Học: Trường Bộ Kinh

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.15

I Trích dẫn: 15. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế dài, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lầu che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Tất cả đoạn trích dẫn này, nói về giới thứ 8. Không ngồi nằm giường lớn cao rộng. Thuộc Sa Di Giới. Xem CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT

Hình ảnh
III. 8. Không được nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn.

Ðiều răn cấm này cũng như điều răn cấm thứ sáu, có mục đích ngăn ngừa thân xác ta, không cho buông lung theo những cảm giác mơn trớn khoái lạc của giường cao nệm tốt, chăn ấm màn êm. Vì những cảm giác này có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân, tạo điều kiện cho chúng ta gây tội lỗi, nên Phật chế ra giới cấm này.

Xưa Ngài Ngộ Ðạt Quốc sư là một bực cao đức, được vua Ý Tôn và vua Hy Tôn hết sức ưu đãi. Vua Ý Tôn cúng cho Ngài một bảo tọa bằng trầm hương rất quý báu. Từ khi được bảo tọa ấy, Ngộ Ðạt Quốc Sư mống niệm danh lợi, thành ra thất đức, phải chịu nhiều tai vạ và đau khổ.

Vì hiểu rõ cái tai hại của giường cao chiếu rộng, chăn ấm nệm êm, nên xưa Ngài Hiếp Tôn Giả từ khi xuất gia, lưng không nằm chiếu; Ngài Cao Phong Diệu thiền sư lập nguyện: ba năm không nằm giường chõng; đức Phật Thích Ca , trong khi xuất gia tìm đạo, đã gối cỏ nằm sương, từ năm này sang năm khác...

Noi gương người xưa, các vị xuất gia chỉ nằm trên một cái giường nhỏ hẹp, vừa đủ, chứ không bao giờ dùng giường rộng nệm cao. Kẻ tại gia cũng nên tập dần đức tánh giản dị đạm bạc ấy. Nếu chưa làm được trong ngày thường, thì ngày thọ giới Bát quan trai, cũng phải triệt để thi hành giới thứ bảy này. (Bát Quan Trai Giới. PHPT)

==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
4. CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...
[/quote]


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.16

I Trích dẫn: 16. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm. Như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương, kem đánh mặt, vòng hoa và phấn son, phấn mặt, sáp mặt, vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không dùng các loại trang sức và mỹ phẩm như trên. Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Phật dạy: Không được dùng các mỹ phẩm và các loại vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài.v.v. Để làm đẹp cho thân thể, Nhưng đối với người Tu-sĩ thì không thể.
Hình ảnh
III. Vì Đức Phật ví sắc thân này là cội nguồn của Chấp Ngã, chỉ là sự tạm bợ của một kiếp người (thân mạng) là một chiếc bè mong manh. Nếu ta lo cho nó nhiều quá thì biết bao giờ thoát lý và phá được cái ngã chấp... (Xem...Quan Niệm VÔ NGÃ Trong Tư Tưởng Phật Giáo).
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
4. CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
005. BA CẤP GIỚI-LUẬT.
- Trung giới: Chẳng làm hại các hột giống, chẳng cất chứa thức ăn và đồ dùng, chẳng dự các trò du-hí, các trò giải-trí, chẳng dùng chăn len, nệm bông, chẳng dùng đồ trang-sức, chẳng bàn phiếm về thời-sự, chẳng biện-luận, tranh-chấp, chẳng đưa tin-tức hoặc nói lời siểm-nịnh để cầu lợi. 005. BA CẤP GIỚI-LUẬT...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Học: Trường Bộ Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Kinh Phạm Võng
Hình ảnh
Tự truyện: Tụng phẩm thứ nhất: Trung giới.17

I Trích dẫn: 17. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống nói những câu chuyện vô ích, tầm thường như:
5.Câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, các câu chuyện hãi hùng,
10.Câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm,
15.Câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm,
20.Câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông,
25.Câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại,
30.Câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu.
Còn Sa-môn Gotama từ bỏ không nói những câu chuyện vô ích, tầm thường kể trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
Hình ảnh
II. Trung giới, đoạn 17, Phật dạy: Tỳ kheo còn sự dụng vật dụng của Tín thí cúng dường, không nên nói chuyện thị phi ngoài đời.
Hình ảnh
III. Bàn tán việc đời, xem việc thị phi, nói thêm nói bớt... Tất cả sẽ tạo thành nghiệp khẩu.
Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất. : Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn Giả A Nan, Thị giả của Phật: “Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy cũng chỉ đốt cháy một đời này mà thôi, còn như nói ác sẽ đốt cháy trong vô số kiếp. Lửa chỉ đốt cháy nhà cửa, của cải của thế gian, còn lời nói ác đốt cháy bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế, này A Nan, chúng sanh họa từ trong miệng mà sinh ra, miệng lưỡi thực là búa sắc tự bổ vào mình, là cái họa để tự diệt mình”.
==========================================
Nguồn kinh sách tham khảo:
1. Kinh Trường Bộ, Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Đại học Vạn Hạnh. Sài Gòn, 1972
2. Tóm lược Kinh Trường Bộ, Cư sĩ Thiện Nhựt, Huỳnh Hữu Hồng.2006.
3. Chú giải Kinh Phạm Võng. Tỳ-kheo GIÁC LỘC, Pháp Bảo Tự. 28-03-2000 - PL. 2543.
4. CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách