Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Nhận thấy một số các bạn Phật tử tại Diễn Đàn này không biết lịch sử Phật Giáo Nguyên Thủy (còn được gọi là Phật giáo Nam truyền) tại Việt Nam nước ta ra sao, YP xin trân trọng giới thiệu đến các bạn bài "Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam" do Bình An-son viết vào năm 1999:

http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-00.htm

(Thông tin bổ túc:

Theo Tuần báo Giác Ngộ, số 188 (04-09-2003), ở Việt Nam có:

- 38.866 Tăng Ni, gồm: 28.365 tu sĩ Bắc tông, 8.147 tu sĩ Nam tông, và 2.354 tu sĩ Khất sĩ. Trong số các tu sĩ Nam tông, có 650 tu sĩ người Kinh (450 Tỳ kheo và 200 Tu nữ) và 7.497 tu sĩ người Khmer.

- 14.401 tự viện, gồm: 12.036 tự viện Bắc tông, 539 tự viện Nam tông (60 chùa người Kinh và 479 chùa Khmer), 361 tịnh xá, 467 tịnh thất, và 998 Niệm Phật đường.)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Lịch sử Phật giáo Nam Tông:

http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap003.htm

Theo link trên, sau khi Đức Phật (có nghĩa là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) nhập diệt, có nhiều kỳ kết tập kinh điển .

"Kết tập" có nghĩa là thu góp, tập hợp lại, ôn lại, đừng để cho tán thất. Tiếng Phạn là "sangiti", có nghĩa là cùng nhau tụng lại (chanting together).

Đại Hội Kết Tập Lần Thứ III được triệu tập dưới thời vua A Dục (Asoka), 268-232 T.C.N. (Trước Công Nguyên). Dưới sự chỉ đạo của ngài Mục Kiền Liên Tu Đế (Moggaliputta Tissa), Đại Hội nầy gồm khoảng 1000 tu sĩ đúc kết Kinh Tạng và Thắng Pháp Tạng. Kinh Tạng (Sutta Pitaka) giờ đây gồm 5 Bộ Kinh: Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tương Ưng, và Tăng Chi [2, t. 109]. Thêm vào đó, tổ chức tăng đoàn theo truyền thống Trưởng Lão Thuyết được chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật.

Vua A Dục là một vị vua rất sùng bái đạo Phật, và đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc phát huy đạo pháp. Ngài đã gửi nhiều phái đoàn đi truyền giáo nhiều nơi. Trong đó có Đại đức Mahinda, một trong những người con của ngài, cùng với 4 vị tu sĩ được gửi sang đảo Tích Lan để truyền bá đạo Phật.

Như vậy, Đại đức Mahinda và 4 vị tu sĩ khác đưa Kinh Tạng (Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ, Tương Ưng, và Tăng Chi) và Thắng Pháp Tạng sang Tích Lan . Các bộ Kinh và Luận này là kết quả của Đại hội Kết Tập lần thứ ba, 268-232 T.C.N. (Trước Công Nguyên).

Vào những thập niên cuối cùng trước công nguyên (29-17 T.C.N.), khoảng 500 tu sĩ phái Mahavihara tập họp lại và bắt đầu cho viết các bộ Kinh, Luật và Thắng Pháp trên một loại giấy bằng lá bối đa. Lần đầu tiên, sau gần 500 năm truyền khẩu, ba bộ Tạng được ghi chép hoàn toàn trên lá bối, và từ đó bộ Tam Tạng kinh điển hệ Pali được tạo ra và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó là Đại Hội Kết Tập Lần Thứ IV. Sở dĩ văn tự Pali được dùng vì đó là ngôn ngữ chính thống miền Tây Ấn và là ngôn ngữ sử dụng bởi ngài Mahinda. Nhờ tình trạng xã hội tương đối ổn định và đảo Tích Lan tương đối biệt lập nên các bộ Tam Tạng nầy đã được gìn giữ nguyên vẹn, dù rằng trong khi sao chép chuyển truyền từ đời nầy sang đời khác, có thể có một vài sửa đổi, sơ sót. Nhưng đó chỉ là các đoạn nhỏ, không quan trọng [3, t. 59-60]. Từ đó, Đại Tạng Kinh được truyền bá sang các nước lân cận như Miến Điện, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt. Ngoài ra, một số các bài luận thuyết của các danh sư trong thời kỳ nầy, như bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) trước tác trong thế kỷ 4 C.N., bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammattha Sangaha) của ngài Anuruđha, ... cũng được quý trọng, gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.

Danh từ Theravada là tiếng Pali, đồng nghĩa với chữ Sthaviravada của tiếng Sanskrit, có nghĩa là giáo thuyết của các vị trưởng lão (Doctrine of the Elders). Sách Tàu thường dịch là Trưởng Lão Bộ, có khi dịch là Thượng Tọa Bộ, nhưng dịch sát nghĩa là Trưởng Lão Thuyết Bộ, là một trong hai bộ phái chính từ thời kỳ nguyên thủy. Tuy nhiên, danh từ Theravada ngày nay thường được dùng để chỉ truyền thống Phật giáo Nam tông, bắt nguồn từ Tích Lan, chịu nhiều ảnh hưởng của nhóm Đại Tự Viện (Mahavihara), do Đại đức Mahinda (con trai vua A Dục) và các tu sĩ thuộc tông phái Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavada), một nhánh của Trưởng Lão Thuyết Bộ, truyền bá vào Tích Lan khoảng 200 năm trước Công nguyên. Có sách cho rằng thật ra, ngài Mahinda thuộc truyền thống Xích Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya), bộ phái của các tu sĩ mặc y màu đồng đỏ và là một nhánh nhỏ của Phân Biệt Thuyết Bộ [12, t.17-18]. So với các tông phái khác vẫn còn hoạt động ngày nay, truyền thống Theravada có thể được xem như là một truyền thống tương đối lâu đời nhất, tương đối gần với thời kỳ nguyên thủy nhất.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Ngài Hộ Tông (thế danh Lê Văn Giảng) truyền bá Phật Giáo Nam Tông vào Việt nam:

http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-01.htm

Phần đất phía nam của Việt Nam ngày nay đầu tiên có người Chàm và Cam Bốt (Khơ-me) trú ngụ, và họ theo cả hai truyền thống Đại Thừa Ấn Độ và Phật Giáo Nguyên Thủy, mặc dù có lẽ là người Chàm đã theo truyền thống Nguyên Thủy từ thế kỷ 3 CN và người Cam Bốt chỉ bắt đầu theo Nguyên Thủy vào thế kỷ 12 [2]. Người Việt bắt đầu xâm chiếm và thu nhập phần đất nầy vào thế kỷ 15, và đến thế kỷ 18, hình dạng của quốc gia Việt Nam như hiện nay được hoàn tất. Từ đó, sắc tộc Việt theo Phật Giáo Đại Thừa, trong khi sắc tộc Khơ-me theo truyền thống Nguyên Thủy, cả hai truyền thống nầy cùng chung nhau hiện hữu an hòa.

Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Đại Thừa còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các kinh sách dựa theo kinh tạng Pali, nhưng viết bằng tiếng Pháp. Trong số những người tiền phong truyền bá đạo Phật Nguyên Thủy vào Việt Nam có một vị bác sĩ thú y trẻ tên là Lê Văn Giảng. Ông sinh ra ở miền Nam, nhưng đi học ở Hà Nội, và sau khi tốt nghiệp, ông được cử sang làm việc tại Phnom Penh (Nam Vang) cho chính quyền Pháp.

Trong thời gian đó, ông bắt đầu để tâm đến đạo Phật. Ông theo học các pháp môn Tịnh độ và Mật tông, nhưng không thỏa mãn. Tình cờ ông gặp vị Phó Tăng Thống Cam Bốt, và được vị sư nầy giới thiệu một quyển sách tiếng Pháp, viết về Bát Chánh Đạo. Ông rất xúc động khi đọc những lời giảng rõ ràng trong quyển sách đó và quyết tâm hành trì theo truyền thống nầy. Ông học pháp hành thiền quán hơi thở (anapanasati) từ một vị tăng Cam Bốt tại chùa Unalom và đạt được mức thiền định rất cao. Ông tiếp tục hành trì theo pháp môn nầy và vài năm sau quyết định xuất gia, với pháp danh là Hộ Tông (Vansarakkhita) [3].


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-01.htm

... các hoạt động Phật sự được tăng cường với sự hiện diện của Hòa Thượng Naradađến từ Tích Lan . Ngài Narada đã từng đến Việt Nam vào thập niên 1930 và có mang nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiều nơi trong toàn xứ. Trong những lần viếng thăm vào thập niên 1950 và 1960, ngài đã thu hút được nhiều Phật tử đến với truyền thống Nguyên Thủy, trong số đó có một nhà dịch giả nổi tiếng là ông Phạm Kim Khánh. Ông Khánh đã xin quy y Tam Bảo với ngài, với pháp danh là Sunanda. Ông đã từng dịch nhiều sách của ngài Narada, trong đó có quyển Đức Phật và Phật Pháp, Phật Giáo Tóm Lược, Kinh Tứ Niệm Xứ, Kinh Pháp Cú, Cẩm Nang Vi Diệu Pháp, Tứ Vô Lượng Tâm, Những Bước Thăng Trầm, v.v. [5]


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-01.htm

Tóm lại, mặc dù Phật Giáo Việt Nam chủ yếu là theo truyền thống Đại Thừa, truyền thống Nguyên Thủy cũng được công nhận và hiện nay có nhiều quan tâm đến các pháp hành thiền Nguyên Thủy, kinh điển Nikaya và A-hàm, và bộ Vi Diệu Pháp.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

yen-phuong đã viết:
(Thông tin bổ túc:

Theo Tuần báo Giác Ngộ, số 188 (04-09-2003), ở Việt Nam có:

- 38.866 Tăng Ni, gồm: 28.365 tu sĩ Bắc tông, 8.147 tu sĩ Nam tông, và 2.354 tu sĩ Khất sĩ. Trong số các tu sĩ Nam tông, có 650 tu sĩ người Kinh (450 Tỳ kheo và 200 Tu nữ) và 7.497 tu sĩ người Khmer.

- 14.401 tự viện, gồm: 12.036 tự viện Bắc tông, 539 tự viện Nam tông (60 chùa người Kinh và 479 chùa Khmer), 361 tịnh xá, 467 tịnh thất, và 998 Niệm Phật đường.)
yen-phuong đã viết:http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-01.htm

Tóm lại, mặc dù Phật Giáo Việt Nam chủ yếu là theo truyền thống Đại Thừa, truyền thống Nguyên Thủy cũng được công nhận và hiện nay có nhiều quan tâm đến các pháp hành thiền Nguyên Thủy, kinh điển Nikaya và A-hàm, và bộ Vi Diệu Pháp.
Đây là những con số thuyết phục của truyền thống Đại Thừa! tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

ĐH battinh à, trong Đạo Phật thì "con số" không quan trọng và chỉ có ý nghĩa tương đối. Ở các nước như Myanmar, Thái Lan...thì "con số" này lại khác, ở các nước đa số theo Thiên Chúa Giáo như Italia thì "con số" này cũng rất khác.

HT. Thích Minh Châu cũng đã viết rất xác đáng như sau:

“Cho dịch và cho in các bản kinh Pàli, chúng tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các học giả, các sinh viên được đọc thẳng vào kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của Đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những học giả và những phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình.

Muốn chạy theo dục vọng thì giải thích kinh điển một cách dễ hiểu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn bênh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Tà kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết!

Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhất là phổ biến những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào. Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình."


Kính!


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cố đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu là một trong số những vị Tăng mà tôi kính trọng và khâm phục nhất của truyền thống Nguyên Thủy. tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

battinh đã viết:
yen-phuong đã viết:
(Thông tin bổ túc:

Theo Tuần báo Giác Ngộ, số 188 (04-09-2003), ở Việt Nam có:

- 38.866 Tăng Ni, gồm: 28.365 tu sĩ Bắc tông, 8.147 tu sĩ Nam tông, và 2.354 tu sĩ Khất sĩ. Trong số các tu sĩ Nam tông, có 650 tu sĩ người Kinh (450 Tỳ kheo và 200 Tu nữ) và 7.497 tu sĩ người Khmer.

- 14.401 tự viện, gồm: 12.036 tự viện Bắc tông, 539 tự viện Nam tông (60 chùa người Kinh và 479 chùa Khmer), 361 tịnh xá, 467 tịnh thất, và 998 Niệm Phật đường.)
yen-phuong đã viết:http://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-p ... ieu-01.htm

Tóm lại, mặc dù Phật Giáo Việt Nam chủ yếu là theo truyền thống Đại Thừa, truyền thống Nguyên Thủy cũng được công nhận và hiện nay có nhiều quan tâm đến các pháp hành thiền Nguyên Thủy, kinh điển Nikaya và A-hàm, và bộ Vi Diệu Pháp.
Đây là những con số thuyết phục của truyền thống Đại Thừa! tangbong tangbong tangbong
Đệ tử của Đức Phật lo tu học, không tranh luận hơn thua .

Nếu bạn battinh không có ý tu học, xin mời bạn giữ im lặng . Cám ơn bạn .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

"Ai thấy Pháp là thấy Phật . Ai thấy Phật là thấy Pháp ."


Công ơn của gia đình vua A Dục đối với Phật giáo Nam Tông rất lớn . Nhà vua đã tổ chức kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba , và con trai nhà vua là Thánh Tăng Mahinda đã đưa toàn bộ Giáo Lý của Đức Thế Tôn sang Tích Lan trước khi Giáo Lý Phật Pháp bị pha trộn . Từ Tích Lan, Phật giáo Nam Tông được truyền sang Miến điện, Thái Lan và Việt Nam .

Tuy không sinh vào thời Đức Phật còn tại thế, nhưng may mắn thay, chúng ta vẫn được tu học với Giáo Lý do Đức Phật dạy gần như là nguyên thủy . Trong Kinh Tạng, Đức Phật hằng dạy: "Ai thấy Pháp là thấy Phật . Ai thấy Phật là thấy Pháp ."

Tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâm chung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lần cuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi ở của Thế Tôn được, cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mình ở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali. Sau khi đến đức Thế Tôn hỏi:

- Này Vakkali, nếu ông không có gì trách mình về giới luật, vậy có gì phân vân hay hối hận không ?

Tôn giả Vakkali thưa rằng:

- Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn, nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn..

Đức Thế Tôn dạy rằng:

- Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali. Ai thấy pháp, người ấy thấy Ta . Ai thấy Ta, người ấy thấy pháp.


(H.T Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện Nghiên cứu Việt nam Ấn hành, năm 1993, trang 219.)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách