùng trí phàm nhân để hiểu hoặc suy lường đặng.

Chúc đạo hữu tinh tấn trong pháp.
Kính.
Thảo nào, Kinh Viên Giác dạy, người nói không hợp thời, hợp lý (ô nhiểm ngã chấp, Y nhân bất y pháp, kéo bè tập đản, tán phét, sửa ý nội dung trong kinh Phật dạy) dầu nói chánh pháp cũng thành tà pháp. Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Kính thưa đạo hữu Chú Hỉ và các bạn tangbong ,

YP mạo muội góp ý thêm nữa vậy .

Xin nhắc lại: Vô ngã không có nghĩa là quên mình, hy sinh mình để phục vụ tha nhân .

Vô Thường - Khổ - Vô Ngã là ba pháp liên quan mật thiết với nhau . Khi hiểu một, ta sẽ hiểu hai pháp còn lại .

1/ Vô Thường: Tất cả do nhân duyên (= điều kiện) hợp lại mà thành .
2/ Vô Ngã: Vì tất cả do nhân duyên hợp lại (Vô Thường), nên Ngã không bao giờ có thực .
3/ Khổ: Phàm nhân cho rằng có Ngã vì không hiểu Vô Thường và Vô Ngã nên mới sinh ra Khổ .

Bây giờ, chúng ta bàn thêm về Vô Ngã .

Chúng ta thường cho rằng có cái Tôi chủ động trong mọi việc: Tôi ăn cơm, Tôi tham gia Diễn Đàn, Tôi suy nghĩ và vì "Tôi suy nghĩ nên Tôi hiện hữu" (Descartes). Rõ ràng là có quyết định của Tôi trong cuộc sống .

Thực ra, không có Tôi trong cuộc sống, không có Thân Tâm, nói cách khác, không có Sắc Uẩn (Thân) và Tâm (Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn) . Không có uẩn vì các uẩn đêu vô thường (xem định nghĩa của Vô Thường ở trên và Kinh Vô Ngã Tướng) . Các uẩn hợp lại do nhân duyên ( = điều kiện) mà thành . Vì thế, không có năm uẩn, không có thân tâm, không có Tôi --> Vô Ngã .

Một cách hiểu khác về Vô Ngã: ta không điều khiển được gì .

Ví dụ: Ta quyết định từ nay sẽ không giận ai, ta sẽ luôn luôn giữ tâm an lạc . Vài phút sau đó, có chuyện gì đó phật ý xảy ra --> ta cảm thấy không vui rồi .

Như vậy mới phút trước đó ta cảm thấy an vui, tại sao bây giờ ta mất vui mặc dù ta đã quyết định rằng ta sẽ điều khiển, sẽ ép buộc tâm phải an lạc trong mọi hoàn cảnh ? Đó là vì ta không thể điều khiển hay cưỡng ép tâm được . Khi có chuyện không hợp ý ta xảy ra (điều kiện), tâm tự nhiên bất an --> Vô Ngã .

Đó là về Tâm, ta không thể quyết định tâm sẽ ra sao . Còn về Thân thì sao ?

Dĩ nhiên, ta không thể quyết định thân sẽ không già, không bệnh, không chết . Thân sẽ già, bệnh, chết . Thân vô thường, và ta không thể sống trái với định luật Vô Thường --> Vô Ngã .

Kính,
YP


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

yen-phuong đã viết:Kính thưa đạo hữu Chú Hỉ và các bạn tangbong ,

YP mạo muội góp ý thêm nữa vậy .

Xin nhắc lại: Vô ngã không có nghĩa là quên mình, hy sinh mình để phục vụ tha nhân .

Vô Thường - Khổ - Vô Ngã là ba pháp liên quan mật thiết với nhau . Khi hiểu một, ta sẽ hiểu hai pháp còn lại .

1/ Vô Thường: Tất cả do nhân duyên (= điều kiện) hợp lại mà thành .
2/ Vô Ngã: Vì tất cả do nhân duyên hợp lại (Vô Thường), nên Ngã không bao giờ có thực .
3/ Khổ: Phàm nhân cho rằng có Ngã vì không hiểu Vô Thường và Vô Ngã nên mới sinh ra Khổ .

Bây giờ, chúng ta bàn thêm về Vô Ngã .

Chúng ta thường cho rằng có cái Tôi chủ động trong mọi việc: Tôi ăn cơm, Tôi tham gia Diễn Đàn, Tôi suy nghĩ và vì "Tôi suy nghĩ nên Tôi hiện hữu" (Descartes). Rõ ràng là có quyết định của Tôi trong cuộc sống .

Thực ra, không có Tôi trong cuộc sống, không có Thân Tâm, nói cách khác, không có Sắc Uẩn (Thân) và Tâm (Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn) . Không có uẩn vì các uẩn đêu vô thường (xem định nghĩa của Vô Thường ở trên và Kinh Vô Ngã Tướng) . Các uẩn hợp lại do nhân duyên ( = điều kiện) mà thành . Vì thế, không có năm uẩn, không có thân tâm, không có Tôi --> Vô Ngã .

Một cách hiểu khác về Vô Ngã: ta không điều khiển được gì .

Ví dụ: Ta quyết định từ nay sẽ không giận ai, ta sẽ luôn luôn giữ tâm an lạc . Vài phút sau đó, có chuyện gì đó phật ý xảy ra --> ta cảm thấy không vui rồi .

Như vậy mới phút trước đó ta cảm thấy an vui, tại sao bây giờ ta mất vui mặc dù ta đã quyết định rằng ta sẽ điều khiển, sẽ ép buộc tâm phải an lạc trong mọi hoàn cảnh ? Đó là vì ta không thể điều khiển hay cưỡng ép tâm được . Khi có chuyện không hợp ý ta xảy ra (điều kiện), tâm tự nhiên bất an --> Vô Ngã .

Đó là về Tâm, ta không thể quyết định tâm sẽ ra sao . Còn về Thân thì sao ?

Dĩ nhiên, ta không thể quyết định thân sẽ không già, không bệnh, không chết . Thân sẽ già, bệnh, chết . Thân vô thường, và ta không thể sống trái với định luật Vô Thường --> Vô Ngã .

Kính,
YP
Hay hay, như vầy còn dễ nghe hơn. Biết được ngã chấp, ngã tướng, tùm lum ngã từ ''Tam Pháp Ấn'' mà có cái chi chi.

Cô Yến Phượng nói hay lắm, tiếp đi... tới chừng nào, nói tới thật chơn ngã mới thôi. tangbong

(Lý duyên khởi - Vô ngã: là cảnh giới của Duyên giác, có Quí Thầy giảng rồi. Thì có cần..! nói mắc, nói khúc, nói khắc, làm cho người khác thêm thắc mắc. Hề hê.)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Sư Biển Tâm viết ''thấy duyên... thời vô ngã a.''

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chú Hỉ đã viết: Hay hay, như vầy còn dễ nghe hơn. Biết được ngã chấp, ngã tướng, tùm lum ngã từ ''Tam Pháp Ấn'' mà có cái chi chi.

Cô Yến Phượng nói hay lắm, tiếp đi... tới chừng nào, nói tới thật chơn ngã mới thôi. tangbong

(Lý duyên khởi - Vô ngã: là cảnh giới của Duyên giác, có Quí Thầy giảng rồi. Thì có cần..! nói mắc, nói khúc, nói khắc, làm cho người khác thêm thắc mắc. Hề hê.)
Khi nào có vọng mới có chơn . Nói cách khác, có Ngã mới có Vọng Ngã hay Chơn Ngã .

Đã Vô Ngã, không có gì để bàn đến chơn hay vọng .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách