Ngủ uẩn và Tôi

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính các vị đạo hữu,

Trong hành trình tiếp tục tìm hiểu và thực hành về xả ly, alpha đang gặp phải vấn đề này, vì chưa rõ nên mong được các vị có kinh nghiệm trợ giúp cho.

Trong hệ kinh Nikaya, Phật dạy lặp đi lặp lại rất nhiều lần rằng đối với ngủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì phải nên như thật quán tri: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."

Alpha nhận thấy có 2 cấp độ thực hành đối với câu nói này:
- Cấp độ tác ý
- Như thật quán tri (tuệ tri)

Ở cấp độ tác ý, alpha cũng có thực hành, nhưng mà nhận thấy nó như là nước đỗ là khoai, tác ý qua rồi lại thôi, chứ cũng chẳng thấy có tác dụng nào mạnh mẽ hay rõ nét trong tâm mình. Vì sao? Vì Phật dạy, khi như thật thấy được "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." thì tức là đã đoạn trừ các kiết sử, chân chánh đoạn tận khổ đau.

Vấn đề được đặt ra là:
- Xin hỏi các vị tác ý như thế nào trên các uẩn về lời dạy trên kia? Alpha học không có thầy nên học mò sợ rằng mình đã tác ý sai nên không có kết quả.
- Xin hỏi các vị NHƯ THẬT QUÁN TRI hay TUỆ TRI là làm như thế nào? có thể dạy alpha thực hành không?

Kính cảm ơn các vị! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

Lành thay, lành thay, lành thay kinhle

ĐH AlphaTran có thể hướng tâm đặt câu hỏi ngay cốt lõi như vậy, thật là duyên lành với giáo pháp giải thoát.

ĐH đã dày công tìm hiểu nhiều về kinh điển, chắc chắn cũng rõ bối cảnh Đức Phật nói các kinh ấy như thế nào, thời khóa hàng ngày của Đức Phật và các vị đệ tử ra sao, các Ngài ấy lắng nghe rồi ứng dụng các giảng dạy đó thế nào, thực hành gì (?!!). Giảng dạy của Đức Phật dụng ngay trong những thời thiền, vào thời thực hành. Các Ngài ấy luôn trong sự thực hành, hành thiền miên mật, nghiêm mật trong giới, để phát triển định, tuệ.

ĐH AlphaTran đã rất gần, nhưng vẫn còn rất xa. Gần là ở chỗ ĐH đã thấy rõ rằng, dù có làu thông kinh điển thế nào, nhưng vẫn như "nước đổ lá khoai," trợt ra ngoài, mãi không tỏ tường, thấu rõ. Cho nên vẫn còn rất xa, là vậy.

Giáo pháp của Đức Phật là giáo pháp hướng đến giải thoát, thực hành hướng đến sự thật Chân Đế mới có thể giải thoát, thấu rõ, chứ không phải Tục Đế để giải thoát. Dù Ngài có giảng dạy tục đế, chỉ là hổ trợ, trợ duyên cho pháp giải thoát, pháp thoát khổ.

"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."

Nếu ĐH đặt lời dạy này trong hệ quy chiếu Tục Đế, mãi mãi cũng chỉ nằm trong Một "cấp độ," chứ không có 2 cấp độ - cấp độ tương đối, phạm trù Tục Đế. Câu nói này, dù có hiểu, cố hiểu, cố tự cho là đúng vì lòng tin vào Đức Phật, vào giáo pháp, nhưng nếu không có các thực hành chân đế để nắm bắt bằng trực nhận, mãi mãi không bao giờ có thể tỏ tường một cách rõ ràng được. Vì thật khó để có thể phủ nhận cái tương đối đeo bám qua bao nhiêu kiếp lai sanh, cái "Tôi, Ta" hiện hữu, tồn tại của Tục Đế. Làm sao có thể "Như Thật Tuệ Tri" cho được, khi cái thấy/biết nằm trong Tục Đế.

Nếu ĐH thực hành, hành thiền TNX hướng đến Chân Đế, câu nói của Đức Phật, "tác ý," là (1 bước) thiện xảo, diệu pháp trong các thực hành đó. Còn Tuệ Tri, khởi đầu sẽ là Quả của sự thực hành giáo pháp, chứ không phải là Nhân. Thực hành cho đến khi có được Quả đó rồi, mới có thể dụng Tuệ Tri Như Thật đó như một công cụ - làm nhân cho các thực hành kế tiếp, lần lượt qua các tầng thiền tuệ, hướng tới xả ly, hướng tới giải thoát, là vậy.

Thực hành đúng, mới có thể cho quả là Tuệ Tri Như Thật - là công cụ chân đế.

Làm sao có được công cụ chân đế, "Tuệ Tri Như Thật" đó?

Trước hết, hãy thử hỏi đơn giản thế này, có thể nào làm được một con dao, hay công cụ kim loại bằng các vật liệu nhựa hay cao su với các phương pháp chế biến nhựa, cao su không? Chắc chắn câu trả lời là không thể! Muốn có được công cụ kim loại thì phải bằng các vật liệu kim loại, và sử dụng các phương pháp thích hợp đúc chế kim loại, mới có thể cho ra được một sản phẩm bằng kim loại tương ứng.

"Tuệ Tri Như Thật" là chân đế, là tuệ nắm bắt, là kinh nghiệm, là thấy/biết như thật mà không qua diễn dịch, không thuộc về tưởng tri, lúc nào cũng có sẵn bên trong cái thân ngũ uẩn này.

Vậy thì để có được quả là chân đế - có được cái công cụ của chân đế ấy, ĐH dụng pháp gì, pháp đặt trên nền tảng là Tục Đế, hay các pháp thực hành trên Chân Đế. Nói như vậy, tới đây, thì có lẻ ĐH đã nắm chắc chắn câu trả lời là gì rồi - câu trả lời vẫn chính là các thực hành Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo - và phải thực hành một cách đúng đắn, nghiêm mật.

Do ĐH nói 'có thực hành', mt xin được mạn phép có 2 câu hỏi, ĐH không cần phải cho câu trả lời ở đây, mà có thể tự trả lời với chính mình:

1. ĐH thực hành pháp gì, các pháp ấy đặt trên nền tảng chân đế, hướng tới quả chân đế không?
2. ĐH có thực hành, thực hành mỗi ngày bao nhiêu giờ?

ĐH nên tư duy điều này, khi mà chúng ta chưa thật sự có được cái Như Thật Tuệ Tri chân đế, khi còn thực hành trên các pháp tục đế, thì dù có Như Lý Tác Ý thế nào, do pháp như lý tác ý ấy được thực hành trên tục đế, trên nền tảng của tưởng, nên có cho quả thì quả ấy vẫn còn nằm trong tục đế - đó vẫn không phải là cái Như Thật Tuệ Tri mà Đức Phật nói đến, hướng tới giải thoát. Vẫn là "nước đổ lá khoai" - như ĐH đã ví.

Nếu ĐH thực sự 'muốn có' cái công cụ chân đế "Như Thật Tuệ Tri" ấy, chí ít, 10 ngày miên mật trong môi trường thiền viện, miên mật trong giới, định, mỗi ngày hành thiền hơn 10 tiếng, đủ duyên lành, phước báu tu tập, thì cũng có thể có chút trực nhận thế nào là "Tuệ Tri" thật sự, khác với "Tưởng Tri" như thế nào, một cách rõ ràng. Hoặc có điều kiện, tinh tấn hơn nữa thì nên tham dự các khóa 20 ngày, hoặc 30 ngày (như một số vị ĐH mà mt được biết).

Đã là Quả của chân đế, thì trong thời thực hành, lúc tác ý, không nên tác ý trực tiếp vào quả ấy, nếu không sẽ lại rơi vào tưởng (và các quả tu tập trên các pháp tục đế), mà khéo tác ý trên các thực hành pháp chân đế. Quả ấy sẽ tự trổ khi tu tập thực hành tròn đủ.

Chắc chắn lúc đó, rồi sẽ tới một lúc trong thời thực hành miên mật ấy, cái Tuệ Tri Như Thật chân đế ấy đột nhiên 'bật ra,' ĐH sẽ trực nhận, nếm hương vị chân thật của giáo pháp, ĐH sẽ thấy vô cùng kỳ diệu, vô cùng kính phục và khâm phục giáo pháp huyền diệu của Đức Phật. Wow, đây mới chính là 'cái' mà Đức Phật nói đến. kinhle kinhle kinhle

ĐH Biển Tâm, hay chính ĐH AlphaTran, và các quý ĐH, cũng có nhắc đến, học - hành đi đôi là vậy.

Khi ĐH tu tập, trực nhận được dù là chút ít quả chân đế, Tuệ Tri Như Thật đó rồi, giáo pháp sẽ hiển lộ rõ ràng vì đó chính là Tuệ, là kinh nghiệm, không phải là cái hiểu của tưởng nữa, chắc chắn ĐH sẽ hoàn toàn tin tưởng một cách tuyệt đối, không còn hoài nghi chút gì vào những lời dạy của Đức Phật, hoàn toàn tin tưởng vào giáo pháp giải thoát, thoát khổ của Ngài.

Kính chúc quý ĐH sớm viên mãn trong thực hành giáo pháp, giác ngộ, giải thoát.

Xin trân trọng chào ĐH và quý ĐH tại đây.

Lành thay.

kinhle

mt


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảm ơn đạo hữu MinhThoat đã từ bi và dành nhiều thì giờ viết bài hướng dẫn alpha.

Tối nay alpha đọc lại cuốn Bản đồ Hành trình Tâm Linh của Ngài Jotika, đã lĩnh ngộ được cái cách xả ly cái tôi, để sống với thực tướng của các pháp.
Thì ra Minh Sát Thiền là vậy!

Nếu được, đạo hữu Minh Thoat có thể nào ghi giùm alpha tóm lượt về một khóa thiền Minh Sát mà đạo hữu đã từng tham dự. Alpha chưa từng tham gia bất cứ một khóa tu nào cho dù là Nam hay Bắc nên cũng có phần lo lắng nếu mình quyết định tham dự. Vẫn phân vân là mình có nên ở nhà, đọc sách và tự tu hay đi tham dự khóa thiền.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
minhthoat
Bài viết: 48
Ngày: 16/01/13 10:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Austin, TX

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthoat »

ĐH Alpha kính mến,

Không ngờ ĐH nắm bắt được nhanh tới vậy :) Mt có chút mừng cho ĐH, và cũng có chút lo #-o .

Khi mãn khóa thiền về nhà, một thời gian sau mt cũng đã có duyên lành được đọc tập sách đó của Ngài U Jotika. May là được đọc quyển sách này một thời gian sau khóa thiền. ĐH Alpha đã có nhân duyên nhắc tới, nên tiện đây Mt muốn nhắn nhủ ĐH Alpha phải nên cẩn thận 1 chút, không khéo những gì ĐH đọc sẽ trở nên nghịch duyên cho sự tiến bộ của ĐH đó.

Đúng thực đây là quyển sách quý, ĐH có thể dựa vào để 'tham khảo' thêm, nhưng đừng nên xem quyển sách đó là kinh điển tu tập, mà 'theo sát bám chặt' vào đó. Nếu đã có duyên xem qua, thì nên xem với tác ý là chỉ để tham khảo, nhất là đối với hành giả chuẩn bị bước vào các tu tập chân đế.

Sở dĩ, mt nói tới nói lui như vậy là vì nếu vị nào trước khóa thiền đọc mãi, thấy hay, rồi vô tình lại dùng quyển sách đó như kim chỉ nam, như là kinh điển, không khéo lại đang từ tu tập chân đế, bị rơi ngược trở lại tục đế.

Tu tập Chân Đế tuy không hẳn là khó, nhưng lại rất là vô cùng khó khăn ở những lúc khởi đầu. Vô cùng khó là ở chỗ 'chúng ta,' cái thân này, cái khối óc hay tư duy này đây, cả cái thân ngũ uẩn đầy chấp ngã, chấp chặt cái tôi, chấp từng từ, từng chữ, từng ngữ, nghĩa, đã quá dính chặt kết chặt với Tục Đế như là một khối không rời, qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.

Để hướng tới quả là Chân Đế, lúc thực hành, lúc hành thiền, phải theo sát sự chỉ dẫn của thiền sư thực hành trên các pháp chân đế, tuyệt đối hoàn toàn buông bỏ tất cả các suy nghĩ - vì tư duy suy nghĩ chính là Tục Đế.

ĐH hãy để ý tới cách buông câu chữ của Mt, thật cẩn thận cho người đọc, cụm từ "để hướng tới" chứ không phải để "muốn có." Mt không muốn người đọc, đọc những lời như "muốn có," vô tình gieo cái duyên cho cái ngã vi tế của chúng ta, nó rất tham lam rất khó kiểm soát, ngay lập tức chụp bắt lấy, rồi tác hành phản ứng trong từng sợi tóc, từng tế bào trong cái thân tâm mà các tiến trình danh/sắc qua các căn liên tục xảy diễn.

Một khi hành giả còn ấp ủ những tư duy suy nghĩ tư duy tục đế, mà hành thiền Minh Sát, thiền TNX, vô tình lấy quả tưởng làm nhân (tưởng là vì quả ấy chưa trổ), rớt ngược trở lại cái thiên la địa võng trói chặt của Tục Đế, sẽ cứ tự động bị văng ngược trở lại ở bên này của tục đế mà chẳng thể nào qua được bên kia.

Như vậy, tu tập của chúng ta dù có cố gắng cách mấy, sẽ chỉ hướng tới quả là Tục Đế, vẫn chỉ là "nước đổ lá khoai." Dù có đạt được an lạc như các trạng thái thiền định, nhưng đó vẫn không phải là Tuệ, không phải là "Như Thật Tuệ Tri," không phải là một công cụ chân đế mà sự tu tập hướng tới.

Ví dụ nôm na như thế này. Có 2 con đường: Tục Đế ở dưới, con đường Chân Đế ở bên trên. Hành giả leo lên con đường Chân Đế để chạy tới trước. Trong một khắc, thoáng nghĩ tới cái 'đích' mà mình đang chạy đến như thế nào, thế là thoắt một cái, nhanh như chớp hành giả ấy tức khắc rớt ngay xuống con đường phía bên dưới.

Lại phải leo lên, chạy vài bước, nghĩ thế này, tư duy thế nọ, lại tức khắc bị rớt xuống ngay lập tức. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như vậy sẽ không bao giờ thấy cái đích thật sự của con đường Chân Đế.

Cho đến khi nào hành giả ấy leo lên, triệt để buông bỏ tất cả các tư duy, buông bỏ hình ảnh của cái đích như thế nào, mặc kệ nó ra sao. Chỉ cần nhận biết điểm xúc chạm hoặc các cử động một cách thuần túy, chạy thì chỉ biết đó là chạy, đi thì chỉ biết đó là đi, nóng lạnh đau tê thì chỉ là cảm giác, vv ... mà không cần phải tư duy đến bất kể điều gì, xem cái đó là cái gì, chỉ nhận biết một cách thuần túy.

Cứ thế, cứ đi biết đi, chạy thì biết chạy, xúc chạm,vv... tiếp tục tinh tấn như vậy, cái đích nó sẽ tự xuất hiện đằng trước như một sự tất nhiên, mà không cần phải 'nghĩ' đến cái gì cả.

Do vậy, mt đã tô đậm câu này, mong ĐH lưu tâm, Tuệ Tri, hoặc các Tuệ khác "khởi đầu sẽ là Quả của sự thực hành giáo pháp, chứ không phải là Nhân." - Điều này vô cùng quan trọng. Mt do duyên lành xin được chân thành chia sẻ, nguyện mong ĐH cũng như quý ĐH hữu duyên với pháp giải thoát, không rơi vào vết xe đổ mà mt và có lẻ nhiều vị khác đã vô tình, không nắm được mấu chốt quan trọng này, mà bị rơi xuống đó, có khi tu tập mãi mà chẳng thấy kết quả, hoặc chẳng bao giờ có thể kinh nghiệm biết được cái gì gọi là Như Thật Tuệ Tri.

Cũng chính vì lo những điều này xảy ra cản trở tu tập của thiền sinh, mà vị thiền sư vị lợi lạc cho kết quả tu tập của thiền sinh, thường sẽ không thảo luận trước với thiền sinh những gì mà thiền sinh có thể kinh nghiệm được qua tu tập. Các vị ấy chỉ đơn giản hướng dẫn hành giả nên thực hành thế nào, hãy cứ thực hành thế đó, cứ tiếp tục tinh tấn, là vậy.

Quả tương ưng sẽ tự động trổ, khi tiếp tục tinh tấn, thực hành đúng cách trên các pháp chân đế. Nếu quả chưa đến là vì chưa đủ, hãy cứ tiếp tục tinh tấn, quả sẽ trổ. Chắc chắn đến lúc đó, hành giả khắc tự biết rõ, tự tỏ rõ, thấu rõ mà không cần ai phải chỉ bảo. Đó không phải là sự hiểu biết của tưởng tri, cũng chẳng phải các kiến thức tục đế nữa, mà bằng kinh nghiệm trực nhận - đây mới chính là Như Thật Tuệ Tri.

Ở đây, mt cũng xin mượn ý của thiền sư U Jotika, và chắc chắn ai tu tập qua cũng kinh nghiệm như vậy. Một khi sự thật chân đế hiển lộ ở hành giả, hành giả sẽ biết rất rõ pháp nào mới là pháp thật sự giải thoát mà không hề có một chút gì mê mờ, lẫn lộn. Thấy rõ nhân, quả của các pháp, thấy rõ nhân quả của các nhân bất thiện, các hành bất thiện.

ĐH phải nên tham dự khóa thiền. Chỉ có trong điều kiện tịnh giới nghiêm mật của môi trường tu tập (không bị các ô nhiễm của tục đế do các căn trần cứ tự động bắt danh/sắc và phản ứng liên tục, cản trở), giới mới có thể trọn, mới có thể có định sâu, tròn, đủ, làm nhân duyên cần thiết cho tuệ quả trổ.

Mt xin được tạm ngưng nơi đây nhé, không nên tiếp tục làm 'bận lòng' ĐH với những thảo luận cho dù là hướng đến chân đế, vẫn còn trong phạm trù của diễn dịch, nếu không tinh tấn thực hành giải thoát.

Nguyện chút ít thảo luận này do duyên lành ĐH Alpha tạo nên, đồng làm duyên cho các tu tập hướng đến giác ngộ, giải thoát, thoát khổ.

Nguyện tất cả chúng sanh được an vui, bình an, và giải thoát.

Kính chúc ĐH trọn viên mãn trong pháp hành, hướng tới giác ngộ, giải thoát.

kinhle

mt


quansat
Bài viết: 181
Ngày: 12/08/12 02:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi quansat »

alphatran đã viết:...
Vấn đề được đặt ra là:
- Xin hỏi các vị tác ý như thế nào trên các uẩn về lời dạy trên kia? Alpha học không có thầy nên học mò sợ rằng mình đã tác ý sai nên không có kết quả.
- Xin hỏi các vị NHƯ THẬT QUÁN TRI hay TUỆ TRI là làm như thế nào? có thể dạy alpha thực hành không?
Kính cảm ơn các vị! kinhle
kinhle Kính đh alphatran!
Đh tham khảo bài này:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 41&t=10028
Nếu cảm thấy hợp lý thì dùng, còn cảm thấy không hợp lý thì coi như đọc cho vui nha!
Kính!


Cần phân biệt rõ ràng giữa việc chúng ta cho rằng các pháp là thế này, các pháp là thế nọ ...với bản chất thực sự của các pháp.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Một câu hỏi đơn giản Alpha cứ trả lời bình thường không cần suy nghĩ :
_ Đang đi ngoài đường Alpha bất chợt nhìn xuống đường đi, chân của Alpha cũng đang vừa sắp đạp lên một đống phân, Alpha phải làm sao trong lúc đó ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

kính đạo hữu Alphatran

trước tiên nên hiểu Đức Phật muốn dạy gì trong câu:
alphatran đã viết:....đối với ngủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì phải nên như thật quán tri: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi."
hiểu được tại sao Sắc Thọ Tưởng Hành Thức không phải là tôi, là của tôi thì sẽ có tác dụng khi tác ý lấy nó.

Như thật tuệ tri cũng có từng cấp độ, nay tạm đánh số cho nó, xin đừng chấp:
1- giữ chánh niệm để thấy những gì hiện bày trên thân, trong tâm "như nó là", nó ra sao thì biết nó như vậy, không đánh giá phê phán.
2- những thực tánh "như nó là" sẽ được thấy gần hơn, thấy rõ hơn, nó đến nó đi & nó không bao giờ tồn tại mãi, nhờ tâm có định.
3- những thực tánh không tồn tại ấy luôn bị Khổ, Vô Thường và Vô Ngã điều khiển, kinh nghiệm này chỉ đến khi đời sống có đủ giới, niệm, định & tuệ.
chỉ cần ở cấp độ 1 thôi thì cũng tạm có thể ngăn ngừa kiết sử luôn luôn lấp ló nơi tâm rồi.
ở cấp độ thứ ba thì chắc chắn là ngay lúc ấy "đoạn trừ các kiết sử"

tu Chỉ là để đối đầu với triền cái, tu Quán là để làm vắng bóng kiết sử.

Hãy để những vị thiện tri thức trong diễn đàn giúp thêm về sự thẩm thấu lời Phật dạy"....đối với ngủ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì phải nên như thật quán tri: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi." sau này bt sẽ chia xẻ tiếp.

bt cũng đồng ý với đạo hữu Minhthoat là đạo hữu Alphatran hãy tham dự 1 khóa tu Tứ Niệm Xứ dài ngày, ít nhất trong khóa tu cũng được yếu tố thân viễn ly (không bị ngũ dục chi phối), tâm sẽ có cơ hội giữ chánh niệm liên tục xa rời bất thiện pháp (tâm viễn ly) - thân tâm viễn ly có khi chỉ trong vòng vài ngày đầu là thực sự có chánh niệm tỉnh giác. Và dĩ nhiên là nên chọn lọc khóa tu -
alphatran đã viết:Vẫn phân vân là mình có nên ở nhà, đọc sách và tự tu hay đi tham dự khóa thiền.
Nếu được ở cấp độ 1 thì ở nhà tự tu cũng được, cố gắng giữ gìn tinh tấn, niệm & tỉnh giác được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu để được sự an lạc trong đời sống.
Nhưng ngộ nhỡ có sự tiến bộ bất ngờ thì ai sẽ là người dẫn đường đi tiếp ? bt xin được lập lại một lời tâm sự quan trọng: "không chết đi sống lại 1 lần thì không thấy Đạo" cho người muốn giác ngộ & giải thoát, không phải cho người không muốn giác ngộ & giải thoát.

Chúc nhiều an tỉnh tangbong
kính,bt


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

biển tâm đã viết:Nhưng ngộ nhỡ có sự tiến bộ bất ngờ thì ai sẽ là người dẫn đường đi tiếp ? bt xin được lập lại một lời tâm sự quan trọng: "không chết đi sống lại 1 lần thì không thấy Đạo" cho người muốn giác ngộ & giải thoát, không phải cho người không muốn giác ngộ & giải thoát.
tangbong
Sadhu ! Lành thay !
Đạo hữu Biển Tâm, phải vượt qua tuệ thứ 13 duy tác mới thấu triệt được " sanh nhi kỳ tâm " như thị ngã văn, kỳ tâm là tâm sáng (minh tâm kiến tánh thành Phật ), xem phần II. Minh (Hay Vị Tỷ-kheo) (S.iii,163)
http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22g.htm
Kính,kd


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Alpha thật sự nhiều phước báu hơn tôi rất nhiều, hãy nhẫn nại lắng lòng đọc kỹ những lời chia sẽ rất quý báu của các vị thiện trí thức đây, để tôi kể một câu chuyện này cho Alpha nghe : Có một người trẻ tuổi đã lâu rất khao khát học Phật pháp, người này đến chùa để nghe các sư giảng Phật pháp, nghe giảng niệm Phật và làm phước, đi chuà một thời gian người trẻ này thấy trong tủ kiếng ngăn trên trưng bài một bộ kinh tạng mỗi quyển dầy khoảng gần cả tất, ngăn dưới trưng bày kinh bán, người trẻ này nghĩ " nếu nhưng mình tạm mượn kinh tạng quý để học thì khó có thể nào mượn được, thôi thì mình mượn kinh bán chắt sẽ dể mượn hơn " nghĩ xong người này tìm vị ni-cô giữ chìa khóa tủ kiếng dọ hỏi mượn, nhưng ni- cô này không chịu cho mượn " sách chỉ bán chứ không cho mượn " người trẻ này nài nỉ " con ngồi tại đọc rồi sẽ trả lại liền " ni- cô này nhứt quyết không cho mượn, có một ni- cô lớn tuổi bước ra ngoài nghe người trẻ nói vậy liền khen người trẻ này hiền lành nhu mì và hiếu thảo với cha mẹ, ni- cô lớn tuổi này khen cha mẹ người trẻ này là người tốt v.v... vị ni-cô giữ chìa khóa này không tự ý quyết định nên đã tìm vị sư đảm trách về phần ấn tống kinh văn để hỏi, qua sự đồng ý của vị sư này nên ni- cô ấy mới lấy kinh cho mượn ngồi đọc tại chỗ, đó là quyển kinh tụng Địa Tạng, người trẻ này đọc được vài chương đã tóm gọn nghĩa của quyển kinh này nên đem trả kinh lại cho vị sư đó, người trẻ này nghĩ " nhà ở xa chùa làm sau có thể thường đến để mượn đọc thường, vả lại mượn được lần này đã khó như vậy rồi, lần sau có thể để mượn dặng chăng ? " người trẻ này tự tin " những gì mình muốn chắc chắn một ngày nào đó sẽ được " vài năm người trẻ này đến nhà người hàng xóm chơi vô tình gặp được một ni sư, ni sư này tặng cho một quyển kinh của sư Nhất Hạnh dạy thiền " hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mĩm cười " người trẻ này có một thời gian dài đến chùa của ni- sư và mượn được nhiều quyển kinh và được đem về nhà đọc thoải mái.
Một thời gian sau người trẻ này gặp được một vị thầy, người trẻ này được vị thầy này dạy hành thiền, ngày cuối tuần vào buổi sáng đón chuyến xe bút đầu tiên 6 giờ 20 sau nhiều lần đổi nhiều chuyến xe lửa đến vị thầy khoảng gấn 11 giờ, gần 13 giờ trưa phải ra nhà ga để đón xe về, sau khi đổi nhiều chuyến xe lửa, xuống nhà ga lấy xe bút 18 giờ 10 để về nhà, có khi chẳng may xe lửa có chút trễ giờ, người trẻ này phải đi bộ qua làngé xóm và những cánh đồng lúa xa hơn cả chục cây số, vị thầy này chỉ dạy hành thiền và lâu lâu lại một vài câu nhưng không bao giờ giải thích, ví như câu " ưng vô sở trụ, sanh nhi kỳ tâm " lặp đi lập lại nhiều lần để xem học trò mình có lãnh ngộ chăng ?
người này chính là tôi lúc còn trẻ đó.
Nay Alpha được nhiều đạo hữu quan tâm đến như vậy sao lại vẫn không hài lòng vậy ? do nhân duyên gì ?


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu MinhThoat,

Alpha cảm tạ đạo hữu đã tiếp tục quan tâm chỉ bảo alpha. Ngay sau khi đọc lại cuốn sách đấy, alpha định bụng sẽ phải tóm tắt toàn bộ cái "bản đồ" ấy, nắm cái cốt yếu rồi sau đó thực hành. Nhờ đạo hữu nhắc nhở, cũng hơi phân vân là buông từ giờ hay sau tóm tắt hãy buông rồi đi tới!

Alpha hiểu được ý đạo hữu nhắc nhở, nhiều lúc ngồi thiền, alpha cũng hay bị văng ra ngoài chạy theo vọng niệm lăng xăng nên hiểu được những gì đạo hữu khéo léo hướng dẫn. Có lẽ rời bỏ các thức, tưởng và các khái niệm sẽ là một thách thức vô cùng lớn của alpha. Bởi vì xưa nay alpha toàn làm ngược lại, cố gắng dồn nhét cái thức này nhiều vô số kể, thậm chuyện chưa tới alpha cũng đã tính trước nghìn dặm, nên thành khó bỏ thức tưởng, khó đi vào định. Thật không ngờ công sức bấy lâu mình rèn luyện trau dồi kim cổ đông tây lại là thứ cản trở vào lúc này.

Kính cô biển tâm,

Theo lời cô và đạo hữu Minhthoat hướng dẫn con sẽ tham dự khóa thiền sớm nhất có thể, hiện công việc ngày qua ngày cứ như dai như dây chằng, khó bề ngưng lại để có thời gian. Có lẽ đã đến lúc để con phải có bước tiến rõ ràng hơn. Tâm con đã qua một bước dài nhưng có lẽ nhờ đó mà thấy thêm một lớp phiền não khác vẫn còn trong tâm.

Nếu được, mong cô và đạo hữu minhthoat có thể chỉ cho một khóa nào mà ở đó có vị thầy đủ giới đức, đủ trí huệ để tránh lãng phí thời gian.

Thưa đạo hữu quansat,

Cảm ơn đạo hữu đã quan tâm giúp alpha.

Nói riêng với đạo hữu câu này, không biết sau này đạo hữu có cùng cảm nhận như alpha không!: giờ mà nghe tới hai chữ ĐÚNG & SAI, alpha ngán đến tận óc, vì lúc đó phiền não dấy lên trong tâm như cuồng phong đen kịt, nhức nhối, cuồng quẩn, mệt nhọc và chán ngán. Không hiểu lúc trước sao alpha hăng hái với đúng sai đến vậy. Hễ mà có lý là có chết cũng cắm đầu theo lý luận cho nó đúng. Hễ thấy sai là có nhọc đến mấy cũng cố lý luận cho nó sai. Than ôi!

Kính đạo hữu Huệ Thông,

Đối với đạo hữu alpha có lòng thương kính tận đáy lòng, nhìn đạo hữu alpha lại nhìn lấy mình. Alpha không biết nói gì giờ, trong đầu cứ nghĩ đến một bài kinh ở Tăng Chi Bộ Kinh ở cuối Tập I hay II gì đấy. Ở đó Phật dạy những đặc điểm của một vị chứng quả A LA HÁN. Đạo hữu thử tìm đọc xem, nếu đạo hữu xét mình và nói OUI cho những đặc điểm ấy, alpha mừng! Còn ngược lại thì thiệt là buồn lắm, đáng tiếc lắm.

Cảm ơn đạo hữu đã quan tâm đến chủ đề này. Cũng không hiểu đạo hữu sao lại nói alpha không bằng lòng. Alpha không có ý đó, hổm rày do nhiều việc quá, với lại những nội dung trên đây không phải dễ hiểu với alpha, nên alpha phải vào ra đọc đi đọc lại mấy hôm mới viết bài lại đấy.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

giờ mà nghe tới hai chữ ĐÚNG & SAI, alpha ngán đến tận óc, vì lúc đó phiền não dấy lên trong tâm như cuồng phong đen kịt, nhức nhối, cuồng quẩn, mệt nhọc và chán ngán. Không hiểu lúc trước sao alpha hăng hái với đúng sai đến vậy. Hễ mà có lý là có chết cũng cắm đầu theo lý luận cho nó đúng. Hễ thấy sai là có nhọc đến mấy cũng cố lý luận cho nó sai. Than ôi!
Đạo hữu tlaii đã chỉ ''Gốc '' cho Alpha trong bài viết xả ly rồi, nhưng Alpha không chịu khó '' lắng nghe, trước tâm sân là tâm phóng, trước tâm phóng là tâm gì ? mỗi một sự việc đều bắt từ đâu ? (cái này có cái kia có) khi hợp với sở thích sở cầu thì tâm gì có ''mặt'' ? nếu không hợp với sở thích thì tâm gì sẽ có ''mặt'' ?
Đối với đạo hữu alpha có lòng thương kính tận đáy lòng, nhìn đạo hữu alpha lại nhìn lấy mình. Alpha không biết nói gì giờ, trong đầu cứ nghĩ đến một bài kinh ở Tăng Chi Bộ Kinh ở cuối Tập I hay II gì đấy. Ở đó Phật dạy những đặc điểm của một vị chứng quả A LA HÁN. Đạo hữu thử tìm đọc xem, nếu đạo hữu xét mình và nói OUI cho những đặc điểm ấy, alpha mừng! Còn ngược lại thì thiệt là buồn lắm, đáng tiếc lắm.
Không chỉ duy nhất có một mình Alpha đâu, và kd chưa từng nghĩ đến (vì tôi rõ mình là ai), và kd chưa từng nói với ai như vậy, mừng hay buồn của Alpha hay của người nào khác không làm thay đổi sự thật này.
Cảm ơn đạo hữu đã quan tâm đến chủ đề này. Cũng không hiểu đạo hữu sao lại nói alpha không bằng lòng. Alpha không có ý đó, hổm rày do nhiều việc quá, với lại những nội dung trên đây không phải dễ hiểu với alpha, nên alpha phải vào ra đọc đi đọc lại mấy hôm mới viết bài lại đấy.
Bây giờ còn quá sớm đối với Alpha, Alpha hãy quên hết và chuyên tâm tu tập ''sống'' trong hiện tiền và trong mọi lúc, chính là vị thầy duy nhất này sẽ dạy tất cả cho Alpha, người khác chỉ trợ duyên sách tấn thêm cho Alpha vững lòng tin thôi.
_ Đang đi ngoài đường Alpha bất chợt nhìn xuống đường đi, chân của Alpha cũng đang vừa sắp đạp lên một đống phân, Alpha phải làm sao trong lúc đó ?
Alpha nên trã lời câu hỏi này đi, nếu không có lợi ích Alpha cũng làm lợi ích cho những người khác đấy.

Gần đây 3 tháng trước đường dây mạng của kd không được tốt lắm, cả tuần hoặc 10 ngày mới có sóng một hai lần, mỗi lần vào được 20 phút hoặc nửa tiếng thì bị rớt mạng, có lần viết tchat với Alpha cũng bị thế, tuần trước định viết bài trong topic ''xả ly bật nhứt'' đang viết dở thì bị rớt mạng nên kd thôi viết, tôi gọi người đến sửa nhưng không được, bây giờ mới bắt được sóng, bây giờ kd rất nhiều việc để giải quyết và sức khỏe của tôt bây giờ rất kém không còn được như ngày nào, thôi tùy duyên vậy.
Chúc an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ngủ uẩn và Tôi

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Kính đạo hữu Alphatran
Thật là khó nói học thiền với vị Thầy nào là thích hợp cho người nào, tự phải tìm hiểu, thực tập thì mới biết.
- Thiền Chỉ thì có Thiền Viện Nguyên Thủy - Cát Lái thường thỉnh những vị Sư từ trường thiền Pa-Auk Miến Điện sang hướng dẫn.
- Quán cảm thọ thì thường xuyên những khóa tu của thầy Goenka có hầu như khắp 3 miền đất nước.
- Sư Kim Triệu cũng thường được thỉnh từ USA về VN hướng dẫn. Ngài hành theo cách của trường thiền Mahasi-Miến Điện, thiền sinh mới bước chân vào sẽ được hướng dẫn quán phồng xẹp trên thân, đi đường dài thì quán cả 4 lãnh vực thân thọ tâm & pháp.
- Thiền quán tâm thuộc về trường thiền Shwe Oo Min ở Miến Điện thì có sư Tejanyja cũng đã được thỉnh mời nhiều lần về VN hướng dẫn, ở Hà Tiên, thiền viện Phước Sơn & Hà Nội.
- Ngay tại VN thì có sư Viên Minh ở chùa Bửu Long cũng thường xuyên giảng dạy về việc áp dụng thiền trong đời sống, nhưng hình như không có khóa tu. (Sư VM năm nay cũng sẽ sang Âu Châu thuyết giảng).

bt có vài kinh nghiệm từ những bạn đạo ở đây: Người nhu nhuyến trầm lặng thì dễ tu thiền chỉ. Người nhiều vọng tưởng thì hợp với quán phồng xẹp. Người dễ cảm xúc, cảm giác mạnh thích hợp quán cảm thọ (ví dụ người Âu Châu). Người nhiều vọng tưởng quán tâm lại hợp. Người dễ buông bỏ thích hợp cách của sư Viên Minh.
Đó là những bước đầu cần sự thích hợp để không nản chí, với thời gian thì phải bình thản quán sát tất cả những gì trên thân, nơi tâm khi các pháp hiện bày trong đời sống (vì các pháp đó đến đi qua 6 căn), chứ không thể chỉ ngồi hay nằm mới tu.

Tham dự 1 khóa tu để học kinh nghiệm, tuy vậy nên cẩn thận tìm hiểu để đừng bị thất vọng rồi buông xuôi, vì chỉ có pháp đến đi mà ta cho là thích hợp hay không thích hợp, chứ không có Pháp nào sai. Nhưng chỉ người tu già dặn mới nhận ra điều đó, còn thường thì người tu Thầy này chỉ trích Pháp của Thầy kia. Do vậy khi chưa già dặn chúng ta cũng nên lựa chọn pháp tu.

Chúc đạo hữu Alphatran gặp được vị Thầy của chính mình kinhle

kính,bt


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]39 khách