NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Xin được trích một đoạn nói về pháp Niệm Phật cho người đang trong giờ phút lâm chung và luận về mối tương quan giữa phước với tội được ghi trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, một bộ luận của Ngài Pitakaculàbhaya trước tác nhưng được hậu thế trân trọng như "kinh", do HT Giới Nghiêm dịch ra Việt ngữ:

"Đức vua hỏi:

- Trong hàng ngũ Sa môn của Đại đức, có người thuyết rằng, có kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm tử, họ tưởng nghĩ đến Phật, ân đức hoặc tướng hảo quang minh sáng chói của Ngài thì có thể sanh lên cõi trời. Điều ấy thật khó tin! Lại nữa, các vị ấy còn thuyết rằng, người nào đã lỡ tạo nghiệp sát sanh, không cần phải nhiều lần, dù chỉ một lần, người ấy phải bị đọa địa ngục chẳng sai. Điều ấy lại càng không thể tin được!

- Tâu Đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, nếu có người ném một viên đá nhỏ độ bằng hột bắp hay hột tiêu xuống mặt nước, viên đá ấy sẽ nổi hay chìm?

- Chắc chắn phải chìm.

- Nếu có một người chất vài trăm viên đá lớn vào một chiếc ghe rất to, có sức chở rất lớn - thì vài trăm viên đá ấy có chìm không, Đại vương?

- Thưa không.

- Cũng vậy là tội và phước cùng sự tương quan giữa phước và tội, tâu Đại vương! Một viên đá dù bé như hạt tiêu nó vẫn bị chìm xuống nước. Tương tự vậy, có người làm việc ác, dù chỉ một lần, như giết sanh mạng loài hữu tình; thì ác nghiệp ấy có sức nặng đưa chúng sanh đầu thai vào các cảnh giới đau khổ như địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la. Vài trăm viên đá lớn mà không chìm là nhờ có ghe lớn chở. Cũng giống thế, một người làm việc ác trọn đời nhưng nhờ tưởng nghĩ đến ân đức của Phật, tâm người ấy trú vững chắc và hoan hỉ ở trong ân đức ấy; nhờ vậy, chính nhờ thiện tâm nâng đỡ - như chiếc ghe lớn - người ấy được sanh thiên cũng là điều hiển nhiên thôi.

- Trẫm đã hiểu.

- Lại nữa, ác nghiệp nặng thường đưa chúng sanh đi xuống, thiện nghiệp nhẹ thường đưa chúng sanh đi lên. Tuy nhiên, nếu đã lỡ tạo ác nghiệp rồi thì phải siêng năng, tinh tấn làm việc lành; chính nhờ việc lành, nhờ thiện nghiệp, nó có khả năng nâng đỡ cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, Đức Thế Tôn còn dạy rằng: " Ghe, thuyền hằng chuyên chở đồ đạc qua sông lớn, qua biển lớn; nhưng nếu ghe, thuyền ấy chở quá mức độ cho phép, ghe thuyền ấy sẽ bị chìm. Cũng vậy, thiện nghiệp nâng đỡ ác nghiệp, nhưng nếu ác nghiệp quá nặng, thiện nghiệp cũng sẽ bị chìm theo! Lại nữa, ghe thuyền ấy phải được vững chắc, kiên cố không bị rò rỉ; nếu bị rò rỉ, thấm nước thì phải tát cạn, phải bịt chặt các lỗ rò rỉ đi. Cũng vậy, đừng để ác nghiệp xen vào, nếu ác nghiệp đã rò rỉ vào tâm thì phải bịt chặt lại, tát cạn lần hồi ác nghiệp ấy đi. Nhờ vậy ghe, thuyền thiện pháp kia sẽ đến được bến bờ an vui nhất định."

- Trẫm không còn nghi ngờ gì điều ấy nữa."


Đoạn kinh trên đã lý giải về mối tương quan giữa phước và tội, lý giải về sự nhiệm màu của việc Niệm ân đức và công hạnh của Phật (chứ không phải chỉ niệm danh hiệu Phật) theo đúng nền tảng Nhân Quả, đúng với Đạo lý, đúng với sự thật khách quan chứ không khoa trương phóng đại.

Nếu làm ác nhưng trước khi chết có được cận tử nghiệp thiện là khởi được tâm tôn kính Phật thiết tha, cảm niệm được ân đức sâu dày của Phật đối với chúng sinh và kính ngưỡng trước công hạnh vĩ đại của Chư Phật thì theo Luật Nhân Quả, đó là một ý nghiệp lành xứng đáng để người đó được sinh lên cõi trời ngay kiếp kế tiếp. Nhưng những ác nghiệp vẫn nằm đó chờ ngày trổ quả trong những kiếp sau nữa, nếu người đó không tiếp tục tinh tấn bỏ ác làm lành.

Nếu người nào không những có tâm tôn kính ân đức và công hạnh của Chư Phật một cách miên mật và tuyệt đối, mà còn biết hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành theo lời dạy của Phật (37 phẩm trợ đạo theo di huấn của Ngài trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ) thì sẽ được giải thoát viên mãn. Đó chính là bản chất của pháp tu Niệm Phật trong Phật giáo nguyên thủy.

Nguyện cầu khắp pháp giới chúng sinh đồng tròn thành Phật đạo! kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Niệm danh hiệu Phật tức là tưởng nhớ đến Phật và các đức hạnh, công đức của Phật vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Thưa mod binh, mong được như vậy, mong được như vậy!

Nhưng lại có những lý thuyết đã chỉ dạy người ta niệm danh hiệu Phật đơn thuần mà không có một chữ nào nói về điều cốt lõi phải có là lòng tôn kính ân đức và công hạnh của Phật, không dạy người ta phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng tự thân thực hành 37 phẩm trợ đạo theo đúng di huấn của Đức Phật chứ không chỉ được niệm suông.

Lý thuyết đó lại dạy người ta chỉ niệm danh hiệu một vị Phật "đặc biệt", với những hạnh nguyện và thần lực đặc biệt mà Phật Thích Ca không có, bởi vì hạnh nguyện đó sẽ kích thích lòng tham không muốn tu hành vất vả nhưng lại mong được an lạc giải thoát, được bất thối chuyển, kích thích tâm lý dựa dẫm hoàn toàn vào tha lực của một Đấng nào đó.

Nên kết quả là mồm thì niệm tên Phật, nhưng trong lòng chẳng cần phải tôn kính Phật, tâm tham sân si nghiễm nhiên càng dày thêm. Nhiều người đi chùa lâu năm nhưng quanh đi quẩn lại chỉ biết mỗi niệm tên của vị Phật đó như một con vẹt, hầu như không biết gì về cuộc đời, về công phu tu hành và sự nghiệp giáo hóa chúng sinh của Đức Bổn Sư, về những chân lý nền tảng của Giáo pháp mà mười phương ba đời Chư Phật từ vô lượng kiếp quá khứ cho đến vô lượng kiếp về sau đều thuyết giảng. Thế thì trong đầu họ chỉ còn mang máng một chút cạn cợt về Đức Bổn Sư, còn bao nhiêu tâm tưởng thì đã dành cho một cõi sung sướng ở một phương trời ảo vọng nào đó rồi. Nhưng họ lại được nhồi sọ rằng chỉ thế là đủ, bởi vị Phật "đặc biệt" đó thậm chí còn có một lời nguyện vĩ đại rằng chúng sinh nào chỉ cần nghe thấy danh hiệu Ngài là đã đảm bảo trở thành "Bồ tát vô sanh" rồi. Siêu lợi nhuận như thế ai mà không ham cơ chứ! kinhle


Không phải vô cớ mà lại có câu "Miệng nam mô bụng một bồ dao găm" đâu!


Lý thuyết đó giới thiệu một vị Phật với hạnh nguyện và pháp tu mà Phật Thích Ca không có, trong khi ai cũng biết Chư Phật thì hoàn toàn chung đồng và viên mãn trên mọi phương diện. Mục đích của lý thuyêt đó là gì nếu không phải là muốn hạ bệ Đức Bổn Sư, khiến các Phật tử nhẹ dạ tự xa rời, phản bội lại Giáo pháp mà không hay biết. Thật nực cười khi có kẻ muốn biến Ngài thành một người có nhiệm vụ "giới thiệu", "gửi gắm" chúng sinh cho một vị Phật khác dạy dỗ, cứu vớt, ngay trong Thời kỳ Giáo hóa của Ngài. Đúng là một lý thuyết vụng về sặc mùi trần tục được áp lên cho một bậc Toàn giác, với trí tuệ Chánh biến tri, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, bậc thầy của loài trời và loài người. Vậy mà bao nhiêu người cứ nhắm mắt tôn thờ cái lý thuyết đó một cách nhiệt tình nhất. Phải chăng họ đã bị lòng tham, tính tự ái bảo thủ và Ma vương che mắt mất rồi? :-?

Thời Đức Phật còn tại thế thì không chia tông phái mà chỉ có một Đạo Phật thống nhất. Thế nên hậu thế chúng ta đừng có tiếp tục "xẻ" Đạo Phật ra thành các tông phái như hiện nay nữa. Hãy vì một Đạo Phật thống nhất uyên nguyên như khi Đức Bổn Sư còn tại thế, giữ gìn và truyền rộng Pháp bảo được nguyên vẹn không bị pha tạp bởi các tà kiến trà trộn vào, vì hạnh phúc, an lạc cho toàn thể chúng sinh theo như di nguyện của Người.

Nguyện cho khắp pháp giới chúng sinh đồng tròn thành Phật đạo! kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Lúc ở cõi phàm, ba ngàn vị Phật kết bạn đồng tu học, mỗi vị khác miệng cùng lời, khen niệm, vái lạy 53 vị Phật (trong Hồng Danh Sám Hối). Ba ngàn vị Phật ấy (thường gọi là tam thiên Phật) đều thành đạo một lượt.

Ba ngàn vị Phật còn làm như vậy, người đời nay sao không bắt chước chư Phật để tu trì, trái lại khi dễ việc lạy Phật, niệm Phật. (Trích Quy Nguyên Trực Chỉ). Bài này tôi trích trong cuốn Niệm Phật Tông Yếu, trang 116 đấy.

Trong kệ sám hối có dạy:
  • Đệ tử kính lạy:
    Đức Phật Thích Ca
    Phật A Di Đà
    Mười phương chư Phật

    Cùng Thánh hiền Tăng
    Đệ tử lâu đời lâu kiếp
    Ba nghiệp nặng nề
    Tham giận kiêu căn
    Si mê lầm lạc...
Đâu phải chỉ niệm và lạy duy nhất một đức Phật Thích Ca là xong đâu!
Chánh Tín đã viết:Nguyện cho khắp pháp giới chúng sinh đồng tròn thành Phật đạo! kinhle
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo! kinhle
Đã nguyện cho khắp pháp giới chúng sanh đồng trọn thành Phật đạo, sao lại không nguyện mười phương chư Phật gia hộ độ trì cho khắp chúng sanh chóng thành Phật đạo v.v... Chúng sinh thì nhiều, một vị Phật độ còn không hết kia mà... Phật Thích Ca xưa độ người nhân đức hữu duyên (mỗi sáng dậy dùng huệ nhãn quán chiếu xem người nào có duyên thì Phật đến độ), còn người phạm tội ngũ nghịch, thập ác thì không độ được v.v...

Trên đã niệm và lạy: "Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo", Tam Bảo tức là Phật, Pháp, Tăng, thập phương Tam Bảo tức là mười phương Phật, mười phương Pháp, mười phương Tăng, mà sao chỉ niệm và lạy có một mình Phật Thích Ca, như vậy trái với việc nói và làm không nhỉ!?

(Xin lỗi các vị đạo hữu Nam Tông chân chính, vì phải xen vào nội bộ của quý vị đã làm rõ vấn đề niệm Phật, lạy Phật)

Kính tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

ĐH battinh chớ hiểu sai ý tôi. Tôi không hề phản đối việc lạy Phật, niệm Phật. Ngược lại, từ trước đến nay tôi luôn ủng hộ công phu lạy Phật, niệm Phật với lòng tôn kính tuyệt đối.

Tôi cũng phản đối chủ trương phải lạy hay niệm riêng một vị Phật đặc biệt nào đó, vì Chư Phật là chung đồng và viên mãn trên mọi phương diện. Tuy nhiên, đây đang là thời kỳ giáo hóa của Đức Bổn Sư Thích Ca nên đương nhiên trước tiên chúng ta nên lạy Ngài là hợp với đạo lý. Nhưng lạy Phật Thich Ca cũng tức là chúng ta đang lạy mười phương Chư Phật rồi.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chánh Tín đã viết:ĐH battinh chớ hiểu sai ý tôi. Tôi không hề phản đối việc lạy Phật, niệm Phật. Ngược lại, từ trước đến nay tôi luôn ủng hộ công phu lạy Phật, niệm Phật với lòng tôn kính tuyệt đối.

Tôi cũng phản đối chủ trương phải lạy hay niệm riêng một vị Phật đặc biệt nào đó, vì Chư Phật là chung đồng và viên mãn trên mọi phương diện. Tuy nhiên, đây đang là thời kỳ giáo hóa của Đức Bổn Sư Thích Ca nên đương nhiên trước tiên chúng ta nên lạy Ngài là hợp với đạo lý. Nhưng lạy Phật Thich Ca cũng tức là chúng ta đang lạy mười phương Chư Phật rồi.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO! kinhle kinhle kinhle
Bạn viết điều trên thì còn có thể chấp nhận được!
Chánh Tín đã viết:
Nhưng lại có những lý thuyết đã chỉ dạy người ta niệm danh hiệu Phật đơn thuần mà không có một chữ nào nói về điều cốt lõi phải có là lòng tôn kính ân đức và công hạnh của Phật, không dạy người ta phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng tự thân thực hành 37 phẩm trợ đạo theo đúng di huấn của Đức Phật chứ không chỉ được niệm suông.

Lý thuyết đó lại dạy người ta chỉ niệm danh hiệu một vị Phật "đặc biệt", với những hạnh nguyện và thần lực đặc biệt mà Phật Thích Ca không có, bởi vì hạnh nguyện đó sẽ kích thích lòng tham không muốn tu hành vất vả nhưng lại mong được an lạc giải thoát, được bất thối chuyển, kích thích tâm lý dựa dẫm hoàn toàn vào tha lực của một Đấng nào đó.

Nên kết quả là mồm thì niệm tên Phật, nhưng trong lòng chẳng cần phải tôn kính Phật, tâm tham sân si nghiễm nhiên càng dày thêm. Nhiều người đi chùa lâu năm nhưng quanh đi quẩn lại chỉ biết mỗi niệm tên của vị Phật đó như một con vẹt, hầu như không biết gì về cuộc đời, về công phu tu hành và sự nghiệp giáo hóa chúng sinh của Đức Bổn Sư, về những chân lý nền tảng của Giáo pháp mà mười phương ba đời Chư Phật từ vô lượng kiếp quá khứ cho đến vô lượng kiếp về sau đều thuyết giảng. Thế thì trong đầu họ chỉ còn mang máng một chút cạn cợt về Đức Bổn Sư, còn bao nhiêu tâm tưởng thì đã dành cho một cõi sung sướng ở một phương trời ảo vọng nào đó rồi. Nhưng họ lại được nhồi sọ rằng chỉ thế là đủ, bởi vị Phật "đặc biệt" đó thậm chí còn có một lời nguyện vĩ đại rằng chúng sinh nào chỉ cần nghe thấy danh hiệu Ngài là đã đảm bảo trở thành "Bồ tát vô sanh" rồi. Siêu lợi nhuận như thế ai mà không ham cơ chứ! kinhle

Không phải vô cớ mà lại có câu "Miệng nam mô bụng một bồ dao găm" đâu!


Còn đoạn dưới thì không thể chấp nhận được, vì bạn viết những điều mà ai đọc vào cũng hiểu ý định của bạn, rồi bạn lại nói là họ hiểu sai như bạn đã nói với tôi!.

Mười phương chư Phật đều bình đẳng, đồng một tánh giác, đồng một phương tiện độ sanh, chứ không có vị Phật nào "đặc biệt" cả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Nếu pháp tu mà ĐH battinh hành trì không có những đặc điểm như thế thì ổn rồi, ĐH khỏi cần phải động lòng nhé.

Kính!


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: NIỆM PHẬT TRONG GIỜ PHÚT LÂM CHUNG

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

(Đây là diễn đàn của Phật giáo Nam Tông, theo quan điểm tu học của Phật giáo Nam Tông . Vì thế, các bạn theo Phật giáo Bắc tông theo dõi diễn đàn chúng tôi tại đây, không nên phật lòng hoặc cảm thấy đức tin của mình bị đụng chạm .)

YP xin góp thêm ý với bạn Chánh Tín:

Niệm có nghĩa là nhớ .

Khi nhớ đến các bậc sinh thành, chúng ta nghĩ đến công ơn cha mẹ đã hy sinh, nuôi dưỡng chúng ta nên người . Chúng ta không lặp đi lặp lại danh tánh tên của chư vị .

Tương tự, khi chúng ta nhớ đến Phật (niệm Phật), chúng ta nhớ đến công ơn của Đức Phật . Nhờ có Ngài, chúng ta mới biết cách sống sao cho thuận với lẽ vận hành của thiên nhiên (Dhamma), của Pháp Bảo . Chúng ta không lặp đi lặp lại danh tánh Đức Phật .

Cám ơn bạn đã trích dẫn đoạn Ngài Na Tiên giải thích tường tận rất khoa học cho vua Mi Lan Đà học hỏi . Nhà vua cực kỳ thông minh, nên Ngài chỉ chấp nhận lý luận sắc bén, có căn cứ đàng hoàng . Ngài Na Tiên không thể lý luận loanh quanh mê hoặc nhà vua được .

===================

Chúng ta cũng không nên quên rằng vua Mi Lan Đà chấp nhận mình là một bậc Trí giả, không phải là Vương giả khi đàm thoại với Ngài Na Tiên:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-01.htm

3. Đàm thoại như một Trí giả hay như một Vương giả?

- Bạch đại đức! Trẫm rất thích đàm đạo với đại đức về nhiều vấn đề khác nữa, nhưng không rõ đại đức có hoan hỷ không?

- Tâu đại vương! Cái đó còn tùy thuộc nơi đại vương! Nếu đại vương đàm thoại mà lấy tư cách một Trí giả (Panditavàda), thì bần tăng sẵn sàng hầu đáp. Nhưng nếu đại vương đứng trên tư cách mình là bậc Vương giả (Ràjavàda), thì xin thưa thẳng, bần tăng sẽ không thể hầu đối được.

- Tư cách một Trí giả là như thế nào?

- Tâu đại vương! Phàm là Trí giả nói chuyện với nhau, bao giờ cũng nói lời ngay thật, muốn trao đổi hiểu biết, soi sáng hiểu biết cho nhau. Trong câu chuyện, nếu có những lý lẽ đưa ra, dù đúng, dù sai, dù cao, dù thấp, dù phải, dù trái v.v... các bậc Trí giả không bao giờ vì thế mà phiền lòng hay nóng giận. Họ tôn trọng nhau, dù ý kiến, tư tưởng có bất đồng chăng nữa. Thắng, bại không hề làm cho họ chau mày, mà chính chân lý, sự thật mới thuyết phục được họ. Nếu gặp phải đối phương là tay lợi trí, lợi khẩu, hùng biện đại tài, bậc Trí giả không vì thế mà tìm cách cản ngăn, áp chế, bắt ngừng nói, đuổi ra khỏi chỗ ngồi; hoặc lươn lẹo dùng những xảo thuật miệng lưỡi, ngụy biện nhằm tranh thắng cho kỳ được! Đấy là cốt cách, phong thái đầy hiểu biết của bậc Trí giả, tâu đại vương!

Đức vua gật đầu mỉm cười:

- Đúng bậc Trí giả là vậy! Còn tư cách của bậc Vương giả là thế nào, thưa đại đức?

- Tâu đại vương! Bậc Vương giả vì quen sống trong quyền lực, nhất hô bá ứng, nên khi đối thoại thường quen áp đảo, bắt buộc kẻ khác chấp thuận quan điểm của mình. Nếu có ai đó nói một câu không vừa ý, hoặc đối nghịch với tư kiến của mình; bậc vương giả sẽ không hài lòng, sẵn sàng dùng quyền uy của mình mà bắt tội, chẳng dựa vào lẽ phải và công bằng. Những cuộc nói chuyện như thế rồi chẳng đi đến đâu, vì thái độ và lối xử sự của các bậc Vương giả đã tự ngăn chặn con đường về với sự thật, đốt cháy mối cảm thông và cắt đứt sự hiểu biết. Đối thoại trong tư thế bậc Vương giả thường rơi vào một chiều, phiến diện và ngõ cụt như vậy đấy, tâu đại vương!

Đức vua Mi-lan-đà lại gật đầu nữa:

- Hay lắm, thưa đại đức, trẫm đã hiểu rõ rồi. Trẫm chẳng thích cách nói chuyện của người Vương giả, trái lại, trẫm sẽ cố gắng xem mình là người Trí giả để hầu chuyện với đại đức. Khi đối thoại, đại đức hãy quên cái hào nhoáng cao sang bên ngoài của trẫm đi, mà hãy tiếp xúc với chính con người của trẫm thôi. Đại đức cứ nói chuyện một cách tự nhiên, bình thường như đại đức nói chuyện với chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni, cận sự nam, nữ v.v...; thậm chí như nói chuyện với người hộ tự, người quét rác, người nấu ăn trong ngôi chùa này cũng được vậy, trẫm không bắt lỗi gì đâu!


Hy vọng các bậc anh tài, cùng chư vị điều hành cũng như chư vị Phật tử, cũng nên noi theo gương của vua Mi Lan Đà, là những vị Trí Giả vậy tangbong .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách